Tình cảm, thái độ được thể hiện qua đoạn đối thoại trên là?
A. Thân mật
B. Kẻ cả
C. Trách cứ
D. Nạt nộ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ xuất phát từ sự đồng cảm, cảm thông, yêu quý tôn trọng đối vớ họ
- Chi tiết thể hiện: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
⇒ Người phụ nữ không thể tự quyết định cuộc đòi của mình, long đong lận đận thế nhưng họ vẫn giữ cho mình những phẩm chất cao đẹp nhất, thủy chung son sắt, đáng quý
THAM KHẢO
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
Nỗi mong chờ và ao ước của đồng bào đã được Bác đưa vào thăm không còn nữa! Người đã ra đi mãi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam Bộ. Viễn Phương - nhà thơ trẻ miền Nam - được vinh dự ra thăm lăng Bác. Tác giả đã thay mặt nhân dân miền nam bày tỏ tình cảm của mình khi đứng trước người cha già dân tộc. Xúc động đến tận đáy lòng, Viễn Phương viết bài “Viếng lăng Bác”. Đây là bài thơ đầu tiên gợi cho em niềm cảm xúc sâu xa nhất.
Cảm xúc đầu tiên ta cảm nhận được từ bài thơ có lẽ vì bài thơ thể hiện được tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào Nam bộ muốn nhắn gửi, nhờ Viễn Phương nói hộ nỗi trông chờ và mong đợi Bác vào thăm.
Xúc động nghẹn ngào, mở đầu bài thơ, tác giả viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre! Xanh xanh Việt Nam
Tình cảm nhà thơ rất chân thành và cũng rất gần gũi. Đối với người chiến sĩ miền Nam được ra thăm lăng Bác là một điều rất vinh dự. chính vì thế tình yêu thương của tác giả đối với Bác rất chân thành. Câu thơ rất ấm áp tình người với cách xưng hô thân mật “con”. Bởi tất cả mọi người đều là những người con trung hiếu của Bác. Tác giả khéo léo chọn hình ảnh cây tre, tạo nên hình ảnh thân thuộc của đất nước để mở rộng bài thơ hơn. Nhắc đến hình ảnh cây tre, ta lại nghĩ tới đất nước, tới dân tộc Việt với bao đức tính cao quý: bất khuất, kiên cường,đầy ý chí mạnh mẽ.
Theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
“mặt trời” ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ. nhưng mặt trời trong lăng còn nhận ra một mặt trời khác “rất đỏ”. Một hình ảnh nhân hóa chan chứa biết bao sự đáng kính đối với Bác Hồ vĩ đại. bằng hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là “mặt trời”, Người là mặt trời rực đỏ màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả. Độc đáo nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh khác để gợi ra Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhớ, kết những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những người xếp hàng dài vào lăng trông như những tràng hoa vô tận. nó còn có ý nghĩa tượng trưng: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến những gì tốt đẹp nhất. “dâng bảy mươi chín mùa xuân”, hay chính là hình ảnh hoán dụ về con người đã sống bảy mươi chín đời người sống ngập tràn niềm hân hoan như ngày xuân. Ánh sáng nơi Bác được nhà thơ miêu tả như một vầng trăng hiền dịu:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo trong lăng gợi nhà thơ liên tưởng thật thú vị “ánh trăng”. Tác giả đã thể hiện sự am hiểu của mình về Bác qua sự liên tưởng kì lạ đó. Bởi trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Với hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Bác của chúng ta là vậy. “mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” đó là những cái mênh mông bao la của vũ trụ được nhà thơ ví như cái bao la rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó cũng là biểu hiện cho sự vĩ đại, rực rỡ của con người với sự nghiệp của Bác. Biết rằng Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. Nhưng nhà thơ vẫn không khỏi thấy đau nhói trong lòng khi đứng trước thi thể Người. “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Nỗi đau như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức của tác giả. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
Đứng trong lăng Bác, nhưng khi nghĩ đến lúc phải xa Bác, Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn dứt. Tình cảm của nhà thơ trong suốt thời gian trên luôn sâu lắng, đau lặng lẽ nhưng đến giây phút này. Viễn Phương không thể nào ngăn được nữa, để cho tình cảm theo dòng nước mắt tuôn trào, dâng lên cao và tha thiết nhất “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Chỉ nghĩ đến việc về miền Nam, tác giả cũng “tuôn trào nước mắt” luyến tiếc khi chia tay bịn rịn không muốn xa nơi Bác an nghỉ. Ở câu thơ này tác giả không sử dụng nghệ thuật nào, chỉ là lời nói giản dị, là tình thương sâu lắng tự tấm lòng nhưng lại làm cho ta xúc động. Tác giả thay mặt cho nhân dân miền nam bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với vị cha già dân tộc. Câu nói giản dị ấy làm người đọc thêm hiểu và đồng cảm với cảm xúc Viễn Phương, bởi lời nói đó đều xuất phát từ muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần bác dù chỉ trong phút giây nhưng không bao giờ tác giả muốn xa bác vì Người ấm áp, rộng lớn quá. Ước nguyện thành kính của tác giả cũng là mong ước nguyện chung của những người đã hoặc chưa một lần gặp Bác.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa ngát hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Điệp ngữ “muốn làm” lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước muốn của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ một cách khéo léo. Mộ mong ước chân thành của nhà thơ. Tác giả muốn làm con chim hàng ngàn ca hót cho Bác yên ngủ, làm hoa tỏa hương thơm ngào ngạt, cùng muốn đóa hoa khác làm đẹp cho nơi bác yên nghỉ. Và vui sướng nhất khi làm cây tre trung hiếu đứng mãi bên Bác canh chừng cho giấc ngủ Người. Cánh hoa ấy, tiếng chim ấy, cây tre ấy giữ mãi cho Người giấc ngủ yên bình. Viễn Phương nói lên mong ước cũng như ước nguyện tất cả chúng ta muốn gần Bác để lớn lên một chút
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút
Bác của chúng ta là vậy. Người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh và đời Người vô cùng giản dị. Đất nước ta mất bác như mất người cha vĩ đại, người cha luôn dành cho nhân loại tình thương vô bờ bến.
Bài thơ thật giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, mấy ai đọc bài thơ không thấy rung động trong lòng. Bằng cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, tác giả đã thể hiện tình cảm đằm thắm lại rất giản dị chân thành đối với Bác. Nhà thơ truyền được cảm xúc của mình đến người đọc chính bở cảm xúc của tác giả cũng là cảm xúc của đồng bào nam bộ nói riêng, của dân tộc nói chung.
Tình cảm của nhà thơ và mọi người với Bác trong bài thơ:
- Kính trọng, yêu quý: Cả dân tộc coi Bác là vị Cha già đáng kính. (Cách xưng hô con - Bác).
- Biết ơn: Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ" để chỉ Bác. Qua đó, tác giả nhấn mạnh công lao trời bể của Bác dành cho dân tộc. Nếu như mặt trời của tự nhiên mang đến ánh sáng, sự sống cho nhân loại thì Bác cũng mang đến ánh sáng của độc lập tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Hình ảnh thơ tô đậm sự kì vĩ, lớn lao của Bác cũng là để thể hiện sự biết ơn, kính trọng của dân tộc dành cho Bác.
- Tiếc thương: Bác đã ra đi song cả dân tộc vẫn một lòng hướng về Bác: "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân".
- Tin tưởng Bác vẫn còn sống mãi như trời xanh: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi - Mà sao nghe nhói ở trong tim"
- Mong muốn đi theo con đường của Bác, một lòng một dạ với nhân dân: "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này".
Tiếng thơ Xuân Hương là tiếng thơ của một người phụ nữ tài hoa, cá tính nhưng phải chịu sự gò bó của lễ giáo phong kiến khắt khe, kìm kẹp cuộc sống. Bao khao khát, bao nguồn sống mãnh liệt không được bộc lộ trong cuộc sống được bà gởi gắm cả vào trong thơ. Thơ Xuân Hương là những nỗi niềm không chỉ của riêng tác giả mà của tất cả những phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến.Cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hết sức phức tạp, còn nhiều điều chưa rõ. Dẫu sao ta cũng tự hào vì trong văn học Việt Nam có một nữ thi sĩ đầy tài năng lại xuất hiện trong một xã hội mục ruỗng.
Ai cũng biết, cuộc đời đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, bà thấu hiểu tất cả những nỗi đau đó bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêng chẳng ra gì của mình; và bằng tiếng thơ, muốn nói lên những tiếng nói chia sẻ với họ.
Trong thơ hồ xuân hương thường nhỏ bé cuộc đời của họ long đong lận đận . Họ phải sống trong một chế đọ phong kiến kiến xã hội lạc hậu, trọng nam khinh nữ người phụ nữa kh có chỗ đứng trong xã hội . Vì vậy phụnnhững người phụ nữ có tài như Hồ Xuân hương thường kh đc coi trọng , đồng thời việc làm của một người vợ thường ít đc người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả và nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn đc yên ấm . Họ là những người phụ nữcó tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bị bi đát nhỏ bé trong xã hội
18. Đối thoại với nhân vật trữ tình/với tác phẩm có nghĩa là thể hiện thái độ đồng tình (hoặc không) với thái độ, tình cảm của tác giả.
- Chọn A.
19. Thơ góp phần bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, trí tưởng tượng cho con người.
- Chọn D: tất cả các ý trên.
20. Để cảm, hiểu tư tưởng tình cảm của một bài thơ học sinh cần tự đọc, phân tích, hiểu theo ý mình (ý kiến khác chỉ để tham khảo).
- Chọn C.
a. Các hành động nói cụ thể trong cuộc giao tiếp: Chào, nói, thưa
Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin.
b. Cả ba câu mà ông già nói đều mang hình thức của câu hỏi, nhưng mục đích giao tiếp riêng của mỗi câu hỏi đó là:
+ Câu “A Cổ hả?” có mục đích là lời chào khi nhìn thấy, nhận ra A Cổ.
+ Câu “Lớn tướng rồi nhỉ?” có mục đích như một lời khen, bày tỏ tình cảm ngỡ ngàng, vui mừng khi thấy A Cổ lớn hơn nhiều, thế nên A Cổ không trả lời.
+ Câu “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” là câu hỏi, cần có câu trả lời.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:
+ Thái độ gần gũi, cởi mở.
+ Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin tưởng lẫn nhau. Ông yêu quý A Cổ, còn A Cổ rất kính trọng ông (thể hiện qua lời nói “có ạ”, “cháu chào ông ạ”)
+ Quan hệ: hai người khác nhau về lứa tuổi nhưng có quan hệ thân thiết, gần gũi như những thành viên trong cùng một gia đình.
-Phẩm chất của người phụ nữ:luôn giữa được những phẩm chất cao quý(thủy chung,son sắt)mặc sự đưa đẩy của hoàn cảnh
-Thân phận của người phụ nữ:
+Thân phận lênh đênh,chìm nổi giữa cuộc dời(bảy nổi ba chìm với nước non)
+Không được tự quyết định cuộc đời mình,số phận nhiều may rủi,bấp bênh,bất trắc(rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn)
-Thái độ của tác giả:
+Ngợi ca trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong đó không loại trừ cả bản thân Hồ Xuân Hương
+Cảm thương cho số phận bập bênh,chìm nổi của học/mình
+Ngầm phê phán chế độ phong kiến''trọng nam khinh nữ''không biets trân trọng những giá trị tốt đẹp của người phụ nữ
+Đòi hỏi sự trân trọng,nâng niu từ phía các đấng mày râu
Chọn đáp án: A