K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2017

Lời giải:

Đó là cảnh sum họp ấm cúng

29 tháng 11 2021

TK

Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán, của cải mất mát chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị. Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

 

29 tháng 11 2021

tham khảo nhé !

Sinh ra trong cuộc đời này có gì hạnh phúc hơn được sống trong tình yêu thương. Danh vọng, tiền tài, địa vị có qua được sự che chở của cha mẹ, sự quan tâm của bạn bè và tình cảm chân thành của người yêu? Dẫu cho phải đối mặt với những khó khăn to lớn nhường nào nhưng chỉ cần bạn hiểu rằng đang có rất nhiều người yêu thương mình thì đó là một động lực to lớn để bạn tiến về phía trước, là niềm hạnh phúc khôn cùng cho bạn gạt bỏ mọi đớn đau. Như một chú chim non mới lớn tập tành bay khỏi tổ, dù trong lòng lo sợ nhưng vẫn can đảm không lùi bước. Tại sao ư, vì nó biết rằng có những người thân yêu đang dõi theo cổ vũ nó. Vậy là, nó vẫn sống trong tình yêu thương. Tình yêu thương sẽ mang đến hạnh phúc, chú chim hiểu rõ điều đó nên thay vì lo lắng nó lại mạnh mẽ dan rộng đôi cánh của mình, và bạn cũng vậy mà phải ko? Hãy luôn tin rằng được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn trong cuộc đời này và mạnh mẽ tiến về phía trước trong niềm hạnh phúc ấy.

Thật vậy, muốn có sự đồng cảm thì trước hết con người phải đem lòng yêu thương một ai đó thì khi người ấy gặp chuyện buồn hay vui bạn cũng có thể cười hay khóc cùng người ấy, sự đồng cảm yêu thương chỉ có thế, một cho đi thì mười nhận lại. Sự đồng cảm xuất phát từ sự yêu thương, là nơi lan tỏa tình thương đến cộng đồng, sự đồng cảm sẻ chia đến từng cá nhân trong tập thể. Chỉ có thế thì xã hội mới bền vững, xã hội được xây dựng trên tình thương đồng cảm không bao giờ đổ vỡ vì họ luôn che chở cho nhau dù khó khăn hay hoạn nạn. Từ đó ta thấy được rằng dân tộc Việt Nam ta cũng như vậy, chúng ta luôn luôn đùm bọc giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, thấu hiểu và đồng cảm cho nhau mỗi khi dân tộc bùng phát những dịch bệnh hiểm nghèo, qua đó ta thấy được tình thương đồng cảm bao la của từng con người trong cả một dân tộc lớn. Tình cảm vững chắc, đồng cảm sẻ chia chính là chìa khóa đưa con người đến tầm cao mới.

Đọc đoạn văn sau hãy tìm các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và cho biết chức vị ngữ pháp của các cụm đó   Trong truyện '' Gios lạnh đầu mùa'' của nhà văn Thạch Lam, đã xuất hiện nhiều nhân vật trẻ em, nhưng em ấn tượng nhất vẫn là cậu bé Sơn. Cậu xuất thân trong một gia đình trung lưu khá giả. Là một thiếu gia có vú em chăm sóc, Sơn nghiễm nhiên lớn lên trong sự đầy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau hãy tìm các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và cho biết chức vị ngữ pháp của các cụm đó

   Trong truyện '' Gios lạnh đầu mùa'' của nhà văn Thạch Lam, đã xuất hiện nhiều nhân vật trẻ em, nhưng em ấn tượng nhất vẫn là cậu bé Sơn. Cậu xuất thân trong một gia đình trung lưu khá giả. Là một thiếu gia có vú em chăm sóc, Sơn nghiễm nhiên lớn lên trong sự đầy đủ và yêu thương của mọi người. Tuy nhiên không vì thế mà em trở nên hư hỏng hay kênh kiệu, khing bỉ ngững người nghèo khổ xung quanh em. Đặc biệt, trong Sơn có một tấm hồn ấm áp, đầy tình yêu thương và quan tâm với mọi người. Điều đó thể iện rõ qua lần em nhớ đến em Duyên, hay khi em chú ý đến sự lạnh lẽo của cai Hiên khi đứng co ro bên góc quán, và quyết đinh lấy chiếc áo bông cũ cho cô bé mặc. Hành động ấy đã giúp em cảm nhận được tình yêu thương to lớn của cật bé này. Chính hình ảnh của cậu bé, đã giúp người đọc cảm nhận được một bài học ý nghĩa về tình người, em mong rằng mọi người hã sống với nhau trong tình yêu thương như tình cảm Sơn dành cho em Hiên để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

0
7 tháng 10 2018

Đáp án

1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b

9 tháng 4 2021

Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài kể về cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em trong truyện. Khi đọc câu chuyện, tôi cảm thấy rất xúc động thương cảm trước cảnh chia tay của hai anh em khi phải chia búp bê và khi chia tay cả mái trường, thầy cô.

Hai nhân vật chính trong truyện chính và Thành và Thủy. Cha mẹ của Thành và Thủy ly hôn, hai anh em buộc phải chia tay nhau. Cả Thành và Thủy đều không muốn điều này. Trước đêm chia tay Thành và nghe đến tiếng nức nở, tức tưởi của em. Thành chỉ dám cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, mà nước mắt cứ tuôn.

Thành và Thủy rất yêu thương nhau. Thủy từng mang kim chỉ ra để vá áo cho anh. Do hồi đó, anh đi chơi đá bóng bị xoạc một miếng áo rất to, sợ mẹ mắng nên thủy để vá áo. Từng mũi kim thoắt thoắt của em mà Thành cảm nhận được. Chiều nào Thành cũng đón em cùng nắm tay và trò chuyện rất vui vẻ. Vậy mà giờ đây, hai anh em phải chia tay nhau. Đến khi phải chia những con búp bê. Thành thương em nên để lại hết đồ chơi cho em từ bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không quan tâm đến những món đồ chơi đó. Chỉ khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thì Thủy lại không muốn chia rẽ chúng. Hai con búp bê cũng giống như hai anh em Thành và Thủy. Cả hai đều không muốn phải chia ly.

Khi Thành dẫn em đến trường chia tay cô gái và các bạn. Cô giáo nhìn thấy Thủy đứng ngoài lớp. Cả lớp ai cũng thương em khi biết đến hoàn cảnh của Thủy. Cô tặng Thủy quyển vở và cây bút màu có nắp vàng. Nhưng Thủy không nhận vì em không được đi học nữa. Khi nghe đến vậy ai cũng bàng hoàng, rồi thương cho Thủy. Từ trường trở về, Thành và Thủy đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.

Câu chuyện nói đến tình cảm của hai anh em Thành và Thủy để cho chúng ta thấy tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình vô cùng thiêng liêng. Sự chia tay của những con búp bê ngây thơ, vô tội cũng giống như Thành và Thủy. Nhưng rồi Thủy vẫn quyết định để lại hai con búp bê để chúng không phải xa nhau như hai anh em.Câu chuyện để lại cho chúng ta bao suy nghĩ về vai trò của người lớn, lỗi lầm của người lớn mà để những đứa trẻ phải gánh chịu.

Câu chuyện để lại cho người đọc nhiều cảm xúc lớn lao để tình cảm gia đình nhất là tình cảm anh em. Truyện nhắc nhở chúng ta cần biết nâng niu, quý trọng hạnh phúc gia đình. Nó là mái ấm của mỗi chúng ta.

9 tháng 4 2021

Tham khảo:

Mỗi gia đình chính là một phần tử, một tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc xã hội mới có thể phát triển. Trẻ em ngay từ khi sinh ra đã có quyền được yêu thương, được chăm sóc được hưởng tất cả những gì tốt đẹp nhất từ cái nôi tổ ấm gia đình, bất kỳ một hành động phá hoại, hay làm tan vỡ cái nôi ấy đều là tội lỗi chẳng thể nào tha thứ. Dẫu biết rằng, người lớn lựa chọn xa nhau để giải thoát, để trả lại tự do cho nhau, thế nhưng trẻ con có tội tình gì, một gia đình tan vỡ, không chỉ là một cuộc hôn nhân đổ bể, mà còn là sự chia cắt đến xót xa của những đứa trẻ với cha mẹ, và của chính những đứa trẻ với nhau. Có thể người lớn chỉ xem đó là thứ tình cảm của những đứa trẻ, rằng chúng sẽ mau quên khi có đồ chơi mới, nhưng đâu ngờ rằng đó lại mãi mãi là vết sẹo không thể xóa nhòa trong những trái tim non trẻ. Cuộc chia tay của những con búp bê lại càng khiến chúng ta thấm thía hơn về tình cảm gắn bó giữa những người trong gia đình, đặc biệt là giữa những đứa trẻ trước bi kịch gia đình tan vỡ.

Thành và Thủy là hai anh em trong một gia đình khá giả, hai đứa rất thương yêu nhau, thế nhưng vì những xung đột của người lớn, mà gia đình vốn êm đềm của hai đứa trẻ chợt sụp đổ, nó trở thành mối tai họa trong tiềm thức của Thành, trở thành bi kịch đầu tiên trong cuộc đời của cả hai anh em. Đọc truyện, ta thấy rằng tác giả nhắc nhiều và đi rất sâu vào nội tâm nhân vật Thủy, một cô bé tuy nhỏ tuổi thế nhưng rất hiểu chuyện, và cô bé càng hiểu chuyện bao nhiêu thì nỗi đau chia cắt lại càng trở nên to lớn dày vò tâm hồn non nớt ấy. Nhân vật Thủy là một cô bé ngoan ngoãn, hiền lành, khéo tay và rất yêu thương anh trai. Nghe tin cha mẹ ly hôn, cô bé ban đầu là bất ngờ, không tin vào việc mình phải chia tay anh trai và bố, phải bỏ học, phải về quê với mẹ, nhưng sau đó cô bé trầm tĩnh hơn, rồi dần dà cũng chấp nhận sự thật đau lòng rằng thế là bố mẹ đã ly hôn thật, chắc cô bé hiểu không thể ép người lớn sống với nhau khi họ không còn tình cảm, cuộc chia tay đã là điều tất yếu. Thế nhưng việc cha mẹ chia tay, dẫn đến việc Thủy và anh cũng phải chia tay lại càng làm cô bé xót xa, vốn dĩ cô bé rất trân trọng tình cảm của mình và anh trai, hai đứa trẻ gắn bó với nhau sớm chiều, yêu thương nhau, bao che cho nhau, mà giờ đây phải chia lìa. Điều ấy đã khiến Thủy không thể chịu đựng nổi, đặc biệt là khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ- Em Gái vốn là một cặp, là biểu tượng cho tình cảm giữa hai anh em, Thủy dường như không thể kìm nén thêm nữa mà nổi giận với anh trai. Không phải là cô bé ngang ngược, hỗn láo mà chỉ vì cô bé quá đau khổ trước những bi kịch liên tiếp rơi xuống đôi vai gầy bé nhỏ của mình. Cuối cùng chi tiết khiến người đọc không thể cầm được nước mắt chính là cảnh Thủy nhường cả hai con búp bê cho anh trai và bắt anh hứa không được chia rẽ chúng nó, bởi đó là thứ mà Thủy trân quý nhất, là tình cảm ruột thịt gắn bó mà cô hằng trân trọng. Sự cao thượng, lòng yêu thương vô bờ bến đối với anh trai của cô bé đôi lúc khiến nhiều người phải hổ thẹn, hổ thẹn vì chính bản thân cũng có khi gây ra nỗi đau cho trẻ con, chỉ vì sự ích kỷ của bản thân mình, đã chia tay sao còn bắt con trẻ phải chia tay nữa?

Với nhân vật Thành, có lẽ do Thành đã lớn và lại là anh trai nên hầu như tất cả những nỗi đau đều bị cậu giấu vào trong lòng, đến khóc cậu cũng cố nén lại chỉ để hai hàng nước mắt ướt đẫm gối. Thành coi chuyện cha mẹ ly hôn là một "tai họa", cái tai họa ấy khiến Thủy em gái cậu phải đớn đau, khổ sở và nó cũng dày vò bản thân cậu không kém. Dù không biểu lộ ra nhưng qua từng ánh mắt, từng lời kể của Thành ta cũng có thể cảm nhận được rằng Thành rất thương em gái, ánh mắt cậu nhìn Thủy luôn có những nỗi đau, nỗi ái ngại xót xa và thương cảm. Bởi so với Thành thì Thủy bất hạnh hơn rất nhiều, Thủy còn nhỏ, lại phải theo mẹ về quê, xa trường lớp vĩnh viễn, có lẽ cả cuộc đời về sau em sẽ phải làm bạn với cái thúng hoa quả, không còn cơ hội cầm bút, cầm viết nữa. Những quyết định của người lớn đã gián tiếp đẩy một đứa trẻ vào tương lai mịt mờ, mà bản thân Thành dù rất thương em gái, nhưng cũng chịu cảnh bất lực. Xuyên suốt câu chuyện ta luôn thấy Thành mạnh mẽ, kiên cường, nhưng đó chỉ là cậu cố gắng gồng mình lên để chống đỡ, muốn làm chỗ dựa tinh thần cho em gái, bởi đến cuối cùng lúc Thủy bước lên xa thì Thành cũng không thể chịu đựng nổi nữa mếu máo đứng chôn chân nhìn bóng em gái và mẹ rời xa.

Qua hai nhân vật Thành và Thủy ta nhận ra được rằng tình anh em ruột thịt trong gia đình lúc nào cũng sâu sắc và cả động như thế, đó là một thứ tình cảm rất đẹp đẽ, rất trong sáng, là những kỷ niệm ấm áp nhất của tuổi thơ. Nếu may mắn hơn có lẽ Thành và Thủy đã trở thành những đứa trẻ hạnh phúc nhất, thế nhưng không, chỉ vì những suy nghĩ ích kỷ của người lớn mà hai đứa trẻ tội nghiệp phải chia tay nhau trong đau khổ. Nhan đề "Cuộc chia tay của những con búp bê" là ngụ ý về một dây chuyền của những cuộc chia tay, giống như trò đô-mi-nô, tình cảm gia đình cũng vậy xây dựng lên thì khó khăn, thế nhưng chỉ một sơ xuất nhỏ tất cả đều nối tiếp nhau mà đổ sụp xuống. Cha mẹ chia tay khiến con cái cũng phải chia tay, rồi đến những con búp bê cũng phải chia tay, Thủy phải chia tay bố và anh trai, chia tay trường lớp, bạn bè, phố phường quen thuộc để đến một nơi hoàn toàn xa lạ, còn Thành cũng phải xót xa tiễn bước em gái và mẹ, người cùng chung sống bao nhiêu năm. Không biết rằng liệu người lớn có nhận ra bản thân mình rất ích kỷ và nhẫn tâm hay không, hàng loạt các cuộc chia tay đang diễn ra âm thầm như thế, họ liệu có hiểu rằng những đứa trẻ luôn là người chịu nhiều thương tổn nhất hay không? Cuộc chia tay đầy xót xa và nước mắt như thế lại càng khiến người đọc hiểu sâu sắc về tình cảm anh em và nỗi đau khổ của những đứa trẻ trong một gia đình tan vỡ. Chuyện Thủy không cho anh trai chia hai con búp bê, cũng là một ẩn ý rất sâu cay, lên án các bậc cha mẹ ích kỷ, họ làm sao lại tự cho mình cái quyền chia cắt tình anh em của những đứa trẻ, vốn chúng đã gắn bó với nhau như vậy, sao lại nhẫn tâm tách rời chúng ra, hai con búp bê cũng như thế, vừa là biểu tượng cho tình cảm anh em bền chặt, chỉ cần chúng ở bên nhau thì Thủy tin chắc rằng hai anh em sẽ mãi không bao giờ quên nhau. Đôi khi những đứa trẻ còn sống tình cảm và đúng đắn hơn người lớn rất nhiều lần.

Cuộc chia tay của những con búp bê là một câu chuyện cảm động về tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình, đồng thời cũng vén màn nỗi bất hạnh của bi kịch chia ly và sự đau khổ của những đứa trẻ trong một gia đình tan vỡ. Từ đó nhắc nhở mỗi một con người cần biết yêu thương và quý trọng lẫn nhau khi còn có thể, người lớn đặc biệt là các bậc cha mẹ nên có những cách giải quyết hợp lý trong hôn nhân, tránh làm tổn thương đến con trẻ, bởi chúng chẳng có tội lỗi gì trong những sai lầm do người lớn gây ra.

Ngoài bài Suy nghĩ về tình yêu thương qua Cuộc chia tay của những con búp bê, các em có thể mở rộng vốn hiểu biết về văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê qua bài: Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê, Phân tích nhân vật Thành và Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê, Cảm nghĩ về Cuộc chia tay của những con búp bê, Cảm nhận về tình anh em giữa Thành và Thuỷ trong Cuộc chia tay của những con búp bê.

Mọi ng cho em ý kiến vs ạHiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnhMỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh...
Đọc tiếp

Mọi ng cho em ý kiến vs ạ

Hiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh

Mỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh chứng của điều đó. Vậy bạn và tôi hãy cùng nhau phân tích để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Câu chuyện kể về hai anh em song sinh có cùng một hoàn cảnh: có một người cha nghiện ngập nặng. Họ luôn phải chứng kiến những khung cảnh bạo lực của cha mẹ. Sau này người anh trưởng thành giống hoàn toàn người cha, còn người em thì trở thành người đi đầu trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội. Với câu hỏi được đặt ra là:" điều gì khiến anh trở nên như thế ? " Bất ngờ cả hai cùng một câu trả lời:" có một người cha như vậy đương nhiên tôi phải trở thành người như thế rồi. " Ta có thể thấy chỉ với một mẫu truyện nhỏ thôi nhưng đã lột trần ra bao hiện tượng như: bạo lực và tệ nạn xã hôi, sự ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái hay là hiện tượng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh là nổi bật hơn cả. Hiện tượng trên muốn cho người đọc biết rằng hãy biết vươn lên, chống lại hoàn cảnh mà đừng để hoàn cảnh vùi dập để rồi chỉ biết đổ lỗi ngược lại. 

Vậy thì tại sao hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh lại xảy ra phổ biến như vậy? Liệu đây là một hiện tượng mới xảy ra hay là đã xảy ra từ trước đó? Và điều gì làm xuất hiện hiện tượng này? Trước đó ta hãy hiểu rõ về gia đình- một nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên tính cách này. Con người sinh ra và trưởng thành trong một nơi gọi là "gia đình". Đó chính là nơi mà bạn được yêu thương, hạnh phúc, được chở che... Cho dù sau này bạn đã bước chân ra ngoài xã hội gặp phải nhiều khó khăn không thể tự mình vượt qua thì vẫn có gia đình là hậu phương vững chắc, luôn âm thành tạo điều kiện, bảo vệ và cùng bạn vượt qua. Thế nhưng lại có nhiều gia đình hoàn toàn ngược lại, đó không còn là một nơi ấm áp nữa mà đã trở thành nơi gieo rắt những hạt giống suy tàn, đồi bại tuy nhiên vẫn có những hạt giống vươn lên tìm được ánh sáng cho chính mình. Chính vì thế mà ta có thể nói gia đình rất quan trọng. 

Đổ lỗi cho hoàn cảnh là một hiện tượng khá phổ biến và xuất hiện từ xưa đến nay chưa bao giờ chấm dứt. Như trong trường học, học sình thường đổ lỗi cho việc chưa học bài hay làm bài tập bằng lí do bài quá khó, quá dài, giáo Viên giảng không hiểu. Khi ta đạt kết quả thi không như mong muốn thì lại có thêm hàng trăm lí do để đổ lỗi. Hay trong công việc khi mà bạn không hoàn thành các công việc được giao bạn lại viện cớ vì số lượng công việc, vì không đủ thời gian hay bất cứ điều gì mà bạn có thể nghĩ ra. Trong cuộc sống bạn cũng có thể lấy đổ lỗi cho hoàn cảnh để che dấu cho sự thật rằng bạn yếu đuối, gục ngã, không đủ sức mạnh lí trí để vượt qua như hoàn cảnh người anh trong câu chuyện. Thế đấy, con người hầu như dùng hoàn cảnh để làm lí do che dấu, vậy ai cũng như thế ư? Ai cũng trốn tránh không dám đối mặt, vươn lên ư? Song song với những người tiêu cực thì vẫn có những con người biết vươn lên, biết đấu tranh với nghịch cảnh, họ còn lấy hoàn cảnh để làm động lực cho bước tiến đầu tiên - bước đầu đến con đường trải hoa hồng. Nơi mà họ nhận được thành quả sau khi trải qua bao gian khổ, vượt qua bao chông gai, đối mặt với hàng thử thách. Vì vậy những người tiến lên phía trước là những người muốn tìm hoàn cảnh mà họ khao khát, nếu không thấy hãy tự tạo ra nó, đừng từ bỏ. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh, từ nguyên nhân nhỏ đến lớn. Như đã nhắc đến ở trên "gia đình" là một phần nguyên nhân tác động trực tiếp đến nhân cách con người. Gia đình tốt, có gia giáo, có đạo đức chuẩn mực có thể hình thành cho bạn một nhân cách tốt tuy nhiên điều đó chưa hẳn là đúng bởi vẫn có nhiều trường hợp trái ngược lại, nên nó còn phụ thuộc vào ý thức cá nhân của mỗi người. Tiếp đó là nhà trường- nơi mà bạn được dạy về đạo đức, lối sống... Và do chính bản thân bạn, khi mà sau những lần sai bạn lại viện cớ lí do, nếu bạn cứ lặp lại điều này thì nó sẽ dần trở thành một vũ khí hủy hoại chính bạn. Đừng để bản thân sa vào vùng lẫy do chính mình tạo ra. 

Nếu con người cứ tiếp tục tiếp diễn hiện tượng này thì một ngày không xa sẽ trở thành những người vô trách nhiệm chỉ biết trối bỏ mọi thứ, buông xuôi cho bản thân sống không có tương lai và sẽ tạo thành một thói quen nguy hiểm, nhân cách xấu xa. Nếu ai cũng như thế này thì xã hội sẽ trở nên thoái hoá, không phát triển, yếu kém

Để thay đổi tình trạng này thì đầu tiên mỗi người trong gia đình hãy là tấm gương sáng cho con noi theo, biết giáo dục con đúng cách, theo chiều hướng tốt, biết dạy trẻ nhận sai khi phạm sai lầm, biết tự đứng dậy sau mỗi lần gục ngã. Đồng thời cần có những buổi tuyên truyền, giáo dục hướng trẻ đến một lí tưởng. 

 

 

 

 

 

2
11 tháng 8 2021

còn cái nịt

20 tháng 10 2022

Hảo hán

26 tháng 1 2018

Trong ngày mưa, cả gia đình quây quần bên bếp lửa. Cảnh sinh hoạt đó thật là ấm cúng :

Bà xỏ kim khâu

Chị ngồi đọc sách

Mẹ làm bánh khoai

Lửa reo tí tách

21 tháng 12 2023

dễ mà tự làm ik

 

4 tháng 9 2018

Câu 1: Trong truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê ", bạn hãy giải thích tại sao khi Thành dắt tay Thủy ra khỏi trường lại " kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật "

Trả lời:

- Đây là tình huống có tính chất đối lập tương phản giữa ngoại cảnh và nội tâm con người.

+ Ngoại cảnh tất cả vẫn rất bình thường, mọi người vẫn tuôn theo nhịp sống đều đặn cảnh vật thậm chí còn rất đẹp “nắng vẫn vàng ươm”.

+ Nội tâm của hai anh em đang phải chịu đựng sự mất mát quá lớn: sự đổ vỡ của gia đình, cõi lòng tan nát.

- Tăng thêm sự bơ vơ, lạc lọng, cô đơn của hai tâm hồn trẻ thơ, nỗi đau không người chia sẽ, chỉ mình hai anh em chịu đựng.

 

4 tháng 9 2018

Mình bổ sung nhé:

Câu 2: 

Bạn có suy nghĩ gì về tình cảm của những người thân sống trong gia đình mình

Trả lời:

“Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy”.