K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019

=> Đáp án C

15 tháng 9 2018

Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh không phải để bảo vệ sự bền vững của triều đình. Khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không có tinh thần phản kháng, bạc nhược, đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của đất nước.

Đáp án cần chọn là: B

10 tháng 9 2018

Phạm Văn Đồng đã so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi để khẳng định giá trị của bài văn tế.

Đáp án cần chọn là: A

25 tháng 1 2022

Câu 7: Ba tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi cuộc khởi nghĩa của Trương Định là:

A. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế Trương Công Định.

B. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế vong hồn thập loại chúng sinh.

C. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế chiến sĩ tử vong.

D. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế chiến sĩ tử vong, văn tế Trương Công Định.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

- Thương lắm mùa nước nổi (Diệp Linh)

- Đâu rồi bóng tre (Đỗ Xuân Thu)

- Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

- Vợ nhặt (Kim Lân)

- Tắt đèn (Ngô Tất Tố)

Câu 5. Người mẹ trong bài thơ có phẩm chất nổi bật nào? A. Tần tảo, chịu thương chịu khó B. Yêu thương, hi sinh thầm lặng vì con C. Giản dị, chắt chiu D. Bao dung, nhân hậu Câu 6. Trong bài thơ, người con đã bộc lộ cảm xúc gì về người mẹ của mình? A. Yêu thương, trân trọng và biết ơn mẹ B. Lo lắng trước nỗi vất vả của người mẹ D. Cảm phục trước những việc làm của mẹ Câu 7. Hai câu thơ sau sử...
Đọc tiếp

Câu 5. Người mẹ trong bài thơ có phẩm chất nổi bật nào?
A. Tần tảo, chịu thương chịu khó B. Yêu thương, hi sinh thầm lặng vì con C. Giản dị, chắt chiu
D. Bao dung, nhân hậu
Câu 6. Trong bài thơ, người con đã bộc lộ cảm xúc gì về người mẹ của mình?
A. Yêu thương, trân trọng và biết ơn mẹ
B. Lo lắng trước nỗi vất vả của người mẹ D. Cảm phục trước những việc làm của mẹ
Câu 7. Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào?
C. Xót xa trước những đêm không ngủ của mẹ
"Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con."
A. So sánh, ẩn dụ
B. Ấn dụ, hoán dụ
C. Hoán dụ, nhân hóa
D. Nhân hóa, so sánh
Câu 8. Từ “Bàn tay" trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyến?
A. Nghĩa gốc
B. Nghĩa chuyến
Câu 9 (1.0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng:
"Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời."
Câu 10 (1.0 điểm). Từ bài thơ trên, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện tình cảm với mẹ? (Trình bày bằng đoạn văn
khoảng 4 - 5 dòng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em đã từng trải qua rất nhiều trải nghiệm, mỗi trải nghiệm đều mang lại cho em nhiều ấn tượng không bao giờ quên được. Hãy kể lại một trải nghiệm của em với người thân trong gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị...)

 

0
30 tháng 7 2019

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc

Đáp án cần chọn là: A

9 tháng 8 2018

Câu văn thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của người nghĩa sĩ Cần giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”. Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên ngang. Chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh giặc.

=> Đáp án cần chọn là: A

11 tháng 12 2017

1. Mở bài: Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.

Ví dụ: Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên thân phận của người phụ nữ phong kiến xưa. Họ phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến "Tam tòng, tứ đức" ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và công dung ngôn hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thông với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa, hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã thay họ nói lên tiếng lòng mình qua các bài thơ như: Tự tình, Bánh trôi nước, Thương vợ ...

2. Thân bài

Các ý chính cần đạt là:

* Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương.

* Qua ba bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa được thể hiện nổi bật những phẩm chất sau:

- Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:

   + Ở bài Bánh trôi nước là thân phận trôi nổi lênh đênh của người phụ nữ. Họ không có quyền lựa chọn quyết định tình duyên, thậm chí là cuộc sống của mình. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục trong ca dao xưa.

   + Ở bài Thương vợ là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.

   + Ở bài Tự tình là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình – những điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.

- Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương:

   + Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.

   + Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.

3. Kết bài: Tổng kết và đánh giá vấn đề nghị luận. Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Ví dụ: Ngày nay thân phận người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ cái xã hội "Trọng nam khinh nữ" đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội "công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền". Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mỹ tục vốn có của mình. Và vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Viêt Nam, đảm đang tháo vác.