K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2017

=> Đáp án C

22 tháng 9 2017

Đáp án

1- d; 2 – c; 3 – b; 4 – a

8 tháng 9 2019

Đáp án: D

2 tháng 3 2022

D nhé bn

28 tháng 12 2017
Đáp án: C
2 tháng 3 2022

C nhé bn

18 tháng 3 2021

Hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam đã được hình thành trong suốt hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong sự giao lưu, tiếp thu, cải biến, chọn lọc những giá trị văn hoá của các dân tộc khác. Tuy vậy, cái cốt lõi trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam hoàn toàn bắt nguồn từ nền tảng của dân tộc, từ truyền thống hàng nghìn năm kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn và vượt qua một cách oanh hệt các tác động khắc nghiệt khác nhau của tự nhiên và xã hội. Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.

Dĩ nhiên, bất cứ một dân tộc nào trên hành tinh này cũng đều có lòng yêu nước của họ. Lòng yêu nước đó tuy một phần là tình cảm rất tự nhiên, nhưng mặt khác quan trọng hơn, nó chính là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc. Cùng với sự tiến triển của lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao nhiêu thế hệ kiên cường và dũng cảm hi sinh để giành lại và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người.

 

Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.

Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…

Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.

Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Không có một dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc chiến đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam.

  

Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"

Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến p, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý để án đàm, nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên. Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà, theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy”.



 

1 tháng 1 2023

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một số truyền thống tốt đẹp:

Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa…Về văn hóa: các tập quán, cách ứng xử…Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca

học sinh cũng cần phải có những việc làm thể hiện sự giữ gìn dân tộc:

– Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời ông bà cha mẹ. Phấn đấu học tập tốt để có thể cùng nhau đưa đất nước ta trở thành một cường quốc về tri thức.

– Thường xuyên trau dồi kiến thức mới, khoa học công nghệ để có thể theo kịp thời đại, tránh để đất nước bị tụt lại phía sau

– Am hiểm tốt lịch sử, hiểu được truyền thống để có thể hiểu rõ được trước đây ông cha ta đã dành độc lập như thế nào và sau này chúng ta cần gi gin ra sao.

– Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.

– Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.

– Làm theo lời Bác: 5 điều bác hồ dạy…

14 tháng 3 2022

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những truyền thống được lưu giữ đến ngày nay , là những truyền thống tốt đẹp , đáng để tự hào .

+ Những truyền thống tốt đẹp của VN : 

- Truyền thống Đan nón 

- Truyền thống Hiếu học

- Truyền thống dệt vải

- Truyền thống chèo thuyền 

- ......

 

+ Theo em , phong tục và hủ tục khác nhau ở chỗ: phong tục là những điều được cho là điều tốt , còn hút tục là những điều không đúng đắn , chưa thật sự là đúng vâf những thứ đáng để loại bỏ .


+ Nêu tên 2 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới? ( bạn lấy trên mạng nhé ) 

+ Theo em hiểu :khi xây dựng nền văn hoá Việt Nam người dân cần : phải tiên tiến , có bản sắc dân tộc.Vì như vậy Việt Nam mới có những điều tốt đẹp mà con người việt nam lưu giữ đến tận ngày nay..... 

Câu cuối mình làm theo ý hiểu, sai thì bạn thông cảm . Sai bạn nhắc mình luôn nhé để mình rút kinh nghiệm 

 

14 tháng 3 2022

* Nêu được khái niệm :

+ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tinh, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dái của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

* Nêu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:

+ Yêu nước, bất khất chống giặc ngoại xâm, cần cù lao động, nhân nghĩa, hiếu học, hiếu thảo..

+ Các truyền thống về văn hóa (các phong tục tập quán, cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam....) 

+ Các truyền thống về nghệ thuật: chèo, tuồng làn điệu dân ca... 

* Phân biệt được phong tục và hủ tục 

+ Phong tục tập quán là những quy định, những truyền thống tốt đẹp

+ Hủ tục là những tập tục, nếp sinh hoạt lạc hậu cần thay đổi

* Hai di sản văn hóa phi vật thể, ví dụ: Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên (0,5đ)

* Quan điểm của Đảng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là:

+ Nền văn hóa kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam ... Hôi nhập, học hỏi tinh hoa văn hóa của nhân loại ... 

Gia đình văn hóa là gì? *A. Là gia đình “Phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”B. Là gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.C. Là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người.D. Là gia đình “Phát...
Đọc tiếp

Gia đình văn hóa là gì? *

A. Là gia đình “Phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”

B. Là gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.

C. Là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người.

D. Là gia đình “Phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người.”

Để đánh giá một gia đình văn hóa dựa vào tiêu chuẩn: Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao cần đảm bảo tiêu chí *

A. kinh tế gia đình ổn định và phát triển.

B. nhà ở đảm bảo về mặt cơ sở vật chất nhưng không được thường xuyên sử dụng nước sạch sinh hoạt.

C. không có đủ các thiết bị nghe nhìn cơ bản phục vụ việc tiếp nhận thông tin đại chúng.

D. gia đình có thành viên bao lực gia đình.

Một trong những trách nhiệm của bản thân góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hóa là *

A. sống lành mạnh, sinh hoạt giản dị.

B. cãi lại lời người lớn.

C. ỷ lại công việc cho người lớn.

D. đua đòi, ăn chơi.

Để đánh giá một gia đình văn hóa dựa vào tiêu chuẩn: Gia đình hòa thuận – hạnh phúc – tiến bộ cần đảm bảo tiêu chí *

A. người già, trẻ nhỏ trong gia đình cần được quan tâm, chăm sóc chu đáo, vợ chồng sống hòa thuân, bình đẳng, hạnh phúc.

B. trẻ em trong độ tuổi đi học không cần thiết phải đến trường.

C. mọi thành viên trong gia đình không hoàn toàn phải có lối sống thanh lịch, văn minh.

D. người lớn là những người sống thiếu đạo đức.

Xét về đặc điểm, tiếng Hà Nội có những đặc thù riêng về *

A. mặt ngữ âm, từ vựng.

B. mặt từ vựng, chính tả.

C. mặt ngữ âm, chính tả.

D. mặt ngữ âm, từ vựng, chính tả.

Khi nói để người khác nghe, chúng ta cần phải *

A. nói đúng

B. nói lời hay

C. nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.

D. nói đúng, hay, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.

Trong các sản vật sau đây, sản vật nào là sản vật của Hà Nội? *

A. Bánh gai Tứ Trụ

B. Nón lá làng Chuông

C. Rượu cần Quan Sơn

D. Chè Lam Phủ Quảng

Gốm Bát Tràng được sản xuất ở đâu? *

A. Làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

B. Huyện Hoài Đức, Hà Nội.

C. Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.

D. Chùa Làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Trong các nhận xét dưới đây, dòng nào không chính xác khi nói về ý nghĩa của nón lá? *

A. Là vật dụng thiết thân của người dân lao động.

B. Là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ.

C. Là biểu tượng truyền thống của người dân Việt Nam.

D. Là phụ kiện làm đẹp.

Trong các nhận xét dưới đây, dòng nào không chính xác khi nói về ý nghĩa của gốm sứ Bát Tràng? *

A. Là món quà tinh hoa của người Việt.

B. Là nét đẹp truyền thống của người dân Hà Nội và đất nước Việt Nam.

C. Là sản vật mang đậm dấu ấn của miền sông Hồng đỏ nặng phù sa.

D. Là sản vật dùng để trang trí nhà cửa.

Nón lá làng Chuông được sản xuất ở đâu? *

A. Làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

B. Huyện Hoài Đức, Hà Nội.

C. Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.

D. Chùa Làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Vì sao cho rằng: Gia đình là tế bào của xã hội? *

A. Vì gia đình có hạnh phúc, bền vững thì xã hội mới ổn định.

B. Vì gia đình là một yếu tố tạo nên xã hội.

C. Vì không có gia đình, con người sẽ trở nên đơn độc, ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống xã hội hiện đại, văn minh, tiên tiến.

D. Vì xã hội muốn ổn định thì không thể thiếu gia đình.

Bức ảnh sau đây thể hiện hành vi gì trái với việc xây dựng gia đình văn hóa? *

Hình ảnh không có chú thích

A. Vợ chồng cãi vã nhau.

B. Vợ chồng đoàn kết, hòa thuận, vui vẻ.

C. Bạo lực gia đình.

D. Vợ chồng thương yêu nhau bằng những cử chỉ nhẹ nhàng.

Vì sao “gia đình văn hóa” lại có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình chúng ta? *

A. Vì gia đình văn hóa sẽ đem lại niềm tự hào cho mỗi người dân chúng ta.

B. Vì gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng trong việc hình thành những con người văn minh, sống có đạo đức, và chính những con người đó sẽ đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.

C. Vì gia đình văn hóa góp phần làm cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà trở nên có ý nghĩa hơn.

D. Vì gia đình văn hóa góp phần làm cho xã hội phát triển phồn vinh, điều đó là sự hạnh diện đối với mỗi thành viên của gia đình.

Thứ tự đúng để làm nên được chiếc nón lá là? *

A. Chuẩn bị nguyên liệu – là lá – quay nón – khâu nón – hoàn thiện nón.

B. Chuẩn bị nguyên liệu – quay nón – là lá – khâu nón – hoàn thiện nón.

C. Là lá – chuẩn bị nguyên liệu – quay nón – khâu nón – hoàn thiện nón.

D. Quay nón – khâu nón – là lá – chuẩn bị nguyên liệu – hoàn thiện nón.

Theo em, nét đặc sắc, sức hấp dẫn của tiếng Hà Nội thể hiện ở điều gì? *

A. Hệ thống ngữ âm uyển chuyển.

B. Hệ thống ngữ âm đa dạng, cuốn hút.

C. Hệ thống ngữ âm giàu chất nhạc.

D. Hệ thống ngữ âm giàu chất nhạc trầm bổng, uyển chuyển, cách uốn giọng ngọt ngào, độc đáo.

Chúng ta luôn tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội là bởi *

A. người Hà Nội nói năng nhẹ nhàng, thanh lịch, dễ nghe, dùng từ chính xác.

B. người Hà Nội không nói ngọng.

C. người Hà Nội thường nói những lời tế nhị nhưng trong hoàn cảnh cần thiết, họ sẽ thể hiện bằng những lời nói gây ức chế đối phương.

D. người Hà Nội biết dùng từ đúng chỗ, đúng lúc nhưng còn tùy đối tượng yêu, ghét để ứng xử.

Khi đang nghe người khác nói, bản thân chúng ta không nên nói leo, cắt ngang lời vì sao? *

A. Vì điều ấy cho thấy bản thân chúng ta là một người thanh lịch, văn minh.

B. Vì điều ấy sẽ không làm người nói tức giận.

C. Vì nói leo, cắt ngang lời người nói là vô duyên.

D. Vì nói leo, cắt ngang lời người nói không phải là việc làm thể hiện được đẳng cấp, trình độ của bản thân.

Các công cụ, đồ dùng để làm nón cần có là *

A. khuôn nón; kéo; kim khâu.

B. bàn là lá; dao; lò hun lá, nón; lò sấy lá.

C. khuôn nón; kéo; kim khâu; dao.

D. khuôn nón; dao; kéo; kim khâu; bàn là lá; lò hun lá, nón; lò sấy lá.

Em hãy cho biết những pho tượng hay những đồ thờ cúng, trạm trổ, sơn son thiếp bạc xuất hiện trong các chùa chiền, nhà thờ thường có nguồn gốc từ đâu? *

A. Làng nghề Sơn Đồng thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội.

B. Làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

C. Chùa Làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

D. Làng Cốm Vòng, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Chúng ta cho rằng tệ nạn xã hội là nguyên nhân gây ra những hành vi trái với việc xây dựng gia đình văn hóa là bởi *

A. tệ nạn xã hội rất dễ “lôi kéo” những con người không có quan điểm, chứng kiến và có bản chất đua đòi từ đó họ chỉ thực hiện những hành vi thiếu kiểm soát hoặc hành vi tiêu cực.

B. tệ nạn xã hội là thú vui của những “dân chơi”.

C. tệ nạn xã hội góp phần hình thành nhân cách xấu cho con người.

D. tệ nạn xã hội phần nào tạo nên những con người không tỉnh táo trong lối suy nghĩ và hành động.

Để gìn giữ giá trị của những sản vật Hà Nội, bản thân là một người học sinh, em cần làm gì? *

A. Bôi nhọ, làm bẩn những sản vật trưng bày ở bảo tàng, khu di tích,…

B. Khuyên nhủ người thân không nên sử dụng những sản vật của Hà Nội như nón, gốm sứ Bát Tràng vì trông rất quê mùa.

C. Tuyên truyền, quảng bá nét đẹp của những sản vật Hà Nội tới người thân, bạn bè đang sinh sống trong và ngoài Hà Nội.

D. Không bao giờ đến những nơi trưng bày sản vật của Hà Nội để tham quan, thưởng thức.

Nhà Quân được biết đến là một gia đình khá giả, kinh tế ổn, trong nhà có đầy đủ mọi đồ dùng cần thiết. Nhưng Quân lại có một người bố thường xuyên quát mắng, đánh đập mẹ thậm chí còn để lại dấu vết rất tệ trên người mẹ. Gia đình Quân không được xét là gia đình văn hóa vì sao? *

A. Vì nhà Quân quá giàu.

B. Vì bố Quân không thực hiện tốt các Luật lệ liên quan đến gia đình (phòng chống bạo lực gia đình,…)

C. Vì mẹ Quân là một người phụ nữ yếu đuối, không có bản lĩnh.

D. Vì Quân là một người con không biết yêu thương cha mẹ, thấy mẹ bị bố bạo hành mà không can thiệp.

Bố mẹ An là doanh nhân thành đạt. Nhưng chính vì lẽ đó mà họ thường xuyên đi công tác xa vì bộn bề công việc và mải mê kiếm tiền. Họ đã nhiều lần cãi nhau về chuyện tiền bạc. Theo em, bố mẹ An đã có biểu hiện gì trái với việc xây dựng gia đình văn hóa? *

A. Không quan tâm giáo dục con.

B. Coi trọng tiền bạc.

C. Không có tình cảm đạo lí.

D. Bạo lực gia đình.

Gia đình nhà Lan sống rất đoàn kết, hòa thuận với hàng xóm, láng giềng. Thậm chí, khi gia đình họ gặp khó khăn, những thành viên trong nhà Lan cũng giúp đỡ rất tận tình, chu đáo. Theo em, gia đình Lan đã đạt tiêu chuẩn nào về việc xây dựng gia đình văn hóa? *

A. Gia đình hòa thuận – hạnh phúc – tiến bộ.

B. Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.

C. Đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng.

D. Thực hiện tốt trách nhiệm công dân.

Có ý kiến cho rằng: “Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? *

A. Đồng ý, vì gia đình đông con thì các thành viên trong gia đình sẽ được san sẻ công việc, không phải làm mọi việc một mình.

B. Đồng ý, vì gia đình đông con sẽ giúp bố mẹ không bao giờ bị cô đơn.

C. Không đồng ý, vì gia đình đông con sẽ khiến cho những người cha, người mẹ vất vả trong việc chăm sóc, nuôi dạy và gây ảnh hưởng đến việc công tác của cha mẹ.

D. Không đồng ý, vì gia đình đông con sẽ rất ồn ào, ảnh hưởng đến bầu không khí của gia đình.

Giả sử, gia đình em sinh sống ở tầng 20 của một tòa nhà chung cư. Lúc vào thang máy, em chợt nhân ra mình không mang thẻ thang. Lúc đó, trong thang chỉ có em và một người bạn chạc tuổi. Em sẽ nói với người bạn ấy như thế nào để tỏ ý muốn nhờ bạn quẹt thẻ hộ để mình có thể lên được nhà? *

A. “Ê, cho lên tầng 20 cái”.

B. “Bấm hộ tầng 20, cảm ơn!”

C. “Hộ mình lên tầng 20 cái nhé”

D. “Cậu ơi, làm ơn cho tớ lên tầng 20 với, tớ cảm ơn cậu nhé!”

Qua quá trình được tìm hiểu về gốm Bát Tràng, em có cảm nhận gì về loại sản vật này? *

A. Là một loại sản vật rất đặc biệt bởi nó được tạo dáng bằng tay của nghệ nhân, hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận của mỗi cá nhân người thợ gốm.

B. Là một loại sản vật của Hà Nội có giá trị tầm thường.

C. Là một loại sản vật không được nhiều người biết tới.

D. Mẫu mã đơn giản, không đa dạng, phong phú.

Khi đang lắng nghe người bạn của mình trình bày quan điểm riêng, bản thân em cảm thấy không nhất trí với quan điểm ấy. Em sẽ hành động như thế nào để trình bày quan điểm của mình? *

A. Chờ bạn nói xong mới xin lỗi bạn để được nêu ý kiến của mình.

B. Cắt ngang lời bạn để trình bày quan điểm của mình.

C. Lập tức có phản ứng gay gắt khi bạn trình bày trái ngược quan điểm với mình.

D. Chê bai lời nói của bạn để trình bày quan điểm của mình để bạn nghe, bạn hiểu.

Nam là một cậu học sinh cá biệt nên được cô xếp chỗ ngồi bàn đầu. Trong giờ học, khi cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài, Nam lại có hành động vươn vai, ngáp ngắn ngáp dài tỏ ý cô giáo giảng rất buồn ngủ. Em có nhận xét gì về hành động của Nam? *

330 điểm

A. Không tôn trọng người nói và có những hành vi không phù hợp với hoàn cảnh.

B. Hành động của Nam là hoàn toàn bình thường.

C. Nam làm như vậy là đúng vì học sinh có quyền được tỏ ra chán nản, uể oải nếu thầy cô giảng bài quá chán.

D. Nam có hành vi rất đúng với chuẩn mực đạo đức của học sinh.

1
25 tháng 3 2022

tách ra đc ko ?

25 tháng 3 2022

đợi

 

6 tháng 1 2017

Đáp án: A

2 tháng 3 2022

A nhé bn

25 tháng 1 2022

Tham Khảo

Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay văn hóa truyền thống vẫn luôn còn quan trọng vì truyền thống văn hóa là những di sản quý giá, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, phát triển tích cực cho mỗi dân tộc, cá nhân. giúp cho thế giới hiểu rõ hơn về con người, đất nước, công cuộc đổi mới và đường lối chính sách của đảng và nhà nước ta.

Chúng ta cần: biết tiếp thu một cách chọn lọc

Giữ gìn truyền thống tốt đẹp và phát huy truyền thống tốt đẹp của việt nam

Tuyên truyền cho mọi người cùng phát huy và giữ gìn truyền thống nước nhà

25 tháng 1 2022

Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, đương nhiên văn hóa truyền thống dân tộc rất quan trọng. Mỗi nước đều có một văn hoá truyền thống riêng và nước Việt Nam ta cũng vậy. Nói đến văn hoá là nói đến những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ. Nó rất quan trọng bởi nó là niềm tự hào của dân tộc ta, nó nói lên bản sắc của dân tộc ta. Đúng là chúng ta cũng phát triển theo xu hướng chung của thế giới nhưng không phải vì như vậy mà vứt bỏ truyền thống cũ của chúng ta. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy những truyền thống ấy.