K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2021

nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ từ đó đền hết nhé bạn🕷🕸🐜🍃😗🌬

6 tháng 2 2022

1)Nhện, con sáo, con kiến
2)= từ ngữ: bắc

Đọc thơ sau và trả lời các câu hỏi:Cái cầuCha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế Con cho mẹ xem, mẹ xem hơi lâu.   Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê ! Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió Con kiến sang ngòi bắc cầu lá tre.   Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại Như võng trên sông ru người qua lại Dưới...
Đọc tiếp

Đọc thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Cái cầu

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu 

Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu 

Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế 

Con cho mẹ xem, mẹ xem hơi lâu.

   

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê ! 

Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ 

Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió 

Con kiến sang ngòi bắc cầu lá tre.

   

Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại 

Như võng trên sông ru người qua lại 

Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi 

Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi.

   

Yêu hơn cầu ao mẹ thường đãi đỗ 

Là cái cầu này ảnh chụp xa xa 

Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã 

Con cứ gọi cái cầu cuả cha. 

- Chum : đồ vật bằng đất nung loại to, miệng tròn, giữa phình ra, dùng để đựng nước hoặc các loại hạt. 

- Ngòi : dòng nước chảy tự nhiên, thông với sông hoặc hồ. 

- Sông Mã : sông lớn chảy qua tỉnh Thanh Hóa.

Người cha trong bài thơ gửi cho con thứ gì ?

A. Chiếc cầu được gấp bằng giấy

B. Bức thư và hình ảnh chiếc cầu

C. Bức thư

1
20 tháng 2 2018

Lời giải:

Người cha gửi cho con bức thư và hình ảnh chiếc cầu.

31 tháng 8 2017

   Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu

   Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu

   Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế

   Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu.

   Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê

   Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhò

   Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió

   Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.

ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga,...
Đọc tiếp
ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước. Chúng ta có truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một dòng chảy xuyên suốt qua lịch sử dân tộc và ngày càng lớn mạnh hơn.(Những đoạn văn nghị luận lớp 8- NXB Đại học quốc gia Hà Nội)Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?Câu 2: Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?Câu 3: Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói cho câu sau: "Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình"

Giúp mình với ạ!!!

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Lời nói của nhân vật có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:

- Có sử dụng ngữ điệu.

- Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

b. Sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ là:

- Trong các văn bản truyện, sử dụng nhiều khẩu ngữ, thán từ, câu từ đa dạng về ngữ điệu và có sự kết hợp nhiều với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, nụ cười…

- Trong các văn bản truyện thơ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng cả các câu tỉnh lược và câu có yếu tố trùng lắm và ít kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ hơn…

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chứa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chứa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.” ( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 ) Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?(5 điểm) Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?(5 điểm) Câu 3: Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông?(10 điểm) Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay.(10 điểm) (30 Điểm)

0
I. Đọc-hiểu văn bảnCâu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

I. Đọc-hiểu văn bản

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước. Chúng ta có truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một dòng chảy xuyên suốt qua lịch sử dân tộc và ngày càng lớn mạnh hơn.

( Những đoạn văn nghị luận lớp 8- NXB Đại học quốc gia Hà Nội)

1.1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Tên tác giả?

1.2 Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói cho câu sau: Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình?

1.3 Từ đoạn trích trên, theo em, cội nguồn của tình yêu nước là gì? Là học sinh em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước?

II. Tập làm văn

Câu 1: Từ gợi ú trong đoạn trích, em hãy viết ( khoảng 5 - 7 câu) về tinh thần yêu nước của lớp trẻ hiện nay

0
*Đề 5:  Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:      “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ”1. Đoạn văn trên...
Đọc tiếp

*Đề 5:  Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

      “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ”

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

3. Hãy xác định biện pháp tu từ nào trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

4. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn trích trên?

5 Viết đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay .

0