K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước. Chúng ta có truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một dòng chảy xuyên suốt qua lịch sử dân tộc và ngày càng lớn mạnh hơn.(Những đoạn văn nghị luận lớp 8- NXB Đại học quốc gia Hà Nội)Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?Câu 2: Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?Câu 3: Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói cho câu sau: "Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình"

Giúp mình với ạ!!!

0
I. Đọc-hiểu văn bảnCâu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào...
Đọc tiếp

I. Đọc-hiểu văn bản

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước. Chúng ta có truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một dòng chảy xuyên suốt qua lịch sử dân tộc và ngày càng lớn mạnh hơn.

( Những đoạn văn nghị luận lớp 8- NXB Đại học quốc gia Hà Nội)

1.1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Tên tác giả?

1.2 Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói cho câu sau: Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình?

1.3 Từ đoạn trích trên, theo em, cội nguồn của tình yêu nước là gì? Là học sinh em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước?

II. Tập làm văn

Câu 1: Từ gợi ú trong đoạn trích, em hãy viết ( khoảng 5 - 7 câu) về tinh thần yêu nước của lớp trẻ hiện nay

0
24 tháng 11 2021

TK

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói về quá trình hình thành lòng yêu nước một cách sinh động và giàu hình ảnh: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. ... Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến thắm thiết của con người đối với nơi chôn nhau cắt rốn.

24 tháng 11 2021

Tham khảo đâu bạn ei 

 

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 12 đến 15:Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 12 đến 15:

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)

Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

A. Song hành

B. Quy nạp

C. Diễn dịch

D. Móc xích

1
30 tháng 4 2018

Chọn đáp án: C

tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã...
Đọc tiếp

tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau

 

Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

Câu hỏi:

- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?

- Những câu này dùng để làm gì?

- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?

1
16 tháng 1 2019

- Những câu trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán là:

    + "Lịch sử ta đã có… một dân tộc anh hùng."

    + "Cai Tứ là một người đàn ông thấp…. má hóp lại."

  - Những câu này dùng để kể sự việc, miêu tả, nhận định.

  - Trong những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được sử dụng phổ biến và nhiều hơn cả vì mục đích của con người dùng để trao đổi thông tin.

7 tháng 5 2022

lại viết bài văn ạ?

dạ🥺

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu “ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu 

 […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Câu 2 (0,5 điểm). Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo cách nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với đất nước. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

0