K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 . Đọc đoạn văn sua và trả lời câu hỏi :Nhà vua vui lòng gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ vui đến như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính cả mười tám nước lại, sang hỏi tội vua tại sao lại đem con gái cành vàng lá ngọc gả cho một đứa khố rách....
Đọc tiếp

Câu 1 . Đọc đoạn văn sua và trả lời câu hỏi :

Nhà vua vui lòng gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ vui đến như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính cả mười tám nước lại, sang hỏi tội vua tại sao lại đem con gái cành vàng lá ngọc gả cho một đứa khố rách. Nhưng khi nghe tiếng đàn thần thánh thót của Thạch Sanh, tự nhiên quân sĩ của mười tám nước không còn ý chí đánh trận nữa. Cuối cùng bọn hoàng tử đều nhất tề cuốn giáp. Thạch Sanh sai dọn cơm cho họ ăn. Cả mấy vạn quân sĩ thấy niêu cơm quá nhỏ, ai nấy bĩu môi không buồn cầm đũa. Biết ý, chàng đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Quả nhiên chúng ra sức ăn mãi, ăn mãi nhưng ăn hết bao nhiêu cơm lại đầy bấy nhiêu. Sau khi ăn no họ rập đầu lạy tạ và kéo nhau về nước.

Về sau vua không có con trai nên nhường ngôi cho Thạch Sanh

a) Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nêu đặc điểm của thể loại đó. Đặc điểm của thể loại đó thể hiện trong văn văn trên như thế nào?

b) Cho biết nội dung chín hcuar đoạn trích trên.

Câu 2. Trong văn bản Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhaastlaf chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của một trong hai chi tiết đó?

Câu 3. Viết đoạn văn ngắn (từ 6 - 8 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh.

Giúp mình vs, đó là đề kiểm tra của mình

0
“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin...
Đọc tiếp

“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu com và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…” 

Câu 1: Xác định các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên và đưa vào bảng phân loại?Câu 2: Tìm các cụm từ có trong đoạn văn và đưa vào mô hình cấu tạo của cụm từ đó?
1
6 tháng 6 2021

Câu 1:

Các danh từ là: Nhà vua, công chúa, Thạch Sanh, hoàng tử, nước, công chúa, binh lính, cây đàn, quân giặc, tiếng đàn, quân sĩ, tay chân, bữa cơm, kẻ thua trận, tướng lĩnh, niêu cơm, đũa, vợ chồng

Các động từ: Gả, từ hôn, tức giận, hội, sang, đánh, xin hàngđộng binh, cầm, ra, cất, cởi, sai, dọn, thiết đãi, thấy, đố, ăn, hứa, bĩu môi,  trọng thưởng, cúi, lạy tạ, kéo, về

Các tính từ: bủn rủn, tí xíu, hết, đầy

Các cụm danh từ:

- Một người chồng thật xứng đáng

- Một lưỡi búa của cha để lại

- Một con yêu tinh ở trên núi

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu com và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…”

1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? Đoạn văn kể sự vịệc gì?

2. Nêu ý nghĩa của những chi tiết thần kì trong đoạn văn.

0
1 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú lại cường tráng, khỏe mạnh. Chàng vốn là thái tử trên trời cao, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của một cặp vợ chồng già tuy nghèo nhưng tốt bụng. Mẹ chàng mang thai vài năm, mãi đến chồng chết vẫn chưa sinh. Đến lúc chàng vừa khôn lớn, mẹ chàng cũng bỏ lại chàng một mình. Thế là Thạch Sanh côi cút sống một mình trong túp lều cũ bên gốc cây đa. Lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ môn võ nghệ và phép thần thông. Thế nhưng dù vậy, chàng vẫn sống bình dị trong túp lều cũ của mình.

Một hôm chàng gặp Lý Thông - một tên hàng rượu và bị hắn dụ kết nghĩa huynh đệ, rồi chuyển đến nhà hắn sống. Thực chất là lợi dụng và bóc lột chàng. Rồi sau đó, hắn còn lừa chàng thay hắn đi nộp mạng cho chằn tinh ở miếu thờ. Nhờ có tài nghệ xuất chúng, Thạch Sanh tiêu diệt được chằn tinh, chặt đầu nó mang về nhà, còn có chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy vậy, Lý Thông lại lừa chàng con chằn tinh là của vua nuôi để cướp công. Thế là Thạch Sanh lại trở về lủi thủi một mình ở gốc đa già. Còn mẹ con Lý Thông lại được ăn sung mặc sướng tại chốn kinh thành hào hoa.

Ít lâu sau, Thạch Sanh lại tiêu diệt được một con đại bàng hung ác và cứu được công chúa bị bắt dưới hang sâu. Thế nhưng, một lần nữa Lý Thông lại cướp công chàng. Không những thế, hắn còn lấp kín cửa hang hòng giết hại chàng. Nhờ vậy, cuối cùng chàng cũng nhận ra được bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của hắn. Một mình dưới hang sâu, chàng vẫn không hề bỏ cuộc mà liên tục tìm kiếm một lối ra khác. Trong lúc đó, chàng lại giải cứu được con trai vua Thủy Tề khỏi chiếc cũi sắt. Nhờ vậy, chàng được đưa ra khỏi hang sâu và được thiết đãi linh đình tại thủy cung. Đến lúc ra về, dù được tặng nhiều vàng bạc, châu báu, nhưng chàng chỉ nhận một chiếc đàn mà thôi.

Trở về túp lều năm cũ dưới gốc cây đa già, Thạch Sanh chỉ mong được sống bình yên. Thế nhưng một lần nữa giông tố lại ập đến. Hồn chằn tinh và đại bàng đã cùng nhau hãm hại chàng, khiến chàng bị giam vào ngục tối. Ở đây, nỗi oan khuất, đau khổ không biết tỏ cùng ai, chàng đành gửi nó vào tiếng đàn. Nào ngờ tiếng đàn ấy lại chữa khỏi bệnh câm của công chúa. Thấy vậy, vua cho mời chàng vào cung. Nhìn thấy công chúa, chàng nhận ra đó là cô gái mình đã cứu dưới hang sâu. Nhìn Lý Thông run rẩy đứng bên kia, chàng vỡ lẽ mọi chuyện. Thế là sự thật được phơi bày. Vua ban chết cho mẹ con Lý Thông, nhưng chúng được Thạch Sanh xin tha mạng, đuổi về quê. Thế nhưng ác giả ác báo, người làm thì trời xem, trên đường đi chúng bị sét đánh chết, biến thành bọ hung, đời đời kiếp kiếp, sống ở chỗ tối tăm, bẩn thỉu. Còn Thạch Sanh thì được cưới công chúa, trở thành phò mã.

Cùng lúc ấy, hoàng tử mười tám nước chư hầu vì không ai được cưới công chúa, tức giận mà đem quân sang đánh. Trước thế giặc, Thạch Sanh xin nhà vua được ra nghênh chiến. Ở đó, chàng dùng tiếng đàn thần làm cho quân địch rã rời, không còn muốn chiến đấu. Lại còn thắng cược với kẻ địch nhờ niêu cơm thần ăn mãi không hết. Thế là, không cần đổ một giọt máu, hi sinh một người lính nào ta vẫn dành chiến thắng.

Sau này, nhà vua về già, không có con trai. Lại tin tưởng vào tài năng, đức độ của Thạch Sanh nên đã nhường ngôi báu lại cho chàng.

bn vào tập làm văn ý có đó

8 tháng 10 2017

Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

8 tháng 10 2017
  • Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
  • Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.