viet doan van khoang 200 chu trinh bay suy nghi cua em ve y kien sau "o tren doi moi truyen deu khong co gi kho khan neu uoc mo cua minh du lon
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiếng Việt là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là niềm tự hào của bất kì công dân nào, từ xưa cho đến bây giờ, tiếng Việt đã có nhiều thay đổi về mặt âm và ngữ pháp. Sự phong phú của tiếng Việt là một điều chắc chắn, tiếng Việt gắn liền với lịch sử dân tộc với tương lai đang đến. Bằng sự tinh tế vốn có của dân tộc, kết hợp với những ngôn từ đẹp, tiếng Việt xứng đáng là sự giàu có của VIỆT NAM!
Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay! Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó c là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất. Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa. Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế . Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam: “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương trâm “hòa nhập chứ không hòa tan.” Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa. Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước. Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình. Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc. Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.
Chúc bạn học tốt nha :)))
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên".
-Văn bản trích trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí".
-Tác giả là Tô Hoài.
2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.
3. Văn bản kể theo ngôi thứ nhất.
-Tác dụng: Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn
Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn
Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn
4. Phép so sánh sử dụng trong đoạn văn:
-"Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua."
-"Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc."
Tác dụng của các phép so sánh:
-- Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
--Giúp cho người đọc, người nghe tưởng tượng một cách dễ dàng, sinh động hơn.
5. Em đồng ý với ý kiến đó. Vì trong đoạn văn, tác giả đã miêu tả được rõ nét ngoại hình của Dế Mèn:
+ Đôi càng mẫm bóng
+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt
+ Đôi cánh thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi
+ Đầu to ra, nổi từng mảng rất bướng
+ Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng
6. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống.
Đấu tranh cho một thể giới hoà bình là một bức thông điệp của lương tri, nó thức tinh con người ớ cả hai phía, phía bảo vệ sự sống như bảo vệ con ngươi của mất mình, phía đối lập tự bịt mắt mình lao vào bóng tối của cái chết như những con thiêu thân điên cuồng, quái gô. Bức thông điêp này vừa như một ranh giới để phân chia vừa tạo ra sức hút hai chiều cả từ hai cực âm dương của nó. Từ trường rất rộng đến mức vô hạn có khả năng quy tụ mọi lớp người, mọi quốc gia, mọi màu da tiếng nói để không một ai trên trái đất này có thể dửng dưng xem mình là người ngoài cuộc.
Là một văn bản chính luận - thời sự, nó đề cập đến một vấn đề cấp bách, bức thiết cả tầm vĩ mô bao trùm lên tất cả mọi vấn đề mà so với nó thì sự quan tâm không thể ngang bằng. Bởi sự sống của loài người đang bị đe doạ từng phút, từng giây. Bố cục của bài văn có thể chia làm ba phần : cảnh báo nguy cơ huỷ diệt ; sự phi lí và tốn kém của cuộc chạy đua ; nhiệm vụ ngãn chặn, xoá bỏ nguy cơ của loài người trên trái đất. Bố cục rạch ròi ấy được kết hợp với các yếu tố dặc thù của kiểu văn nghị luận tạo nên một hiệu quả không nhó đối với trí tuệ và tình cảm của người đọc, nguời nghe.
1. Nguy cơ về cái chết đang de doạ đối với toàn nhân loại.
Trước hết nhà văn xác định cụ hể một toạ độ chết bằng những khái niệm không trừu tượng mơ hồ. Trả lời che câu hỏi "Chúng ta đang ớ đâu ?" là một tình thế xuyên quốc gia, vì hiểm hoạ eủa hơn 50 nghìn đầu đạn hạt nhân không tập trung ở một quốc gia nào, nó "đã được bố trí khắp hành tinh". Nguy cơ ấy vừa mở rộng đến phạm vi toàn cầu, vừa thắt lại ở thời gian từng giờ từng phút. "Hôm nay ngày 8-8-1986" giống như một tích tắc hiểm nguy mà đường dây cháy chậm dang nhích gần cái chết. Cách tác động trực tiêp này làm cho tất cả những người đang sống và yêu quý sự sống không còn có thể thờ ơ. Thay thế cho những luận điểm, những khái niệm thường vốn chung chung là những con số, những con số tuy vô cảm, vô tri nhưng nó có những tiếng nói riêng, có cách nói riêng tác động tới những miền nhạy cảm nhất của con người (cả thính giác, thị giác, xúc giác,...).
Vẫn là những con số lạnh lùng, nhưng sự nâng cấp đối với nguy cơ có tác dụng củng cố cái ấn tượng ban đầu. Hậu quả của 50 nghìn đầu đạn hạt nhân ấy là gì ? Là tương đương với 4 tấn thuốc nổ. Là gì nữa, là sẽ làm biến hết thảy "không phải là một lần mà là mười hai lần" mọi dấu vết của con người trên trái đất, thậm chí "tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa..." nghĩa là sự huỷ diệt mà con người không thể nào tưởng tượng nổi sẽ xảy ra. Các biện pháp quy đổi khái niệm từ con số đến con số, kết hợp với sự nâng cấp mỗi lúc một rộng ra có tác dụng như một tiếng còi báo động cho con người khi thần chết đến gần, một thứ thần chết của thời hiện đại.
Tính hình tượng trong đoạn văn chính luận gây một ấn tượng có hiệu quả bất ngờ, có sức ám ảnh không nguôi, ấy là thanh gươm Đa-mô-clét. Điển tích ấy lấy từ thần thoại Hi Lạp này có một nghĩa tương đương với một hình tượng tương đương trong thành ngữ Việt Nam : "Ngàn cân treo sợi tóc". "Sợi lông đuôi ngựa" ở hình ảnh thứ nhất, "sợi tóc" trong hình ảnh thứ hai chuyên chở một nỗi hồi hộp, lo âu về cái chết ghê gớm có thể xảy ra trong thực tế không lường trước được bất cứ lúc nào. Sức ám ảnh của nó thật không nguôi đối với con người còn lương tri, nó sẽ đi vào từng bữa ăn, giấc ngủ, từng ngóc ngách nỗi niềm, nó tạo nên một tình thế bất an trong tâm tưởng.
Biện pháp lặp từ và lặp cấu trúc câu có tác dụng nhấn mạnh và phối hợp với hành văn châm biếm, đả kích sâu cay lập lờ hai mặt tạo nên một giọng văn đa chiều vừa diễn tả một hiểm hoạ khách quan, vừa biểu hiện thái độ chủ quan của người viết: "không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào...", "không có một đứa con nào..." là một cách nói hoàn toàn có dụng ý. Mỉa mai thay khi nhà văn nhận ra cái mặt trái của tấm huân chương. Khoa học hay tài năng đều là những điều đáng quý. Nhưng khi khoa học mà không gắn với lương tri thì nó sẽ là tội ác đối với loài người. Tính chất hai mặt này của văn minh công nghiệp và khoa học tự nhiên đã tạo ra một khoảng trống đáng sợ: vùng tâm linh nhân ái của con người.
2. Sự vô lí và sự tốn kém phi lí trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân
Lí trí con người gắn liền với sự khôn ngoan vì lợi ích của chính con người. Lợi ích của con người, có gì cao hơn sự sống, là tránh được nguy cơ nghèo đói, bệnh tật, dốt nát,... đó là sự sống tối thiểu. Điểu phi lí là những vấn để nhân đạo ấy nằm trong tầm tay của con người (nhất là ở bộ phận giàu có nói riêng), nhưng trong thực tế, nó đã lọt ra ngoài tầm tay, nó không nằm trong vòng ngắm của con người, nhất là những người có khả năng thay đổi nó.
Sự tốn kém phi lí ấy được tác giả diễn đạt khá công phu. Từ một mệnh đề khái quát, liên tục được chứng minh, bằng cả trí tuệ và tấm lòng người viết. Mệnh đề khái quát ấy là "việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là "dịch hạch" hạt nhân. Nghĩa là cán cân công lí đã mất đi sự thăng bằng, nó đang nghiêng hẳn về một phía : phía bất công và phi lí, là "đi ngược lại lí trí" tối thiểu cần phải có ở con người. Phương pháp tư duy theo kiểu so sánh là đối chọi những con số với những con số, con số của "dịch hạch" hạt nhân với con số hồi sinh cho chính con người từ cái chết sinh học : 100 tỉ đô la cho 500 triệu trẻ em trong chương trình UNICEF chưa bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom và 7 nghìn tên lửa vượt đại châu của Mỹ, 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét chưa bằng cái giá của 10 chiếc tàu sân bay. Sự cần thiết cung cấp thực phẩm cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX... Việc, lặp lại các ví dụ vừa diễn tả một chân lí hiển nhiên về sự tốn kém đến kì quặc của những cái đầu méo mó, vừa có sức tố cáo không cần lời tố cáo đối với những kẻ phạm nhân đáng bị cả loài người kết án. Hơn thế nữa, nó được kết hợp với một giọng điệu trữ tình thể hiện bằng những cụm từ như : "chỉ gần bằng", "cũng đủ", "đủ tiên",... vừa thể hiện sự mong muốn khát khao vừa oán giận căm hờn nghĩa là cùng một lúc yêu thương những người cần được chăm sóc, cưu mang với lên án kẻ tội đổ của thời đại.
Biện pháp chốt lại ở cuối phần này vừa như một sơ kết, vừa như mở rộng ra, nâng cao hơn tầm tội ác của kẻ thù. Bởi "không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại cả lí trí tự nhiên". Lí trí con người có thiên tính, lí trí tự nhiên cũng có nhân tính bởi nó chắt chiu cần mẫn cho cái đẹp mà bao nhiêu thiên niên kỉ đã được vun xới nâng niu. Những con số 180 triệu năm, 380 triệu năm,... là những định lượng vô bờ bến để sự sống thăng hoa, để con bướm bay, hoa hồng nở, để "con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu". Quả thật, nó là một kì công hơn kim tự tháp Ai Cập hàng triệu lần. Nhưng oái oăm thay chỉ cần bấm nút một cái, tất cả trở lại con số 0 ban đầu vô nghĩa. Sự vô lí, nghịch lí của việc chạy đua vũ trang bị truy kích từ nhiều phía đối với nhiéu cấp độ cả chiều rộng và chiều sâu, cả thực tế và đạo lí. Trong đó điểu vô lí, nghịch lí nhất (tuy không được nói ra) là : kẻ huỷ diệt con người trên trái đất là kẻ tự đào huyệt chôn mình mà những kẻ quá điên cuồng đã không tự biết.
Trong muôn vàn điều tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho mỗi người có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất. Vậy hòa bình là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới mỗi con người? Hòa bình là trạng thái bình yên, không có bạo loạn hay xung đột quân sự. Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mình. Đó cũng chính là lí do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có những tổ chức, cá nhân đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kailash Satyarthi – nhà vận động chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ, Malala Yousafzai – cô bé 17 tuổi dám đối đầu với Taliban để giành lại bình yên cho vùng thung lũng Swat, Pakistan, Tổng thống Mexico với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc hòa giải dân tộc,… Điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại có lẽ không thể nào phủ nhận được. Vậy nhưng tại sao trên thế giới luôn có những cuộc xung đột vũ trang. Phải chăng vì muốn bành trướng thế lực, vì lợi ích cá nhân của một nhóm người. Dù là gì thì cuối cùng nỗi tang thương vẫn sẽ là những người dân vô tội. Vậy tại sao mỗi cá nhân không hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia dân tộc. Muốn vậy trước hết chúng cần sống yêu thương, xóa bỏ nghi kị cũng như chủ nghĩa cá nhân để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thông hiểu”
Tk:Những đức tính quý báu của ông cha ta vẫn còn được lưu giữ đến ngày hôm nay và được thế hệ bây giờ bảo vệ, phát huy tích cực. Một trong những tinh thần đáng quý của nhân dân ta phải kể đến chính là lòng nhân hậu. Nhân hậu là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn; cùng nhau hướng đến mục tiêu tốt đẹp để phát triển cộng đồng, dân tộc và đất nước. Truyền thống vẻ vang đó của dân tộc đã luôn được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chính truyền thống quý báu ấy đã khiến hàng triệu con người Việt Nam nhỏ bé vùng lên thoát khỏi vòng nô lệ, khiến anh em từ miền xuôi đến miền ngược cùng nhau đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Lòng nhân hậu còn được thể hiện ở việc chúng ta cùng nhau chung tay giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, mỗi người một sự chia sẻ nhỏ tạo nên một thông điệp lớn. Phải chăng, sự đoàn kết vẫn luôn hiện diện trong những hành động nhỏ nhặt mà thấm đẫm tình người ấy. Tuy nhiên ngoài thế giới kia đầy rẫy những con người “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” chỉ biết cho bản thân mình. Đó là những con người ích kỉ, hẹp hòi. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình đầu tiên mà không quan tâm xem người khác đã nghĩ gì. Họ cũng là những con người bảo thủ, cổ hủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác. Những người như thế sẽ chẳng bao giờ khấm khá lên được cả. Vì vậy cần lắm lòng nhân hậu để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. nhân hậu là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay, đó cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của mọi người. Mỗi người hãy rèn luyện cho bản thân mình đức tính tốt đẹp này để khiến xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
tham khảo nguồn : vndoc mẫu số 1
Những đức tính quý báu của ông cha ta vẫn còn được lưu giữ đến ngày hôm nay và được thế hệ bây giờ bảo vệ, phát huy tích cực. Một trong những tinh thần đáng quý của nhân dân ta phải kể đến chính là lòng nhân hậu. Nhân hậu là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn; cùng nhau hướng đến mục tiêu tốt đẹp để phát triển cộng đồng, dân tộc và đất nước. Truyền thống vẻ vang đó của dân tộc đã luôn được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chính truyền thống quý báu ấy đã khiến hàng triệu con người Việt Nam nhỏ bé vùng lên thoát khỏi vòng nô lệ, khiến anh em từ miền xuôi đến miền ngược cùng nhau đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Lòng nhân hậu còn được thể hiện ở việc chúng ta cùng nhau chung tay giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, mỗi người một sự chia sẻ nhỏ tạo nên một thông điệp lớn. Phải chăng, sự đoàn kết vẫn luôn hiện diện trong những hành động nhỏ nhặt mà thấm đẫm tình người ấy. Tuy nhiên ngoài thế giới kia đầy rẫy những con người “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” chỉ biết cho bản thân mình. Đó là những con người ích kỉ, hẹp hòi. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình đầu tiên mà không quan tâm xem người khác đã nghĩ gì. Họ cũng là những con người bảo thủ, cổ hủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác. Những người như thế sẽ chẳng bao giờ khấm khá lên được cả. Vì vậy cần lắm lòng nhân hậu để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. nhân hậu là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay, đó cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của mọi người. Mỗi người hãy rèn luyện cho bản thân mình đức tính tốt đẹp này để khiến xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.