K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2020

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

'' Bà tôi có học hành gì đâu , một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ , cứ tưởng bà không biết gì.Bà thuộc như cháo hành hàng trăm ngìn câu ca . Bà nói những câu sao mà đúng thế . Bà bảo u tôi:

''Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về.''

Người ta như cây.Uốn cây phải uốn từ non.Nếu để lớn uốn, nó gãy.''.

Câu 1:Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên.

Phép lặp : "Bà"

Câu 2:Em hiểu như thế nào vè quan niệm của người bà:'' Người ta như cây.Uốn cây phải uốn từ non.nếu để lớn lên mới uốn , nó gãy.

Con người phải được dạy dỗ từ nhỏ thì sau này mới trở nên sống đẹp , sống có ích , còn nếu để khi lớn lên mới bắt đầu giáo dục thì sẽ rất khó khăn vì những suy nghĩ tiêu cực , những tính cách không tốt đã thành thói quen

#Yumi

5 tháng 7 2020

cảm ơn nha

27 tháng 4 2022

loading...

II. Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn...
Đọc tiếp

II. Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ…” 1.Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn em vừa tìm. 2. Dế Mèn đã đặt tên cho Dế Choắt, vì sao Dế Mèn lại đặt tên như vậy? 1. Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 2. Dế Mèn đã đặt tên cho Dế Choắt, vì sao Dế Mèn lại đặt tên như vậy? 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên. 4. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn em vừa tìm.

0
Bài 1: Phần I: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:    Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Chị Dậu nghiến hai hàm răng:- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu...
Đọc tiếp

Bài 1:

 Phần I: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, giơ gậy trực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được đầu gậy của hắn, hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.

                                                                          (Sách Ngữ văn 8 tập 1 - NXB Giáo dục)

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản?

Câu 3: Tìm 1 trường từ vựng có trong đoạn trích và đặt tên?

Câu 4: Cho câu chủ đề sau: “Chị Dậu là người phụ nữ vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ”. Em hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu để làm sáng tỏ nhận xét trên; trong đoạn có sử dụng 1 tình thái từ (gạch chân và chỉ rõ).

Câu 5:

Tìm một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 8 (ghi rõ tên tác giả) có cùng đề tài?

3
29 tháng 10 2021

ko cần làm phần viết văn cũng đc nha

29 tháng 10 2021

Câu 1. Đoạn trích trên trong văn bản Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt Đèn) của Ngô Tất Tố

Câu 2. Nhan đề tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh.

Câu 3. - Bộ phận trên cơ thể con người: hàm răng, cổ, miệng

Câu 5. Lão Hạc (Nam Cao)

24 tháng 2 2022

(THAM KHẢO):

Nguyễn Trãi là đại thi hào của dân tộc, là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong số tác phẩm ông để lại cho đời, thì có lẽ nổi bật nhất là "Bình Ngô đại cáo". Thi phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người anh hùng Lê Lợi - là người anh dũng, tài ba mưu lược, có công lao to lớn trong việc dựng xây nước nhà.

Trong Bình Ngô đại cáo hình tượng Lê Lợi được Nguyễn Trãi dựng lên từ những ngày khởi nghĩa mới bắt đầu, khó khăn chồng chất, dưới hình thức lời tự thuật của nhân vật.

"Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống."

Cách xưng hô thân tình "ta" thể hiện sự khiêm nhường, gần gũi, nhưng cũng thể hiện ý thức của nhân vật về vị trí và tầm vóc của mình trong nghĩa quân, thể hiện dáng vẻ của một vị lãnh tụ có đủ đức, đủ tài. Lê Lợi là người Lam Sơn, lại ý thức được trách nhiệm bảo vệ đất nước của người nam nhi để trả mối nợ công danh thế nên ông cũng chọn "núi Lam Sơn dấy nghĩa", làm điểm khởi đầu của nghĩa quân. Có thể nói rằng đây là một lựa chọn chính xác, bởi hơn ai hết với vai trò là một chúa trại, Lê Lợi hiểu rất rõ địa hình quê hương, việc nuôi giấu, luyện binh trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều, không những thế nơi này còn gần với gia đình ông, có thể dễ dàng tiếp tế lương thực và nhu yếu phẩm hàng ngày, nghĩa quân ổn định chuẩn bị cho chiến đấu. Thêm vào đó ta cũng thấy được đức hạnh của Lê Lợi, một chàng trai 21 tuổi thế nhưng có tấm lòng vì nghĩa lớn ông sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang, an nhàn của một chúa trại, từ chối lời dụ dỗ quan tước của nhà Minh để vào "chốn hoang dã nương mình". Chấp nhận cuộc sống thiếu thốn, nguy hiểm trùng vây, ngày đêm mất ngủ lo nghĩ kế sách diệt giặc, thật là xứng đáng với mấy chữ lãnh tụ đức độ, kiệt xuất của dân tộc. Mà tất cả những hành động, ý chí cao đẹp ấy của Lê Lợi đều xuất phát từ một lý do duy nhất là lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc "Ngẫm thù lớn há đội trời chung/Căm giặc nước thề không cùng sống". Kết hợp với lý tưởng trả món nợ công danh và lòng quyết tâm mạnh mẽ thực hiện hoài bão, Lê Lợi đã trở thành một vị lãnh tụ xuất sắc, là người anh hùng áo vải xuất thân từ tầng lớp nhân dân, xứng đáng trở thành người đứng đầu của một đất nước sau này.

Đặc biệt tấm lòng yêu nước và ý chí quyết tâm dẹp giặc của Lê Lợi còn được thể hiện một cách sâu sắc trong đoạn thơ tiếp.

"Đau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh;
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi."

Đoạn thơ đã bộc lộ tâm huyết và những nỗi lòng sâu kín của chủ soái Lê Lợi trong những ngày nghĩa quân mới được thành lập. Ở ông hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp tiêu biểu của một chủ soái kiệt xuất, không chỉ là người có tấm lòng yêu nước thương dân, lòng căm thù giặc không đội trời chung, mà ông còn xuất hiện với vẻ đẹp của một con người mưu cao chí rộng, đức độ vô cùng với những tâm trạng "đau lòng, nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị...". Lê Lợi thấu hiểu đạo lý, phàm là làm việc lớn ắt không thể nóng vội, thế nên ông một lòng nuôi quân, trăn trở "đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời", để xây dựng một lực lượng quân đội hùng hậu, tăng cao khả năng chiến đấu. Rất có lòng kiên nhẫn "Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối", một lòng suy xét nghiên cứu sách lược để chiến đấu với giặc Minh đương lúc hung hăng, thịnh thế, những nỗi lo lắng, nghĩa suy vì dân tộc khiến Lê Lợi khó lòng an ổn. Bởi ngày ngày chứng kiến cảnh giặc Minh giày xéo đất nước, với tư thái, đạo đức và tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc Lê Lợi "quên ăn vì giận". Và càng như thế ông lại càng phải thêm đắn đo, nghiên cứu kỹ càng, sao cho tiến đánh quân thù một cách thuận lợi, nhanh chóng đuổi chúng khỏi nước ta, tuy nhiên không được phép nóng vội, hồ đồ mà làm tổn thất nghĩa quân, trong khi quân thù không hề hấn. Chính vì sứ mệnh nặng nề, trách nhiệm to lớn của mình mà Lê Lợi luôn "trằn trọc trong cơn mộng mị/chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi", thật là muôn phần khó khăn.

Trong khuôn khổ khắc họa người anh hùng áo vải Lê Lợi, Nguyễn Trãi cũng thông qua đó mà bộc lộ những khó khăn ban đầu của nghĩa quân, cũng như thể hiện được thêm những khía cạnh tài năng khác của chủ soái Lê Lợi.

"Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dù có hậu phương vững mạnh, nhưng những buổi ban đầu vẫn gặp vô vàn khó khăn chồng chất. Một lực lượng mỏng như cánh ve gồm hơn ngàn người, lại phải đối chọi với một đạo quân thù lên tới hàng chục vạn quân, không khác nào trứng chọi với đá, châu chấu đá xe. Quan trọng hơn việc quân cơ thao lược không thể nào một mình Lê Lợi có thể kham hết, vậy là ngặt nỗi "nhân tài như lá mùa thu/tuấn kiệt như sao buổi sớm", người tài thạo việc quân sự, chính trị gọi mãi mà chẳng ai thấu, hoặc là không biết hoặc là vì muốn tránh sự đời mà tìm chốn ẩn dật nương náu, điều đó khiến Lê Lợi không khỏi băn khoăn, buồn bã. Tuy nhiên với phong thái của một chủ soái, ý chí cứu nước, dẹp giặc vẫn chưa khi nào nguôi ngoai mà trái lại càng thêm mạnh mẽ, ngọn lửa căm thù càng thêm rạo rực "Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả". Từ đó ta nhận thấy được một phẩm chất cao đẹp, thể hiện sự sáng suốt, tài năng của Lê Lợi ấy chính là tấm lòng yêu chuộng nhân tài, coi trọng sức mạnh đến từ nhân dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thấu hiểu rằng sức mạnh tổng hợp từ nhân dân mới là yếu tố tiên quyết quyết định thắng lợi của khởi nghĩa. Không chỉ dừng lại ở việc thiếu nhân tài mà cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi còn thiếu thốn cả quân đội, thiếu cả lương thực, quả thực tình thế không mấy khả quan. Thế nhưng trước tình hình khó khăn muôn bề như vậy, Lê Lợi vân không hề nao núng "Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối", tự thân vận động, làm vô số việc để khắc phục tình hình, cũng như có tấm lòng lạc quan, tự tin và bản thân và tính chất của cuộc khởi nghĩa "Trời thử lòng trao cho mệnh lớn/Ta gắng trí khắc phục gian nan", liên tục củng cố tinh thần của bản thân và các tướng sĩ. Cuối cùng không phụ lòng mong đợi, tấm lòng của Lê Lợi cũng được nhân dân thấu hiểu "Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào", bộc lộ khả năng hiệu triệu sức mạnh toàn dân của Lê Lợi, thu phục được nhân tâm, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời cũng bộc lộ vẻ đẹp của sự tài trí, thao lược trong lĩnh vực quân sự khi "Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh/Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều". Với khả năng quân sự thiên bẩm, Lê Lợi đã vận dụng rất tốt điểm mạnh của nghĩa quân vào chiến đấu, chúng ta có núi rừng Lam Sơn hiểm trở, lại thông thạo địa hình, thì còn gì hơn là việc "dùng quân mai phục", đánh úp quân thù, thực hiện chiến tranh du kích vừa hay hiệu quả lại khắc phục được nhược điểm quân lực mỏng manh của ta.

Như vậy chỉ thông qua một đoạn thơ ngắn, hình tượng người anh hùng áo vải Lê Lợi, vị lãnh tụ kiệt xuất trong lịch sử trung đại của dân tộc đã hiện lên một cách khá đầy đủ và sắc nét. Khắc họa được những vẻ đẹp hơn người từ đức độ, tài năng, tới tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Có thể nói rằng, Lê Lợi chính là nhân tố then chốt, đóng góp vai trò hạt nhân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đồng thời là người có vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc giai đoạn 1418-1433.

23 tháng 2 2022

Tham Khảo 

https://hoidap247.com/cau-hoi/754641

23 tháng 2 2022

TK :
 I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Trãi

+ Là đại thi hào của dân tộc

+ Là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. 

+ Tác phẩm tiêu biểu

- Giới thiệu tác phẩm: Bình Ngô đại cáo

+ Xuất xứ

+ Nội dung, nghệ thuật

- Giới thiệu khái quát về Lê Lợi

B. Thân bài

1. Tinh thần dũng cảm của Lê Lợi được khắc họa rõ nét qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Quyết tâm đánh giặc

- Không sợ hiểm nguy, gian khó

- Thà hi sinh chứ không chịu mất nước.

2. Tinh thần thương dân, yêu nước

- Coi dân, coi nước như máu mủ, ruột rà

- Vì dân, vì nước mà sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình 

3. Lòng căm thù giặc sâu sắc

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho vị tướng Lê Lợi

II, Bài văn tham khảo

Nguyễn Trãi là đại thi hào của dân tộc, là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong số tác phẩm ông để lại cho đời, thì có lẽ nổi bật nhất là "Bình Ngô đại cáo". Thi phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người anh hùng Lê Lợi - là người anh dũng, tài ba mưu lược, có công lao to lớn trong việc dựng xây nước nhà.

Trong Bình Ngô đại cáo hình tượng Lê Lợi được Nguyễn Trãi dựng lên từ những ngày khởi nghĩa mới bắt đầu, khó khăn chồng chất, dưới hình thức lời tự thuật của nhân vật.

"Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống."

Cách xưng hô thân tình "ta" thể hiện sự khiêm nhường, gần gũi, nhưng cũng thể hiện ý thức của nhân vật về vị trí và tầm vóc của mình trong nghĩa quân, thể hiện dáng vẻ của một vị lãnh tụ có đủ đức, đủ tài. Lê Lợi là người Lam Sơn, lại ý thức được trách nhiệm bảo vệ đất nước của người nam nhi để trả mối nợ công danh thế nên ông cũng chọn "núi Lam Sơn dấy nghĩa", làm điểm khởi đầu của nghĩa quân. Có thể nói rằng đây là một lựa chọn chính xác, bởi hơn ai hết với vai trò là một chúa trại, Lê Lợi hiểu rất rõ địa hình quê hương, việc nuôi giấu, luyện binh trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều, không những thế nơi này còn gần với gia đình ông, có thể dễ dàng tiếp tế lương thực và nhu yếu phẩm hàng ngày, nghĩa quân ổn định chuẩn bị cho chiến đấu. Thêm vào đó ta cũng thấy được đức hạnh của Lê Lợi, một chàng trai 21 tuổi thế nhưng có tấm lòng vì nghĩa lớn ông sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang, an nhàn của một chúa trại, từ chối lời dụ dỗ quan tước của nhà Minh để vào "chốn hoang dã nương mình". Chấp nhận cuộc sống thiếu thốn, nguy hiểm trùng vây, ngày đêm mất ngủ lo nghĩ kế sách diệt giặc, thật là xứng đáng với mấy chữ lãnh tụ đức độ, kiệt xuất của dân tộc. Mà tất cả những hành động, ý chí cao đẹp ấy của Lê Lợi đều xuất phát từ một lý do duy nhất là lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc "Ngẫm thù lớn há đội trời chung/Căm giặc nước thề không cùng sống". Kết hợp với lý tưởng trả món nợ công danh và lòng quyết tâm mạnh mẽ thực hiện hoài bão, Lê Lợi đã trở thành một vị lãnh tụ xuất sắc, là người anh hùng áo vải xuất thân từ tầng lớp nhân dân, xứng đáng trở thành người đứng đầu của một đất nước sau này.

Đặc biệt tấm lòng yêu nước và ý chí quyết tâm dẹp giặc của Lê Lợi còn được thể hiện một cách sâu sắc trong đoạn thơ tiếp.

"Đau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh;
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi."

Đoạn thơ đã bộc lộ tâm huyết và những nỗi lòng sâu kín của chủ soái Lê Lợi trong những ngày nghĩa quân mới được thành lập. Ở ông hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp tiêu biểu của một chủ soái kiệt xuất, không chỉ là người có tấm lòng yêu nước thương dân, lòng căm thù giặc không đội trời chung, mà ông còn xuất hiện với vẻ đẹp của một con người mưu cao chí rộng, đức độ vô cùng với những tâm trạng "đau lòng, nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị...". Lê Lợi thấu hiểu đạo lý, phàm là làm việc lớn ắt không thể nóng vội, thế nên ông một lòng nuôi quân, trăn trở "đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời", để xây dựng một lực lượng quân đội hùng hậu, tăng cao khả năng chiến đấu. Rất có lòng kiên nhẫn "Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối", một lòng suy xét nghiên cứu sách lược để chiến đấu với giặc Minh đương lúc hung hăng, thịnh thế, những nỗi lo lắng, nghĩa suy vì dân tộc khiến Lê Lợi khó lòng an ổn. Bởi ngày ngày chứng kiến cảnh giặc Minh giày xéo đất nước, với tư thái, đạo đức và tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc Lê Lợi "quên ăn vì giận". Và càng như thế ông lại càng phải thêm đắn đo, nghiên cứu kỹ càng, sao cho tiến đánh quân thù một cách thuận lợi, nhanh chóng đuổi chúng khỏi nước ta, tuy nhiên không được phép nóng vội, hồ đồ mà làm tổn thất nghĩa quân, trong khi quân thù không hề hấn. Chính vì sứ mệnh nặng nề, trách nhiệm to lớn của mình mà Lê Lợi luôn "trằn trọc trong cơn mộng mị/chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi", thật là muôn phần khó khăn.

Trong khuôn khổ khắc họa người anh hùng áo vải Lê Lợi, Nguyễn Trãi cũng thông qua đó mà bộc lộ những khó khăn ban đầu của nghĩa quân, cũng như thể hiện được thêm những khía cạnh tài năng khác của chủ soái Lê Lợi.

"Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dù có hậu phương vững mạnh, nhưng những buổi ban đầu vẫn gặp vô vàn khó khăn chồng chất. Một lực lượng mỏng như cánh ve gồm hơn ngàn người, lại phải đối chọi với một đạo quân thù lên tới hàng chục vạn quân, không khác nào trứng chọi với đá, châu chấu đá xe. Quan trọng hơn việc quân cơ thao lược không thể nào một mình Lê Lợi có thể kham hết, vậy là ngặt nỗi "nhân tài như lá mùa thu/tuấn kiệt như sao buổi sớm", người tài thạo việc quân sự, chính trị gọi mãi mà chẳng ai thấu, hoặc là không biết hoặc là vì muốn tránh sự đời mà tìm chốn ẩn dật nương náu, điều đó khiến Lê Lợi không khỏi băn khoăn, buồn bã. Tuy nhiên với phong thái của một chủ soái, ý chí cứu nước, dẹp giặc vẫn chưa khi nào nguôi ngoai mà trái lại càng thêm mạnh mẽ, ngọn lửa căm thù càng thêm rạo rực "Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả". Từ đó ta nhận thấy được một phẩm chất cao đẹp, thể hiện sự sáng suốt, tài năng của Lê Lợi ấy chính là tấm lòng yêu chuộng nhân tài, coi trọng sức mạnh đến từ nhân dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thấu hiểu rằng sức mạnh tổng hợp từ nhân dân mới là yếu tố tiên quyết quyết định thắng lợi của khởi nghĩa. Không chỉ dừng lại ở việc thiếu nhân tài mà cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi còn thiếu thốn cả quân đội, thiếu cả lương thực, quả thực tình thế không mấy khả quan. Thế nhưng trước tình hình khó khăn muôn bề như vậy, Lê Lợi vân không hề nao núng "Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối", tự thân vận động, làm vô số việc để khắc phục tình hình, cũng như có tấm lòng lạc quan, tự tin và bản thân và tính chất của cuộc khởi nghĩa "Trời thử lòng trao cho mệnh lớn/Ta gắng trí khắc phục gian nan", liên tục củng cố tinh thần của bản thân và các tướng sĩ. Cuối cùng không phụ lòng mong đợi, tấm lòng của Lê Lợi cũng được nhân dân thấu hiểu "Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào", bộc lộ khả năng hiệu triệu sức mạnh toàn dân của Lê Lợi, thu phục được nhân tâm, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời cũng bộc lộ vẻ đẹp của sự tài trí, thao lược trong lĩnh vực quân sự khi "Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh/Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều". Với khả năng quân sự thiên bẩm, Lê Lợi đã vận dụng rất tốt điểm mạnh của nghĩa quân vào chiến đấu, chúng ta có núi rừng Lam Sơn hiểm trở, lại thông thạo địa hình, thì còn gì hơn là việc "dùng quân mai phục", đánh úp quân thù, thực hiện chiến tranh du kích vừa hay hiệu quả lại khắc phục được nhược điểm quân lực mỏng manh của ta.

Như vậy chỉ thông qua một đoạn thơ ngắn, hình tượng người anh hùng áo vải Lê Lợi, vị lãnh tụ kiệt xuất trong lịch sử trung đại của dân tộc đã hiện lên một cách khá đầy đủ và sắc nét. Khắc họa được những vẻ đẹp hơn người từ đức độ, tài năng, tới tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Có thể nói rằng, Lê Lợi chính là nhân tố then chốt, đóng góp vai trò hạt nhân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đồng thời là người có vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc giai đoạn 1418-1433.

13 tháng 1 2017

b, Lời chối từ của ông Lí một cách gián tiếp, khước từ sự van xin, mỉa mai thói đàn bà yếu đuối của bác

→ Chọn đáp án D

28 tháng 12 2022

a) - Đoạn trích trên kể về việc tâm trạng, cảm xúc của Lão Hạc khi bán chó.
    - Qua đoạn trích trên, em thấy Lão Hạc là một người có tấm lòng nhân hậu.

b) Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít.
    ---> Mối quan hệ ý nghĩa: Đồng thời.