K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2020

giúp mk với ạ mai mk phải nộp bài rồi ạ

7 tháng 5 2020

Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!".

*Ryeo*

18 tháng 12 2023

Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!".

Nhớ tặng cho chị nha em!

29 tháng 11 2018

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.
Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

28 tháng 12 2021

Tham khảo:

“Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi Qua Đèo Ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà 
Cỏ cây chen lá đá chen hoa” 

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo Ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là trời đã quá buổi chiều và đang chuyển sang tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây? Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tang thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chật chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn? Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú 
Lác đác bên sông chợ mấy nhà” 

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ "lom khom" khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ "vài" nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiếng kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc 
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” 

Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

“Dừng chân ngắm lại trời non nước 
Một mảnh tình riêng ta với ta” 

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ "dừng chân ngắm lại" thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình "một mảnh tình riêng ta với ta". Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé "một mảnh tình riêng" của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi Qua Đèo Ngang.

Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi Qua Đèo Ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bài thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.

28 tháng 12 2021

THAM KHẢO:

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong nền văn học trung đại của nước ta. “Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm rất tiêu biểu cho phong cách thơ của bà. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời nhà thơ còn qua đó gửi gắm nỗi nhớ nước thương nhà.

Tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên nơi Đèo Ngang trong một buổi chiều tà:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Cụm từ “bóng xế tà” gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày. Nhà thơ đang một mình đứng trước nơi đèo Ngang. Tiếp đến câu thơ “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng, khắc họa khung cảnh thiên nhiên đèo Ngang. Việc sử dụng điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Vẻ đẹp thiên nhiên của đèo Ngang tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống. Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.

Và không thể thiếu trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom – tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác – chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Thiên nhiên mới là trung tâm trong bức tranh đèo Ngang.

Thiên nhiên càng cô quạnh, tâm trạng của tác giả càng cô đơn. Điều đó được bộc lộ ở những câu thơ tiếp theo:

“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”

Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Việc sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Đọc đến đây, chúng ta dường như có thể lắng nghe được tiếng kêu khắc khoải, da diết đang vang lên trong vô vọng.

Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” – tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Trong thơ Nguyễn Khuyến cũng từng sử dụng cụm từ “ta với ta”:

“Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta”

Trong “Bạn đến chơi nhà, từ “ta” đầu tiên chỉ chính nhà thơ – chủ nhà, còn từ “ta” thứ hai chỉ người bạn – khách đến chơi. Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách. Qua đó thể hiện tình bạn gắn bó tri âm tri kỷ của nhà thơ. Còn trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Sự cô đơn ấy dường như chẳng thể có ai cùng chia sẻ.

Như vậy, Qua đèo Ngang đã thể hiện được tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trước khung cảnh đèo Ngang hoang sơ. Bài thơ chứa đựng những tình cảm, ý nghĩa sâu sắc.

26 tháng 3 2021

 Tham khảo:

Bác Hồ cũng sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Lối sống đó được thề hiện ở nhiều mặt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được xếp rất tươm tất. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy Bác Hồ luôn bận bịu nhưng ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn... Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

26 tháng 3 2021

cảm ơn nha

13 tháng 11 2018

Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa Xuân đang về. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người. Đó là một món quà vô giá. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày Tết hàng năm.

Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả Con người chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi000, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ". 

Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống. 

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là những đám rước người yêu thương về "dinh".
BÀI 2:

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong. 
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp. 
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân. 
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi. 
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình. 
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài... 
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa... 
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không! 
Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho Mùa Xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm. Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần. 
 

13 tháng 11 2018
Bài làm     Mỗi chúng ta, ai ai cũng đều có một nơi để nhớ, một chốn để về, một chỗ để lưu giữ những kỉ niệm đẹp của mình.Đó chính là quê hương - nơi chôn rau cắt rốn, nơi con người có thể an cư, tựa nương trong cuộc đời đầy sóng gió. Mỗi người mang một cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp của vùng đất để yêu, để thương, để nhớ trong mỗi chúng ta qua từng mùa. Nhưng đối với tôi, mùa thu ở quê tôi sao mà thanh bình, đẹp đẽ đến thế!

     Như chúng ta đã biết, mùa thu là mùa của lá rụng, là mùa mà thời gian ban ngày ngắn dần lại và trở nên lạnh hơn. Dưới con mắt của người khác, có lẽ mùa thu là mùa của thu hoạch bởi do sự chuyển biến từ thời tiết nóng ẩm sang thời tiết lạnh. Thế nhưng người phương Tây lại nhân cách hóa mùa thu như là một người phụ nữ đẹp, khỏe mạnh, được trang điểm bằng các loại hoa quả, rau quả và ngũ cốc đã chín vào thời gian này. Cho nên, mỗi khi nhắc tới các nền văn minh cổ đại, ta đều thấy được con người phần lớn đề cao các lễ hội thu hoạch trong mùa thu, là quan trọng nhất trong các loại lịch của họ như : Lễ Tạ ơn vào cuối mùa thu ở Hoa Kỳ và Canada, lễ hội Sukkot - lễ hội trăng tròn mùa thu hoạch của "hòm thánh"- của người Do Thái hay tết Trung Thu của người Trung Quốc, Việt Nam... Nhưng tất cả đều có một tâm trạng chủ yếu trong các lễ hội mùa thu, chính là niềm vui sướng bởi một mùa thu hoạch bội thu cũng như phảng phất nỗi buồn vì thời tiết khắc nghiệt sắp đến. Không chỉ thế mà còn là để tưởng nhớ tổ tiên- một chủ đề phổ biến của các lễ hội này.

    Nếu con người không tìm hiểu thêm về mọi thứ xung quanh mình thì có lẽ họ sẽ không biết được rằng hầu như mùa thu là sự khởi đầu của mọi thứ, từ ngày khai trường cho đến các bộ phim thông thường, ít vốn đầu tư nhưng lại có giá trị về mặt nghệ thuật mang tính kinh điển cho các giải thưởng lớn như giải Oscar hay giải BAFTA (BAFTA là tên viết tắt của British Academy of Flim and Television Arts). Hơn nữa, mùa thu còn gắn liền với lễ Halloween ( tên viết tắt của All Hallows' Eve).

    Còn riêng tôi thì mùa thu là mùa là mùa khiến tôi cảm thấy cuộc đời của con người sao mà ngắn ngủi thế. Nhìn những chiếc lá rụng bên đường, bên ngõ tung bay cùng với tiếng gió thổi nhè nhẹ khiến tôi bụng chợt nghĩ về những người đã ra đi, đã rời xa thế gian này. Tôi không biết các bạn nghĩ phong cảnh đẹp nhất là thế nào nhưng với cảm nhận của riêng mình thì đứng nhìn khoảng trời thu bên cánh đồng lúa vẫn là đẹp nhất, đẹp tới mức khiến tôi phải rơi nước mắt bởi chính sự thanh tịnh, sự cô đơn đến tột cùng mà vùng đất nơi tôi được sinh ra và lớn lên đem lại. Những lúc mệt mỏi, chán chường, tôi lại tới cánh đồng và nhìn mọi thứ trôi đi. Nghe có vẻ là nhạt nhẽo, nhàm chán nhưng khi hiểu được bản chất của cảnh đẹp đó, các bạn sẽ hiểu được những gì mà tôi nghĩ vào lúc đó, sẽ biết mình mình thực sự cần cái gì, cần làm gì.

    Thế nhưng, đôi khi tôi lại thích ngồi bên hồ sen, ngắm nhìn những hàng cây theo thời gian mà dần dần chuyển sang màu vàng, xa hơn là màu vàng hơi cam. Có những loại cây thì lại mang trên mình màu đỏ và đến cuối thu lại đổi sang thành đỏ hơi tim tím. Hãy cứ tưởng tượng như khi ta pha màu để vẽ vậy. Khi đã có màu vàng, mỗi ngày cứ cho thêm chút màu đỏ thì sẽ được nhưng màu cam đậm và đậm hơn. Đến khi màu đỏ được cho vào thật nhiều thì màu cam kia sẽ biến hoàn toàn thành màu đỏ tươi thẫm. Cho chút ít màu xanh dương vào màu đỏ đó thì ta sẽ có được màu đỏ hơi tim tím ở cuối thu. Sự chuyển đổi màu sắc không ngừng của mỗi ngày khiến cho sắc màu trên cây thật sống động. Nếu để ý kĩ đến những hàng cây, chắc chắn các bạn sẽ thấy được những tia sáng óng ánh của mặt trời chiếu xuống và xuyên qua từng từng cành cây, chiếc lá. Sương mù trong những đêm thu thì trắng đục và mờ ảo, còn quê tôi thì cái ánh sáng kia đã làm cho tôi nghĩ nó như một lớp sương mù bằng vàng và trong suốt. Khi một cơn gió nhẹ nhàng thổi qua, một vài cành cây như hiện lên rõ rệt những chiếc lá dang đu đưa, trên chúng là những chiếc lá bằng vàng đang lay động. Mặt trời di chuyển đến đâu thì cái óng ánh của những chiếc lá bằng vàng đó cũng được di chuyển và lấp lánh theo, làm cho bức họa với nhiều màu sắc như luôn chuyển động. Tuy cây cối chỉ biến đổi màu sắc thôi nhưng cũng đủ làm tôi phải xao xuyến bởi sự dễ chịu mà chúng đem lại cho muôn loài và chẳng bao giờ làm phiền lòng ai - điều mà ít ai làm được: giữ được cái bản chất nguyên thủy trong cái cuộc sống điêu tàn.

    Khi thu sắp ra đi, những hàng cây sẽ tàn phai dần, nhựa sống trong nó như bị đóng băng, đông đặc lại và không còn tuôn chảy nữa. Từng chiếc lá bắt đầu khô dần và thi nhau rụng rơi khỏi cành. Gió càng mạnh và thời tiết càng lạnh thì lá càng rơi rụng nhanh. Những chiếc lá trên cây giờ chỉ thấy nằm la liệt phía dưới đất, lìa khỏi cành rồi chúng càng khô héo nhanh hơn và sẽ mất đi hoàn toàn sức sống. Những bước đi xào xạc của tôi lẫn trong những chiếc lá khô nghe như chúng đang bị vỡ ra tưng mảnh nhỏ. Hình tượng này làm tôi liên tưởng đến con người khi đang đau khổ thì chẳng còn sức sống nữa. Nhưng qua hình ảnh đó, tôi lại nghĩ rằng những chiếc lá héo hon,tàn khô đang rụng rơi khỏi cành cây chẳng khác gì những nỗi buồn khổ được lìa khỏi thân thể của chúng ta.

     Quê tôi vào mùa thu là thế đó, chỉ giản dị, thanh tịnh thôi mà cũng khiến tôi phải quyến luyến, rung động, có những suy nghĩ chín chắn đến lạ thường. Đôi khi từ những cái giản dị, đơn sơ mà ta có thể thấy được những tác phẩm hay qua dòng duy tư chứa đầy nỗi niềm. Hay đơn giản chỉ là khiến lòng mình thanh thản hơn sau những giờ joc tập và làm việc đến mệt mỏi.Và qua phong cảnh mùa thu ở vùng đất tôi lớn lên, tôi đã rút ra cho mình một bài học: Cây cỏ có thể biết thế nào là vui, thế nào là buồn, thế nào là đắng cay, thế nào là hạnh phúc nhưng có một thứ mà cây cỏ sẽ không bao giờ có được , đó chính là một trái tim để yêu thương như con người. Và tình thương đó sẽ còn tiếp tục theo con người đến ngàn đời sau.

10 tháng 5 2019

    Sinh ra và lớn lên ở làng chài nghèo khó ven biển của xã Bình Dương- mảnh đất anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông Nguyễn Văn Bảy hội tụ những phẩm chất thật thà, chất phát và đầy nghị lực của người dân nơi đây. Năm 1977, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc người thanh niên Nguyễn Văn Bảy lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự và đi làm nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia. Đến năm 1981, sau khi hoàn thành nghĩa vụ hành trang trở về chỉ với chiếc ba lô bạc màu với bộn bề những khó khăn thiếu thốn của gia đình, quê hương trong nền kinh tế bao cấp. Nhưng được học tập và rèn luyện trong quân ngũ, ông quyết tâm lao động sản xuất, tiếp tục cùng với bà con ngư dân ra khơi bám biển bằng nghề truyền thống để xóa cái nghèo cái khó của gia đình, xây dựng quê hương.


Ảnh: Ông Nguyễn Văn Bảy đang phơi cá bò tại xưởng chế biến hải sản của mình 
ở thôn 6, xã Bình Dương.

     Kể về câu chuyện buổi đầu lập nghiệp của người lính khi rời quân ngũ, ông Bảy chia sẻ: Năm 1983 tôi lập gia đình, hoàn cảnh khó khăn, nhưng ông bà có câu “Trong cái khó ló cái khôn”. Trăn trở với ước mơ làm giàu trên chính quê hương mình, nhận thấy nghề đánh bắt khai thác hải sản nếu phát triển mở rộng thì đòi hỏi phải có công tác hậu cần chế biến, thu mua để giải quyết số lao động dư thừa chưa có công ăn việc làm tại địa phương. Năm 2004, vợ chồng tôi quyết định vay mượn 100 triệu đồng để xây dựng phân xưởng chế biến hải sản, trong đó có chế biến cá bò xuất khẩu với diện tích hơn 1.000m2,sử dụng từ 30- 50 lao động chế biến cá mỗi ngày, từ đó, đời sống kinh tế gia đình từng bước ổn định và phát triển.
     Để có điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều lao động dư thừa của làng quê ven biển, thôi thúc ông tiếp tục đầu tư mở rộng phân xưởng lớn hơn. Năm 2008, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư thêm 500 triệu, mở rộng quy mô diện tích 3.000 m2, giải quyết việc làm thường xuyên cho 120-150 lao động, thu nhập mỗi lao động từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/tháng. Xưởng chế biến cá bò của ông ngoài việc nhận hàng gia công chế biến cá bò xuất khẩu cho doanh nghiệp ở Vũng Tàu, xưởng còn thu mua cá cơm, cá nục của địa phương để hấp, sấy và đóng thùng cung ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm chi phí xong vợ chồng ông lãi khoảng từ 200-300 triệu đồng/năm. Hiện nay, ông đang đầu tư xây dựng thêm kho đông lạnh để bảo quản hàng xuất khẩu. Kinh tế gia đình ông giờ thuộc hộ khá giả của xã, nhà cửa khang trang, con cái ăn học thành tài.
     Trách nhiệm người lính Cụ Hồ
     Không quên trách nhiệm của một Cựu chiến binh nên ông luôn giành thời gian tham gia công tác Hội, công tác địa phương, vận động gia đình bà con hàng xóm, hội viên tham gia lao động sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo. Phát huy vai trò gương mẫu CCB, ông tích cực tham gia có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào ở địa phương, nhất là việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cộng đồng dân cư và trong thực hiện nhiệm vụ công tác Hội. Ở phân xưởng của ông, hầu hết người lao động tại xưởng là vợ, con của hội viên Hội Cựu chiến binh trong thôn, xóm. “Tôi luôn động viên chị em trong phân xưởng thi đua sản xuất, tăng thêm thu nhập để nâng cao đời sống kinh tế gia đình. Trước đây hầu hết vợ con ngư dân chỉ trông chờ vào thu nhập trên biển, cuộc sống bấp bênh. Từ khi có phân xưởng chế biến hải sản này đời sống các hộ gia đình ổn định, con cái có điều kiện học hành đến nơi đến chốn”- ông Bảy nói. Bản thân ông cũng là người tích cực với công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo, người già yếu ốm đau bệnh tật. “Vợ chồng tôi vốn xuất thân từ nghèo khó đi lên nên thấu hiểu cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kịp thời những trường hợp khó khăn”- ông Bảy tâm sự. Vào dịp giáp Tết, ông còn mua 500kg gạo để hỗ trợ cho 50 hộ nghèo, hộ neo đơn của địa phương để bà con có điều kiện ăn Tết tươm tất.


Ảnh: Ông Bảy (thứ 6 từ trái qua) được khen thưởng tại Đại hội thi đua 
Cựu chiến binh gương mẫu huyện Thăng Bình lần thứ V

     Với những phấn đấu không mệt mỏi và sự cống hiến của bản thân, ông đã được bầu chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, gia đình văn hóa 5 năm liền, và mới đây tại Đại hội thi đua Cựu chiến binh gương mẫu huyện Thăng Bình, ông đã được UBND huyện tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cựu chiến bình gương mẫu” của địa phương trong 5 năm qua.
     Tin rằng với bản lĩnh từ những ngày trong quân ngũ, cùng với sự nhạy bén, năng động của mình, ông sẽ tiếp tục lập nhiều thành tích hơn nữa trong thời gian đến, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của cán bộ, hội viên và bà con nông dân thôn 6, xã Bình Dương.

29 tháng 1 2022

mn giúp mik với tối mik nộp cho cô rồi

 

29 tháng 1 2022

Lương Thế Vinh (1441-2011)- một con người thông minh xuất chúng, có chí khí kỳ lạ và tài hoa vượt bậc
Lương Thế Vinh là nhà toán học lỗi lạc, là chính trị gia - văn gia nổi tiếng đời Lê. Từ những chức danh mà nhân dân và cả nước hay nói về ông thì ta thấy ông rất đa tài, tài giỏi. 
Mik bt có từng đó à. Bn google thêm nha

8 tháng 3 2022

bạn giúp vt lại giúp mk đc k ạ? mk cảm ơn nhiều vui