KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 - 1884)
I. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT.
CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ
1. Tình hình Việt Nam tr¬ước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ
Câu 1: Sau khi chiếm đ¬ợc ba tỉnh Đông Nam Kì, Pháp đã làm gì? Mục đích của những chính sách trên?
Câu 2: Thái độ của triều Nguyễn ra sao? ? Em có suy nghĩ gì về những việc làm của triều Nguyễn? Những việc làm đó ảnh hư¬ởng ntn đến tình hình đất nư¬ớc?
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Câu 1: Trình bày âm mưu và kế hoạch khi Pháp ? Nhận xét âm m¬u và kế hoạch của Pháp?
Câu 2: Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông gấp nhiều lần quân địch mà không thắng?
Phần II
1.
* Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:
- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.
*Kế hoạch
- Xâm lược nước ta trên quy mô toàn quốc.
2.
- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.
- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.
=> Vì vậy, quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ
Câu 1: Sau khi chiếm được ba tỉnh Đông Nam Kì, Pháp đã làm gì? Mục đích của những chính sách trên?
Sau khi chiếm được ba tỉnh Đông Nam Kì, Pháp đã thiết lập bộ máy cai trị, bóc lột nhằm biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
Câu 2: Thái độ của triều Nguyễn ra sao?Em có suy nghĩ gì về những việc làm của triều Nguyễn? Những việc làm đó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình đất nước?
Triều đình Huế thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:
+ Ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.
+ Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.
+ Đời sống nhân dân cơ cực, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra bị đàn áp dữ dội.
+ Muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẽ quyền thống trị.