K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2020

(Sao chép)

Bước đầu tiên: Xác định ngày tỏa sáng thành học sinh giỏi.

Ngày đó là ngày nào, tiết nào, môn nào? Ví dụ bạn chọn môn lịch sử, tiết thứ hai vào ngày thứ năm tuần sau.

Tôi muốn nhắc lại một lần nữa điều này: hãy chắc chắn bạn muốn thay đổi. Tuổi học trò chỉ còn vài năm thôi, đừng để nó kết thúc trong tẻ nhạt và nhàm chán. Hãy làm điều gì đó thú vị lên đi chứ.


Bước thứ hai: Lùi lại một tuần và chăm chú nghe giảng, ghi chép.

Bạn có thể nghĩ rằng việc thành công của một người nào đó là do may mắn. Nhưng bạn cũng nên thừa nhận rằng 99% sự may mắn là do việc chuẩn bị tốt tạo nên.

Có một điều thú vị thế này, tất cả chúng ta đều dành 1 năm, 2 năm thậm chí 10 năm để chuẩn bị cho một bài kiểm tra nào đó. Tôi biết bạn đang nghĩ đến những bài kiểm tra đối phó, kì thi đại học… nhưng hãy nới rộng tầm nhìn của mình một chút, thả tâm trí để nó tự do khám phá cùng với tôi nhé: những vận động viên olympic tập luyện hàng năm trời chỉ để tỏa sáng trong 3 phút thi đấu; Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi cứu nước mấy chục năm chỉ chờ đến ngày đất nước được giải phóng; tôi dành 8 tiếng một ngày hơn suốt 4 năm này để viết bài, làm video, học tập, tìm kiếm tài liệu cho các bạn, mong một ngày bạn tìm được chính bản thân của mình, sự say mê, thích thú trong học tập.

Vậy là, chúng ta chuẩn bị một quá trình dài để đạt được thành công nhất định tại một thời điểm. Có thể bạn đang nghĩ “tôi đang định nghĩa sai lệch cụm từ “thành công”, thành công là một quá trình mới đúng chứ.” Đúng! Tôi cũng nghĩ như bạn đang nghĩ, nhưng ở đây -  tôi muốn nói đến kết quả. Kết quả càng lớn, vĩ đại và xác suất thất bại càng nhỏ khi bạn có sự chuẩn bị kỹ càng và lâu dài.

Một bí mật đằng sau sự chuẩn bị ấy chính là tâm lý. Đúng vậy, khi bạn chuẩn bị càng tốt, tâm lý của bạn càng vững vàng, bạn sẽ loại bỏ được một số nỗi sợ… Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi phát biểu trước đám đông, tôi rất run và lo sợ. Và những lần sau, tôi có một quyết định mình phải chuẩn bị trước những gì mình nói. Thật bất ngờ, tôi tự tin hơn rất nhiều (bí quyết nói trước đám đông đấy). Hơn thế nữa, trong quá trình thi học sinh giỏi cấp tỉnh của mình, những lần thi đầu tiên tôi rất lo sợ và bồn chồn. Nó giống như cảm giác bạn buộc phải phát biểu lần đầu tiên vậy, khiến cho những nét chữ nguệch ngoạc không rõ ràng trên đề thi. Nhưng khi tôi có sự chuẩn bị tốt, thi thử như thi thật, tôi cảm thấy thoải mái với những bài kiểm tra và kì thi. Từ đó tôi đạt được phong độ đỉnh cao của mình. Bạn biết đấy, nếu bạn đi thi đại học, tâm lý không tốt bạn đã đánh mất 10% điểm số của mình.

Tôi quay lại vấn đề chính của mình nhé!

Giả sử mỗi tuần bạn chỉ có một tiết sử thôi,  nó vào ngày thứ 5 đấy. Thì trước một tuần bạn quyết định tỏa sáng. Hãy chăm chú ghi chép bài cô giáo giảng và lắng nghe để hiểu.

Tiếp theo, ngay khi về nhà bạn hãy dành ra 15 phút để học thuộc những gì ghi vừa, học được. Có thể 15 phút chưa đủ với bạn, hãy nâng nó lên 1 tiếng… Hãy nhớ rằng tập trung là một yếu tố quan trọng nhất của ghi nhớ!

Bạn không biết cách làm sao để học thuộc bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn ư?

Bạn không cần phải có các kỹ thuật để ghi nhớ để bắt đầu đâu. Học theo cách bình thường bạn hay học là thành công rồi. Những phương pháp đó tính sau nhé! Vì tôi muốn cho bạn từng bước cực kỳ đơn giản để có thể áp dụng ngay luôn.

Nhắn nhủ: Nếu bạn muốn chắc chắn hơn nữa, mỗi ngày hãy dành 15 phút để học bài Lịch sử ấy… Bởi vì bạn đã học thuộc 1 lần rồi, nên những lần sau chỉ cần đọc lại là thuộc làu làu thôi à. Đấy là khoa học của trí nhớ - cách ghi nhớ hiệu quả nhất - lặp đi lặp lại. Hãy tin tôi.

Tôi chưa nói cho bạn biết điều này, hầu hết những học sinh yếu, trung bình không phải họ kém thông minh đâu. Chỉ vì họ chưa dành thời gian đầu tư cho việc học của mình thôi. Nhưng tôi nhận thấy có điều gì đó -rằng bạn khác biệt, tôi tin tưởng ở bạn. Đơn giản thôi, vì bạn đã dành thời gian quý giá của mình để đọc bài viết này của tôi. Tôi hoan nghênh lựa chọn sáng suốt này của bạn.

Bước thứ ba: Dành hai tiếng chuẩn bị bài mới.

Tại sao phải hai tiếng???

Đơn giản thôi, tôi muốn bạn thật sự có được tâm lý tốt nhất để hôm sau tỏa sáng. Và đây là lần đầu tiên bạn làm điều bạn chưa bao giờ làm, nên sẽ có rất nhiều nỗi sợ. Dành thời gian đủ lớn để chuẩn bị sẽ giúp bạn vượt qua được sức ì của chính mình.

Nếu bạn chưa biết phải làm thế nào để soạn bài hiệu quả nhất thì đây là cách của tôi, bạn có thể tham khảo. Nói nhỏ nhé, tôi chỉ mất tầm 10 phút để làm việc này thôi…

Thứ nhất, đọc kỹ tiêu đề chính, tiêu đề phụ, tóm tắt và câu hỏi cuối bài.

Đây là điều quan trọng để tiếp thu thông tin nhanh nhất. Chỉ mất tầm 1 phút, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về những kiến thức sắp học. Tôi gọi đây là quá trình “dự đoán” – hãy đoán trước những gì mình sắp tiếp thu sẽ giúp quá trình tiếp thu diễn ra nhanh nhất. Đây được gọi là cách học chủ động.

Vì sao nó hiệu quả?

Hãy nhớ lại tiết ngữ văn, giáo viên luôn khuyên rằng “để viết được bài văn hay nhất, các em phải lên dàn ý – mở bài – thân bài – kết bài và các luận điểm chính”. Khi tôi viết bài viết này cũng vậy, làm sao để các bạn dễ tiếp thu nhất tôi cũng viết ra dàn ý của bài viết gồm các bước. Bởi vì thế, khi các bạn đọc ý chính tức là các bạn đang đi theo suy nghĩ của người viết. Đây là cách mà ít giáo viên nói cho bạn biết phải không?

Cách trên cũng trả lời cho câu hỏi “Làm sao để đọc sách hiệu quả?”. Tôi sẽ nói rất nhanh bởi vì nó không cùng chủ đề cho lắm (tôi là thánh lan man, nhưng tôi biết mình viết mọi thứ luôn muốn mang lại điều tuyệt vời nhất cho bạn). Khi bạn đọc bài viết của tôi hướng dẫn về cách học giỏi, các phương pháp học tập. Bạn có nhận ra, có rất nhiều bài học về cuộc sống, tìm đam mê, làm người, kiến tạo tuổi trẻ ở trong đó. Đấy là lý do tôi khác biệt, và tôi muốn giữ lại nó trong cách hành văn của mình.

Đọc sách hiệu quả:

  • Đọc tiêu đề.
  • Đọc lời tựa.
  • Đọc các mục chính.
  • Đọc phần tóm tắt các chương.
  • Trước khi đọc hãy tự hỏi bản thân “mình sẽ học được gì từ chương này, từ cuốn sách này”

Ví dụ tiêu đề của chương là “đặt mục tiêu”, tôi sẽ tự động có các dự đoán như “ À ở chương này có thể nói về lý do, dẫn chứng, và từng bước đặt mục tiêu. Sau khi mình đọc xong mình sẽ biết cách đặt mục tiêu hiệu quả. Cũng tuyệt vời đấy, mình sẽ đọc nó”

Tương tự như vậy, chưa đọc mà bạn biết mình sẽ nhận được gì qua tiêu đề chính rồi. Một ý tưởng cách mạng chứ?

Thứ hai, đọc lướt nội dung và dùng bút đánh dấu.

Hãy đánh dấu vào nội dung chính nhé! Làm sao biết đó là nội dung chính?  Những nội dung có liên quan đến phần 1 (tiêu đề, trong phần tóm tắt, trả lời cho câu hỏi cuối bài) đó là những điều bạn cần lưu ý.

bạn cứ chăm chỉ là đc thôi , ôn các dạng bài mà bạn chưa thành thạo , học tiếp các bài mới và làm đi làm lại cho thuộc thì bạn sẽ học tốt hơn đấy (mình cũng kém toán lắm nhưng giờ thfi mình đỡ hơn rồi)

6 tháng 12 2021

Bước 1: Nghe cô giáo giảng bài

Bước 2: Xin phép cô giảng lại ( nếu ko hiểu )

Bước 3 : Học thuộc lý thuyết

Bước 4 : Vẽ sơ đồ tư duy

Bước 5 : Làm bài thực hành

Bước 6 : Nhẩm lại dạng toán đã học trước khi đi ngủ

Bước 7 : Xem lại sơ đồ tư duy khi mới ngủ dậy

Vậy là học tốt rồi nha, trong suốt những năm qua mik đều sử dụng phương pháp này đó!

12 tháng 10 2021

Vì \(Ư\left(36\right)=\left\{1;2;3;4;6;9;12;18;36\right\}\) 

Mà số hs mỗi nhóm lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10 nên có thể chia thành 6 hoặc 9 nhóm

26 tháng 3 2021

Phần 1. Hiểu các khái niệm vật lý cơ bản

  1. Học thuộc các hằng số cơ bản. Trong vật lý, một số lực như lực tạo ra gia tốc trọng trường là các hằng số toán học phân bổ chung. Đây đơn giản là cách lý tưởng để nói rằng các lực này thường có giá trị không đổi bất kể vị trí và cách thức tác dụng của chúng. Bạn nên học thuộc các hằng số phổ biến (và đơn vị của chúng) — người ta thường không cung cấp các giá trị này trong bài kiểm tra. Dưới đây là một vài hằng số thường được dùng nhất trong vật lý:

    • Gia tốc trọng trường: 9,81 m/s2
    • Tốc độ ánh sáng: 3 × 108 m/s
    • Hằng số khí lý tưởng: 8,32 J/(mol × Kelvin)
    • Hằng số Avogadro: 6,02 × 1023/mol
    • Hằng số Planck: 6,63 × 10-34 J × s
  2. Học thuộc các phương trình cơ bản. Trong vật lý, người ta dùng phương trình để mô tả mối quan hệ giữa các lực khác nhau trong vũ trụ. Một số phương trình rất đơn giản, trong khi số khác thì cực kỳ phức tạp. Bạn nên ghi nhớ các phương trình đơn giản nhất và học cách sử dụng chúng để có thể giải các bài tập đơn giản lẫn phức tạp. Ngay cả những bài tập khó và rắc rối vẫn có thể giải bằng nhiều phương trình đơn giản hoặc biến đổi các phương trình này cho phù hợp với bài toán. Học các phương trình cơ bản trong vật lý là việc rất dễ, và khi bạn gặp các bài tập phức tạp thì ít nhất sẽ hiểu được một phần nếu đã nắm vững các phương trình này. Một số phương trình quan trọng nhất là:[1]

    • Vận tốc = Quãng đường/Thời gian chuyển động (dx/dt)
    • Gia tốc = Độ thay đổi vận tốc/Thời gian thay đổi vận tốc
    • Vận tốc hiện tại = Vận tốc ban đầu + (Gia tốc × thời gian)
    • Lực = Khối lượng × gia tốc
    • Động năng = (1/2)Khối lượng × vận tốc2
    • Công = Độ dịch chuyển × lực
    • Công suất = Công sinh ra/Thời gian
    • Động lượng = Khối lượng × vận tốc
  3. Tìm hiểu nguồn gốc của các phương trình cơ bản. Học thuộc các phương trình cơ bản là một chuyện — nhưng hiểu vì sao có các phương trình này lại là chuyện khác. Nếu có thể thì bạn nên tìm hiểu cách thành lập từng phương trình vật lý cơ bản. Việc này sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa các phương trình và có thể giải các bài tập một cách linh hoạt hơn. Vì bạn hiểu rõ cách "vận hành" của các phương trình nên có thể sử dụng chúng hiệu quả hơn so với việc chỉ học thuộc lòng các chuỗi ký tự một cách máy móc.

    • Ví dụ, hãy xem phương trình đơn giản sau: Gia tốc = Độ thay đổi vận tốc/Thời gian thay đổi vận tốc = Delta(v)/Delta(t). Gia tốc là lực khiến vận tốc của vật thay đổi. Nếu một vật có vận tốc ban đầu là v0 tại thời điểm t0 và có vận tốc cuối cùng là v tại thời điểm t, ta có thể nói vật đó đã tăng tốc từ v0 đến v. Gia tốc không phải là đại lượng tức thời — bất kể sự việc diễn ra nhanh thế nào, sẽ có độ chênh lệch thời gian từ lúc vật bắt đầu chuyển động ở vận tốc ban đầu đến khi nó đạt vận tốc cuối cùng. Vì vậy, a = (v - v0/t - t0) = Delta(v)/Delta(t).
  4. Học các kỹ năng toán học cần thiết để giải toán vật lý. Toán học thường được xem là "ngôn ngữ của vật lý". Thông thạo những kiến thức cơ bản của toán học là cách rất tốt để nâng cao khả năng giải các bài tập vật lý. Một số phương trình vật lý phức tạp yêu cầu bạn phải có các kỹ năng toán đặc biệt để giải (như tính đạo hàm và tích phân). Dưới đây là một số chủ đề toán học có thể giúp bạn giải toán vật lý (sắp xếp theo độ phức tạp):

    • Tiền đại số và đại số (đối với phương trình cơ bản và các bài tập "tìm đại lượng chưa biết")
    • Lượng giác (đối với sơ đồ lực, bài toán quay tròn và các hệ nghiêng)
    • Hình học (đối với các bài tập về diện tích, thể tích, v.v...)
    • Tiền giải tích và giải tích (để tính đạo hàm và tích phân của các phương trình vật lý — chủ đề vật lý cao cấp)
    • Đại số tuyến tính (đối với các phép tính chứa vectơ – thường là các chủ đề vật lý cao cấp)

Phần 2. Sử dụng chiến thuật tập trung lấy điểm

  1. Tập trung vào thông tin quan trọng của mỗi bài toán. Các bài tập vật lý thường có "thông tin thừa" — thông tin không cần thiết cho việc giải bài tập đó. Khi đọc đề bài, bạn cần phân biệt các thông tin được cung cấp, sau đó xác định mục tiêu bạn cần tìm là gì. Viết ra các phương trình cần sử dụng cho bài tập, sau đó gán từng mẩu thông tin được cung cấp vào các biến số phù hợp. Bỏ qua các thông tin không cần thiết vì nó làm mất thời gian và khiến bạn khó nhận ra cách giải đúng.

    • Ví dụ, giả sử chúng ta cần tìm gia tốc của một chiếc xe ôtô khi vận tốc của nó thay đổi sau thời gian 2 giây. Nếu xe cân nặng 1.000 kg, bắt đầu chạy với vận tốc 9m/s và vận tốc cuối cùng là 22 m/s, chúng ta có thể nói v0 = 9 m/s, v = 22 m/s, m = 1.000 kg, t = 2 s. Như đã đề cập, phương trình gia tốc là a = (v - v0/t - t0). Lưu ý là phương trình này không có khối lượng, do đó chúng ta có thể bỏ qua thông tin về khối lượng của xe là 1.000 kg.
    • Vì vậy, phương trình được giải như sau: a = (v - v0/t - t0) = ((22 - 9)/(2 - 0)) = (13/2) = 6,5 m/s2
  2. Sử dụng đúng đơn vị cho từng bài tập. Bạn sẽ dễ dàng mất điểm nếu quên viết đơn vị hoặc dùng sai đơn vị. Để nhận đủ điểm cho bài làm, bạn phải nhớ viết đúng đơn vị cho đáp án. Dưới đây là một số đơn vị của các đại lượng vật lý thường được sử dụng nhất — theo nguyên tắc chung, các bài tập vật lý hầu như luôn luôn sử dụng hệ đo lường mét/SI:

    • Khối lượng: Gam hay kilogam
    • Lực: Newton
    • Vận tốc: mét/giây (đôi khi kilomét/giờ)
    • Gia tốc: mét/giây2
    • Năng lượng/Công: Joul hay kilojoul
    • Công suất: Watt
  3. Đừng quên các chi tiết nhỏ (như ma sát, lực kéo v.v...). Các bài tập vật lý thường mô phỏng theo tình huống thực tế, nhưng chúng đơn giản hóa cách vận hành thực tế của sự vật để bạn dễ hiểu tình huống đó hơn. Đôi khi họ đơn giản hóa hay chủ ý loại bỏ các lực có thể làm thay đổi kết quả của bài tập (ví dụ như lực ma sát). Tuy nhiên, không phải mọi bài tập đều như vậy. Nếu đề bài không nói rõ đã loại bỏ các chi tiết nhỏ này và bạn có đủ thông tin để tính đến chúng trong đáp án, hãy xem xét các lực này để có đáp án chính xác nhất.

    • Ví dụ, giả sử bài tập yêu cầu tìm gia tốc của một khối gỗ nặng 5 kg trượt trên mặt sàn phẳng nếu nó được đẩy với lực 50 newton. Vì F = m × a nên dường như bạn có thể dễ dàng giải phương trình 50 = 5 × a để tìm đáp án. Tuy nhiên, trên thực tế, lực ma sát sẽ chống lại chuyển động của vật và giảm đáng kể lực đẩy tác dụng lên vật. Bỏ qua lực ma sát sẽ dẫn đến kết quả là khối gỗ tăng tốc nhanh hơn thực tế một chút.
  4. Kiểm tra kỹ đáp án. Một bài tập vật lý ở mức độ trung bình đến khó có thể bao gồm nhiều phép toán. Sai sót xảy ra ở bất kì bước nào có thể khiến đáp án sai, do đó bạn phải chú ý kỹ các phép toán khi giải. Nếu có thời gian bạn nên kiểm tra kỹ đáp án để đảm bảo các phép toán được tính đúng

    • Mặc dù giải lại là một cách kiểm tra các phép toán, nhưng bạn cũng nên dùng trực giác đánh giá mối tương quan giữa bài tập đó và thực tế để kiểm tra đáp án. Ví dụ, nếu bạn đang tìm động lượng (khối lượng × vận tốc) của một vật di chuyển về phía trước, đáp án sẽ không thể là số âm vì khối lượng là số dương và vận tốc chỉ mang giá trị âm nếu vật di chuyển theo hướng "âm" (nghĩa là ngược lại hướng về "phía trước" trong tọa độ tham chiếu). Do đó nếu đáp án là số âm thì có lẽ bạn đã làm sai phép tính nào đó trong quá trình giải.

Phần 3. Tập trung học trong giờ vật lý

  1. Xem trước bài học trước khi đến lớp. Lý tưởng nhất là bạn nên có sự chuẩn bị để tránh bị lúng túng với các khái niệm vật lý mới trong lớp. Bạn nên xem trước bài học trong sách giáo khoa trước khi đến lớp vào ngày hôm sau. Tránh tập trung vào khía cạnh toán học của chủ đề vật lý — giai đoạn này bạn nên cố gắng nắm bắt các khái niệm chung và hiểu những gì giáo viên nói. Điều này sẽ tạo nền tảng kiến thức vững chắc để từ đó bạn có thể áp dụng các kỹ năng toán học sẽ được học trong lớp.

  2. Tập trung trong giờ học. Trong giờ học, giáo viên sẽ giảng các khái niệm mà bạn đã xem trước ở nhà và giải thích những vấn đề bạn chưa hiểu rõ. Ghi chép và đặt nhiều câu hỏi. Có thể giáo viên sẽ đi lướt qua vấn đề toán học của chủ đề vật lý. Nếu họ làm như vậy, bạn phải cố gắng nắm ý chính của "điều họ đang giảng" cho dù không nhớ chính xác cách tính đạo hàm của phương trình — rèn luyện được cách "nghe" giảng này là rất tốt.

    • Nếu bạn còn câu hỏi vương vấn trong đầu sau giờ học, hãy trao đổi với giáo viên. Cố gắng đặt câu hỏi càng cụ thể càng tốt — điều này cho thấy bạn đã lắng nghe giáo viên giảng bài. Nếu giáo viên không bận, có thể họ sẽ lên lịch hẹn để giảng lại bài cho bạn và giúp bạn hiểu vấn đề.
    • Bạn có thể hỏi xem giáo viên có cho phép bạn ghi âm lại bài giảng để nghe lại không. Nhờ đó, bạn cũng có thể nhờ thầy cô làm rõ nếu có gì đó khó hiểu sau khi đã nghe lại bài giảng.
  3. Xem lại các ghi chép ở nhà. Để hoàn thành việc học và có kiến thức vật lý đầy đủ hơn, bạn nên dành thời gian xem lại các ghi chép ở nhà ngay khi có cơ hội. Thói quen này sẽ giúp bạn nhớ các kiến thức đã học trên lớp. Trì hoãn xem lại bài càng lâu thì bạn càng khó nhớ những gì đã nghe, và các khái niệm đó dường như "xa lạ" hơn, do đó bạn phải chủ động củng cố kiến thức bằng cách xem lại các ghi chép ở nhà.

  4. Giải bài tập luyện tập. Cũng như toán học, viết văn hay lập trình máy tính, giải toán vật lý là một kỹ năng tư duy. Bạn sử dụng kỹ năng này càng nhiều thì sẽ càng thành thạo hơn. Nếu gặp khó khăn với vật lý thì bạn nên giải thật nhiều bài tập. Việc này không chỉ giúp bạn chuẩn bị cho các kỳ thi, mà bạn có thể hiểu các khái niệm rõ hơn trong quá trình giải bài tập.

    • Nếu bạn không hài lòng với điểm số của môn vật lý, đừng chỉ luyện tập với các bài tập về nhà được giáo viên cho. Hãy cố gắng giải các bài tập khó hơn mà bình thường bạn sẽ không gặp — đó có thể là các bài tập trong sách giáo khoa không được giao về nhà, bài tập miễn phí trên internet, hoặc trong các sách bài tập vật lý (bán ở tiệm sách).
  5. Sử dụng nguồn lực hỗ trợ sẵn có. Bạn không nhất thiết phải một mình vượt qua một khóa học vật lý khó — tùy vào điều kiện học tập, có rất nhiều cách để bạn tìm sự hỗ trợ. Tìm kiếm và sử dụng bất kì nguồn tài nguyên nào cần thiết để bạn có thể hiểu vật lý rõ hơn. Mặc dù một số nguồn tài nguyên học tập yêu cầu phải trả phí, nhưng đa số các sinh viên đều có ít nhất vài lựa chọn miễn phí và dễ dàng tiếp cận. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn có thể tìm sự hỗ trợ học vật lý:

    • Giáo viên (hẹn gặp sau giờ học)
    • Bạn bè (học nhóm hay cùng làm bài tập về nhà)
    • Gia sư (tự thuê hoặc được trường học cung cấp theo chương trình đào tạo)
    • Tài nguyên do bên thứ ba cung cấp (như sách bài tập vật lý, các trang web như Khan Academy, v.v...)
26 tháng 3 2021

mk chăm học là dc

10 tháng 10 2018

cậu có thể đọc thêm sách trên lớp lắng nghe thầy cô giáo giảng về nhà lm bt đầy đủ

10 tháng 10 2018

Chăm nghe giảng, bài nảo chưa hiểu thì hỏi người học tốt, luyện thật nhiều bài tập...(tùy vào ý kiến đóng góp của mn nha)

Chúc bn học tốt

1 tháng 3 2022

lập acc mới

1 tháng 3 2022

kkk ko biết:))

hỏi tí thôi  

4 tháng 3 2022

chắc làm cảnh, tôi có 12 coin thôi

11 tháng 4 2022

Mik bấm vào ko thấy ghi nhắn tin

11 tháng 4 2022

zô phần lá thư bên góc màn hk

2 tháng 6 2021

Mn cố lên ,cùng nhau chống dịch bênh để đi học nha <3

2 tháng 6 2021

Mik cảm ơn bn ạ