K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục, tình hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức của HS là khá nghiêm trọng. Có đến 8% HS tiểu học thực hiện hành vi quay cóp trong thi cử và tỉ lệ gia tăng ở các cấp học trên: HS THCS là 55% và HS THPT là 60%. Hành vi nói dối cha mẹ cũng gia tăng theo cấp học: tiểu học là 22%, trung học cơ sở là 50%, trung học phổ thông là 64% (Trần Hữu Quang, 2012). Vì thế, nhận xét của hai tác giả Đặng Văn Chương và Trần Đình Hùng (2012) làm cho những ai có trách nhiệm phải suy ngẫm: “Càng học lên cao thì số HS, sinh viên vi phạm đạo đức càng tăng lên.” Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 1.600 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học trong một năm học, tính trên phạm vi toàn quốc, trung bình xảy ra khoảng 5 vụ/ngày (Mai Chi, 2017).
Nghiên cứu của tác giả Lê Duy Hùng (2013) về đạo đức của HS tại ba trường THPT tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ HS vi phạm các chuẩn mực đạo đức là không nhỏ. Hành vi vi phạm phổ biến nhất là: chửi thề, chửi bậy; gây gổ, đánh nhau; trốn học, bỏ giờ và gian lận trong thi cử. Tỉ lệ 50% HS được khảo sát cho biết thỉnh thoảng có chửi thề và 12% thường xuyên có những hành vi đó. Tình trạng báo động HS gây gổ đánh nhau, trong đó không chỉ có HS nam mà còn có cả HS nữ. Một tỉ lệ đáng kể (34,2% HS) cho biết là thỉnh thoảng có thực hiện hành vi gây gổ, đánh nhau. Bên cạnh đó, hành vi bỏ giờ, trốn học cũng trở thành phổ biến. Có đến 26,7 % HS được khảo sát thừa nhận thỉnh thoảng và 7,5% cho biết là thường xuyên.
Khảo sát về thực trạng đạo đức của HS tại 5 trường THCS tại TP. Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Thi (2017) cũng đã có một thống kê về hàng loạt hành vi vi phạm đạo đức như: vi phạm quy chế thi cử, gây gổ đánh nhau, bỏ giờ trốn học, trộm cắp, thiếu tôn trọng thầy cô, …
Tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận giới trẻ nói chung và HS nói riêng không chỉ là kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và theo dõi phản ánh của giới truyền thông, trong Văn kiện Đại hội Đảng khóa X (Đảng CSVN, 2006), Đảng ta cũng đã nhận định “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong giới trẻ”.

27 tháng 2 2020

vô cảm lan rộng gây nhiều tác hại cho cộng đồng, phản lại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi người đều tìm cách kiếm được nhiều tiền, điều này là chính đáng, tuy nhiên một số người đã tôn sùng đồng tiền một cách mù quáng, coi “tiền là trên hết” và tìm mọi thủ đoạn để có nhiều tiền, tạo mọi điều kiện để mặt trái của đồng tiền phát huy. Khi đồng tiền lên ngôi cũng chính là lúc đạo đức xuống cấp.

Tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, chúng ta thường cho đó là do mặt trái của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, có phải mọi sai lầm, sự xuống cấp đạo đức xã hội đều do “mặt trái” của kinh tế thị trường? Hay còn có những nguyên nhân khác bắt nguồn sâu xa từ nền tảng văn hóa đã và đang bị lung lay, từ nhận thức chưa đúng, chưa tới tầm? Điều này cần tiếp tục có sự nghiên cứu thấu đáo để đưa ra lời giải thỏa đáng - bắt đầu từ tầm vĩ mô, từ những nhà hoạch định chính sách.

Kinh tế thị trường có nhiều mặt tích cực nên phát huy, nhưng những mặt tiêu cực của nó cũng cần được nhận diện một cách khách quan và khoa học hơn nữa, để phê phán và khắc phục hữu hiệu. Điều này quả là chúng ta làm chưa tốt, không tốt, thậm chí còn có hiện tượng buông lỏng, thả nổi rất nguy hiểm. Phải thẳng thắn chỉ ra rằng, đạo đức xã hội và kinh tế chưa song hành, đạo đức xã hội chưa bắt kịp sự phát triển của kinh tế có một phần nguyên nhân là do tinh thần “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” của Đại hội XII của Đảng chưa thực sự đi sâu vào đời sống, mặc dù nhiệm vụ xây dựng con người luôn luôn được Đảng đặt lên hàng đầu.

Khi chúng ta xác định: phải bắt đầu từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội, thì cũng có thể hiểu: văn hóa, đạo đức trước tiên là xây dựng con người.

Phải thẳng thắn chỉ ra rằng, đạo đức xã hội và kinh tế chưa song hành, đạo đức xã hội chưa bắt kịp sự phát triển của kinh tế có một phần nguyên nhân là do tinh thần “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” của Đại hội XII của Đảng chưa thực sự đi sâu vào đời sống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Người cũng nói: “Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một đức thì không thành người”. Vì vậy, con người mà chúng ta xây dựng là con người chính trị và đạo đức. Đồng thời, không thể không xem trọng những yếu tố khác góp phần tạo nên con người cụ thể như cá tính, sở thích, ước muốn… của họ. Thời kỳ mới, cần có hệ giá trị chuẩn mực mới về văn hóa, đạo đức cho con người. Đây là vấn đề lớn, rất lớn nhưng ta chưa làm được.

Đạo đức của con người phải là lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, lao động sáng tạo, ham thích học tập, có trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật… Phải gạt bỏ những tập tục không còn phù hợp, đồng thời trân trọng những giá trị tốt đẹp ngàn xưa đã trở thành truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc.

Các chủ thể gia đình, trường học, xã hội đều có trách nhiệm và có khả năng đóng góp vào việc củng cố đạo đức. Mỗi người trước tiên phải là một thành viên tốt trong gia đình và nhà trường, thì sau đó mới trở thành thành viên tốt của xã hội. Những đức tính tốt đẹp cần phải được thấm sâu vào tâm hồn từng người Việt từ tấm bé đến lúc trưởng thành, đó là: “Thờ cha kính mẹ”, “Chị ngã em nâng”, “Anh em như thể chân tay”, “Trên kính dưới nhường”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Một sự nhịn là chín sự lành”, “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Kính thầy yêu bạn”, “Cô giáo là mẹ hiền”, “Kính lão đắc thọ”, “Thấy người hoạn nạn cưu mang/Thấy người già yếu lại càng chăm nom”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật là tất yếu của một xã hội hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, nền tảng đạo đức luôn luôn được coi trọng. Việc xây dựng con người Việt Nam được đặt lên hàng đầu, mà nhiều người trong xã hội trân trọng gọi là “đạo làm người”. Theo đó, con người dù là ở cương vị nào trong xã hội cũng đều phải tu dưỡng, rèn luyện để có phẩm chất tốt đẹp, có đạo đức, nếu không sẽ không làm đúng “đạo làm người”. Cán bộ và đảng viên - những người cộng sản - giữ địa vị càng cao càng cần tu dưỡng, rèn luyện nghiêm cẩn. Đảng ta đã ra Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Theo đó, cấp trên phải nêu gương sáng cho cấp dưới, đảng viên phải nêu gương sáng, làm mực thước cho người khác làm theo.

Cán bộ và đảng viên - những người cộng sản - giữ địa vị càng cao càng cần tu dưỡng, rèn luyện nghiêm cẩn.

Làm được những điều này, chúng ta có cơ sở để tin rằng tình trạng suy thoái đạo đức hiện nay sẽ từng bước được khắc phục. Không hề dễ dàng, không thể nóng vội, nhưng phải kiên quyết, quyết liệt với sự đồng tâm nhất trí của toàn Đảng, toàn dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước pháp quyền do nhân dân làm chủ, chúng ta có cơ sở để tin rằng cái thiện sẽ thắng cái ác, cái tốt sẽ thắng cái xấu, chúng ta sẽ xây dựng thành công một xã hội đạo đức tốt đẹp cùng với nền kinh tế tăng trưởng, phát triển - một xã hội xã hội chủ nghĩa đúng nghĩaKINH TẾ

  • THẾ GIỚI
  • TƯ LIỆU
Trang chủThứ Năm, 27/2/2020VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • Văn hóa
  • |
  • Xã hội
Suy nghĩ về thực trạng đạo đức xã hội hiện nay

(TG) - Có phải mọi sai lầm, sự xuống cấp đạo đức xã hội đều do “mặt trái của kinh tế thị trường”? Hay còn có những nguyên nhân khác bắt nguồn sâu xa từ nền tảng văn hóa đang bị lung lay, từ nhận thức chưa đúng, chưa tới tầm?

(Tranh minh họa)

Một câu nói khá phổ biến phản ánh rất thực tâm trạng của nhiều người chúng ta: “Mong kinh tế như hôm nay, còn đạo đức trở lại như ngày xưa”. Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng đó là điều có thực, như nhiều vị cao niên thường tâm sự: “Thời chiến tranh, thời bao cấp mình thiếu thốn đủ thứ, nhưng rất giàu có về lý tưởng, nhân cách, tình nghĩa, sống thanh thản chứ đâu nhiều bức xúc như thời nay”.

Nói ngắn gọn là đạo đức xã hội nước ta đang xuống cấp - điều làm mọi người không bằng lòng và thường xuyên lo ngại. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội có thể định lượng như gần đây một số trí giả phát biểu: “Đạo đức xuống cấp ở mức đáng báo động!”(1), “Thực trạng xuống cấp của văn hóa, đạo đức xã hội đã ở mức độ nguy hiểm”(2).

Trong vòng một vài năm nay, các phương tiện truyền thông đã nêu lên khá nhiều biểu hiện “chưa từng có” so với trước đây ở xã hội chúng ta - về của sự xuống cấp đạo đức, với chiều hướng ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Trước tiên là lĩnh vực kinh tế. Nhờ vận động theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ bao năm nay, nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước. Nhưng sự xuống cấp về đạo đức thể hiện rất rõ trong lĩnh vực này qua những đại án hình sự và nhiều vụ án kinh tế mà nhiều người chịu sự trừng phạt của pháp luật lại nằm trong “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Đạo đức xã hội xuống cấp còn thể hiện ở những hành vi bạo lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường... đến bạo lực nơi công cộng. Có những người sẵn sàng dùng vũ khí “nóng”, vũ khí “lạnh” để giải quyết các mâu thuẫn trong mọi quan hệ giữa cha mẹ và con, anh chị em, vợ chồng, hàng xóm láng giềng, bạn bè… Nhiều trường hợp dẫn đến kết cục thật thương tâm.

Thói tham lam, ích kỷ, thói 

9 tháng 5 2021
Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương. 
9 tháng 1 2022

     Là một người học sinh, ta cần có ý thức tực học cao và một đạo đức tốt\(^1\). Để có được những đức tính tốt đấy thì cần phải có nhiều yếu tốt như hoàn cảnh sống, môi trường sống\(^2\) ... Nhưng điều quan trọng nhất là ý thứ tự giác, tự rèn luyện\(^3\).Trong học tập muốn học thật giỏi thì ta phải có ý thức tự giác học cao.\(^4\)Ngoài ra ta cần phải rèn luyện bằng cách làm lại bài tập và làm bài tập nhiều.\(^5\)Do đó giúp ta nhận biết được những dạng bài tập đã học, điều đó giúp ta nhớ kiến thức và cách làm bài lâu hơn.\(^6\)Kể cả việc rèn luyện đạo đức cũng cũng rất là cần thiết đặc biệt là đổi với học sinh.\(^7\)Tình trạng học sinh nói bị suy đồi đạo đức hiện nay cũng rất nhiều.\(^8\)Tình trạng suy đồi đạo đức là do phần lớn về việc dậy trẻ và hoàn cảnh sống của người học sinh.\(^9\)Nhưng do đa phần là các phụ hunh không quan tâm khắc khe con cái và quá nông chiều con mình.\(^{10}\)Tuy nhiên không phải mội đứa trẻ hư hỏng nào cũng do gia đình không nuôi dậy tử tế hay hoàn cảnh sống k tốt mà cũng có thế là do tính cách lận sự nhận biết của đứa trẻ đó, nhưng trường hợp này là rất ít.\(^{11}\)Còn trừng hợp sinh ra và lớn lên trong một môi trường không tốt nhưng họ vẫn rất giỏi và ngoan thì t thấy khá nhiều trên báo chí, mangj xã hội...\(^{12}\)Đó tất cả là nhờ vào sự nỗ lưc và tính tự giác của đứa trẻ đó.\(^{13}\)Điều đó chứng tỏ với chúng ta một điều rằng tính tực giác và ý thức rèn luyện của mỗi người đặc biết là người học sinh là một thức kihoong thể thiếu.\(^{14}\)

11 tháng 3 2022

Tới thời điểm hiện tại, Covid-19 vẫn không phải loại virus có tỷ lệ tử vong cao. Nhưng điều khiến Covid-19 nguy hiểm đó là sự lan truyền - tốc độ lây nhanh và khả năng lây lan rộng đến đáng sợ. Và đáng lo ngại hơn nữa, điều mà Covid-19 đe dọa đến thế giới loài người chính là nỗi sợ hãi, hoang mang, bất nhẫn... lan nhanh hơn cả tốc độ của virus sinh học.

Covid-19 là một phép thử về ý thức và là cú tát mạnh mẽ tới loài người - kể cả những con người đã nghĩ rằng mình an toàn giữa sự sa hoa, quyền lực, hay cả những nhóm người cho rằng mình có một đời sống văn mình.

Rõ ràng, Covid-19 là một dịch bệnh không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, giới tính, trình độ, giai cấp, quốc tịch ... n-Covid chỉ bị kiềm chế bởi cách mà người ta đối diện với nó – có ý thức hay không.

Covid-19 cho con người thấy mình nhỏ bé trước Tự Nhiên như thế nào. Ngay cả những quốc gia giàu có nhất cũng trở nên thiếu hiệu quả trước dịch bệnh, ngay cả những con người dày dặn kinh nghiệm và kiến thức y học nhất như cũng trở nên lúng túng... Con người bỗng chốc bị xé toang cái vòng an toàn của mình.

Covid-19 làm cho chúng ta nhận ra bản chất của con người. Sự giàu có không mua được cho bạn ý thức; quốc gia văn minh không sản sinh ra những con người hành xử văn minh; sự trục lợi của những con người sẵn sàng xem thường mạng sống đồng loại; "Fake News" - tin tức giả tràn lan, sự nguy hiểm khôn lường của một thế giới "ảo" nhưng không "ảo"; đến một lúc kim tiền, vật chất... không có giá trị bằng một miếng giấy vệ sinh... . Covid-19 như "tấm gương chiếu yêu" làm lộ ra những phần xấu xa mà chúng ta cố gắng che đậy, tô vẽ trong bao nhiêu năm nay.Bởi thế việc thực hiện quy định 5k là vô cùng quan trọng . Theo em , chúng ta phải chung tay phòng chống dịch bằng việc thực hiện đẩy đủ quy định .

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

8 tháng 9 2021

Em tham khảo:

     Trong cuộc đời học sinh, kỷ niệm về ngày đầu tiên cắp sách đến trường là một kỉ niệm khó quên. Qua văn bản Tôi đi học, Thanh Tịnh đã thể hiện xuất sắc những cảm xúc của ngày đầu đáng nhớ ấy. Trong ngày đầu tiên đi học, nhân vật tôi đã mang trong mình cái cảm giác hồi hộp lo sợ. Cậu bé thấy mọi vật xung quanh mình hình như đang thay đổi, cậu rất lo sợ. Khi bước vào trường cái cảm nhận đầu tiên của cậu là sự ngỡ ngàng ngạc nhiên về quang cảnh của trường mấy ngày trước cậu có đến trường nhưng trông trường chũng chẳng khác nhiều so với mấy nhà trong làng. Nhưng hôm đó cậu thấy trường thật to. Cậu lại càng sợ hãi hơn. Cậu thấy mình như lạc lõng khi đứng trong biển người. Nhưng rồi đến khi vào tới lớp thì cái cảm giác sợ sệt cũng qua đi và cậu bắt đầu thấy tự tin hơn, cậu lạm nhận những vật xung quanh cậu là của riêng mình. Thế là bắt đầu chia tay với thế giới gia đình và bước chân vào một thế giới mới. Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật, không có những đối thoại ồn ào, không có những tình huống cam go quyết liệt. Nhưng chính sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn. Những biến thái tâm lý tinh vi, những dòng văn giản dị giàu cảm xúc, lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này.