K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Vội vàng " là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một tâm hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt " * Làm rõ nhận định trên qua đoạn thơ sau trong bài " vội vàng " ( Xuân Diệu ) Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây...
Đọc tiếp

"Vội vàng " là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một tâm hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt "

* Làm rõ nhận định trên qua đoạn thơ sau trong bài " vội vàng " ( Xuân Diệu )

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Mn giúp mk vs

1
27 tháng 2 2020

a. Bốn câu đầu

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

- Điệp ngữ “Tôi muốn” nhấn mạnh cái tôi khát khao, ước muốn. Đây là cái tôi đặc trưng của văn học lãng mạn 30-45

- Động từ “tắt”, “buộc” mang sắc thái tiêu cực khiến ước muốn của thi nhân có vẻ như phũ phàng. Nhưng nắng và gió là hiện tượng thiên nhiên, không thể điều khiển được nên ta thấy ước muốn không chỉ phũ phàng mà còn phi lí. Cái tôi chủ quan muốn khống chế, chi phối những hiện tượng thiên nhiên vĩnh hằng.

- Ở câu 2 và 4 xuất hiện từ ‘cho” và “đừng” được điệp lại, có sắc thái như van nài, khẩn khoản. Nhà thơ sợ rằng nắng làm màu nhạt mất, gió làm hương đời bay xa. Hỏ ra, đằng sau ước muốn có vẻ phũ phàng, vô lí kia là tấm lòng của một thi nhân yêu say đắm cuộc sống, yêu vô cùng những màu sắc, hương thơm của cuộc đời; và muốn nâng niu, trân trọng, gìn giữ nó trong vòng tay.

=> Ước muốn thiết tha của niềm yêu. (Thiết tha đến độ nghe có vẻ phi lí)

b. 7 câu tiếp: Bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống nơi trần thế

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đòng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.”

* Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân trần thế:

- Điệp ngữ “của” -> tạo sự liền mạch trong hình tượng thơ với bốn câu thơ trên.

- Điệp ngữ “này đây”

-> cảm giác hân hoan, vui sướng vô ngần của thi nhân.

-> sự giàu có, phong phú đến mức say đắm của cuộc đời.

=> cả xúc cảm chủ quan và cả cảnh vật cuộc đời khách quan được khắc họa.

- “này đây” là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời ở ngay trước mắt, ngay trong lúc này. -> cuộc sống tươi đẹp hiện hữu ở cả thời gian và không gian.

- Căng mở các giác quan, cảm nhận được vẻ đẹp toàn vị, cả hương vị và thanh sắc của cuộc đời: có vị ngọt; hương thơm, màu sắc; dáng hình uyển chuyển; âm thanh tình tứ; ánh sáng…

-> Mỗi ngày như một bữa tiệc thịnh soạn được bày ra, mời gọi, mang niềm vui đến cho mọi nhà.

=> Quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu: Cuộc sống xung quanh chúng ta đẹp vô cùng. Xuân Diệu tìm vẻ đẹp của cuộc đời không ở đâu xa mà ở ngay cõi trần gian, ngay bên cạnh mình.

* Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân tình yêu: (tất cả được nhìn qua lăng kính của tình yêu)

- Khu vườn xuân đã biến thành khu vườn yêu, khu vườn hạnh phúc. Trong khu vườn ấy có:

+ Cặp đôi “ong” – “bướm” trong “tuần tháng mật” yêu đương hạnh phúc. “tuần tháng mật” mang nghĩa đen là mật ngọt của thiên nhiên hoa trái. Nó gợi đến “tuần trăng mật” của đời người. Hình như với Xuân Diệu, thời gian của đời người lúc nào cũng là tuần trăng mật, lúc nào cũng ngọt ngào, lúc nào cũng đầy mê đắm.

+ “Hoa” của “đồng nội xanh rì” -> trên đồng ruộng xanh mênh mông là hoa sặc sỡ, rực rỡ.

+ “Lá” của “cành tơ” -> điệp phụ âm “ph” trong từ láy “phơ phất”, điệp âm “ơ” trong cụm từ “tơ phơ”, nhiều thanh bằng trong cụm “cành tơ phơ phất” gợi hình ảnh những lá mềm mại, non tơ, phơ phất đung đưa trong gió. Có một cái gì đó vừa đẹp vừa mong manh. Cái đẹp khiến người ta mê đắm, cái mong manh khiến người ta trân trọng, nâng niu, giữ gìn.

+ “Yến anh” với “khúc tình si”: tiếng hót của chim chóc được XD khái quát trong hình tượng “yến anh” – là chim yến và chim oanh – coi là biểu tượng của lứa đôi, hạnh phúc. Tiếng hót được cảm nhận là “khúc tình si” say đắm.

+ “ánh sáng chớp hàng mi – thần Vui thường gõ cửa”: Xuân Diệu quan niệm con người là chuẩn mực của cái đẹp. Ánh sáng là ánh sáng buổi sớm. Ánh dương buổi sớm ấy hình như không phải tỏa ra từ thiên nhiên mà tỏa ra từ sau cái chớp mắt của thiếu nữ. Sau cái chớp mắt ấy, ánh sáng tỏa ra muôn nơi, chan chứa khắp thế gian. Vì thế, nhà thơ đón mỗi buổi sáng như đón thần Vui gõ cửa. cái thúc giục bên ngoài và tâm trạng bồn chồn bên trong chính là xúc cảm của niềm yêu. Niềm yêu của một nhà thơ không muốn bỏ lỡ dù chỉ là một khoảnh khắc của ngày mới.

=> Từ thi nhân trước khu vườn mùa xuân trần thế đã biến thành người tình nhân say đắm trong khu vườn mùa xuân tình yêu.

- Khái quát lại “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

+ Nhịp ngắt 3/5, trọng tâm của câu thơ rơi vào chữ “ngon”, tô đậm cảm giác tận hưởng bằng vị giác. Tháng giêng là tháng đầu tiên của mùa xuân, vì thế nó có thể coi là hoán dụ cho mùa xuân nhưng mùa xuân cũng lại gợi đến một ẩn dụ cho tuổi trẻ của đời người. Như vậy, tháng giêng ngon, mùa xuân tuyệt vời và tuổi trẻ cũng thật tuyệt vời.

+ Hình ảnh so sánh lạ (phép tương giao, cảm quan tương ứng học theo thơ phương Tây: cho rằng vạn vật trên thế giới đều liên quan đến nhau). Nếu “tháng giêng” là sự căng mọng, đẹp tươi nhất của mùa xuân thì “cặp môi gần” là sự căng mọng, đẹp tươi nhất của tuổi trẻ.

Với định ngữ “gần”, thấy cuộc đời không xa xôi mà ngay gần cạnh, không xa xôi mà ngay ở đây, ngay lúc này.

+ Biện pháp chuyển đổi cảm giác: “tháng giêng” là khái niệm vô hình, trừu tượng -> “ngon như cặp môi gần” : hữu hình cụ thể, có thể cảm nhận bằng vị giác => cảm nhận, hưởng thụ vẻ đẹp của mùa xuân một cách rõ nét, trọn vẹn hơn.

+ Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ, tiến bộ: Con người mới là chuẩn điểm của cái đẹp.

3 tháng 3 2019

'' Vội vàng'' là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là tuổi trẻ. Quan niệm sống mới mẻ này được nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ - Xuân Diệu dành tặng cho chúng ta trong bài thơ cùng tên '' Vội Vàng''.
Nhà thơ muốn sống vội vàng theo cách riêng của chính ông. Đó là một quan niệm hết sức mới mẻ. Sống vội vàng không có nghĩa là đi lướt qua mọi thứ mà là biết quý trọng thời gian, làm những việc có ích. Ông biết rằng thời gian không bao giờ ngừng trôi, đó không phải là thời gian tuần hoàn mà là thời gian tuyến tính, một đi không trở lại. Thời gian vẫn lạnh lùng như vậy, mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Ông cảm nhận sâu sắc một nghịch lý trớ trêu khi lòng người mơ ước, khát khao thật nhiều còn những gì nhận được từ cuộc đời lại quá ít ỏi, nhỏ bé. Nhưng ông không chịu khuất phục trước cuộc đời, mà ông đã làm, và để lại những lời khuyên chân thành, thấm thía đánh vào tư tưởng của chúng ta, thúc giục chúng ta: PHẢI SỐNG KHÁC NGAY HÔM NAY.
Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu rất táo bạo. Nhà thơ yêu đời, yêu cuộc sống đến mức muốn tận hưởng tối đa cuộc đời. Đó là những ham muốn hoang tưởng được giữ mãi thanh sắc, vẻ đẹp cho đời:
'' Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi''
Sống là tận hưởng và cũng là sự vội vàng. Vội vàng để không phí hoài thời gian, tuổi trẻ. Vội vàng để những ham muốn trở nên mãnh liệt hơn. Vội vàng để nhận ra '' Mình nên làm gì ?
Hãy tranh thủ khi ta còn trẻ để làm những gì mình muốn, thực hiện những ước mơ mà mình khao khát, cống hiến hết sức mình cho xã hội khi còn đủ sức, cháy hết mình cho thỏa cuộc đời, để khi về già sẽ không còn gì là hối hận. Hãy tận hưởng niềm vui trần thế, cảm nhận những gì tinh tế nhất của đất trời. Và :
'' Khi còn trẻ hãy ngủ ít thôi vì khi về già, bạn có nhiều thời gian để ngủ !'' Tại sao chúng ta phải sống châm lại trong khi thời gian đang ngày ngày trôi đi rất nhanh. Hãy sống nhanh lên, thưởng thức cái nắng nhè nhẹ buổi sáng, cơn gió man mát giữa trưa hè, hãy cảm nhận tình yêu ngọt ngào '' cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng''. Đừng để mình lùi lại dần với thời gian! Thời gian rồi cũng sẽ qua đi và chẳng ai thay đổi được quá khứ !
Sống vội vàng không có nghĩa là làm việc thật nhanh để mọi thứ rối tung lên mà là làm việc có hiệu quả từ những cảm nhận nhận tinh tế nhất. Để niềm vui thấm vào từng tế bào của chúng ta. Làm cho cuộc đời không trở nên hối tiếc. Nhưng đừng quá vội vàng, vì ta có thể bỏ lỡ rất nhiều thứ, sống thật nhanh, yêu thật sâu, cười thật tươi và lạc quan thật nhiều nhưng thỉnh thoảng hãy lắng lại để suy nghĩ về cuộc đời, những mảnh ghép của cuộc sống, những người thân yêu nhất. Đó không phải là sống chậm mà để nhìn lại những gì mình đã làm. Nó làm cuộc sống có ý nghĩa hơn, và rồi sau đó lại cứ cháy hết mình cho tuổi trẻ vẫn không muộn.
Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu thật sự là lời khuyên quý báu. Nhà thơ cho chúng ta trải nghiệm về cuộc sống, về tuổi trẻ, cho chúng ta thấy mọi vẻ đẹp của cuộc đời và ý nói:'' Nếu chúng ta không biết quý trọng nó khi còn đủ sức thì chúng ta sẽ phải nuối tiếc mãi mãi. Vì trong hiện tại đã chứa đựng quá khứ, trong vẻ đẹp đã chứ đựng sự tàn phai, và tuổi trẻ chỉ có một lần, không quay lại. Hãy biết quý trọng tuổi trẻ, độ đẹp nhất của một đời người. Những lời khuyên ''sống như thế nào'' sẽ mãi theo chúng ta trên con đường đời. ''Nhà thơ của tình yêu'' đã đánh thức tâm hồn chúng ta, khơi dậy sự tự tin, lòng nhiệt huyết tuổi trẻ bằng giọng yêu đời thâm thía:
- Hãy yêu cuộc sống mà chính ta đang theo đuổi.
Đừng bao giờ nói câu không thể mà hãy sống khác mỗi ngày !


Sống vội vàng là sống như thế nào ?
tháng giêng ngon như một cặp môi gần tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

tháng giêng ngon như một cặp môi gần
tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
nhà thơ cuồng nhiệt đến phát điên

sống....là cảm nhận và tư tưởng....

4 tháng 3 2019

-Mở bài: nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu chủ đề mình muốn nói (vội vàng" là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ, của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt"

-Thân bài: phân tích bài thơ Vội vàng (đồng thời phải diễn giải, dẫn chứng cho chủ đề là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ, của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt...

-Kết bài: Kết luận bài thơ và đồng cảm với nhà thơ về quan niệm sống, tuổi trẻ...

“Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã nhữngniềm vui được đùa chơi của con trẻ . Thế rồi một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừnglên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp đẽ nhất. Ánh sáng từ que diêm đã toả ravầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô - en”, như đem đến cho em một thiênđường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng...
Đọc tiếp

“Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những
niềm vui được đùa chơi của con trẻ . Thế rồi một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng
lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp đẽ nhất. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra
vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô - en”, như đem đến cho em một thiên
đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất
nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Nhưng trớ trêu và
nghiệt ngã thay, tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm
tay vào!Bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới.
Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp
phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết…”
tình thái từ là gì ??

0
Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặnglẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít,muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồngnàn, tha thiết. Nhưng sự sống muôn hình thức mà trong những hình thức nhỏ nhặt thườnglại ẩn náu một nguồn sống dồi dào. Không cần phải...
Đọc tiếp

Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng
lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít,
muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng
nàn, tha thiết. Nhưng sự sống muôn hình thức mà trong những hình thức nhỏ nhặt thường
lại ẩn náu một nguồn sống dồi dào. Không cần phải là con hổ ngự trị trên rừng xanh, không
cần phải là con chim đại bàng bay một làn chín vạn dặm mới là sống. Sự bồng bột Xuân
Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi. Sau khi
đọc đi đọc lại nhà thơ có tâm hồn phức tạp này, sau khi đã tìm kiếm Xuân Diệu hoài, tôi
thấy đây mới thực là Xuân Diệu.
(Trích Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 2000)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhận định điều gì về nhà thơ Xuân Diệu?
Câu 3. Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: Sau khi đọc đi đọc lại nhà thơ có
tâm hồn phức tạp này, sau khi đã tìm kiếm Xuân Diệu hoài, tôi thấy đây mới thực là Xuân
Diệu.
Câu 4. Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn trích.

2
15 tháng 5 2021

......

 

8 tháng 6 2021

Câu 1: Nghị Luận

Câu 2: Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết.

Câu 3: Tìm hiểu được con người Xuân Diệu, nghĩa tình thái ''cảm thấy thật là Xuân''- là sự cảm nhận, đánh giá về con người của Xuân Diệu thật là Xuân

LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

3 tháng 1 2017

Hay quá! Bạn tự viết à?

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

19 tháng 5 2016
-Về Chính trị: Thay thế các võ quan nhà Trần bằng những người thân cận. Đổi tên các đơn vị hành chính và quy định cách làm việc của chính quyền các cấp- Về Kinh tế: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng- Về Xã hội: Ban hành chính sách hạn nô, cứu đói và chữa bệnh cho nhân dân.- Về Văn hóa và giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục, dịch chữ Hán ra chữ Nôm và bắt buộc phải học.- Về Quân sự: Thực hiện một số biện pháp tăng cường quân sự và quốc phòng.
19 tháng 5 2016

  Trước những yêu cầu khách quan của xã hội thời Trần  với mong muốn cứu vãng tình thế Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị quân sự, kinh tế -xã hội và văn- hóa giáo dục….

 

 

 

1. Trên lĩnh vực chính trị- quân sự :

Hồ Quý Ly đã cho cải tổ lại bộ máy chỉ huy quân sự lúc bấy giờ:tổ chức các kì thi xác hạch nhân tài, tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội  như đưa vào đội ngũ những người khỏe mạnh và giảm bớt người yếu

Năm 1375 Hồ Quý Ly đã đề nghị “chọn các viên quan  người nào có tài năng luyện tập võ nghệ thông hiểu thao lược thì không cử là tôn thất, đều cho làm tương coi quân”

Năm 1397 thay đổi một số lộ trấn trấn và  quy định về cơ chế làm việc: “lộ coi phủ,phủ coi châu, châu coi huyện”.

Hồ Quý Ly cho xây dựng một kinh thành ở An Tôn (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa) còn gọi là Thành Nhà Hồ

Tăng cường củng cố  sức mạnh quân sự quốc phòng  Hồ Quý Ly đã cho cải tiến các loại vũ khí tiêu biểu là Hồ Nguyên Trừng (con của Hồ Quý Ly ) đã chế tạo ra súng thần cơ, thuyền chiến cổ lâu đi biển.

Hồ Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội nhân , đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống nhân dân và tình hình quan lại để thăng giáng cho hợp lý (năm1400).

2. Trên lĩnh vực tài chính- kinh tế và xã hội

2.1 Tài chính:   

      Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy thu hồi hết các loại tiền đồng gọi là “thông bảo hội sao” có 7 loại hình vẽ khác nhau. Nhà nước quy định làm giả phải tội chết, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền giấy, ai dùng tiền đồng bị bắt cung bị tội như  làm giả. Trước phản ứng của nhân dân, năm 1403 nhà Hồ ban điều luật về tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng và đóng cửa hàng, đặt chức thi giám, ban mẫu về công thước thương đấu.

Năm 1402 Hồ Quý Ly cho định lại thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đánh vào những người có ruộng được chia, còn không phải đóng thuế đinh đó là người không ruộng,trẻ mồ côi, đàn bà góa. Và thuế được đánh theo lũy tiến : người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan..

 

2.2 Về kinh tế :

Hồ Quý Ly đặt  ra phép hạn điền vào năm 1397. Tất cả mọi người từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa:10 mẫu) trừ đại vương và trưởng công chúa. Người nào nhiều ruộng thì được phép lấy ruộng chuột tội còn ruộng thừa thì sung công.

Năm 1398 Hồ Quý Ly đã cho quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất với mục đích là để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền. Những ai có ruộng tư thi phải kê khai rõ số ruộng và phải cắm thẻ ghi tên của mình trên mảnh ruộng đó. Nếu sau 5 năm ruộng nào không có ai nhận  thì nhà nước sung công.

2.3  Về xã hội:

Hồ Quý Ly chú trọng đến phép hạn nô. Năm 1401 Hồ Quý Ly quy định các quan lại , quí tộc theo các phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nông nô nhất định số thừa ra sẽ sung công. Nhà nước đền bù 5 quan tiền cho 1 gia nô trừ loại mới nuôi với gia nô nước ngoài , các gia nô còn lại thị phải ghi dấu hiệu ở trên trán theo tước hiệu của chủ. Cho làm lại sổ hộ và biên hết tên những người từ 2 tuổi trở lên những dân phiêu tán thì không được ghi vào sổ còn các dân kinh thành sống ở các phiên trấn phải trở về quê quán.

Nhà Hồ đã đưa những người có của mà không có ruộng biên vào quân ngũ ở lại trấn giữ lâu đài khi đánh chiếm được vùng đất Hóa Châu đến Cổ Lũy vào năm 1403 và sau đó gọi nhà giàu nộp tâu vào đây.

Nhà Hồ đã cho quan địa phương khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán thóc cho dân đói theo thời giá, khi nạn đói xảy ra năm 1403 đồng thời đặt quản tế thự để chữa bệnh cho nhân dân

3. Trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục :

Hồ Quý Ly đã cho chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo đề cao Nho giáo và hạn chế Phật giáo, Đạo giáo. Năm 1396 Hồ Quý Ly đã cho sa thải các tăng đạo dưới 50 tuổi bắt họ phải Hồ Quý Ly hoàn tục vị nho giáo thực dụng chống giáo điều kết hợp với tinh thần pháp gia. Năm 1392 soạn sách” minh đạo” bàn về Nho giáo, phê phán thói giáo điều của Nho Hàn Dũ , Chu Đôn Di, Trình Hiệu La “trộm Nho” và đề Cao Chu Công. Ngăn cấm và xử phạt nặng những người làm nghề thương thuật.

Người  có ý thức đề cao chữ Nôm, từ đó cho nên ông đã tự mình dịch “Thiên Vô Dật” để dạy cho vua Trần Nhuận Tông và dịch sách Kinh thi để cho các nữ quan dạy các phi tần, cung nữ.

Hồ Quý Ly rất quan tâm đến giáo dục và thi cử. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa lại chế độ thi cử đặt  kỳ thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội thì phải làm thêm một bài văn do vua đề ra để định vị thứ bậc. Ông đã bỏ trường thi ám  tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi. Ông đã đặt thêm trường thứ 5 thi viết chữ và toán.

  Ngay sau khi mới lên ngôi ông mở khoa thi hội lấy đỗ 20 người trong đó có Nguyễn Trãi  Nhà sử học Ngô Thời Sĩ  “phép khoa cử đến đây mới đủ văn tự 4 trường, đến nay còn theo , không thay đổi được”. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã đề nghị đặt học quan ở các lộ  Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông.

 

23 tháng 3 2017

60 tuổi

theo mình nghĩ có lẽ người đàn ông này 25 tuổi.

Thành phần biệt lập "cậu ạ" - thành phần gọi đáp