Em hãy đọc đoạn trích cảnh chợ Năm Căn ...xóm chợ vùng rừng .
Xác định phó từ trong đoạn văn trên và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì?
Xác định phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và vẽ mô hình cấu tạo phép so sánh ấy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quí Tỵ đi qua Giáp Ngọ lại đến. Hẳn, trong mỗi chúng ta, ai cũng cũng đang cảm nhận được rất rõ về sự nhộn nhịp và đầy háo hức của ngày tết cổ truyền, đặc biệt hơn là cái tết Giáp Ngọ 2014 năm nay.Tết đến xuân về, đó là khoảnh khắc đất trời vào xuân, vạn vật đổi mới. Con người ta cũng dễ dàng mở lòng mình hơn với mọi thứ trên đời. Đêm giao thừa trở thành một mốc thời gian để người ta đánh dấu cho sự bắt đầu để đổi mới cho những lời chúc đầy hứa hẹn và cho cả cái nhìn đầy yêu thương.Trong cái ngây ngất đầy men say của đất trời nồng nàn, vào giây phút thiêng liêng đó khiến con người ta muốn bao dung và được bao dung. Muốn được nói câu thứ tha cho những điều ám ảnh trong năm cũ, được bỏ chúng lại sau lưng như một giấc mộng đã tan mau. Rồi khi tỉnh giấc thì năm mới đã đến, tiếp tục cho những ước mơ hạnh phúc của mình.Tết còn là cơ hội để nói những lời cảm ơn và xin lỗi, để tìm lại yêu thương, niềm tin và cả sự thanh thản trong tâm hồn nữa.Hầu hết mọi người đều mong chờ ngày tết đến, một cái tết thật trọn vẹn. Nó còn là dịp để con người trở về với cội nguồn “con chim nhớ tổ, con người nhớ tông”. Đó như là ngày đoàn tụ, đoàn viên của mọi người dù chỉ là xa xứ hay đang gần nhau.Nó kéo mọi người lại gần nhau hơn khi cả gia đình cùng nhau quây quần bên mâm cơm ngày tết hay cả bên nồi bánh chưng đang tí tách lửa hồng. Là những lần nhìn pháo hoa mà rạo rực cả người, rồi cả những lần gói bánh, nấu bánh. Nhìn những cái bánh chưng xanh tự tay mình làm lòng lại thấy vui hơn, thêm yêu cái tết cổ truyền hơn nữa.Chúng ta đều không biết tết cổ truyền dân tộc có từ bao giờ, nhưng nó đã trở thành một tục lệ thiêng liêng, gắn bó trong tâm hồn, tình cảm của người dân Việt Nam. Nó mang đến cho con người những suy nghĩ riêng biệt, những dấu ấn khó quên, sự sum vầy ấm áp. Chúc cho tất cả mọi người đón một cái tết Giáp Ngọ thật là vui vẻ, vạn sự như ý.Nghĩ về... mùa xuânLòng tôi luôn ngập tràn cảm xúc khi nghĩ về mùa xuân - mùa được tôi đợi chờ nhất trong năm. Tôi cũng yêu mùa đông, mùa mây trời bàng bạc, mùa mẹ nhắc tôi mang thật ấm khi ra đường, nhưng tôi lại muốn mùa xuân đến thật mau, để xóa tan đi cái lạnh giăng mắc trong con người.Nghĩ về mùa xuân, tôi nghĩ ngay đến hình ảnh cây bàng trên sân trường. Thật kì diệu! Tôi luôn nghĩ như vậy khi nhìn lên những cành cây già khẳng khiu vươn ra giữa khoảng sân rộng. Những chồi non xanh ngọc bích vừa nhú lên, đẹp lạ lùng. Một vẻ đẹp giao mùa - thời điểm đầu tiên trong chuỗi tuần hoàn của vạn vật. Vẻ đẹp của sự sống âm thầm và mãnh liệt. Tôi mong rằng tôi có thể học được điều đó - biết tích góp nhựa sống từ mùa đông để tiếp thêm cho mầm non của mùa xuân.Nghĩ về mùa xuân, tôi lại nhớ về những chuyến xe Bắc Nam xuôi ngược. Những dòng người lữ khách hối hả, mong về sớm để đoàn tụ cùng người thân, gia đình. Tôi nghĩ đến người lái xe, đưa đón từng đoàn người về quê hương tụ họp, nhưng liệu người lái xe có thể kịp về với gia đình trước thời khắc giao thừa.Nghĩ về mùa xuân, tôi biết rằng dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ ngành nghề gì, mọi người dân Việt Nam đến ngày này luôn nhớ về quê hương, nơi những người thân của họ đang mong chờ với niềm yêu thương.Nghĩ về mùa xuân, tôi chợt nhớ đến chợ hoa ngày tết. Tôi nhớ cái cảnh mua bán tấp nập, rộn ràng. Nhớ những chậu hoa mai, hoa đào đua nhau khoe sắc. Mẹ tôi cũng đã chọn cho gia đình một chậu hoa ưng ý nhất đem về chưng trong nhà. Khung cảnh càng tấp nập hơn từ chiều 29, 30 tết, khung cảnh người bán, người mua càng hối hả, vội vàng hơn.Nghĩ về ngày xuân,tôi biết mình phải sống có tình thương, phải quan tâm đến những cảnh đời vất vả. Tôi thương bà cụ già ngồi chép miệng bán rẻ hoa cho khách hàng để kịp về làm bữa cơm chiều 30. Hay những đứa bé đánh giày vẫn đang cố gắng tìm kiếm những vị khách cuối cùng để kịp bắt xe đò về với cha mẹ chúng.Mùa xuân của tôi, của bạn, của mọi người đã đến gần. Nếu có lúc thấy khó khăn, vất vả, hãy đừng vội buông tay. Nếu có lúc bạn thấy mệt mỏi, hãy đừng dừng lại... Bạn hãy nghĩ rằng mùa xuân sẽ mang lại những điều tuyệt vời nhất, quý giá nhất.Tuổi 16, tôi tự hỏi mình rằng liệu tôi đã đủ lớn? Tôi tự hỏi đã làm được gì cho cuộc đời? Và tôi cố gắng hết mình để khẳng định bản thân. Và tôi sẽ lớn kịp cùng mùa xuân!
Sau khi học xong văn bản Bạch tuộc, tôi cảm thấy trí tưởng tượng của con người thực là phong phú. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, tàu ngầm vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm sơ khai và chúng ta mới chỉ biết sơ qua về loài bạch tuộc. Thế nhưng Véc-nơ, tác giả của Hai vạn dặm dưới đáy biển đã đưa vào tác phẩm của mình những tưởng tượng phong phú đi trước thời gian. Những tưởng tượng đó đã khiến tôi khâm phục sự sáng tạo của con người.
- Phó từ: đang
- Số từ: hai vạn
- Nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm: bổ sung ý nghĩa số lượng của chiều sâu dưới đáy biển.
Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm văn học mà ở đó tác giả tưởng tượng hư cấu dựa trên những thành tựu khoa học và công nghệ. Văn bản Bạch tuộc là một trong những minh chứng tiêu biểu cho loại truyện này. Khi chưa tiếp xúc với con bạch tuộc ngoài đời thực chúng ta có thể hình dung về con vật này thông qua tưởng tượng của nhà văn Véc- nơ như sau: con bạch tuộc dài chừng tám mét, đôi mắt của nó màu xanh xám nhìn thẳng và không động đậy; bạch tuộc có khoảng tám chín chiếc râu tua rua dài loằng ngoằng gấp đôi thân. Những cái răng bằng sừng của chúng cứ mở ra khép lại. Một con vật kì lạ, thân hình là một khối thịt lớn chừng hai mươi hai lăm tấn và có sự biến đổi màu sắc từ xám sang nâu đỏ. Và một điều đặc biệt ở loài vật này là chúng có khả năng phun ra thứ độc màu đen để phòng thủ khi gặp nguy hiểm. Đó là loài bạch tuộc khổng lồ mà chúng ta bắt gặp khi đến với Véc-nơ.
- Trong đoạn văn trên đã sử dụng các số từ và phó từ là:
+ Số từ: tám mét, tám chín chiếc râu, một con vật…
+ Phó từ: những tác phẩm, con vật này, mở ra, khép lại…
vote cho t ạ! cảm ơn cậu.
(4 điểm )
- Phó từ trong đoạn văn trên là:
+ cũng: (cũng tấp nập, cũng bay) chỉ sự tiếp diễn tương tự.