K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2020

Bác Hồ chọn Trung Quốc làm nơi hoạt động vì có 3 lý do:

Thứ nhất, tháng 6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp vào năm 1920, năm 1923 đến Matxcova. Đây là khoảng thời gian Người đã nhận thức về Chủ nghĩa Mac.

Sau khi đến Liên Xô, Người đã tham dự Đại hội Nông dân Quốc tế và Đại hội đại biểu Quốc tế Cộng sản lần thứ 5. Đặc biệt là Đại hội đại biểu quốc tế cộng sản diễn ra vào tháng 6/1924, xác định hình thức mới đối với đường hướng và nhiệm vụ cách mạng của người cộng sản trên toàn thế giới. Điều này là sự cổ vũ hết sức lớn lao đối với Hồ Chí Minh, khiến Người nhận ra rằng chỉ có thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, triển khai cách mạng giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới có thể giải phóng nhân dân Việt Nam ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

Người cho rằng, phải nhanh chóng tìm đến một địa điểm gần Tổ quốc Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi, sớm thực hiện mục tiêu về nước lãnh đạo phong trào cách mạng.

Lý do thứ hai, trước và sau năm 1924, hình thức cách mạng Trung Quốc có nhiều thay đổi lớn, phong trào cách mạng với Quảng Châu làm trung tâm thu được nhiều thắng lợi.

Tại Quảng Châu, Tôn Trung Sơn đã thành lập Chính phủ cách mạng, mời được đoàn cố vấn do Liên Xô và Quốc tế Cộng sản cử tới. Tháng 1/1924, Quốc dân Đảng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, đã xác định chính sách "liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông". Những người cộng sản Trung Quốc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quen biết như Chu Ân Lai, Lí Phú Xuân, Trương Thái Lôi cũng đều tập trung tại Quảng Châu, tạo ra cục diện Quốc - Cộng hợp tác cùng thúc đẩy cách mạng Trung Quốc.

Thời điểm này Quảng Châu được mệnh danh là "Matxcova phương Đông", thu hút rất nhiều những nhà cách mạng đến từ những quốc gia bị áp bức. Chủ tịch Hồ Chí Minh tin rằng, Người ở Quảng Châu lúc này, kết hợp tham gia thực tiễn cách mạng Trung Quốc với thực hiện mục tiêu vận động cách mạng Việt Nam, nhất định sẽ có hiệu quả và vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu vào thời điểm này.

Lý do thứ 3, Quảng Châu khi đó là nơi tập trung một số nhà hoạt động cách mạng đến từ Việt Nam. Họ là những người đến Trung Quốc theo lời kêu gọi của bậc tiền bối - nhà cách mạng dân chủ Phan Bội Châu, tham gia tổ chức "Quang Phục Hội" ở Quảng Châu. Nhưng do khuynh hướng bảo thủ của nhà cách mạng tiền bối khiến họ thất vọng, và thế là những người thanh niên Việt Nam này liền thành lập tổ chức "Tâm tâm xã".

13 tháng 1 2020

Bác Hồ chọn Trung Quốc làm nơi hoạt động vì có 3 lý do:

Thứ nhất, tháng 6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp vào năm 1920, năm 1923 đến Matxcova. Đây là khoảng thời gian Người đã nhận thức về Chủ nghĩa Mac.

Sau khi đến Liên Xô, Người đã tham dự Đại hội Nông dân Quốc tế và Đại hội đại biểu Quốc tế Cộng sản lần thứ 5. Đặc biệt là Đại hội đại biểu quốc tế cộng sản diễn ra vào tháng 6/1924, xác định hình thức mới đối với đường hướng và nhiệm vụ cách mạng của người cộng sản trên toàn thế giới. Điều này là sự cổ vũ hết sức lớn lao đối với Hồ Chí Minh, khiến Người nhận ra rằng chỉ có thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, triển khai cách mạng giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới có thể giải phóng nhân dân Việt Nam ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

Người cho rằng, phải nhanh chóng tìm đến một địa điểm gần Tổ quốc Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi, sớm thực hiện mục tiêu về nước lãnh đạo phong trào cách mạng.

Lý do thứ hai, trước và sau năm 1924, hình thức cách mạng Trung Quốc có nhiều thay đổi lớn, phong trào cách mạng với Quảng Châu làm trung tâm thu được nhiều thắng lợi.

Tại Quảng Châu, Tôn Trung Sơn đã thành lập Chính phủ cách mạng, mời được đoàn cố vấn do Liên Xô và Quốc tế Cộng sản cử tới. Tháng 1/1924, Quốc dân Đảng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, đã xác định chính sách "liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông". Những người cộng sản Trung Quốc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quen biết như Chu Ân Lai, Lí Phú Xuân, Trương Thái Lôi cũng đều tập trung tại Quảng Châu, tạo ra cục diện Quốc - Cộng hợp tác cùng thúc đẩy cách mạng Trung Quốc.

Thời điểm này Quảng Châu được mệnh danh là "Matxcova phương Đông", thu hút rất nhiều những nhà cách mạng đến từ những quốc gia bị áp bức. Chủ tịch Hồ Chí Minh tin rằng, Người ở Quảng Châu lúc này, kết hợp tham gia thực tiễn cách mạng Trung Quốc với thực hiện mục tiêu vận động cách mạng Việt Nam, nhất định sẽ có hiệu quả và vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu vào thời điểm này.

Lý do thứ 3, Quảng Châu khi đó là nơi tập trung một số nhà hoạt động cách mạng đến từ Việt Nam. Họ là những người đến Trung Quốc theo lời kêu gọi của bậc tiền bối - nhà cách mạng dân chủ Phan Bội Châu, tham gia tổ chức "Quang Phục Hội" ở Quảng Châu. Nhưng do khuynh hướng bảo thủ của nhà cách mạng tiền bối khiến họ thất vọng, và thế là những người thanh niên Việt Nam này liền thành lập tổ chức "Tâm tâm xã".

______________________Bạn học tốt !!!!!___________________________

Câu 9. Để nghiên cứu học tập CN M-LN và tìm hiểu CM tháng Mười Nga, từ 1920 đến 1923 Nguyễn Aí Quốc hoạt động chủ yếu ở đâu?

A. Liên Xô.     B. Pháp.    C. Trung Quốc.    D. Anh

12 tháng 3 2022

B

1 tháng 8 2017

Sau chiến tranh, chính sách đối ngoại của Liên Xô và Trung Quốc là tích cực ủng hộ hòa bình và phong tào giải phóng dân tộc thế giới. Ví như đã giúp đỡ và hậu thuẫn rất lớn đối với cuộc chiến tranh của Việt Nam. Bởi vậy những năm 70, Mĩ hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc là một trong những biện pháp hạn chế sự phát triển và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

5 tháng 7 2018

Đáp án C

Sau chiến tranh, chính sách đối ngoại của Liên Xô và Trung Quốc là tích cực ủng hộ hòa bình và phong tào giải phóng dân tộc thế giới. Ví như đã giúp đỡ và hậu thuẫn rất lớn đối với cuộc chiến tranh của Việt Nam. Bởi vậy những năm 70, Mĩ hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc là một trong những biện pháp hạn chế sự phát triển và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

7 tháng 2 2018

Đáp án C

Tháng 2-1972, Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập. Đến tháng 5-1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào giải phóng dân tộc. Bởi Liên Xô và Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai đã thực hiện chính sách đối ngoại tích cực, ví dụ với Việt Nam, hai nước này có viện trợ và giúp đỡ rất nhiều. Hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô là một trong những biện pháp của Mĩ để hạn chế sự phát triển và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

26 tháng 10 2023

giúp mình với ạ vui

26 tháng 10 2023

Rồi hấy

23 tháng 2 2016

* Hoạt động của các nước phát xít:

- Trong những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên minh với nhau hình thành nên liên minh phát xít – còn gọi là phe Trục.

- Khối này ngày càng đẩy mạnh các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới: Nhật chiếm Trung Quốc; I-ta-li-a chiếm Ê-ti-ô-pi-a, cùng với Đức gây chiến ở Tây Ban Nha; Đức  âm mưu hướng tới thành lập một nước "Đại Đức" bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.

* Thái độ của Anh Pháp, Mĩ và Liên Xô:

- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết đứng về phía các nước bị chủ nghĩa phát xít xâm lược.

- Vì muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình, Chính phủ các nước Anh, Pháp đã không thành thật hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng chủ nghĩa phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Còn Mĩ, với Đạo luật trung lập, giới cầm quyền nước này thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Âu, càng tạo điều kiện cho khối phát xít mạnh tay hành động.

23 tháng 4 2018

Đáp án: C

Giải thích: Mục…1….Trang…141...SGK Lịch sử 11 cơ bản