K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2019

Bước chân vào đời, tôi đã vấp ngã một cú khi trượt kỳ thi Đại học. Lẽ ra tôi nên đi theo thiên hướng nghệ thuật, nhưng vì nhiều lý do, rốt cuộc tôi để mặc cho cha mẹ định hướng. Tôi cá rằng đến chín mươi chín phần trăm các cô cậu học sinh đều để mặc cha mẹ lựa chọn cho mình, giống như tôi.
Vậy tôi muốn trở thành người như thế nào?
Tất nhiên tôi không muốn là một kẻ thất bại rồi. Khi còn bé tôi mơ trở thành anh hùng, phi công, những người luôn chiến thắng. Học hành là nỗi kinh hoàng. Tôi học lớp chuyên toán, lọt thỏm trong đám bạn học giỏi. Điều đó dẫn đến tâm lý an phận.
Giống như lý thuyết trò chơi, khi bạn đã không dám chơi thì chẳng bao giờ có cơ hội chiến thắng cả. Môn học khá nhất của tôi là môn Văn. Và cuối năm, vì thành tích môn Văn, thầy giáo chủ nhiệm đã tặng tôi phần thưởng là một cuốn truyện của Andersen với những lời đề tặng rất buồn cười: "Thầy rất buồn khi tặng cho học sinh chuyên toán một phần thưởng như thế này, hy vọng em sẽ học Toán tốt hơn…"
Theo tôi, bi kịch chủ yếu của mọi người là việc họ bị đặt sai chỗ, làm những thứ không phù hợp với khả năng của mình, không hề thích thú say mê gì, thậm chí họ ghét cay ghét đắng là đằng khác. Trong khi đó để có được thành công, chỉ say mê thôi thì cũng còn chưa đủ.
Trong khi hầu hết bạn bè cùng lứa đã là sinh viên những trường Đại học danh giá, tôi và vài cậu bạn khác chung tình cảnh đành lủi thủi luyện thi trong những lò luyện “lớp 13”. Lúc này tôi đã xác định sẽ thi vào trường kiến trúc, một ngành kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật, nghe qua thì có vẻ phù hợp với tôi, tha hồ phát huy trí tưởng tượng. Nhưng tôi vẫn mơ hồ cảm thấy mình không đủ say mê với nó.
Với năng khiếu vẽ, biết cách học hiệu quả hơn, thu hẹp môn học, năm sau tôi đỗ Đại học. Mọi chuyện diễn ra tự nhiên, tôi trở thành một sinh viên kiến trúc.
Thế rồi một ngày kia, tôi viết truyện đăng báo, phát hiện ra đây mới là trò chơi ưa thích của mình. Dần dần tôi mê viết, thậm chí viết cả truyện dài kỳ đăng báo. Tôi trở thành một cây bút khá nổi tiếng trong giới học sinh và sinh viên.
Cuộc sống có bao nhiêu mối ràng buộc con người ta, những nghĩa vụ, trách nhiệm. Bạn sẽ luẩn quẩn trong cái mớ bùng nhùng ấy, chừng nào bạn vẫn chưa nhận ra vấn đề của mình và sẵn dàng để đối diện với nó. Tôi không thể bỏ dở học hành, ít ra là tôi nghĩ thế.
Tôi tiếp tục học ngành kiến trúc, trong khi vẫn ham mê viết văn, tôi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay nhan đề Hoen gỉ để tham dự cuộc thi Văn học tuổi hai mươi do Nhà xuất bản Trẻ tổ chức. Cuốn tiểu thuyết của tôi đã không đoạt một giải thưởng gì (đó lại là một thất bại nữa!).
Tôi có niềm tin vào sức mạnh của ngôn từ, vào thế giới của văn chương. Nhưng lẽ đời là thế, nếu bạn quá kỳ vọng hay tin tưởng vào điều gì, thì khi ảo tưởng tan vỡ, nỗi thất vọng sẽ là rất lớn.
Thậm chí mãi sau này tôi vẫn không chịu thừa nhận cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình là một thất bại, tôi tìm ra nhiều lý do để biện minh, rằng ban giám khảo đã không vô tư, thiếu công bằng, hoặc quan niệm về văn chương của họ tầm thường, thẩm mỹ của họ tầm thường…
Cũng cần kể thêm, hơi riêng tư một chút, là tôi cũng có một vài mối tình đơn phương, có lẽ đó chính là lý do sâu xa thôi thúc tôi viết. Thất bại trong tình yêu luôn là bi kịch muôn thuở của con người.
Hai năm sau, cuốn tiểu thuyết Hoen gỉ được xuất bản, tạo được chút ít dư luận và chiếm được cảm tình của một số nhà văn, nhà phê bình, rồi sau đó rơi vào quên lãng. Tôi bị cuốn vào việc đi làm thêm, và chuẩn bị đồ án tốt nghiệp. Đồ án tốt nghiệp của tôi được điểm 9, nghe thì oách, nhưng có vẻ như đến 99% sinh viên khóa tôi đều đạt điểm 9 cả
Bầu nhiệt huyết của tôi truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người bạn đồng nghiệp, khiến chúng tôi cảm thấy mình có thể làm được mọi thứ to tát. Thế rồi sau đó chừng ba năm, tất cả sụp đổ. Lý do thì vô vàn, nhưng chủ yếu vẫn là cách dùng người không phù hợp. Hoạt động được ba năm thì chúng tôi dẹp tiệm.
Sau thất bại này, tôi cộng tác với một người đồng nghiệp khác, một người tâm huyết đầy tài năng, nhưng cũng không đi đến đâu cả, khi có chỗ dựa dẫm là tôi bắt đầu ỉ lại và lười biếng. Tôi nhận ra rằng mình không có khả năng cộng tác hoặc làm việc nhóm, tôi chỉ phù hợp với công việc sáng tạo độc lập.
Tôi lại đi câu cá, mở quán cà phê, cùng một số người thành lập câu lạc bộ câu cá, hy vọng nó trở thành một câu lạc bộ thể thao, chuyên nghiệp. Tôi viết về những chuyến đi, về nghệ thuật câu cá, viết đủ thứ. Trong những diễn đàn trên mạng về câu cá, cái tên tôi nhanh chóng nổi tiếng, và sau đó là đầy tai tiếng, tôi trở thành cái gai trong mắt một số người khác, do động chạm đến quyền lợi của họ trong ngành kinh doanh mới mẻ này.
Bằng nhiều cách, dần dần họ đã gây mâu thuẫn, cô lập tôi khỏi các thành viên CLB. Sau một năm khó khăn, tôi nhượng lại cửa hàng. Tôi rời xa những chuyện bon chen rắc rối, chỉ còn làm những việc mà riêng bản thân mình chịu trách nhiệm, đó là công việc viết lách.
Tôi tìm thấy chính mình trong công việc viết lách, quyết định đã đến lúc in cuốn Chờ tuyết rơi, tái bản Tôi và D'Artagnant, Hoen gỉ trong vòng vài tháng viết và in tiếp hai cuốn nữa là Đảo cát trắng và Bóng gia nhân – đánh dấu bước ngoặt trở thành một người viết tiểu thuyết chuyên nghiệp. Tôi chỉ còn làm thiết kế theo những đơn đặt hàng riêng nhỏ. Thời gian còn lại dành tất cả cho văn chương. Tuy nhiên, tự do cũng có cái giá của nó.
Các nhân vật tiểu thuyết của tôi khá cực đoan, luôn phải trả giá cho niềm tin của mình, đó là những kẻ nổi loạn, sa đọa, đôi khi gần như phi đạo đức, phi lý, họ không bao giờ ngoái đầu lại phía sau hay ân hận về những gì mà họ đã làm, họ đi đến tận cùng con đường của mình.
Ngay giờ này, tôi vẫn tự hỏi nếu một ngày kia tôi có những thành công nhất định trong văn chương đi nữa, một cuốn sách để đời chẳng hạn, thì liệu có phải điều đó là tốt nhất? Câu hỏi ở đây là tốt nhất cho ai? Cho cuộc đời tôi hay cho văn học và các độc giả?
Chấp nhận thất bại luôn luôn là một việc khó khăn, nhưng biết bỏ nó lại sau lưng bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ hơn, tự do hơn, và rồi cơ hội khác sẽ đến với bạn

4 tháng 3 2015

ngày xửa ngày xưa có một người đàn bà cứ sinh ra con gái, khi bà đẻ được 4 đứa con gái rùi mà không có con trai. một hôm bà mang bầu và người chồng luôn mong đó là con trai. khi đẻ ra, cả nhà trừ người chồng rất buồn vì đó là con gái, học liền giấu không cho ông bố biết, một ngáy người chồng đi làm về, bế đứa con đó lên và xem.... ông biết được đó là con gái lên rất là bực tức, ông cầm 2 chân đứa bé, xé đôi rem bé ra.             Hết            .

11 tháng 3 2015

bạn lên mạng tìm câu phóng viên bắt gặp ma trên youtube thì sẽ ra 

 

24 tháng 10 2023

Mở bài đóng vai VŨ Nương :

Tôi tên là Vũ Thị Thiết, quê ở huyện Nam Xương. Mọi người hay gọi tôi bằng một cái tên thân thương hơn là Vũ Nương, họ cũng khen tôi là một người con gái đức hạnh, tôi vui lắm. Chồng tôi tên là Trương Sinh, chàng là một người có tính tình đa nghi vậy nên tôi luôn hành xử chu toàn nhất đối với chàng và gia đình. Thế mà bi kịch vẫn xảy ra đến với gia đình của chúng tôi , làm tôi vô cùng ấm ức và tự vẫn nhưng cuối cùng nó vẫn được hóa giải . Mọi người có thắc mắc về nó không? Vậy để tôi kể cho mọi người nghe, chuyện là :.... (viết tiếp thân bài)

- Mở bài TRƯƠNG SINH :
 Tôi tên Trương Sinh, tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có . Tính tình tôi rất hay đa nghi mọi thứ xung quanh. Chính cái tính này của tôi mà tôi đã bóp nát đi gia đình ấm áp mà vốn dĩ tôi đang có và hại chết đi người vợ đức hạnh của mình - Vũ Nương. Nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện ấy, chuyện là :...(viết tiếp than bài)

12 tháng 7 2018

Võ Thị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.

Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.

Thiếu nữ ném lựu đạn diệt giặc
14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế.

Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp.

Người con gái Đất Đỏ còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này.

Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Khi xe của tỉnh trưởng tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh.

Hai tổ công an xung phong ở gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to "Việt Minh tiến công" và hướng dẫn người dân giải tán.

Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng.

Vo Thi Sau, nu anh hung huyen thoai vung Dat Do hinh anh 1
Chị Võ Thị Sáu nhiều lần được khen ngợi nhờ không ngại gian khó, dũng cảm tham gia chiến đấu, bảo vệ quê hương.
Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy.

Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước.

Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt.

Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.

Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.

Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.

Nhờ sự kiên cường, dũng cảm, trung thành, Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngày đêm trước khi hy sinh.

Kiên cường đến phút cuối
Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản.

Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo.

Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.

Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.

Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước.

Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.

“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố.

Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

12 tháng 7 2018

Võ Thị Sáu là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.

Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.

Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, người Việt Nam đã thành lập chính phủ riêng và tuyên bố độc lập, thống nhất, thoát ly khỏi quyền thống trị của thực dân Pháp đã ngót 80 năm; và sau đó tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp để chống lại sự tái lập quyền thống trị của thực dân Pháp như trước kia. Các anh trai của cô, sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ, đã thoát ly gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Cô bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh, vốn công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.

Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi.[3]Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng.[1]

Theo trang thông tin của huyện Đất Đỏ, thì vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô bị quân Pháp bắt được.[3] Một số tài liệu khác ghi cô bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ.[1][2][4]

Bị bắt và tử hình[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Tháng 4 năm 1950,[2] tòa án binh của quân đội Pháp đã đưa cô ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.

Ngay tại phiên tòa đại hình, Võ Thị Sáu đã thể hiện sự dũng cảm bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại phiên tòa. Cô tuyên bố: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!"

Vào thời điểm xử án, cô chưa tròn 18 tuổi, vì vậy các luật sư bảo vệ cô căn cứ vào điểm này để tranh biện nhằm đưa cô thoát khỏi án tử hình. Mặt dù vậy, tòa án binh Pháp vẫn tuyên án tử hình cô.[4] Bản án này đã gây chấn động dư luận, gây ra sự phản đối mạnh mẽ cả tại Việt Nam và ngay tại nước Pháp. Chính vì vậy, chính quyền quân sự Pháp không thể công khai thi hành bản án. Cô tiếp tục bị giam cầm tại khám Chí Hòa cho đến tận giữa tháng 1 năm 1952 thì bị chính quyền quân sự Pháp chuyển ra Côn Đảo để bí mật thi hành án tử hình khi cô đã đủ 18 tuổi.

Theo các lời chứng của các cựu tù Côn Đảo, cô được đưa ra đến Côn Đảo vào chiều ngày 21 tháng 1 năm 1952, và bị giam trong Sở Cò (đối diện với văn phòng giám đốc đảo).

Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ, cô bị đưa đến văn phòng giám thị trưởng đặt trước sân Banh I để làm lễ rửa tội. Đến 7 giờ sáng, cô bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài cô được đưa ra Hàng Dương và được chôn tại huyệt đào sẵn. Trong "Sổ giám sát tử vong 1947 – 1954" còn lưu tại Côn Đảo, có dòng chữ ghi bằng tiếng Pháp: "Le 23 Janvier 1952: 195 G.267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P.Condor Par balles..." (Tù nhân số G 267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952).[1]

Những giờ phút cuối[sửa | sửa mã nguồn]

Khi bị đưa ra Côn Đảo để chuẩn bị xử bắn, trước hôm bị hành hình, cô liên tục hát cho bạn tù nghe những bài ca cách mạng như Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi biết cô chuẩn bị đưa ra pháp trường, các bạn tù đồng thanh hô vang: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”.[5]

Khi cô bị giải ra nơi hành hình, các bạn tù đứng dậy cùng hát bài Chiến sĩ ca để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa người đồng đội ra pháp trường. Khi linh mục làm lễ rửa tội, cô từ chối và trả lời: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội". Khi vị linh mục nói: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?", cô đã đáp lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Khi đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, Võ Thị Sáu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, cô ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!" Một chuyện khác kể, khi nhóm đao phủ bảo quỳ xuống, cô đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".

Theo đại tá Lê Văn Thiện, một cựu tù Côn Đảo, trong quyển sách "Tình đất đỏ", dẫn lời kể của cựu tù Côn Đảo lâu năm là ông Tám Vàng, quê Trà Vinh, người đã chứng kiến buổi hành hình và tự tay chôn cất Võ Thị Sáu thì khi lính Pháp trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Quân Pháp lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt, rồi chị nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn và hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”[5]

Sau khi quân Pháp bắn Võ Thị Sáu, ông Tám Vàng cởi dây trói cho Võ Thị Sáu, mắt cô vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông Tám Vàng đã vuốt mắt cho cô. Và cũng vì nể phục Võ Thị Sáu, nên thay vì lấp đất chôn xác như với những tù nhân khác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến để chôn cất.

 Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.

   Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ăn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.

   Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu những thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:

   -   Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đâu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.

   Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:

   -    Bà nhận chút ít để mua trầu.

   Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.

   -   Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.

   Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.

   Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.

   Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.

   Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa...

   Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ.

13 tháng 8 2019

Hay quá

24 tháng 5 2020

" Một lần ngã ba lần bớt dại "

Mình nghĩ í nó là nếu một mình vấp ngã thì ba lần sau mình sẽ có kinh nghiệm mình nghĩ vậy đó ! 

Mình muốn giúp bạn câu này nhưng mình chỉ hiểu vậy thôi !!!

Mong bạn hiểu cho mình nha ! Các bạn giúp Lan Zhengg hộ mình nhé !!

TRẢ LỜI CÂU 1 : 

Nếu bớt ở cả tử số và mẫu số của phân số đó thì hiệu không đổi vẫn là :

                             31 - 25 = 6

Bạn vẽ sơ đồ có tử số là 3 và mẫu số là 5 . Hiệu là 6

Mẫu số mới là :

                        6 : ( 5 - 3 ) x 5 = 15

Số cần tìm là :

                   31 - 15 = 16

Thử lại : \(\frac{25-16}{31-16}=\frac{9}{15}=\frac{3}{5}\)

22 tháng 4 2017

1.           Bài giải 

Vì tử số sẽ được tăng và mẫu số sẽ được giảm nên ta sẽ giảm mẫu số đi để mẫu số chia hết cho 3 và mẫu tăng lên để chia hết cho5

Trước tiên ta quy đồng phân số \(\frac{3}{5}\)trước :

\(\frac{3}{5}\)=   \(\frac{6}{10}\)=  \(\frac{9}{15}\)=  \(\frac{12}{20}\)=  \(\frac{15}{25}\)=  \(\frac{18}{30}\)=  \(\frac{21}{35}\)

Tới đây ta có thể biết rằng là phân số \(\frac{25}{31}\)có thể giảm tử số đi 4 và mẫu số tăng thêm 4 thì ta được phân số \(\frac{21}{35}\)

Thử lại : \(\frac{21}{35}\)=   \(\frac{21:7}{35:7}\)=  \(\frac{3}{5}\)

Vậy số cần tìm là 4 

                Đ/s : 4

2.               Bài giải 

Gọi số cần tìm là ab ( a > 0 ; a,b < 10 )

Theo đầu bài , ta có : 

21ab        = 31 x ab

2100 + ab = 31 x ab 

2100 + ab = ( 30 +1 ) x ab

2100 + ab = 30 x ab + ab ( một số nhân với một tổng )

       2100  = ab x 30

            ab = 2100 : 30 

            ab = 70 

Vậy số cần tìm là 70 

            Đ/s : 70 . 

3. Bạn viết thiếu đề bài !