K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2019

1)Thơ 5 chữ
2)PTBĐ:Biểu cảm,tự sự

3+4)Nó giống như tâm trạng khi yêu của người phụ nữ, Trong cái dữ dội có cái dịu êm, trong sự ồn ào lại chứa sự lặng lẽ. Trong tình yêu, tâm trạng người con gái không hề bình lặng mà đầy biến động: có khi sôi nổi cuồng nhiệt, cũng có khi e lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm, lúc hờn ghen. Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng của chính mình.Và cũng như sóng, trái tim người phụ nữ đang yêu không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp mà luôn vươn tới cái lớn lao hơn, nơi có sự đồng điệu trong tâm hồn với mình:"sông không hiểu nỗi mình- sóng tìm ra tận bể".Người con gái khao khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục cam chịu nữa. Đây là quan điểm mới mẻ và tiến bộ về tình yêu và hạnh phúc so với thời bấy giờ. Khi mà quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” vẫn đang tồn tại mạnh mẽ trong suy nghĩ của đa phần mọi người. Thì Xuân Quỳnh đã nghĩ khác nếu "sông không hiểu nổi mình" thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó để " tìm ra tận bể" đến với cái cao rộng bao dung hơn. Nơi nó có thể vẫy vùng trong sự tự do và hạnh phúc

17 tháng 10 2019

d, Nêu lí lẽ, dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận

Sóng bắt nguồn và đi về đâu, Xuân Quỳnh như hóa thân vào con sóng để bộc lộ tình yêu, khát vọng tuổi trẻ của mình.

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới: Anh ra khơi, Mây chao ngang trời những cánh buồm trắng. Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng, Biển một bên và em một bên.   Biển ồn ào êm lại dịu êm, Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ? Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía, Biển một bên và em một bên.   Ngày mai, khi thành phố  lên đèn, Tàu anh buông neo dưới...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới:

Anh ra khơi,

Mây chao ngang trời những cánh buồm trắng.

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng,

Biển một bên và em một bên.

 

Biển ồn ào êm lại dịu êm,

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ?

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía,

Biển một bên và em một bên.

 

Ngày mai, khi thành phố  lên đèn,

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc.

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc,

Biển một bên và em một bên.

 

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên,

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng.

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng,

Biển một bên và em một bên.

                                                   TRẦN ĐĂNG KHOA

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

 Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía,

Biển một bên và em một bên.

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc – Hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của biển đảo, quê hương và trách nhiệm của mỗi người đối với chủ quyền của biển đảo.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập một.

giải giúp mình nhé. cảm ơn các bạn

0
30 tháng 9 2018

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của con sóng: Dữ dội >< dịu êm; Ồn ào >< lặng lẽ.

=> Đây chính là hình ảnh thật của những con sóng ngoài biển khơi, cũng chính là trạng thái của người con gái trong tình yêu. Tình yêu có lúc dịu dàng, sâu lắng nhưng cũng có những lúc cuồng nhiệt, mạnh mẽ.

Đáp án cần chọn là: C

23 tháng 8 2018

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

- Hai câu thơ đầu với nghệ thuật đối: “Dữ dội - dịu êm”; “Ồn ào - lặng lẽ” đã khắc họa rõ hình ảnh và vẻ đẹp của những con sóng dựa trên những tính từ miêu tả đặc trưng của sóng bao đời nay. Chỉ bằng cách sử dụng cặp từ đối nhau , phần nào ta thấy được sự khái quát trạng thái của sóng, nó cũng như tâm trạng của một con người, cũng " dữ dội, ồn ào" và khi qua đi thì lại về với vẻ " dịu êm - lặng lẽ"

- Hai câu tiếp theo tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa

Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Có lẽ tác giả đã tinh ý khi lập thành một chuỗi các từ ngữ có liên quan đến nhau : sông, sóng, bể. Nghệ thuật nhân hóa khiến cho hình ảnh của sóng như tâm tư của một con người, nhìn từ một khía cạnh nào đó là sự khát khao không gò bó và mong muốn vươn ra một không gian cao, rộng lớn ( Sóng tìm ra tận bể)

23 tháng 8 2018

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Trong hai câu thơ mở đầu tác giả đã sử dụng tới hai cặp tính từ trái nghĩa để miêu tả đặc điểm của sóng biển: “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”. Thông thường đứng giữa những cặp tính từ trái nghĩa là quan hệ từ biểu đạt sự tương phản “tuy – nhưng”, thế nhưng ở đây nhà thơ nữ Xuân Quỳnh lại sử dụng quan hệ từ “và” vốn biểu đạt quan hệ cộng hưởng, cộng thêm, nối tiếp. Như vậy những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống nhất với nhau và luôn tồn tại trong một chỉnh thể là sóng. Trong cái dữ dội có cái dịu êm, trong sự ồn ào lại chứa đựng sự lặng lẽ.Những trạng thái đối lập của sóng cũng chính là những trạng thái đối lập trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Trong tình yêu, tâm hồn người phụ nữ không hề bình lặng mà đầy biến động: có khi sôi nổi cuồng nhiệt, cũng có khi e lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm, lúc hờn ghen…
Tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ tiếp theo, con sóng được nhân hóa qua động từ “tìm” trong hành trình từ sông ra tới biển:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Tác giả đã khéo léo sử dụng động từ “tìm” trong việc nhân hóa con sóng đã cho ta thấy được sự chủ động của con sóng, con sóng chủ động chối bỏ những phạm vi chật hẹp “sông” để vươn tới những phạm vi rộng lớn bao la “bể”.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:          Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Vạn vật trên rừng dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

          Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Vạn vật trên rừng dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau đâu. Người thích vẽ vời, người ta ca hát, nhảy múa, có bạn chỉ khi ra sân tập thể thao mới thực sự được là mình,… Về tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết,… Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào! Tôi đã đọc đâu đó một câu rất hay: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là… không ai giống ai cả”. Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. 

                                                        (Trích “Xem người ta kìa!”, Lạc Thanh, SGK Ngữ văn 6, tập hai,                                                    Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.55)

Tìm lí lẽ và bằng chứng xuất hiện trong đoạn văn trên. Nhận xét về cách đưa ra lí lẽ và bằng chứng của tác giả. Qua đó, em rút ra được bài học gì về cách dùng bằng chứng khi viết bài nghị luận?

 

1
3 tháng 4 2022

Ai giúp mình đi! Mình cần gấp, mai mình học rồi!

oạn văn sau và trả lời các câu hỏi:          Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Vạn vật trên rừng dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau...
Đọc tiếp

oạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

          Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Vạn vật trên rừng dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau đâu. Người thích vẽ vời, người ta ca hát, nhảy múa, có bạn chỉ khi ra sân tập thể thao mới thực sự được là mình,… Về tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết,… Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào! Tôi đã đọc đâu đó một câu rất hay: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là… không ai giống ai cả”. Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. 

Tìm lí lẽ và bằng chứng xuất hiện trong đoạn văn trên. Nhận xét về cách đưa ra lí lẽ và bằng chứng của tác giả. Qua đó, em rút ra được bài học gì về cách dùng bằng chứng khi viết bài nghị luận?

0