K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2020

“Tôi nên làm gì để khuyến khích sự phát triển về mặt xã hội ở con mình?”. Đó là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đang tìm kiếm câu trả lời. Trong một thế giới mà những kĩ năng xã hội đã trở thành nhân tố quyết định thành bại của mỗi con người thì việc cha mẹ nắm bắt được mức độ hoạt động xã hội của con và khả năng giao tiếp của bé với những người xung quanh là vô cùng quan trọng.

Con bạn có hay thu mình khi gặp những đứa trẻ khác không? Bé có dám bày tỏ ý kiến của mình hay không? Đây là những vấn đề mà bạn có thể nhận biết được ngay từ những tháng năm đầu đời của trẻ.

Trẻ em ngày nay phải đối mặt với những thách thức lớn hơn so với thế hệ trước. Sự ra đời của kỉ nguyên máy tính đã đặt ra một yêu cầu mới , đó là: trẻ phải có những kĩ năng điều khiển, sử dụng máy tính, kỹ năng Internet. Điều này khiến cho việc rèn giũa tư duy xã hội ở trẻ trở nên khó khăn hơn. Hay nói ngắn gọn là trẻ em ngày nay không có nhiều cơ hội để tham gia vào những hoạt động xã hội thích hợp như thế hệ trước đã có.

Vậy, là cha mẹ, bạn có thể làm gì? Thực ra, có rất nhiều cách bạn có thể sử dụng để khuyến khích hoạt động xã hội ở con. Dưới đây là một vài cách:

THAM GIA VÀO MỘT TẬP THỂ

Bạn hãy tìm ở những tờ báo ở thành phố của bạn những lớp học phù hợp với độ tuổi của con mình. Ngày nay có đủ loại lớp dành cho trẻ. Hãy một lần bỏ qua những lớp học giúp phát triển trí tuệ cho con và thay vào đó là những lớp học giúp rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp và nên cân bằng chúng với các hoạt động thể thao, những kinh nghiệm tập thể.

BẮT ĐẦU TỪ SỚM

Sự phát triển về mặt xã hội bắt đầu từ những năm tháng đầu đời của trẻ. Do đó, bạn hãy sớm đưa bé đến những sân chơi hay lớp học dành cho mẹ và bé, nơi mà chắc chắn bé có cơ hội gặp gỡ những bạn cùng trang lứa.

HÃY ĐỂ TRẺ TỰ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA MÌNH.

Các bậc cha mẹ thường sốt sắng can thiệp và giải quyết mọi vấn đề cho con, nhưng xin nhớ rằng trẻ cần cơ hội để học cách tự mình làm việc đó. Phần lớn những lần mà trẻ ở vào tình huống buộc phải giải quyết, trẻ đều có thể làm được một cách độc lập. Tất nhiên, bạn phải luôn nắm được những diễn biến trong cuộc sống của con, nhưng hãy làm một cách cẩn trọng. Hãy dành cho con nhiều cơ hội nhất có thể để các con tự giải quyết và xử lý các vấn đề cũng như mạnh dạn gặp gỡ mọi người. Điều này đúng cho tất cả các độ tuổi. Hãy quan sát trẻ khi chơi đùa và chỉ nên can thiệp khi mà mọi việc đã nằm ngoài khả năng kiểm soát.

DẠY TRẺ CÁCH HỎI SỰ GIÚP ĐỠ KHI GẶP KHÓ KHĂN

Bạn nên khuyến khích để trẻ nhờ mọi người giúp đỡ khi gặp khó khăn ngay từ những năm tháng đầu đời. Nếu như trẻ không thể giải quyết được tình huống, bạn đừng nên can thiệp ngay. Đầu tiên, hãy để trẻ tự xử lý vấn đề của mình. Nếu trẻ vẫn không giải quyết được, hãy cho trẻ cơ hội để nhờ bạn giúp. Nhưng dù thế nào thì bạn cũng nên bắt đầu bằng: “Con có cần mẹ giúp không?”. Hãy để trẻ thấy rằng nhờ ai đó giúp đỡ cũng là một cách tốt để xử lý khi tự mình không giải quyết được vấn đề. Sau này khi con bạn trưởng thành và vào đời, chúng sẽ không dè dặt hay ngần ngại khi hỏi xin giúp đỡ.

HẠN CHẾ SỰ XẤU HỔ

Thường thì những lời trách mắng của người lớn dành cho trẻ là hoàn toàn mang ý tốt nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng như ý muốn. Mỗi đứa trẻ là khác nhau và vì thế chúng nhận biết các sự việc một cách riêng biệt. Tuy nhiên, trẻ đều có giới hạn chịu đựng trước những lời mắng mỏ-điều mà bạn cần hiểu rõ. Mọi thứ trong thế giới của trẻ đều rất quan trọng với chúng. Hãy xem những ngày tới trường của trẻ như là những ngày làm việc của bạn, dù cho đó có là ở lớp mầm non hay tiểu học. Hãy luôn nghiêm túc và để trẻ tự hào về mỗi việc mà con bạn đã hoàn thành. Một ngày của trẻ cũng bận rộn không kém một ngày của bạn đâu.

NÓI CHUYỆN NHIỀU HƠN VỚI TRẺ

Hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện với con bạn. Dù con bạn còn nhỏ và chưa biết nói hay con bạn đang ở tuổi “teen”-ương bướng không muốn trả lời thì cũng không quan trọng. Vấn đề là bạn đã cố gắng và cho dù con có phản ứng ra sao thì điều đó cũng sẽ được chúng trân trọng. Việc trò chuyện tạo cho con bạn niềm tin rằng, với cha mẹ, những cuộc nói chuyện cởi mở lúc nào cũng được hoan nghênh.

16 tháng 3 2022

tham khảo :))

Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cuộc đời đấu tranh, là sự nghiệp cách mạng, là nỗi khát khao mãnh liệt cho nước mạnh dân giàu. Người luôn lấy mình làm tấm gương mẫu mực về thái độ học tập nghiêm túc, ý thức tự học thường trực, coi đó là nguồn gốc căn bản để nâng cao trình độ bản thân và ảnh hưởng lan tỏa tới người khác.Ngày nay, các cá nhân, tổ chức có điều kiện và cơ hội tự học lớn hơn nhiều so với sinh thời của Bác, với sự trợ giúp của công nghệ và khả năng tiếp cận kho tri thức trên mạng internet, thư viện ảo. Giới trẻ đang có điều kiện đầy đủ hơn về vật chất, tinh thần, nếu không nâng cao tinh thần học tập, tự học, tự rèn luyện thì không thể tài giỏi và trở thành những người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.

27 tháng 12 2017

Tắt đèn với chương Tức nước vỡ bờ là đỉnh cao của mối xung đột ấy, thể hiện rõ cách nhìn con người trên bình diện giai cấp. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm đối với bọn tay sai của chế độ thực dân phong kiến đương thời.. Đó là bọn người tàn ác, bất nhân, coi mạng người dân như cỏ rác.

Thực vậy, tính chất tàn ác bất nhân ấy được thể hiện trước hết ở việc dồn người dân vốn đã lâm vào hoàn cảnh khốn khố đến đường cùng. Tức nước vỡ bờ là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương trước đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Nhà nghèo lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu lại bị ốm liệt giường.

Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải nếm cả những đòn roi của bọn lính và người nhà lí trưởng. Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau.

Sự bất nhân, tàn nhẫn ấy còn thể hiện ở chỗ chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết lên để đánh thuế. Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu. Chị Dậu những tưởng đã trả được món nợ nhà nước, nào ngờ, bọn hào lí cho biết số tiền vừa nộp ấy chỉ mới tính vào suất của chú Hợi đã chết từ năm ngoái, tiền thuế đinh của anh Dậu vẫn còn phải..nợ! Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng.

Nhưng trời vừa sáng, bộ mặt cai lệ và người nhà lí trưởng lại hiện ra .Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là, “tức nước vỡ bờ", chị Dậu đã vùng lên chống trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, tác giả đã phơi bày thành công bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai dưới chế độ thực dân phong kiến thời đó.

Cai lệ có lính tráng trong tay để sai bảo. Nhưng cai lệ chưa phải là quan, Đó là một chức hạng bét của chế độ đương thời, một loại cánh tay nối dài của quan phủ quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng tất nhiên không có chức quyền gì. Ý chính là đầy tớ của bọn hào lí trong làng. Thậm chí, y có thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu năn nỉ hắn: “Bạn nghèo với nhau, bác nói khèo với ông lí cho tôi”, nhưng hắn đã hầm hầm vác gậy bỏ đi và thô lỗ: “Tôi không dám bạn với nhà chị”. Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy địa vị có khác nhau nhưng sự tàn ác bất nhân thì không ai kém ai. Chân dung của chúng đã được nhà văn khắc họa khá sắc sảo.

Giữa túp lều tồi tàn như nơi chứa phân tro có một người đàn ông vừa thoát chết, một người đàn bà nuôi con mọn với ba đứa trẻ. Thình lình cai lệ và người nhà lí trưởng xuất hiện, đằng đằng sát khí, sầm sập tiến vào. Tay chúng cầm roi song, tay thước, dây thừng. Đó là những dụng cụ đánh người. Với thái độ ra oai, cai lệ gõ đầu roi xuống đất rất hách dịch, gọi anh Dậu là thằng, chị Dậu là mày, xưng ông, xưng cha mày. Cai lệ mở mồm la thét, quát tháo: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” Bên cạnh giọng thét, giọng quát còn có giọng hầm hè và trợn hai mắt. Thật là bộ mặt của hung thần! Tên người nhà lí trưởng thì mỉa mai tên cai lệ để tên này càng hung tợn hơn: “Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!” .Anh Dậu đang ốm đau lại bị trói đến ngất xỉu đi, vậy mà họ chẳng hề động tâm. Vừa thấy anh run rẩy cất bát cháo, cai lệ rủa sả: “Ông tưởng mày chét đêm qua, còn sống đấy à?" Anh Dậu sợ lăn ra phản, người nhà lí trưởng còn mỉa mai cười: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm hôm qua đấy”. Cả hai tên bất nhân không để ý đến lời van xin tha thiết của người đàn bà khốn khổ ấy. Hắn không để chị nói hết câu mà chỉ giục: "Nộp tiền sưu! Mau. Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thi ông sẽ dỡ cả nhà mày đi".

Hắn càng hung hăng, sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Người nhà lí trưởng còn không dám hành hạ một người đang ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì. Ấy thế mà hắn dám đùng đùng giật phắt cái thừng, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát vào mặt chị một cái đánh đốp chân dung của cai lệ và người nhà lí trưởng được khắc họa bằng những chi tiết điệu bộ, giọng nói và hành vi. Không hề có chi tiết nào về suy nghĩ của chúng. Đó là sự sắc sảo của ngòi bút Ngô Tất Tố. Chúng chỉ biết đánh trói, hành hạ người như một cái máy vô tri. Chúng làm gì có lòng trắc ẩn của con người. Đó là bản chất bất nhân của bọn đầy tớ tay sai.

Tóm lại, chân dung của bọn tay sai chế độ thực dán phong kiến thực chất là bọn mặt người dạ thú. Tiếng của chúng chỉ là âm thanh hằm hè, quát, thét. Đầu óc chúng không biết nghĩ suy, trái tim chúng không hề rung động! Hung dữ và thô bạo như vậy, chúng tạo được tình huống kịch tính căng thẳng cho mạch truyện, đây nhân vật chị Dậu đến tình trạng "tức nước vỡ bờ". Thật là những chân dung được khắc họa bằng cái nhìn tinh tế và ngòi bút sắc sảo bậc thầy của nhà văn Ngô Tất Tố.

27 tháng 12 2017

Chân dung của bọn tay sai chế độ thực dán phong kiến thực chất là bọn mặt người dạ thú. Tiếng của chúng chỉ là âm thanh hằm hè, quát, thét. Đầu óc chúng không biết nghĩ suy, trái tim chúng không hề rung động! Hung dữ và thô bạo như vậy, chúng tạo được tình huống kịch tính căng thẳng cho mạch truyện, đây nhân vật chị Dậu đến tình trạng "tức nước vỡ bờ". Thật là những chân dung được khắc họa bằng cái nhìn tinh tế và ngòi bút sắc sảo bậc thầy của nhà văn Ngô Tất Tố.

10 tháng 6 2018

Bên cạnh những lợi ích ,mạng xã hội Facebook còn có tác hại ko nhỏ đối với giới trẻ .Để hiểu rõ đc những tác hại đó ,ta phải định nghĩa đc : mạng xã hội Facebook là j ? Hiểu ngắn gọn thì Facebook là công cụ để kết nối giới trẻ hiện nay.Vậy Facebook có tác hại như thế nào? Hiện nay , một số bạn học sinh đã thường xuyên bỏ bê , chểnh mảng việc học hành để dành thời gian chơi Facebook.Từ đó, việc học hành của các bạn ấy sẽ sa sút , ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này. Ko những vậy ,trên mạng xã hội Facebook còn đầy rẫy những nguy hiểm đang rình rập.Trước hết phải kể đến những người bạn ảo. Trước màn hình máy tính, điện thoại ta làm sao có thể biết được đó có là người bạn tốt hay ko? Hay đó chỉ là những kẻ luôn rắp tâm để hại ta ? Ngoài ra , những trò lừa đảo , những văn hóa phẩm đồi trụy trên Facebook cũng khiến giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc , sai lầm ,tiêu cực .Chính vì vậy , giới trẻ chúng ta cần nhận thức rõ mặt tiêu cực cũng như tích cực của mạng xã hội Facebook để sử dụng một cách hợp lí và thông minh. 

10 tháng 6 2018
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng.
  • Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
30 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm. Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.