K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2015

ai tick tui rồi tui tick lại cho

29 tháng 11 2015

tên chi mà dài rửa ?

6 tháng 5 2022

A

6 tháng 5 2022

A

8 tháng 3 2022

C

16 tháng 4 2022

A

16 tháng 4 2022

cái này lớp mấy đêý em :>? anh cũng choáng vì hồi lớp 4 anh chưa đc học cái này

17 tháng 5 2017

Ngô gia văn phái là cựu thần nhà Lê vẫn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình hào hứng như vậy bởi vì:

- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến tận mắt, là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử.

- Mặt khác, các tác giả cũng được chứng kiến tận mắt sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác, hống hách, ngang ngược của giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngán, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao.

- Tất cả những điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào như vậy.

 

1. Dưới thời Đinh - Tiền Lê, tôn giáo nào được truyền bá rộng rãiNho giáoPhật giáoThiên Chúa giáoBlamôn giáo2.Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mấtĐinh Tiên Hoàng mất. Vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống xâm lược nước taThế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôiĐinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn3.Điền từ còn thiếu...
Đọc tiếp

1. Dưới thời Đinh - Tiền Lê, tôn giáo nào được truyền bá rộng rãi

Nho giáo

Phật giáo

Thiên Chúa giáo

Blamôn giáo

2.Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất

Đinh Tiên Hoàng mất. Vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống xâm lược nước ta

Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi

Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn

3.Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
Các nhà sư dưới thời Đinh - Tiền Lê được coi trọng vì họ là những người tài giỏi, có đức, được lòng dân ngoài ra họ còn là những người có học và biết ........ (Viết chữ Tiếng Việt có dấu)

4.Quân đội thời Tiền Lê có những bộ phận chính nào?

Bộ binh, tượng binh và kị binh

Cấm quân và quân địa phương

Quân địa phương và quân các lộ

Cấm quân và quân các lộ

5. Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?

Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.

Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.

Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.

Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.

6.Điền từ vào chỗ trống:
Thương nghiệp dưới thời Đinh - Tiền Lê bước đầu phát triển là do nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển, nhà nước đã thiết đặt mối quan hệ ban giao với các nước láng giềng và các vua trị vì đã cho .............................để tiêu dùng trong nước. (Viết chữ Tiếng Việt có dấu)

7.Nhà Lê đã làm gì để phát triển sản xuất? (Câu hỏi nhiều lựa chọn đúng)

Mở rộng việc khai khẩn đất hoang

Chú trọng công tác thủy lợi đào vét kênh ngòi

Tổ chức lễ Cày tịch điền và tự mình cày mấy đường

Chia ruộng đất công cho nông dân

Nông dân nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ lao dịch

Cấp đất cho quan lại để họ thành địa chủ

8.Tầng lớp thống trị thời Đinh - Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?

Vua, quan văn, địa chủ phong kiến

Vua, quan lại, một số nhà sư có uy tín

Vua, quan lại trung ương và địa phương

Vua, quan lại, thương nhân

9.Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì?

Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc

Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc

Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình

Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền

10.Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của:

Làng xã

Nông dân

Địa chủ

Nhà nước

1
4 tháng 11 2021

1. Dưới thời Đinh - Tiền Lê, tôn giáo nào được truyền bá rộng rãi

Nho giáo

Phật giáo

Thiên Chúa giáo

Blamôn giáo

2.Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất

Đinh Tiên Hoàng mất. Vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống xâm lược nước ta

Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi

Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn

3. XIn lỗi trong vở mình ko có câu này

4.Quân đội thời Tiền Lê có những bộ phận chính nào?

Bộ binh, tượng binh và kị binh

Cấm quân và quân địa phương

Quân địa phương và quân các lộ

Cấm quân và quân các lộ

5. Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?

Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.

Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.

Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.

Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.

6. Xin lỗi mình ko có câu này.

7.Nhà Lê đã làm gì để phát triển sản xuất? (Câu hỏi nhiều lựa chọn đúng)

Mở rộng việc khai khẩn đất hoang

Chú trọng công tác thủy lợi đào vét kênh ngòi

Tổ chức lễ Cày tịch điền và tự mình cày mấy đường

Chia ruộng đất công cho nông dân

Nông dân nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ lao dịch

Cấp đất cho quan lại để họ thành địa chủ

8.Tầng lớp thống trị thời Đinh - Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?

Vua, quan văn, địa chủ phong kiến

Vua, quan lại, một số nhà sư có uy tín

Vua, quan lại trung ương và địa phương

Vua, quan lại, thương nhân

9.Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì?

Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc

Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc

Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình

Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền

10.Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của:

Làng xã

Nông dân

Địa chủ

Nhà nước

4 tháng 11 2021

bạn điền chưa

2 tháng 10 2021

Nguyễn Huệ, vị chiến tướng dùng kì mưu hạ thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ, vị thống tướng đã tiêu diệt 3 vạn quân Xiêm xâm lược tại Rạch Gầm – Xoài Mút trong một trận thuỷ chiến trời long đất lở. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã đạp đổ ngai vàng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài rồi kết duyên cùng công chúa Ngọc Hân làm chấn động Bắc Hà. Nguyễn Huệ – vua Quang Trung đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, xây nên gò Đống Đa lịch sử bất tử.

Đọc Hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí, hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta bao ấn tượng không phai mờ.

Những tác giả – người con ưu tú của dòng họ “Ngô Thì" ở Tả Thanh Oai đã mượn lời nói của người cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tâu với thái hậu, rất khách quan, để giới thiệu Nguyễn Huệ với sự tâm phục và kinh sợ. Vì là người ở phía bên kia, phe đối địch, nên đại từ “hắn" mà người cung nhân này dùng để chỉ Nguyễn Huệ cũng chẳng hề làm mờ đi bức truyền thần vị chiến tướng trăm trận trăm thắng.

“Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Ván Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hắn hơn sợ sấm sét”.

Nên biết lúc bấy giờ, Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh đã đóng chật Thăng Long, coi nước ta chỉ là quận huyện của chúng, Lê Chiêu Thống đã được thiên triều cho làm An Nam quốc vương, nhưng với cái nhìn sắc sảo, người cung nhân cũ đã chỉ ra sự bại vong tất yếu của bọn cướp nước và bè lũ bán nước: “E rằng chẳng mấy lâu nữa, hắn lại trở ra, tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?”. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789 đã cho thấy lời nói ấy là một dự báo linh nghiệm, một chân lí lịch sử rất hùng hồn.

Nguyễn Huệ là một con người “biết nghe và quyết đoán”. Ngày 24 tháng chạp năm Mậu Thân (1788) nhận được tin cáo cấp do Nguyễn Văn Tuyết đưa vào, Nguyễn Huệ “giận lắm” định “cầm quân đi ngay" nhưng trước lời bàn “hay chính vị hiệu", ông đã nghe theo để “giữ lấy lòng người" rồi mới xuất quân đánh dẹp cõi Bắc. Việc đắp đàn ở núi Bân, tế trời đất, thần sông, thần núi, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung chứng tỏ cái tầm nhìn chiến lược của người anh hùng áo vải khi Tổ quốc đứng trước họa xâm lăng.

Cứu nước như cứu lửa. Ngày 25 còn ở Thuận Hóa thế mà 29 đã hành quân tới Nghệ An: gặp cống sĩ Nguyễn Thiếp, mộ thêm một vạn tinh binh, tổ chức duyệt binh lớn và truyền hịch đánh giặc cứu nước để kích thích chí khí tướng sĩ và ba quân “đồng tâm hiệp lực, để đựng nên công lớn”, nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ “ăn ở hai lòng… sẽ bị giết ngay tức khắc", (vạch trần thói tàn bạo tham tàn của người phương Bắc để kích thích lòng căm thù, kêu gọi tướng sĩ noi gương Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ… để quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi….).

Chỉ hơn một ngày đêm, Nguyễn Huệ đã kéo quân tới Tam Điệp hội sư với cánh quân của Đại tư mã Ngô Văn Sở. Ông ra lệnh cho tướng sĩ ăn Tết trước, hẹn đến mùng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc ăn mừng, rồi chia đại quân thành 5 đạo binh lớn “gióng trống lên đường ra Bắc".

Nguyễn Huệ thật “lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân”: Ông đã lấy yếu tố bất ngờ để đánh thắng giặc: bắt sống toàn bộ quân giặc do thám ở sông Thanh Quyết và đồn Hà Hồi, bao vây tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, hàng vạn giặc bị giết “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối". Tại đầm Mực làng Quỳnh Đô, giặc Thanh bị hợp vây, “quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp, chết đến hàng vạn người". Trong khi đó, một trận “rồng lửa” đã diễn ra ác liệt tại Khương Thượng, xác giặc chất thành 12 gò cao như núi. Nguyễn Huệ đã tiến công như vũ bão, khác nào “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên", làm cho Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp… nhắm hướng bắc mà chạy". Trưa mùng 5, Nguyễn Huệ và đại quân đã kéo vào thành Thăng Long trước kế hoạch 2 ngày.

Nhãn quan quân sự – chính trị của Nguyễn Huệ vô cùng sâu rộng và sáng suốt. Trên đường tiến quân đánh giặc Thanh, ông đã giao cho Ngô Thì Nhậm “người khéo lời lẽ" để “dẹp nổi việc binh đao”, đem lại “phúc cho dân”.

Chiến thắng Đống Đa năm Kỉ Dậu (1789) là một trang sử chống xâm lăng vô cùng chói lọi của dân tộc ta. Nó thể hiện sức mạnh vô địch của lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã dựng nên tượng đài tráng lệ, hùng vĩ người anh hùng áo vải – vua Quang Trung để dân tộc ta đời đời tự hào và ngưỡng mộ:

Mà nay áo vải cờ đào,

Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.

(Ai tư vãn – Ngọc Hân công chúa)

Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc. Nó làm cho trang văn Hoàng Lê nhất thống chí thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

Chúc bạn học tốt!