K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2021

- Tại vì mầm ngủ to giúp cho cành ghép chóng lớn ,khỏe mạnh và sinh trưởng tốt.
 - Chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây.
- Quy trình ghép cành
Bước 1: Chọn và cắt cành ghép
Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép Chọn vị trí ghép trên thân gốc ghép, cách mặt đất 10-15cm. Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép và ngọn gốc ghép. Cắt vát gốc ghép tương tự như ở cành ghép.
Bước 3: Ghép đoạn cành Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau. Buộc dây ni lông cố định vết ghép. Chụp kín vết ghép và đầu cành ghép bằng túi PE trong. 
Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép Sau khi ghép từ 30 - 35 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được. 

 

     
3 tháng 3 2016

- Phải cắt bỏ hết lá ở càng ghép vì để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh, được đảm bảo.
- Phải buộc chặt cành ghép (hoặc mắt ghéph) vào gốc ghép nhằm để mô dẫn (mạch gỗ và mạch libem) nhanh chóng nối liền nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và các chất dinh dưỡng từ gốc ghép đến được tế bào của cành ghép hoặc mắt ghép được dễ dàng.  
ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt:
- Giữ nguyên được tính trạng con người mong muốn.
- Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5 năm tuỳ loài cây, tuỳ tuổi sinh lý của cành.

 

11 tháng 5 2017
Bỏ bớt (không cần phải bỏ hết) để giảm thiểu lượng nước bốc hơi qua lá ở cành đó.
Vì khi vừa ghép cành các mạch trên cành ghép và gốc ghép bị tổn thương và chưa thật sự thông với nhau, nếu nước bốc hơi nhiều quá cành ghép sẽ chết do thiếu nước.
Buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để đảm bảo cành không bị xê dịch làm cho mối ghép bị hở (die) và cũng để đảm bảo cách mạch của mối ghép tiếp xúc tốt hơn.
1 tháng 12 2016

2.Mắt ghép là chồi non nhú lên trên nách lá.
Cành lấy mắt ghép là những cành “bánh tẻ”, đường kính gốc cành từ 6- 10 mm tùy mùa ghép và tùy theo giống loài. Mỗi cành có từ 6-8 mầm ngủ ở các nách lá to. Nên chọn những cành ngoài bìa tán, không có sâu bệnh và ở các cấp cành cao. Mỗi cành có từ 6-8 mầm ngủ ở các nách lá to. Vệ sinh chăm sóc và chuẩn bị gốc ghép như ở phương pháp ghép đoạn cành.

3.Cách chiết cành đối với giống cam, quýt: Sau khi chọn cành chiết nén cành rồi tiến hành khoanh vỏ, để khô 3-4 ngày, quấn rơm nhào với đất bùn ướt, vôi, tro bếp …, bên ngoài bao một lớp vỏ chiếu cũ hoặc nylon có lỗ thoát nước. Thường nên chiết vào tháng 3-4, những tháng đầu mùa mưa. Sau một thời gian, chỗ cành chiết ra rễ thì đem đi trồng.

4.

_Sau khi thu hoạch xong bạn phải phơi hạt giống, không nên phơi trực tiếp xuống nền sân gạch hoặc xi măng nên phơi dưới nắng nhẹ, sử dụng mẹt hay nong nia để phơi.

_Sử dụng dụng cụ bảo quản phải kín có nắp đậy cẩn thận

_Hạt giống sau khi được phơi khô phải đảm bảo độ ẩm phù hợp, hạt giống được làm sạch trước khi cất, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không hút ẩm.


_Nhiệt độ nơi bảo quản đảm bảo mát mẻ, không quá cao ảnh hưởng đến cây trồng sau này.

1 tháng 12 2016

Thank you very much.

4 tháng 11 2017

Đáp án: A.

Câu 11. Bệnh nào không gây hại cho cây ăn quả có múi:A. Bệnh vàng lá hại.B. Bệnh thối hoaC. Bệnh lở loét.D. Sâu đục cànhCâu 12. Ghép cành gồm các kiểu ghép:A. Ghép áp, ghép nêm, ghép chẻ bênC. Ghép cửa sổ, ghép chữ T, ghép ápB. Ghép cửa sổ, ghép áp, ghép đoạn cànhD. Ghép đoạn cành, ghép cửa sổ, ghép nêmCâu 13. Tạo hình, sửa cành cho cây vào thời kì cây non gọi là:A. Đốn phục hồiB. Đốn tạo quảC. Đốn tạo cànhD. Đốn...
Đọc tiếp

Câu 11. Bệnh nào không gây hại cho cây ăn quả có múi:

A. Bệnh vàng lá hại.

B. Bệnh thối hoa

C. Bệnh lở loét.

D. Sâu đục cành

Câu 12. Ghép cành gồm các kiểu ghép:

A. Ghép áp, ghép nêm, ghép chẻ bên

C. Ghép cửa sổ, ghép chữ T, ghép áp

B. Ghép cửa sổ, ghép áp, ghép đoạn cành

D. Ghép đoạn cành, ghép cửa sổ, ghép nêm

Câu 13. Tạo hình, sửa cành cho cây vào thời kì cây non gọi là:

A. Đốn phục hồi

B. Đốn tạo quả

C. Đốn tạo cành

D. Đốn tạo hình

Câu 14. Cây có múi có các loại rễ nào?

A. Chỉ có rễ cọc

C. Có cả rễ cọc và rễ con                               

B. Chỉ có rễ con

D. Không có rễ

Câu 15. Ở miền Bắc đâu là thời vụ không thích hợp trồng cây ăn quả có múi?

A. Tháng 2 - tháng 4

C. Tháng 2 - tháng 4 và  Tháng 8 - tháng 10       

B. Tháng 8 - tháng 10

D. Tháng 4 - tháng 5

Câu 16. Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp tạo ra cây con bằng cách:

A. Ghép mắt        

B.  Ghép cành

C. Gieo hạt

D. Cấy mô

Câu 17. Loại phân nào sao đây không phải bón lót cho cây ăn quả?

A. Phân lân

B. Phân kali

C. Phân chuồng

D. Phân đạm

Câu 18. Loại sâu nào không gây nguy hại cho cây có múi?

A. Bọ ngựa

B. Sâu xanh

C. Sâu đục cành

D. Sâu vẽ bùa

Câu 19. Hoa của cây có múi có các loại:

A. Hoa cái

B. Hoa đực

C. Cả hoa cái, hoa đực

D. Hoa lưỡng tính

Câu 20. Họ Cam quýt bao gồm các giống sau đây

A. Cam Cao Phong, bưởi Diễn, bưởi Tân Lạc

B. Cam Văn Giang, mít, bưởi Phúc Trạch

C. Bưởi Đoan Hùng, bưởi Năm Roi, sầu riêng

0
24 tháng 11 2021

Vì khoanh vỏ đã cắt bỏ gồm cả mạch rây của cành đó, chất hữu cơ do lá chế tạo ở phần trên không thể chuyển qua mạch rây đã bị cắt xuống dưới, nên bị tích lại đó. Do độ ẩm của bầu đất bao quanh đã tạo điều kiện cho sự hình thành rễ.

24 tháng 11 2021

giúp mik câu: ghép cành gồm những công việc gì? mik sắp thi rồi ạ!

13 tháng 10 2018

Đáp án D

(1). Trong kỹ thuật ghép mắt và ghép cành, các tế bào sinh dưỡng của cành ghép với gốc ghép có thể có kiểu gen khác nhau. à đúng

(2). Việc ghép cành có thể sử dụng cành ghép của loài này để ghép lên gốc ghép của loài khác. à đúng

(3). Việc ghép cành sẽ tạo ra cành ghép với đặc tính lai tạo giữa cây cho cành ghép và cây cho gốc ghép. à sai, đặc tính của cành ghép và gốc ghép là khác nhau.

(4). Trong kỹ thuật ghép cành, người làm vườn cắt bỏ lá của cành ghép nhằm hạn chế sự mất nước của cành ghép trong giai đoạn đầu cành chưa liền với thân. à đúng

29 tháng 12 2020

Giâm cành: lấy 1 đoạn thân cây, cành cây cắt bỏ 1 đầu và đem cắm xuống vùng đất ẩm. Chất dinh dưỡng từ đất sẽ đi theo vết cắt cung cấp cho quá trình sinh trưởng của cây.

Chiết cành: trên 1 cây đang sống bình thường chọn ra cành cây cần chiết. Sau đó lấy dao tách 1 đoạn vỏ ở đó và dùng đất bó lại đoạn thân vừa tách vỏ đó. Sau 1 thời gian đoạn mà ta bó đất đó sẽ mọc rễ, cắt bỏ ra khỏi cây mẹ rồi đem ra trồng. 

- Ghép cành : tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa lú ra ở nách lá hoặc một đoạn thân non của cây có những đặc tính nổi bật đặt vào một cây khác có đặc tính sống khoẻ và phát triển tốt, còn gọi là gốc ghép (gốc tháp) tiếp tục sống và tăng trưởng nhờ vào gốc ghép 

29 tháng 12 2020

Giâm cành : cắt một cành mềm hay một cành cứng để giâm xuống đất, chờ ngày ra rễ để trở nên một cây mới mang được đặc tính tốt của cây mẹ. Cành cứng là cành đã hóa gỗ, còn cành mềm là cành còn non, chưa đúng độ già.

Chiết cành : phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cách cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới.

Ghép cây : tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa lú ra ở nách lá hoặc một đoạn thân non của cây có những đặc tính nổi bật đặt vào một cây khác có đặc tính sống khoẻ và phát triển tốt, còn gọi là gốc ghép (gốc tháp) tiếp tục sống và tăng trưởng nhờ vào gốc ghép

 

26 tháng 2 2023

- Giâm cành: rau ngót, mía,…

- Chiết cành: cam, bưởi,…

- Ghép cành: hoa đào, hoa giấy,...