trong giấc mơ em đã gặp nàng âu cơ và những người con của nàng . em hãy kể lại câu chuyện kỳ thú ấy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu về cuộc gặp kì lạ với nàng Âu Cơ và những người con.
2. Thân bài:
- Kể về cuộc gặp gỡ:
+ Em đã gặp Âu Cơ và những người con của nànong hoàn cảnh nào? Miêu tả hình dáng, điệu bộ, cử chỉ,... của họ.
+ Khung cảnh của cuộc gặp (thiên nhiên, con người, sinh hoạt, lao động,...)
+ Em đã trò chuyện với họ những gì?
- Qua lần gặp gỡ ấy, em hiểu thêm điều gì về Âu Cơ, Lạc Long Quân, những người con của họ và đất nước Hùng Vương thuở ban đầu.
- Điều lí thú và bổ ích qua lần gặp ấy.
- Tình cảm và suy nghĩ của em về nhân vật đó.
3. Kết bài: Giấc mơ thật tuyệt diệu, cuộc gặp gỡ ấy vô cùng lí thú đối với em.
Các bạn ạ ! Chúng mình hẳn ai cũng từng trải qua những giấc mơ thú vị, cách đây một tuần, tôi vừa mơ một giấc mơ mà qua đó, tôi đã học được rất nhiều điều.
Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ.
Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình.
Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi.
Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng :
Dạ ! Cháu…cháu…
Cháu đừng sợ !
Dạ ! Thế bà là ai ạ ?
Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ !
A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ.
Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ?
Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi !
Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua.
À !Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ !
Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ?
Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau.
Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu.
Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !
Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con !
Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.
Bỗng một vầng sáng hiện ra làm mắt em lóa mắt. Em định thần nhìn kĩ: đó là một cung điện nguy nga của thời xưa giữa một vùng đất đầy hoa thơm cỏ lạ - cung điện Long Trang. Có hai người đang ngồi bên nhau giữa đại sảnh mà em chưa hề gặp bao giờ: một người mình rồng, tướng mạo phi thường, sức khỏe vô địch; một người dòng tiên, xinh đẹp tuyệt trần, hương thơm ngan ngát. Ngắm nghía họ một lúc, em mới nhận ra đó là Lạc Long Quân và Âu Cơ, tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta. Họ đã kết thành vợ chồng, đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, người con cả được tôn lên làm vua, đóng đô Phong Châu, lập ra nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương, cha truyền con nối đến 18 đời.
Các bạn ạ ! Chúng mình hẳn ai cũng từng trải qua những giấc mơ thú vị, cách đây một tuần, tôi vừa mơ một giấc mơ mà qua đó, tôi đã học được rất nhiều điều.
Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ.
Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình.
Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi.
Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng :
Dạ ! Cháu…cháu…
Cháu đừng sợ !
Dạ ! Thế bà là ai ạ ?
Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ !
A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ.
Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ?
Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi !
Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua.
À !Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ !
Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ?
Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau.
Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu.
Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !
Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con !
Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.
Bài làm
"Bài học đường đời đầu tiên" em đang học bài thì cơn buồn ngủ ập đến, ko cưỡng lại được em ngủ đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ em đang đứng ở giữa bãi cỏ xanh um, bầu trời trong xanh, thời tiết mát mẻ. Em đang ngạc nhiên trước cảnh vật thì bỗng nghe tiếng khóc thất thanh. Em tự hỏi: "là ai thế nhỉ?".Hình như là ở phía sau đám cỏ, em rẽ lối đi vào thì thấy có 1 chú dế đang quỳ gối trước 1 nấm mộ nho nhỏ. Em lại hỏi han thì nghe chú lời:
-tôi là dế mèn. Em là ai? sao em vào được đây?
Chào anh, em là .......Em ko biết làm thế nào em vào được đây, chỉ biết là em đang học thì buồn ngủ nên ngủ thiếp đi,thì vào được đây.
-Thế à! Mời em vào nhà anh chơi, Chúng ta nói chuyện.
miêu tả ngoại hình dế mèn.
Rồi em và dế mèn vào nhà, em bây giờ mới biết chú dế này là dế mèn trong câu chuyện B H Đ Đ Đ T.Dế mèn mời em ngồi và bắt đầu kể lại cuộc đời của mik.Em nghe xong cũng khuyên dế mèn ko nên buồn rầu quá và bắt đầu đi phiêu lưu đây đó để mở rộng hiểu biết.
Bỗng nghe tiếng gọi, em tỉnh giấc, thì ra là mơ. Em sẽ nhớ mãi cuộc gặp gỡ ấy và kể cho các bạn trong lớp nghe
"Ngủ ngon nha con yêu! " Sau khi nghe mẹ nói xong câu ấy, tôi lên giường và ngủ thiếp đi. Tôi mơ thấy rằng:
Một buổi sáng đẹp trời, tôi được mẹ dắt đi chợ hoa, chợ rất đẹp, tấp nập và đông vui. Những bông hoa lay ơn, hoa hồng, hoa ly nở rộ đẹp tuyệt vời. Tôi mãi ngắm hoa nên không để ý đến mẹ. Một lát sau, tôi chợt giật mình và không thấy mẹ đâu nữa rồi. Tôi rất sợ hãi, không biết mẹ đang ở đâu. Tôi lần tìm khắp ngõ chợ nhưng không thấy bóng giáng của mẹ đâu cả.
Tôi ngồi xuống bóng cây phượng mà lo sợ. Bỗng nhiên, tôi thấy mẹ đứng từ xa vẫy tay tôi. Tôi tức tốc chạy theo mẹ và chạy mãi, chạy mãi,,, Không thấy mẹ nữa rồi. Bây giờ, tôi dang ở trong một khu rừng . Khu rừng này đẹp một cách lạ thường.
Cánh rừng xanh như một viên thạch bích dưới nền trời xanh thẳm. Nhiều cây leo mọc chằn chịt ở các cây gỗ lớn, chúng quấn lấy thân cây mà vươn lên cao vút. Những cành cây là rộng, thân gỗ lớn, chúng phân thành từng tầng khác nhau, Có những cây hướng sáng chúng vươn lên thật cao, bỏ lại chút tia nắng yếu ớt chui lọt xuống những loài cây ưa râm. Dưới khu rừng, nhiều chó sóc vun vút chuyền từ cành này sang cành khác tìm mồi.
Càng đi sâu vào, khu rừng càng âm u. Đột nhiên, tôi nghe tiếng nói chuyện ngoài sau lưng :" Chúng ta cùng đi lễ hội mùa xuân ở nhà bác Gấu nhé " Tôi giật mình nhìn lại thì thấy một con sóc đang nói chuyện với chú chim đang đậu trên cành cây. Tôi hốt hoảng bỏ chạy thì chú chim gọi lại:
- Bạn ơi đừng sợ, vì đây là rừng tiên cảnh nên ít ai có thể đến được đây, vì vậy học không biết loài thú, chim chúng tôi có thể nói chuyện được.
Tôi bình tĩnh lại: Vậy, bây giờ bạn đi đâu, mình có thể đi cùng được không?
Chú sóc bảo: " Chúng tớ đi lễ hội mùa xuân, bạn đi cùng chứ?
Thế là tôi gạt lại những nỗi lo sợ đó và cùng đi với các bạn. Chúng tôi nghe tiếng suối rì rào, tiếng hót rất hay. Tôi cùng trò chuyện rất thân mật cùng các bạn. Chúng tôi cùng nhau nhảy múa cùng bạn chim sẻ, cáo trắng, gấu,... Những người bạn ở đây rất hiền hòa, thân thiện với tôi.
"Dậy, con ơi!" Mẹ tôi đánh thức tôi dậy. Tôi không nghĩ là mình đang mơ mà đang ở trong một thế giới thật sự vậy. Tôi nghĩ rằng: " những con vật trong rừng rất thân thiện với chúng ta, nhưng vì chúng ta thấy vẻ bên ngoài của chúng đáng sợ nên mới nghĩ về chúng như vậy thôi. Thật ra, chúng cũng có tình cảm như con người vậy đó. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ nó, phải bảo vệ môi trường của chúng cũng như bảo vệ chính bản thân mình vây "
Em trở về nhà sau một ngày dài mệt mỏi với 3 tiết học văn trên lớp. Hôm nay, cô giáo dạy cho chúng em về bài Kiều ở lầu Ngưng Bích. Hình ảnh nàng kiều với những cô đơn tủi hổ vẫn ám ảnh trong em. Và bây giờ, ngay cả lúc đã lên giường đi ngủ, em vẫn cứ băn khoăn mãi trong lòng về những cô đơn của người con gái ấy. Trong giấc ngủ, em ngỡ tưởng mình đã bước vào một thế giới thần tiên, người nhẹ bẫng đi. Hóa ra em đã đến một nơi xa lạ nào đó và thấy một người con gái thật xinh đẹp. Nàng đang khóc trong nỗi tuyệt vọng. Em vô cùng bối rối và chợt nhân rag mình đã đến và gặp gỡ nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Nhìn nàng khóc em không biết nói gì hơn nên đã đi xung quanh lầu Ngưng Bích này một lần. Dường như những kiến thức trên lớp đã cho em hiểu hơn về thiên nhiên nơi đây dù mới lần đầu đặt chân đến. Đặt mình trong hoàn cảnh này, giữa bốn bề bát ngát xa trông em mới càng thấy thương cho thân phận nàng Kiều. Mọi thứ dường như đều bao la bát ngát, chỉ có nào một mình người con gái ở nơi đây cùng với một chiếc lầu lênh đênh giữa biển và biết cho đến bao giờ nàng mới có thể thoát khỏi nơi giam hãm tuổi xuân. Vầng trăng trên trời soi xuống mặt biển nhưng cũng chẳng thể trở thành người bạn trong cô đơn tủi hổ. Mọi thứ ứ trong không gian dường như cũng lắng đọng trong nỗi buồn của con người.
Thấy Thúy Kiều khóc lâu quá, em tìm đến bên và bảo: Tôi không phải người xấu đâu. Kiều có thể nói cho tôi về những nỗi buồn trong lòng kiều không? Cô gái bao lâu nay cô đơn dường như không tin rằng có một người bạn đến tâm sự với mình hoặc chính nàng cũng nghĩ mình đang trong một giấc chiêm bao lvà bèn kể cho em về tình cảnh tủi Hổ của mình. Em chưa bao giờ được gặp một người con gái nào xinh đẹp như thế. Ngay cả trong những dòng nước mắt nàng vẫn đẹp như ngòi bút Nguyễn Du đã miêu tả một hai nghiêng nước nghiêng thành. Cô bé kể cho em về mối tình với Kim Trọng bằng một sự hoài niệm và ân hận xa xăm:
_Tôi và chàng Kim đã có lời thề đính ước dưới ánh trăng. Vậy mà ngày nay tôi lại thất hứa trở thành kẻ xấu xa vì khiến chàng mỏi mòn trông chờ. Biết làm gì đây khi cuộc sống của tôi không còn là của chính tôi. Tôi thương chẳng Kim tôi cũng thương cha mẹ già yếu. Nay tôi đã bán mình chuộc cha nên chỉ mong rằng cha mẹ mãi mãi bình an. Sợ rằng hai em ở nhà tuổi còn nhỏ chưa đủ thấu hiểu để chăm sóc cha mẹ già yếu, tôi buồn và khổ tâm lắm! Nhưng đến chính bản thân tôi cũng chưa tìm được cách để có thể cứu vớt chính mình thì biết làm sao để có thể giúp đỡ cha mẹ, giúp đỡ người yêu nơi quê nhà.
Nàng vừa kể vừa khóc đến thương tâm. Tôi biết làm gì đâu ngoài vỗ vai an ủi nàng trong giờ phút ngắn ngủi. Có lẽ nàng ngỡ đây là chiêm bao nên có thể nói hết cõi lòng mình tủi hờn, đau khổ. Nàng kể tiếp cho tôi nghe về những ngày buồn nơi đây:
_Tú bà độc ác đã nhốt tôi ở một nơi chẳng thể chạy trốn, chẳng thể biết nghĩ gì hơn ngoài gặm nhấm nỗi đau. Mỗi buổi chiều tôi chỉ biết nhìn về phía xa xa nơi đó có những cánh buồm với những con người huyên náo- một điều quá xa vời với tôi bây giờ. Mỗi cánh hoa rơi trên mặt nước cũng trở thành một một yếu tố tác động đến tâm lý của tôi, tôi cứ ngỡ cánh hoa kia hay là mình trong thân phận nhỏ bé, tan tác. Rồi những nội cỏ, những chân mây- tất cả mang màu xanh tươi nhưng với tôi chúng đều rầu rầu tâm trạng buồn khổ của những ngày tháng cô đơn. Mỗi lần biển nổi sóng, mỗi khi những tiếng sóng vỗ mạnh vào lầu Ngưng Bích, dù tôi ngồi trên ghế ngồi nhưng vẫn có cảm giác mọi thứ như đang đánh vào suy nghĩ và cảm nhận của tôi. Nỗi đau ấy không còn chỉ là những nỗi đau tinh thần mà còn là một sự hành hạ đầy đau đớn đến thể xác mà chính bản thân tôi không biết làm gì ngoại khóc lóc khổ đau.
_Rồi Kiều cũng sẽ vượt qua mọi đau khổ thôi. Những kẻ ác nhất định sẽ bị trừng trị nên Kiều phải mạnh mẽ lên.
Tôi biết nói vì với người con gái yếu ớt trước mắt mình đây ngoài một niềm tin tưởng.
Chợt tôi giật mình tỉnh giấc. Thì ra chính là tiếng báo thức kêu inh ỏi. Vậy mà tôi cứ ngỡ tôi đã gặp nằng Kiều, tất cả chỉ là mơ. Nhưng giấc mơ ấy kì lạ mà ý nghĩa. Nước mắt tôi lăn dài, thì ra nước mắt cứ chảy dù là giấc mơ và tôi thêm hiểu, thêm yêu người con gái đáng thương ấy!
CHUYỆN XẢY RA VÀO THỜI VUA HÙNG THỨ 18. VÌ MỊ NƯƠNG MÀ ĐÃ CÓ 1 CÂU CHUYỆN XẢY RA GIỮA HAI NGƯỜI ĐÀN ÔNG. THỜI MÀ CÔNG CHÚA MỊ NƯƠNG ĐÃ TỚI TUỔI LẤY CHỒNG, VUA HÙNG ĐÃ KẾN RỂ CHO CON. SAU ĐÓ CÓ 2 NGƯỜI ĐẾN ĐỂ XIN LẤY MỊ NƯƠNG. NGƯỜI THÌ LÀ VUA MIỀN NÚI, NGƯỜI THÌ TRỊ VÌ MỘT VÙNG NƯỚC THẲNG. SAU MỘT HỒI SUY NGHĨ, VUA NÓI:" TA CHỈ CÓ 1 CON GÁI, GIỜ CÓ TẬN 2 NGƯỜI MUỐN LẤY CON TA. HAY TA TÍNH NHƯ VẦY; AI BAN NHỮNG LỄ VẬT SAU THÌ TA GẢ LỄ VẬT LÀ.... NÓI XONG THÌ HAI NGƯỜI QUAY TRỞ VỀ. SÁNG HÔM SAU, SƠN TINH MANG LỄ VẬT ĐẾN TRƯỚC NÊN ĐƯỢC LẤY MỊ NƯƠNG. VÌ QUÁ TỨC GIẬN, THỦY TINH DÂNG NƯỚC LÊN. THỦY TINH DÂNG NƯỚC LÊN BAO NHIÊU THÌ SƠN TINH NÂNG NÚI LÊN CAO BẤY NHIÊU. THỦY TINH THUA NÊN ẤM ỨC LẮM. BỞI THẾ NÊN NĂM NÀO THỦY TINH CŨNG DÂNG NƯỚC ĐÁNH SƠN TINH CHO ĐẾN BÂY GIỜ.
HOK TỐT NHA LÊ GIA LINH.>.<
Câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương thứ mười Tám. Đời ấy vua Hùng không có con trai. Người chỉ sinh được một người con gái tên gọi Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha rất yêu thương con, mong kén cho con một tấm chồng ưng ý.
Một ngày kia có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi Sơn Tinh. Chàng có tài: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Chàng trai còn lại tên gọi là Thủy Tinh đến từ miền biển. Chàng cũng có tài năng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai chàng đều tài giỏi, đều xứng làm rể của vua Hùng, làm chồng của Mỵ Nương. Vua Hùng rất băn khoăn, vua cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc, xong rồi nói:
– Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.
Rồi Hùng Vương phán tiếp, sính lễ phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi".
Hôm sau, Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước rồi rước Mỵ Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ bèn hô mưa gọi gió làm thành dông bão đánh Sơn Tinh. Nước tràn ngập ruộng đồng, nhà cửa, ngập cả thành Phong Châu.
Sơn Tinh không nao núng, thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Thủy Tinh sức yếu bèn chịu thua. Nhưng oán thù sâu nặng, hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước lũ đánh Sơn Tinh. Nhưng thương thay cho Thần nước, năm nào cũng bị thần núi đánh cho thất bại, phải ngậm ngùi nhục nhã rút quân về.
Đêm 29 Tết. Em cùng mẹ thức canh ngồi bánh chưng. Khuya lắm rồi, mọi người đã ngủ cả. Mọi vật đều chìm trong im lặng, chỉ còn nghe tiếng sôi đều của nồi bánh chưng. Củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Em ngồi tựa vào vai mẹ, nhìn bếp lửa đỏ hồng, thả hồn theo những tàn tửa bay lên chấp chới như những đốm sao lung linh...
Bỗng một vầng sáng hiện ra làm mắt em lóa mắt. Em định thần nhìn kĩ: đó là một cung điện nguy nga của thời xưa giữa một vùng đất đầy hoa thơm cỏ lạ - cung điện Long Trang. Có hai người đang ngồi bên nhau giữa đại sảnh mà em chưa hề gặp bao giờ: một người mình rồng, tướng mạo phi thường, sức khỏe vô địch; một người dòng tiên, xinh đẹp tuyệt trần, hương thơm ngan ngát. Ngắm nghía họ một lúc, em mới nhận ra đó là Lạc Long Quân và Âu Cơ, tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta. Họ đã kết thành vợ chồng, đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, người con cả được tôn lên làm vua, đóng đô Phong Châu, lập ra nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương, cha truyền con nối đến 18 đời.
Có tiếng ngựa hí vang. Cung điện Long Trang biến mất, chỉ còn thấy lửa phun ra từ miệng ngựa đỏ rực cả một vùng làng mạc tre mọc san sát hai bên đường. Em nhận ra đó là làng Cháy ở cạnh làng Phù Đổng. Và kì lạ quá! Không phải ngựa thật mà là ngựa sắt đang phi nhanh, đang phun lửa. Trên mình ngựa, một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, đang vung roi sắt đánh giết quân thù làm cho chúng chết như rạ. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre bên đường quạt vào giặc tơi bời, đuổi chúng đến chân núi Sóc rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em ngây người đứng ngắm cái cảnh cực kì hùng tráng ấy của người anh hùng làng Gióng mà tự hào, khâm phục, ngỡ như âm vang của chiến thắng còn vọng mãi đến muôn đời sau.
Bỗng trời đất tối sầm, chớp loé sáng, rồi dông bão nổi lên ầm ầm, rung chuyển cả không gian. Nước sông dâng lên cuồn cuộn, và em thấy, trên dòng nước, một thần hình dáng kì dị “râu ria quăn xanh rì” cưỡi trên lưng rồng đang hung hăng hô gió, gọi mưa, quát tháo các loài thủy tộc dâng nước lên đánh kẻ đã lấy được công chúa Mị Nương để hạ cơn ghen tức của mình. Em sợ quá, vội tìm dường lên núi để tránh dòng nước lũ. Trên đỉnh Tản Viên, em thấy một vị thần linh dáng hào hùng, mặt mày uy nghi, đang dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Đó là cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt chưa từng thấy giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh vào thời Hùng Vương thứ 18. Đứng trên núi nhìn xuống, em thấy thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước, nhưng kì lạ biết bao, khiến em không tin vào mắt mình nữa: nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi của Sơn Tinh lại cao lên bấy nhiêu như có phép thần thông biến hóa. Đánh mãi không được, quân của Thủy tinh chết rất nhiều, xác ba ba và thuồng luồng nổi đầy cả sông. Thần Nước đành rút quân về, nhưng oán nặng thù sâu, hằng năm lại làm mưa gió, dâng nước lên đánh Thần Núi nhưng vẫn không thắng nổi.
Giờ đây dông bão đã tan, trời lại hừng sáng, đẹp tuyệt trần. Từ đỉnh Tản Viên, nhìn về phía Đông, em thấy những dải mây vàng bay lượn như rồng uốn khúc trên bầu trời Thăng Long. Theo mây trắng xứ Đoài, em bay về đất kinh kì ngàn năm văn vật. Cảnh và người ở kinh đô đẹp quá. Em nhận ra Lê Thái Tổ (tức người anh hùng áo vải năm xưa đất Lam Sơn) đang dạo thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng cùng với quần thần. Đất nước đã thanh bình sau mười năm kháng chiến đuổi sạch giặc Minh. Nhà vua mặc áo long bào, chít khăn vàng, khuôn mặt uy nghi mà phúc hậu, đôi mắt rất sáng dưới đôi lông mày lưỡi mác đen nhánh. Bỗng có con Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Em chăm chú nhìn, thấy thanh gươm thần đeo bên người vua tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng bơi về phía thuyền vua, đứng nổi trên mặt hước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”. Nhà vua rút gươm quẳng về phía Rùa Vàng. Thật kì lạ, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm nhanh như cắt và lặn xuống đáy nước. Đó là thanh gươm mà Đức Long Quân đã trao cho Lê Lợi ở rừng Lam Sơn để đánh thắng giặc Minh xâm lược. Bây giờ đất nước thanh bình, ngài sai Rùa Vàng lên đòi lại. Chả thế mà hồ lại mang tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, em vẫn còn nhìn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Bỗng, có ai đó lay em rồi có tiếng mẹ em gọi: “Dậy đi con! Gần sáng rồi, vào nhà ngủ kẻo lạnh, sương xuống nhiều quá ướt hết tóc con gái tôi rồi”. Em mở mắt bừng tỉnh. Thì ra là một giấc mơ, một giấc mơ dài, thú vị quá. Giấc mơ đã đưa em đi qua bao miền của đất nước, gặp bao con người kì diệu với những sự tích diệu kì, như xem một cuốn phim quay chậm của lịch sử dân tộc từ khi dựng nước đến thế kỉ XV.