Lập dàn ý chi tiết cho 2 đề văn sau:
Đề 1: Câu chuyện về một con vật nuôi có nghĩa, có tình.
Đề 2: Thuyết minh về một loại hoa mà em yêu thích.
Mn giúp mk vs ak, cảm ơn mn nhiều ak. :))
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: - Từ trước đến nay nhà em ít nuôi con vật nào trong nhà nhưng hôm nay lại xuất hiện con chó lai này đó là món quà bà ngoại đã cho em nhân lúc em về quê ăn giỗ.
Hay: - Mỗi khi đi học về mọi mệt mỏi, nóng nực trong người được tan biến đi đó là nhờ con chó Mực – người bạn thân thiết nhất của em.
2. Thân bài:
a) Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con chó.
- Con Mực nhập khẩu vào nhà em khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu, vậy mà giờ nó đã cao lớn rồi.
- Toàn thân nó được bao bọc bởi lớp áo màu đen hung.
- Nó nặng khoảng mười lăm ký lô gam.
- Cái đầu nó to như trái bưởi với hai cái tai lúc nào cũng cúp xuống, hai cái tai chỉ dựng đứng lên khi nó đang hóng nghe ai nói chuyện mà thôi.
- Đôi mắt to màu nâu sẫm.
- Chiếc mũi lúc nào cũng ươn ướt, hít hít như muốn tìm kiếm vật gì vậy.
- Mõm chú to và dài, mỗi khi chú ngáp lộ rõ mấy cái răng nhọn hoắt, cái lưỡi màu hồng hay lè ra ngoài.
b) Tả hoạt động của con chó.
- Mực rất khôn ngoan, mỗi khi em vui bảo nó nằm xuống, hay bắt tay là nó làm liền.
- Chú là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràn dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì chú ngỏ ngoảy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
- Mực thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhở nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ.
3. Kết bài: Người ta nói “Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả không sai chút nào. Em yêu con Mực như một người bạn thân của mình, nhất là những lúc ở nhà một mình Mực đúng là niềm vui của em
<Tham khảo nha>
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
II. Thân bài:
1. Tả bao quát:
- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?
- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.
- Con mèo khoác lên mình bộ lông màu gì.
2. Tả chi tiết
- Đầu: đầu nó tròn như trái banh
- Mắt: long lanh
- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tam giác trong vui mắt
- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt
- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ
- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoảng 15 cm
- Chân: có móng vuốt
3. Hoạt động, tính nết của mèo
- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa
- Khi ăn rất từ tốn và gọn gàng
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về con mèo
- Nêu tình cảm của bạn với con mèo
I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ
- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
II. Thân bài
1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn
- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
2. Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó liên quan đến ai
- Người đó như thế nào?
4. Diễn biến của câu chuyện
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
5. Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
a. Mở bài
Giới thiệu bạn mình là ai?
Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?
b. Thân bài
Kể về kỉ niệm đó:
Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
Sự việc chính và các chi tiết.
Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
c. Kết bài
Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
Suy nghĩ của em về người bạn đó.
Tham khảo dàn ý về con mèo (Nếu bạn muốn con trâu thì cũng được, sẽ có nhiều cho bạn)
I. MỞ BÀI:
Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung về loài mèo:
- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.
- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).
2. Đặc điểm:
- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...
3. Tập tính loài mèo:
- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.
- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.
4. Vai trò:
- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.
5. Lời khuyên:
- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.
III. KẾT BÀI:
Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).
- Cuộc đời ai cũng có bạn, tình bạn rất quý giá
- Tình bạn là mối quan hệ chân chính, tri kỷ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
2. Thân bài- Nguồn gốc của tình bạn là sự đồng điệu tâm hồn, chung sở thích, không nên nhầm tưởng với việc lấy bí mật, chuyện xấu của người khác ra làm thân.
- Tình bạn phải xuất phát từ sự chân thành, thật tâm, không hai lòng, có thế bạn mới dám mở lòng chia sẻ.
- Bạn thân là những người sẵn sàng bên ta lúc ta khó khăn tựa như những người thân ruột thịt. Ở bên những người bạn, ta sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng, bởi sự dễ cảm thông và thấu hiểu của bạn.
- Bạn chính là người thầy của chúng ta
- Phải đặt niềm tin hàng đầu trong mối quan hệ bạn bè, không nên nghi kỵ, ích kỷ tính toán với bạn.
- Không được dung túng, bao che khi bạn làm việc xấu, phải biết lựa lời khuyên ngăn.
- Tình bạn vì mục đích trong sáng cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là lợi dụng lẫn nhau hay vụ lợi về mình.
- Phải biết giúp đỡ san sẻ khi bạn gặp khó khăn, biết khích lệ, cổ vũ bạn khi bạn thành công
3. Kết bài- Tình bạn là thứ tình cảm tuyệt vời
- Mỗi người nên có cho mình một người bạn thân, một người bạn tri kỷ
Chúc bạn làm bài tốt
Câu 1:
Đề 1.
- Em thích câu chuyện Sự tích cây vú sữa, câu chuyện em đã được đọc.
- Em thích câu chuyện đó vì câu chuyện nói về tình cảm mẹ con, chi tiết gây ấn tượng là chi tiết cây vú sữa cuối câu chuyện.
Đề 2
- Em thích câu chuyện Câu chuyện Rùa và thỏ, câu chuyện em đã được đọc.
- Em thích câu chuyện đó vì nói về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ, nhân vật rùa tuy chậm chạp nhưng chăm chỉ về đích trước, nhân vật thỏ tuy chạy nhanh nhưng coi thường rùa nên về đích sau,…
Câu 2:
Đề 1.
Mở đầu | Giới thiệu tên câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” vè nêu ý kiến chung đây là câu chuyện nổi tiếng viết về tình cảm gia đình. |
Triển khai | - Câu chuyện kể về tình mẹ con sâu nặng. Cậu con trai ham chơi ngỗ ngược bỏ đi khiến mẹ buồn lòng và ngóng trông từng ngày. Khi cậu hối hận trở về thì mẹ đã biến thành cây vú sữa. Người mẹ thương con, dù biến thành cây nhưng vẫn cho ra những trái vú sữa ngọt ngào như dòng sữa mẹ cho con. - Câu chuyện sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn. |
Kết thúc | - Câu chuyện khiến em rưng rưng xúc động. - Bài học: Là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ. |
Đề 2
Mở đầu | Giới thiệu tên câu chuyện “Rùa và Thỏ” và nêu ý kiến chung đây là câu chuyện viết về các con vật. |
Triển khai | - Câu chuyện kể về cuộc thi chạy đưa giữa Thỏ và Rùa. Thỏ kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan; Rùa chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin. Cuối cùng Rùa đã thắng thỏ. - Cách kể sinh động, con vật có suy nghĩ, hành động, nói năng như con người. |
Kết thúc | Câu chuyện đưa ra bài học: Trong cuộc sống, không được chủ quan, kiêu ngạo. Kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công. |
Bài giữa kì thì em tự làm đi, không tự làm thì làm sao viết Văn hay lên được
tham khảo
I. Mở bài:
Giôn - xi giới thiệu về mình: Tôi là Giôn - xi, nhân vật trong truyện ngắn “chiếc lá cuối” cùng của O Hen - ri, là họa sĩ, sống cùng phòng với người bạn tên Xiu, lớn tuổi hơn 1 chút và cũng là họa sĩ nghèo. Mùa đông năm ấy, tôi bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến tôi trở nên tuyệt vọng không muốn sống nữa. Tôi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì tôi cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi được cụ Bơ - men cứu sống nhưng rồi cụ đã qua đời do bệnh viêm phổi. Sau khi khỏi bệnh, tôi mong muốn được ra thăm mộ cụ Bơ - men để tạ ơn.
II. Thân bài:
1. Một buổi sáng mùa xuân (tả vài nét) sau khi tôi đã khỏe hẳn nên cùng Xiu ra thăm mộ cụ Bơ - men
Tả vài nét về quang cảnh nơi yên nghỉ của cụ Bơ - men: Men theo con đường đất đỏ là đến một quả đồi cao ráo nơi cụ Bơ - men yên nghỉ, cỏ mọc xanh tốt, trên tấm bia có khắc ghi rất rõ dòng chữ họa sĩ Bơ - men. Xiu và tôi đã đặt bó hoa tươi lên mộ, kính cẩn nghiêng mình, tưởng niệm người quá cố. Không khí lặng im, quang cảnh trang nghiêm tôi nghe rất rõ tiếng gió thì thào trong lá cây.
2. Giôn - xi hồi tưởng nhớ lại:
a) Nhớ về tình trạng bệnh tật và nỗi tuyệt vọng
- Đứng trước mộ cụ Bơ - men, tôi nhớ lại những ngày vật lộn với căn bệnh quái ác và nỗi tuyệt vọng nghĩ đến cái chết. Ngày đó do bị bệnh viêm phổi rất nặng, cuộc sống lại nghèo đói, không có tiền chữa trị nên tôi trở nên tuyệt vọng. Nhìn lá thường xuân cứ rụng dần tôi bỗng nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng kia rụng thì mình cũng sẽ lìa đời cho dù Xiu hết lòng săn sóc, động viên, an ủi nhưng tôi không thoát được nỗi tuyệt vọng đó. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn khi kéo tấm rèm lên, cứ đinh ninh rằng chiếc lá cuối cùng đã rụng và mình sẽ chết, nhưng kì lạ là chiếc lá vẫn còn bám trên cuống. Tôi thấy mình nghĩ đến cái chết là có tội, sau đó là đòi ăn, uống sữa, soi gương, muốn được đi vẽ ở vịnh Na - Phơ. Bác sĩ đến khám thông báo bệnh của tôi đã đỡ nhiều.
- Điều đáng buồn là cụ Bơ - men không còn nữa bởi vì chính cụ đã đem tính mạng của mình để giành giật lấy sự sống cho tôi.
b) Nhớ hình ảnh và việc làm của cụ Bơ - men
- Giờ đây nhìn dòng chữ họa sĩ Bơ - men trên tấm bia mộ tôi bỗng nhớ lại hình ảnh của cụ khi còn sống. Những hình ảnh ấy vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi, đó là một họa sĩ già, râu xồm thích uống rượu trông khó tính, dữ dằn chỉ hay chê bai những người yếu đuối nhưng tốt bụng, có lòng nhân từ.
- Nhớ nhất là những lời kể của Xiu về việc làm âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc lá đã rụng để cứu tôi thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng bởi ý nghĩ vớ vẩn cho dù không được chứng kiến việc làm đó mà chỉ được nghe lại qua lời kể của xiu nhưng tôi hình dung ra rất rõ việc làm của cụ Bơ - men trong đêm mưa to gió lớn chiếc lá ấy đã cứu tôi khỏi tay lưỡi hái của tử thần, đối lại cụ Bơ - men bị viêm phổi do nhiễm lạnh và đã qua đời.
3. Suy nghĩ cảm xúc Giôn - xi
- Cụ Bơ - men đã hết lòng cứu mình, việc làm ấy thật cao cả, cụ đã hi sinh thầm lặng vì người khác đây quả thật là 1 con người có trái tim nhân hậu.
- Tôi ân hận và trách mình quá yếu đuối vẩn vơ không chỉ làm hại bản thân mình mà còn khiến cụ Bơ - men phải lo lắng đem tính mạng để dành giật sự sống cho tôi, giá như tôi không sống như thế thì giờ đây cụ Bơ - men không ra nông nỗi này.
- Mọi chuyện cũng đã xảy ra, không làm lại được nữa, tôi thầm mang ơn và tiếc thương cụ biết bao nhiêu
- Suy nghĩ về tác phẩm của cụ: Là kiệt tác
- Suy nghĩ về cuộc đời của cụ: Là 1 họa sĩ chân chính đầy tài năng, tâm huyết rất đáng cảm phục ngưỡng mộ:
- Lời thầm hứa: Giờ đây cụ không còn nữa, thầm hứa với cụ “cụ Bơ - men ơi! cháu hứa với cụ là không bao giờ yếu đuối phải có nghị lực và quý giá sự sống, học tập, phấn đấu theo tấm gương của cụ”.
III. Kết bài:
Khi mặt trời đã đứng bóng thì tôi cùng Xiu ra về, lòng tôi buồn rười rượi tôi cảm thấy tiếc thương cụ Bơ - men và thấy trống vắng vô cùng.Tự nhủ trong lòng, không bao giờ quên cụ Bơ - men thường xuyên ra thăng viếng mộ cụ…
Năm học lớp 4, tôi bị ốm một trận kéo dài 13 ngày. Trước đó một năm, em Trinh yêu thương của tôi đang học lớp 2 bị ốm rồi mất một cách đột ngột. Bà nội bố mẹ tôi và tôi cứ đau buồn mãi. Đêm đêm, bà và mẹ vẫn sờ tay vào trán tôi, lặng lẽ nhìn đứa cháu ốm đau, nước mắt đầm đìa. Bà thở dài và ho rũ rượi.
Dạo ấy, tháng 9 mưa tầm ta kéo dài. Một buổi chiều mưa gió, mẹ đang nấu cháo cho tôi, bất ngờ có một con chim lạ ướt lướt thướt bay vào bếp. "Chim sa, cá nhảy” là điềm gở - mẹ thầm nghĩ thế. Mấy lần bị mẹ đuổi ra, nhưng con chim lạ vẫn kêu thảm thiết, như đứa bé khóc, cứ đi vào. Mẹ nói chuyện đó với bà. Bà vội vàng đi xuống bếp, bắt con chim non đặt lên bàn tay gầy guộc. Con chim sáo mỏ vàng mới ra ràng thì bị gió mưa làm rã cánh. Bà nói với mẹ như tự nói với lòng mình:
- Đây không phải là “chim sa, cá nhảy”. Nó là một em bé mồ côi đang bị tai họa, phải thương nó, phải cứu vớt nó như cứu vớt một con người. Bà nghe nó kêu thê thảm như tiếng gọi của cháu Trinh cơ mà...
Mẹ và bà lấy cơm nguội cho chim ăn và sưởi ấm cho nó. Đói quá, chim ăn một cách ngon lành. Bố đã mượn một chiếc lồng của anh Ca con bác Thuận để nuôi con chim non.
Rất lạ là ngày hôm sau đó, tôi dứt cơn sốt rồi khỏe dần, ăn cháo, ăn cơm, đi lại được từ trong nhà ra sân, ra ngõ. Ba ngày sau, tôi đòi bố mẹ đưa tôi đến lớp. Bà và bố mẹ mừng lắm. Mẹ nói với bà và bố:
- Con chim non này đã mang tin vui, tin tốt lành cho gia đình ta. Ta nên để nuôi và chăm sóc nó...
Mấy ngày sau đó, bố đã mua được một chiếc lồng son tuyệt đẹp ở thị trấn đem về. Con chim non bé bỏng đã trừ thành một người bạn nhỏ quý mến của tôi.
Hôm nào đi học về, tôi cũng bắt cho chú chim non một vài con cào cào, châu chấu. Nó vừa kêu ríu ra ríu rít, vừa ăn một cách ngon lành. Tôi tập cho nó ăn mít chín, ăn chuối, ăn khoai, ăn dường, ăn thịt mỡ... Tôi làm theo đúng điều bà dặn là tập cho chim ăn đủ thứ mặn, ngọt... để nó quen dần, không bay mất.
Chỉ hơn một năm sau, con sáo mỏ vàng đã có một bộ cánh xanh đen biêng biếc, cái đuôi trắng xòe ra như chiếc quạt lụa. Cái mỏ vàng chanh. Cặp mắt tròn óng a óng ánh. Đôi chân bé nhỏ màu nâu, nhảy nhót trông rất ngộ. Sớm sớm, chiểu chiều, con sáo cất tiếng hót véo von.
Sáng sớm nào cũng vậy, tôi mở cửa lồng, chim đã bay một vòng quanh sân, rồi đậu lên bờ tường. Chim cất tiếng hót ríu rít khi bố mẹ dắt xe đi làm, khi tôi khoác cặp sách lên vai đi học. Chim nhảy chân sáo theo bà ra vườn. Trong lúc bà lúi húi hái rau, nhổ cỏ thì chim đi hết luống rau này đến khóm hoa khác bắt sâu bọ. Mỗi lần bắt được một con sâu ngậm vào mỏ, nó liền bay đến trước mặt bà, kêu ríu rít như để khoe, để báo công. Hôm nào cũng vậy, tôi đi học vừa về tới ngõ thì chú ta đã bay ra đón chào. Nó đậu lên vai, nó đậu lên cặp sách, nó hót mừng ríu rít. Hình như nó hỏi tôi: “Hôm nay anh được mấy điểm 10? Bữa nay có con châu chấu, cào cào đặc sản nào không?”.
Ba năm sau, cặp mắt con sáo mỏ vàng đã đỏ rực, tiếng hót khàn khàn. Nó tập nói tiếng người. Tôi trở thành “thầy giáo” dạy nó tập nói. Nó rất sáng dạ. Chỉ một thời gian ngắn nó biết gọi bà: “Bà ơi! Có khách! Có khách!”. Nó đánh thức tôi: “Kỳ ơi! Đi học! Đi học!”. Nó vừa ăn chuối vừa khen: “Ngon! Ngon!”. Bô' mẹ đi làm về, nó vỗ cánh, kêu: “Chào ngài! Chào ngài!”.
Con sáo mỏ vàng thật đáng yêu. Nó là cái đồng hồ báo thức mỗi sáng cho gia đình. Nó đem bao niềm vui cho tất cả mọi người. Nó quyến luyến, nó ân cần, nó quan tâm đến tất cả. Nó quý bà lắm! Bà bị ốm, nó bỏ ăn, suốt ngày đêm quanh quẩn nơi bà nằm. Có bà con nào đến thăm, nó mừng rỡ cất tiếng gọi: “Bà ơi! Có khách! Có khách!”.
Sáng nay, trời nắng đẹp, con sáo mỏ vàng lại theo bà ra vườn. Mẹ thường nói: “Bà là ân nhân của con chim nhỏ”. Bà thì bảo: “Có con sáo mỏ vàng, cháu bà vừa ngoan vừa học giỏi”. Còn tôi thì thầm nghĩ: “Giá em Trinh còn sống thì năm nay em đã lên học lớp 6 rồi; em sẽ vui sướng biết bao khi có con chim sáo mỏ vàng làm bạn”.
Nguyễn Xuân Kỳ - lớp 8A Trường THCS Tĩnh Gia - Thanh Hóa
Bài làm 2: Chú cún của tôi
Chú Cún của tôi giờ đã được bốn tuổi, lông trắng muốt, hơi xù trông rất đáng yêu. Bố tôi mua nó về vừa để nó giữ nhà, vừa để cho tôi có bầu có bạn.
Năm tôi 12 tuổi, nó còn bé nhỏ nên tôi gọi là “Cún Con”. Tôi là một cô bé rất yêu loài vật, nên tôi coi “Cún Con ” như một người bạn nhỏ vô cùng yêu thương, quý mến. Tôi luôn tự cho mình là một cô chủ tốt bụng, phải lo cho người bạn nhỏ một cách tận tình chu đáo. Tôi săn sóc Cún từ việc cho ăn những món ngon, đến tắm rửa, chải lông, nô đùa với Cún. “Cún Con ” rất quấn tôi. Ngày nào cũng vậy, lúc tôi đi học về là nó chạy ra ngõ, mồm rít lên như reo mừng, hai chân trước ôm chặt lấy tôi, dụi đầu vào chân, vào tay tôi. Có lúc, nó giả vờ cắn vào tay tôi; tôi biết là nó cắn yêu nên túm lấy đầu, lấy tai Cún. Lúc tôi ngồi học, nó nằm ở quanh chân, đôi tai vểnh lên nghe ngóng, cặp mắt lim dim theo dõi mọi cử động của tôi. “Cún Con ” vẫn theo tôi đi dạo chơi, đi thăm vườn.
Những buổi chiều chủ nhật, tôi thường dắt “Cún Con” đi dạo chơi trên đường phố. Dây xích buộc vào cổ, tôi đi trước, dắt Cún theo sau. Cún vô cùng vui sướng, lúc chạy lên, lúc vòng trái, lúc vòng phải. Nó nghiêng đầu, ngước mắt khi nhìn những khóm hoa, những bóng người đi lại; dạo chơi trong công viên. Những buổi dạo chơi ấy, tình bạn của tôi với “Cún Con ” càng trở nên đằm thắm, nồng hậu.
Nhưng, một hôm, tôi đưa Cún ra công viên chơi. Vì mải mê xem chuồng thú, tôi đã buộc “Cún Con” vào một gốc cây phượng đang nở hoa. Có nhiều con thú mới lạ, nhiều loài chim đẹp mới được đưa về nuôi trong vườn thú. Tôi cứ say mê ngắm nhìn. Đến lúc quay lại thì “Cún Con” đã mất bóng từ bao giờ! Tôi hoảng lên. Tôi chạy khắp công viên tìm kiếm. Tìm mãi mà chẳng thấy. Tôi buồn như kẻ mất hồn. Đến tối mịt, tôi mới lững thững trở về một mình. Tôi vừa đi vừa khóc thút thít.
Tối hôm ấy, tôi cứ nằm thao thức, thương nhớ “Cún ***** tôi bảo: “Cún Con đã bị kẻ gian bắt mất rồi! Thương con chó tinh khôn và ngoan ngoãn quá!”. Cả ngày hôm sau, tôi cứ ngơ ngẩn cả tâm hồn. Ngồi trong lớp học, nhưng lúc nào tôi cũng nghĩ đến “Cún Con”.
Thật kì lạ, ba ngày hôm sau, một đêm mưa gió não nùng, tôi đang nằm thao thức, chợt nghe tiếng rên ư ử từ ngoài sận vọng vào. Bố tôi gọi: “Nhật ơi! Cún Con đã về”. Người nó ướt như chuột lột. Nó nhảy lên mừng rỡ, ôm chặt lấy tôi. Tôi vô cùng sung sướng chạy xuống bếp lấy cơm cho Cún ăn. Dưới ánh đèn, tôi bồi hồi ngắm nhìn người bạn nhỏ vừa thoát nạn trở về...
Minh Nhật - Lớp 8 THCS
c tham khảo nhé Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến