K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2018

*SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KT NHẬT BẢN TỪ 1952-1973: Từ một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã tập trung sức mạnh để phát triển kinh tế và đạt những thành tựu to lớn được thế giới đánh giá là “thần kì”:
+ Từ 1952–1973: kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960–1969 là 10,8%).
+ Năm 1968, NB vươn lên cường quốc kinh tế tư bản, đứng thứ II sau Mĩ, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế–tài chính lớn của thế giới (cùng Mĩ và LM châu Âu).
+ NB rất coi trọng giáo dục và KH–KT, mua các bằng phát minh, sáng chế; tập trung vào sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt thành tựu lớn (tivi, tủ lạnh, ô tô...), các tàu chở dầu có trọng tải lớn (1 triệu tấn), cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Honshu và Xicocu.
* Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo: có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức cộng đồng… con người được xem là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước và các công ty Nhật Bản (như thông tin và dự báo về tình hình kinh tế thế giới; áp dụng các tiến bộ khoa học–kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của hàng hóa, tín dụng…).
+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để làm giàu (nguồn viện trợ của Mĩ, chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), chiến tranh Việt Nam (1954–1975)); chi phí quốc phòng thấp.

*Từ những thành công của NB, nước ta có thể rút ra đôi điều để tăng cường sức mạnh kt,nhưng cũng có thể tăng cường tiềm lực về an ninh-quốc phòng( phần này nói thật là khách quan nên mỗi người một ý,bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của anh chị zuni và các bạn khác):

1.Học hỏi về yếu tố trọng dụng con người,điều này nước ta đã và đang thực hiện qua các chương trình đào
tạo,giáo dục,rèn luyện tay nghề,nâng cao chất lượng của người lao động,bằng chứng là số lao động có trình độ ĐH-CĐ ở VN mỗi năm tăng đáng kể với cấp sớ nhân.Nhưng bên cạnh cần phải nâng cao ý thức tự giác,ý thức của mỗi cá nhân đối với các vấn đề chung trong xã hội là vô cùng quan trọng.
2.Áp dụng và đẩy mạnh hơn nữa thành tựu Khoa hoc ki thuat vào sản xuất,nâng cao vai trò của thành phần ngoài quốc doanh,đặc biệt xây dưng cơ sở hạ tầng cũng như vật chất để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài,qua đó giải quyết tốt vấn đề việc làm và an sinh xẵ hội, nhưng phải chú ý đến môi trường,tránh ảnh hưởng đến chất lượng khí quyển.
3.Tăng cường hợp tác,giao lưu,thiết lập hơn nữa quan hệ ngoại giao song phương,đa phương trên các lĩnh vực kinh tế-chánh trị-an ninh quốc phòng,trên tinh thần hòa bình,hữu nghị cùng hợp tác với các nước trên thế giới.

Good luck<3

5 tháng 1 2021
* Chứng minh:- Từ những năm 60 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ” vượt qua Tây Âu vươn lên đứng thứ hai thế giới.- Tổng sản phẩm quốc dân năm 1968 đạt 183 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ (830tỷ USD).- Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD, vượt Mỹ đứng thứ hai thế giới sau Thụy Sĩ (29850 USD) - Công nghiệp : 1961 – 1970 tốc độ tăng trưởng đạt 13,5 %.- Nông nghiệp : 1967 – 1969 đã cung cấp hơn 80 % nhu cầu lương thực trong nước.- Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Đó là hiện tượng “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản.* Nguyên nhân:

- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản

- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trong tiết kiệm

* Bài học:

 

- Tiếp thu, áp dụng những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại vào các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp

- Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước và đảm bảo chất lượng nguồn lao động trong quá trình hội nhập

- Nhà nước luôn linh hoạt, mềm dẻo, nắm bắt đúng thời cơ đề ra chiến lược phát triển

21 tháng 11 2019

Đáp án C

Nếu như đối với sự phát triển kinh tế của Mĩ thì Khoa học – kĩ thuật la nguyên nhân quan trọng nhất vì Mĩ là quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng Khooa học – kĩ thuật lần 2, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, đối với Nhật Bản lại khác, một đất nước thất bại trong cuộc chiến tranhh thế giới thứ hai nên phải gánh chịu hậu quả nặng nề; tài nguyên thiên nhiên lại nghèo nàn, cơ cấu kinh tế chưa cân đối và sự canh tranh quyết liệt của các nước tư bản. Chính vì thế, sức manh của con người Nhật Bản đóng vai trò quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển thần kì của đất nước này ở giai đoạn 1960 – 1973.

9 tháng 12 2017

Đáp án D

23 tháng 12 2017

ĐÁP ÁN D

11 tháng 11 2019

Đáp án: D

14 tháng 4 2022

REFER

- Ngày 8 - 9 - 1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ”, để Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

- Nhật Bản chi tiêu rất ít cho quân sự, thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng và tập chung phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.

 

Từ sự phát triển Kinh tế của Nhật bản -VN rút ra đc bài học:Khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 

10 tháng 1 2022

Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản 

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.



 

10 tháng 1 2022

Còn ý "Việt Nam có thể học tập được bài học kinh nghiệm gì để xây dựng và phát triển đất nước?"

20 tháng 7 2023

Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại 

14 tháng 10 2023

câu trả lời nè :

Hoạt động quân sự của Mỹ tại miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam diễn ra trong hai đợt lớn: chiến dịch Rolling Thunder (1965-1968) và chiến dịch Linebacker (1972).

**Chiến dịch Rolling Thunder (1965-1968)**:
- **Duyên cớ**: 
  - Mỹ cho rằng việc chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Á, đặc biệt là do sự ảnh hưởng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Cộng sản Trung Quốc, là một phần quan trọng của chiến lược đối phó với sự sáng tạo của chủ nghĩa xã hội tại khu vực này.
  - Mỹ cũng cho rằng việc cản trở sự hỗ trợ của Bắc Việt Nam cho người dân miền Nam cách mạng sẽ giúp ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á.

**Chiến dịch Linebacker (1972)**:
- **Duyên cớ**:
  - Chiến dịch Linebacker diễn ra sau khi mối quan hệ Mỹ-Soviet áp lực lên Bắc Việt Nam để thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn và ký kết Hòa ước Paris.
  - Bắc Việt Nam đã tăng cường viện trợ cho miền Nam, và Mỹ cho rằng Bắc Việt Nam đang cố gắng củng cố tình hình quân sự của họ để đạt được lợi thế trong cuộc đàm phán.

Nhớ rằng, bất kỳ sự cố gắng quân sự nào cũng phải dựa trên lý do và duyên cớ cụ thể, và mỗi bên đều có quan điểm và lập trường riêng. Chiến dịch Rolling Thunder và Linebacker của Mỹ đã có mục tiêu và lý do cụ thể dựa trên tình hình chính trị và quân sự tại thời điểm đó.