Hình ảnh chiếc xe ở phần đầu và phần kết bài thơ có gì thay đổi ? Thuộc tính nào vẫn được giữ nguyên ?Ý nghĩa nghệ thuật của điều này như thế nào?
Nêu mối quan hệ giữa cái không và cái có trong bài thơ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
ấn theo link này là có câu trả lờia)
Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.b)
"Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.
Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam
c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.
d)
"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
e)
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
a.
Nội dung chính | - Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya. - Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya. - Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya. - Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya. - Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya. |
Tính lô-gic | - Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí. - Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết |
b. Ví dụ: Phần 2 có nội dung chính là phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya. Trong phần này, tác giả tập trung phân tích vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên trong câu thơ thứ nhất của bài Cảnh khuya.
c. Điểm chung: trân trọng, khâm phục trước nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Bác.
- Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” vốn luôn là hai hình ảnh gắn liền, song hành cùng với nhau.
+ “Biển” là cái mênh mông to lớn kết hợp, bao bọc với “chiếc đảo” – không gian hẹp, ám chỉ tâm hồn.
=> Mối quan hệ giữa biển và chiếc đảo thể hiện tâm hồn thi sĩ giao thoa với âm nhạc và ánh trăng.
Người cha đã nhìn nhận về mối quan hệ giữa "con" với gia đình, quê hương, xứ sở:
+ Mối quan hệ giữa "con" với gia đình: gắn bó, ngập tràn tình yêu thương, sự vui vẻ.
+ Mối quan hệ giữa "con" với quê hương, xứ sở: quê hương, xứ sở cho những vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của tình người, của ý chí, khát vọng sống.
- Những mối quan hệ ấy giúp người con có được thái độ sống đúng đắn: tích cực, biết vượt lên những khó khăn, biết tự hào về quê hương. Điều đó chính là ý nghĩa đối với sự trưởng thành của "con".
a. Mối quan hệ gắn bó mật thiết.
b.
Lí lẽ | Bằng chứng |
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. | Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện. |
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. | Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật |
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. | Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện. |
c. Cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.
- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi chiều tà (hoàng hôn).
- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả: Các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. (Khi chiều xuống thường có lớp sương bao quanh gióng như làn khói). Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.
Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.
Tham khảo!
Bài thơ có những từ ngữ đặc sắc như: Câu gần với giời - Mẹ thì gần đất, một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ, Mây bay về xa...
Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ là: So sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ.
Tác dụng của chúng là: Nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng với người đọc về cảm xúc, hình ảnh trong tác phẩm.
Hình ảnh chiếc xe ở phần đầu và phần kết bài thơ có gì thay đổi ?
Ở phần đầu, chiếc xe hiện lên trong hoàn cảnh không có của kính.
Ở phần cuối, chiếc xe hiện lên trong hoàn cảnh không có của kính, không có mui xe và thùng xe bị xước. Nhưng ở trong xe là cả 1 "trái tim" hướng về miền Nam.
Thuộc tính nào vẫn được giữ nguyên ?
Sự hỏng hóc, tồi tàn của những chiếc xe vẫn được giữ nguyên
Ý nghĩa nghệ thuật của điều này như thế nào?
Diều này thể hiện 1 trái tim nồng nàn yêu nước, sôi nổi yêu đời, một trái tim dũng cảm, yêu đời, không sợ hãi khó khăn
Nêu mối quan hệ giữa cái không và cái có trong bài thơ
Chính cái không có (sự tiện nghi, thoải mái của chiếc xe) lại là cái gốc để tác giả nêu lên cái có(lòng dũng cảm, tình yêu tổ quốc...) trong mỗi chiếc xe trên tuyến đường trường Sơn
Cảm ơn a ~