K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo ạ

Trong một khu rừng nọ, có một cô Vịt mẹ đang ấp trứng, hồi hộp mong chờ đến ngày được gặp mặt những đứa con yêu quý của mình.

Cuối cùng ngày đó cũng đến, từng quả trứng nở ra, những chú vịt con xinh xắn và đáng yêu lần lượt nhảy ra ngoài, kêu “Cạc cạc”, Vịt mẹ vui lắm. Nhưng vẫn còn một quả trứng lớn nhất ở trong ổ vẫn chưa nở, thế là nó lại nằm xuống ấp tiếp. Bác Vịt già đi ngang qua, hỏi Vịt mẹ: “Này, cô đang làm gì ở đấy thế? Con của cô đã nở hết chưa?” Vịt mẹ nói: “Vẫn còn một trứng chưa nở chị ạ.”

Bác Vịt già bèn đi tới xem quả trứng và nói: “Quả trứng to thế này, chắc chắn không phải là trứng của cô đâu. Không chừng lại là trứng Gà tây đấy!” Vịt mẹ nghe lời bác Vịt già nói thì đâm bán tin bán nghi. Bác Vịt già lại nói: “Tốt nhất là cô cứ mặc kệ nó, mau đi dạy lũ con của mình bơi lội đi!” “Không! Tôi nhất định phải ở đây.” Nói xong, Vịt mẹ lại nằm xuống cái ổ của mình.

Vài ngày trôi qua, quả trứng cuối cùng cũng nở. “Con Vịt này vừa to vừa xấu quá đi mất!” Vịt mẹ nhìn đứa con của mình rồi thốt lên: “Chẳng lẽ nó đúng là con của chị Gà tây?” Vịt mẹ bắt đầu nghi ngờ.

Ngày hôm sau, Vịt mẹ dẫn các con của mình đến bờ ao. Vịt mẹ nhảy xuống ao trước rồi các chú Vịt con lần lượt theo sau, chú Vịt con xấu xí cũng theo các anh chị nhảy xuống ao và bơi lội. Vịt mẹ nhìn thấy thế, nghĩ bụng: “Tốt quá rồi, nó biết bơi kìa, vậy là không phải con của chị Gà tây!”

Tuy nhiên, một việc không mong muốn lại xảy ra, đó là các anh chị thấy Vịt con xấu xí quá nên suốt ngày chế giễu nó, gọi nó là “Vịt con xấu xí”. Vịt con luôn bị anh chị bắt nạt, cứ nhìn thấy nó ở đâu là chúng lại đuổi đánh, mổ nó tới tấp, ngay cả cô bé chủ nhà thường cho vịt ăn nhìn thấy Vịt con xấu xí cũng đá nó sang một bên chỉ vì nó xấu xí quá. Chú Vịt con tội nghiệp chỉ còn cách trốn vào trong góc tường, khóc tấm tức một mình. Một ngày nọ, nó quyết định bỏ nhà ra đi. Trời tối, nó đến một đầm lầy, dưới đầm có rất nhiều Vịt trời đang bơi lội. Vịt con vừa đói vừa mệt, nằm xuống bãi cỏ ngủ thiếp đi.

Sáng hôm sau, các chú Vịt trời phát hiện ra Vịt con, chúng bay đến chào hỏi người bạn mới. Vịt con liền kể cho chúng nghe câu chuyện của mình. Chú Vịt đầu đàn tỏ vẻ thông cảm, nói: “Bạn rất xấu xí, nhưng chúng tôi không quan tâm đến chuyện đó đâu, bạn có thể ở cùng với chúng tôi.” Thế là Vịt con xấu xí ở lại đầm lầy với đàn Vịt trời mấy ngày. Một hôm, khi Vịt con xấu xí đang bơi lội với các bạn Vịt trời thì có hai chú chim Nhạn bay ngang qua, bỗng nhiên, có tiếng “Pằng pằng” vang lên, hai chú Nhạn rơi xuống bụi lau sậy, hóa ra là chúng bị trúng đạn của thợ săn. Vịt con xấu xí sợ quá, khóc òa lên, nó không dám ở lại đây nữa.

Thế là nó chào các bạn Vịt trời và lại bắt đầu quãng đường lưu lạc của mình. Chập tối, nó nhìn thấy một ngôi nhà nhỏ, trong nhà chỉ có một bà lão sống cùng với một chú Mèo con và một chị Gà mái.

“Bà ơi, cháu có thể ở lại nhà bà không ạ?” Vịt con xấu xí mạnh dạn hỏi. Mắt bà lão rất kém nên bà cứ tưởng đó là một con Gà mái béo, bà nghĩ bụng: “Trời ạ, cuối cùng mình cũng có trứng để ăn rồi.” Vì vậy, bà lão vui mừng nói: “Tất nhiên là được!” Thế nhưng, ba tuần đã trôi qua mà nó vẫn chưa đẻ được quả trứng nào. Vịt con xấu xí đành phải rời khỏi nhà bà lão.

Lần này, nó đi đến một hồ nước. Khi mặt trời vừa mới ló rạng, có một bầy Thiên nga xinh đẹp từ khu rừng nhỏ gần đó bay đến. Vịt con thốt lên: “Trời! Đây là chim gì thế nhỉ? Đẹp quá! Mình chưa bao giờ được nhìn thấy loài chim nào đẹp đến thế.” Nó thầm nghĩ: Nếu một ngày nào đó, mình cũng trở nên xinh đẹp như thế thì thật là tuyệt biết bao! Một lúc sau, bầy Thiên nga bay đi mất.

Không bao lâu sau, mùa đông đã tới, nước trong hồ lạnh cắt da cắt thịt, Vịt con chỉ còn cách bơi qua bơi lại liên tục để không bị lạnh cóng. Một hôm, nó tìm thấy một đống cỏ khô và trốn ở trong đó suốt cả mùa đông. Cuối cùng, mùa xuân cũng tới, những tia nắng ấm áp chiếu rọi xuống mặt đất, những chú chim Sơn ca bắt đầu cất tiếng hót líu lo chào mùa xuân.

Bấy giờ, Vịt con xấu xí lại nhìn thấy có ba chú chim Thiên nga bay tới, nó mừng rỡ dang đôi cánh và đập thật mạnh xuống đất, bỗng nhiên, nó cảm thấy đôi cánh của mình khỏe hơn lúc trước rất nhiều. Thế nhưng những chú Thiên nga đã bay xa lắm rồi, nó không đuổi kịp được, chỉ biết nhìn theo và thầm nghĩ: “Nếu mình cũng xinh đẹp như họ thì thật là tốt biết bao!” Nghĩ đến đấy, nó lại cúi đầu ủ rũ và đi xuống hồ, bỗng nhiên, nó nhìn thấy trên mặt nước hiện lên hình ảnh một chú Thiên nga trắng vô cùng xinh đẹp. Đúng vậy! Đó chính là chú Thiên nga trắng mà nó hằng ngưỡng mộ. Những cô cậu bé đứng chơi bên hồ đều chỉ vào nó và khen: “Nhìn kìa! Chú Thiên nga trắng mới đẹp làm sao!” Vịt con xấu xí kinh ngạc thốt lên: “Trời! Thì ra mình không phải là một chú Vịt con xấu xí mà chính là Thiên nga xinh đẹp!”.

2 tháng 12 2021

                                                      CẬU BÉ TÍ HON

NGÀY XƯA , CÓ MỘT CHÚ BÉ MẶC DÙ ĐÃ LÊN SÁU TUỔI NHƯNG VẪN BÉ TÍ TI , CHỈ VỎN VẸN BẰNG NGÓN TAY CÁI , THẾ NÊN AI CỦNG GỌI CHÚ LÀ CHÚ 

Hướng dẫn lập dàn ý

A. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

B. Thân bài (diễn biến sự việc)

+ Mở đầu:

- Vua Hùng Vương có con gái tên Mị Nương.

+ Thắt nút

- Vua tìm gả chồng cho con.

+ Phát triển

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến tranh tài.

+ Mở nút

- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

+ Kết thúc

- Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.

C. Kết bài.

- Ý nghĩa câu chuyện: hiện tượng lũ lụt.

Bài làm

“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”

8 tháng 10 2018

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

ột đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.

Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

– Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình

30 tháng 1 2018

 Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

   Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

   - Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

   - Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

   Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

   - Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

   Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

30 tháng 1 2018

đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê 

5 tháng 8 2018

thật ko bn

5 tháng 8 2018

tui khô máu lun nè...chờ chút ik

20 tháng 10 2016

Câu1:

I.MỞ BÀI

-     Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

-     Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

-     Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

-     Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

  1. Trong giờ kiểm tra

-     Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

 

-     Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

-     Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

-     Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

-     Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

-     Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

-     Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

-     Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

-     Tôi đi khoe khắp nơi: bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

-     Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

-     Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

-     Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

-   Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.

-     Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

-     Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

-     Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

20 tháng 10 2016

Câu2:

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào… để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người.   Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay :   –    Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!   Ông giáo ngạc nhiên:   –    Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…?   Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót:   –    Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ?   Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ   –    Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!   Ông giáo vỗ an, an ủi lão:   –    Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!   Lão Hạc cố gượng cười:   –    Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn!   Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói:   –    Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!       Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn:   –    Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc. –    Việc gì thế cụ? –    Chuyện là thế này, ông giáo ạ!   Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm.   Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc:   –    Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?! Lão Hạc vẫn năn nỉ: –    Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm! Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại: –    Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn?   Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần:   –    Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về! –    Vâng! Cụ lại nhà!   Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ!”. kể lại truyện lão hạc bán chó Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác.  

 

Tham khảo nha:

Lần thứ năm ông lão ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ cũng là lần biển cả nổi cơn dông tố kinh khủng nhất như để phản đối sự đòi hỏi quá mức của mụ vợ. Cá vàng thương ông lão - vị ân nhân tốt bụng của mình mà đã đáp ứng nhiều yêu cầu của mụ.

Lòng tham của mụ vợ ngày càng đi quá xa. Từ một nông dân quèn ngồi bên cái máng lợn cũ sứt mẻ thành một bà nhất phẩm phu nhân rồi nữ hoàng với cung điện nguy nga, lộng lẫy và người hầu kẻ hạ tấp nập. Sự tham lam đã làm mụ mờ mắt mà vô ơn quên đi, đối xử tệ bạc với người chồng tội nghiệp. Tưởng rằng đã thoả mãn nhu cầu của mụ vợ thì không ngờ một lần nữa ộng lão lại lóc cóc đi ra biển. Lần này không binh thường như những lần trước, mụ muốn làm Long Vương ngự trên biển và bắt cá vàng hầu hạ theo ý muốn. Có lẽ được hưởng quá nhiều sự sung sướng của cuộc sống trần gian mà mụ ta muốn được đến một không gian mới. Nhưng mụ đã không biết rằng, cá vàng rất tức giận và sẽ không bao giờ đáp ứng yêu cầu của mụ nữa.

Ông lão vẫn kiên nhẫn đứng trên bờ biển chờ đợi câu trả lời của cá vàng. Mặc dù biết lần này mụ vợ của lão đã quá đáng nhưng ông cũng mong cá vàng sẽ giúp như những lần trước để ông không phải khổ sở vì mụ ta. Một lúc lâu sau, cá vàng xuất hiện. Nhìn ông lão với ánh mắt thông cảm, cá vàng lên tiếng: “Ông lão ơi. Tôi rất biết ơn vì ông đã cứu mạng tôi. Nếu không có ông thì tôi cũng không thể vẫy vùng trên biển cả được nữa. Vậy nên tôi rất muốn trả ơn ông, trả ơn thật hậu để đáp đền lòng tốt của ông. Những lần trước tôi đều giúp ông làm cho mụ vợ thỏa nguyện. Nhưng lần này thì không được đâu ông lão ạ. Tôi không thể để mụ vợ ông ngang ngược làm Long Vương, lại càng không thể phục tùng mụ ta. Như thế, danh dự của một cá vàng thần kì của biển cả này sẽ bị xúc phạm. Dù không làm được điều ông mong muốn nhưng tôi có cách này giúp ông không bị mụ vợ la mắng...”. Ông lão khuôn mặt rạng ngời xin cá vàng giúp, ông lão thấy mình cũng không chịu được sự quái ác của mụ ta nữa.

Theo lời cá vàng chỉ dẫn, ông lão đi về nhà. Mụ vợ lúc này đang là nữ hoàng quyền uy nên lớn tiếng quát tháo tất cả mọi người. Thấy ông lão về mà mình vẫn chưa biến thành Long Vương mụ ta lại nổi cơn thịnh nộ, bắt ông đến gần doạ nạt. Ông lão binh tĩnh nhắn lại lời của cá vàng: Mụ đừng đòi hỏi gì thêm nữa, hãy yên vị là một nữ hoàng sang trọng đi. Ngay tức khắc, ông lão bị lôi ra đánh và rồi lại lủi thủi đi ra biển. Cá vàng hiện lên “Ông lão ơi, ông đừng buồn nhé. Nếu mụ ta không biết trân trọng ông, không biết trân trọng những gì đang có thì mụ ta sẽ mất tất cả. Ông cứ yên tâm quay về đi”. Ông lão nghe lời cá vàng ra về. Và ngạc nhiên, mụ vợ ông không còn là nữ hoàng kiêu sa nữa mà giờ đây trở về là bà nhất phẩm phu nhân rồi. Nhưng ông lão cũng không được yên. Mụ ta giày vò ông, nói cá vàng vô ơn, không đáp ứng được mong muốn của ân nhân mình. Mụ vợ nói nhiều quả khiến ông không chịu được đành phải đi ra biển. Cá vàng lại xuất hiện, khuyên ông lão yên tâm ra về. Và lần này mụ vợ ông không còn ngôi vị gì nữa mà trở về với ngôi nhà nhỏ bên bờ biển. Mụ ta bắt đầu thấy lo lắng. Mỗi lúc mụ ta lại mất đi một thứ vô cùng quí giá, mất hết quyền uy. tiền bạc, mất hết cung điện nguy nga, người hầu kẻ hạ, giờ chỉ còn duy nhất một căn nhà. Mụ ta đang thấy sự trừng phạt của cá vàng. Mụ ta lo sợ rằng nếu còn đòi hỏi nữa chắc sẽ phải quay về với căn lều nát và cái máng lợn sứt mẻ. Mụ ta vô cùng hoang mang, mụ không muốn mình nghèo khổ như xưa, đến một tấm lưới lành lặn cũng không có. Sống trong thiếu thốn, cực nhọc gần hết cuộc đời rồi mụ vẫn chưa một lần được sung sướng. Mụ mong muốn một lần trong đời được hưởng thụ tất cả. Thế nên nhân cơ hội cá vàng trả ơn mụ thực hiện điều ước đó. Mụ không ngờ cá vàng lại hào phóng đến thế nên mỗi ngày đòi hỏi cao thêm. Cuối cùng, mụ nhận ra mình đi quá xa rồi và muốn xin cá vàng một căn nhà rộng, đẹp. Như thức tỉnh sau cơn mê dài, mụ khẩn khoản nhờ ông lão dẫn ra biển gặp cá vàng.

Cá vàng xuất hiện. Không chờ mụ nói gì, cả vàng hô biến và trong chốc lát, mụ ta không chỉ còn cái máng lợn mới, tấm lưới đánh cá lành lặn mà còn cả ngôi nhà rộng đẹp, chắc chắn. Mụ ta ngạc nhiên và sung sướng lắm, tha thiết cảm ơn cá vàng. Cá vảng quẫy đuôi rồi lặn mất xuống đáy biển sâu.

Ông lão cùng vợ trở về nhà, trong lòng biết ơn cá vàng tốt bụng. Mụ vợ đã nhận ra lỗi cùa mình và xin ông lão tha thứ. Từ đó, dựa vào những gì cá vàng giúp đỡ hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, sống vui vẻ hoà thuận. Vợ ông lão cũng không còn mơ tưởng đến những gì quá xa xôi nữa.



 

16 tháng 2 2020

Lần thứ năm ông lão ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ cũng là lần biển cả nổi cơn dông tố kinh khủng nhất như để phản đối sự đòi hỏi quá mức của mụ vợ. Cá vàng thương ông lão - vị ân nhân tốt bụng của mình mà đã đáp ứng nhiều yêu cầu của mụ.

Lòng tham của mụ vợ ngày càng đi quá xa. Từ một nông dân quèn ngồi bên cái máng lợn cũ sứt mẻ thành một bà nhất phẩm phu nhân rồi nữ hoàng với cung điện nguy nga, lộng lẫy và người hầu kẻ hạ tấp nập. Sự tham lam đã làm mụ mờ mắt mà vô ơn quên đi, đối xử tệ bạc với người chồng tội nghiệp. Tưởng rằng đã thoả mãn nhu cầu của mụ vợ thì không ngờ một lần nữa ộng lão lại lóc cóc đi ra biển. Lần này không binh thường như những lần trước, mụ muốn làm Long Vương ngự trên biển và bắt cá vàng hầu hạ theo ý muốn. Có lẽ được hưởng quá nhiều sự sung sướng của cuộc sống trần gian mà mụ ta muốn được đến một không gian mới. Nhưng mụ đã không biết rằng, cá vàng rất tức giận và sẽ không bao giờ đáp ứng yêu cầu của mụ nữa.

Ông lão vẫn kiên nhẫn đứng trên bờ biển chờ đợi câu trả lời của cá vàng. Mặc dù biết lần này mụ vợ của lão đã quá đáng nhưng ông cũng mong cá vàng sẽ giúp như những lần trước để ông không phải khổ sở vì mụ ta. Một lúc lâu sau, cá vàng xuất hiện. Nhìn ông lão với ánh mắt thông cảm, cá vàng lên tiếng: “Ông lão ơi. Tôi rất biết ơn vì ông đã cứu mạng tôi. Nếu không có ông thì tôi cũng không thể vẫy vùng trên biển cả được nữa. Vậy nên tôi rất muốn trả ơn ông, trả ơn thật hậu để đáp đền lòng tốt của ông. Những lần trước tôi đều giúp ông làm cho mụ vợ thỏa nguyện. Nhưng lần này thì không được đâu ông lão ạ. Tôi không thể để mụ vợ ông ngang ngược làm Long Vương, lại càng không thể phục tùng mụ ta. Như thế, danh dự của một cá vàng thần kì của biển cả này sẽ bị xúc phạm. Dù không làm được điều ông mong muốn nhưng tôi có cách này giúp ông không bị mụ vợ la mắng...”. Ông lão khuôn mặt rạng ngời xin cá vàng giúp, ông lão thấy mình cũng không chịu được sự quái ác của mụ ta nữa.

Theo lời cá vàng chỉ dẫn, ông lão đi về nhà. Mụ vợ lúc này đang là nữ hoàng quyền uy nên lớn tiếng quát tháo tất cả mọi người. Thấy ông lão về mà mình vẫn chưa biến thành Long Vương mụ ta lại nổi cơn thịnh nộ, bắt ông đến gần doạ nạt. Ông lão binh tĩnh nhắn lại lời của cá vàng: Mụ đừng đòi hỏi gì thêm nữa, hãy yên vị là một nữ hoàng sang trọng đi. Ngay tức khắc, ông lão bị lôi ra đánh và rồi lại lủi thủi đi ra biển. Cá vàng hiện lên “Ông lão ơi, ông đừng buồn nhé. Nếu mụ ta không biết trân trọng ông, không biết trân trọng những gì đang có thì mụ ta sẽ mất tất cả. Ông cứ yên tâm quay về đi”. Ông lão nghe lời cá vàng ra về. Và ngạc nhiên, mụ vợ ông không còn là nữ hoàng kiêu sa nữa mà giờ đây trở về là bà nhất phẩm phu nhân rồi. Nhưng ông lão cũng không được yên. Mụ ta giày vò ông, nói cá vàng vô ơn, không đáp ứng được mong muốn của ân nhân mình. Mụ vợ nói nhiều quả khiến ông không chịu được đành phải đi ra biển. Cá vàng lại xuất hiện, khuyên ông lão yên tâm ra về. Và lần này mụ vợ ông không còn ngôi vị gì nữa mà trở về với ngôi nhà nhỏ bên bờ biển. Mụ ta bắt đầu thấy lo lắng. Mỗi lúc mụ ta lại mất đi một thứ vô cùng quí giá, mất hết quyền uy. tiền bạc, mất hết cung điện nguy nga, người hầu kẻ hạ, giờ chỉ còn duy nhất một căn nhà. Mụ ta đang thấy sự trừng phạt của cá vàng. Mụ ta lo sợ rằng nếu còn đòi hỏi nữa chắc sẽ phải quay về với căn lều nát và cái máng lợn sứt mẻ. Mụ ta vô cùng hoang mang, mụ không muốn mình nghèo khổ như xưa, đến một tấm lưới lành lặn cũng không có. Sống trong thiếu thốn, cực nhọc gần hết cuộc đời rồi mụ vẫn chưa một lần được sung sướng. Mụ mong muốn một lần trong đời được hưởng thụ tất cả. Thế nên nhân cơ hội cá vàng trả ơn mụ thực hiện điều ước đó. Mụ không ngờ cá vàng lại hào phóng đến thế nên mỗi ngày đòi hỏi cao thêm. Cuối cùng, mụ nhận ra mình đi quá xa rồi và muốn xin cá vàng một căn nhà rộng, đẹp. Như thức tỉnh sau cơn mê dài, mụ khẩn khoản nhờ ông lão dẫn ra biển gặp cá vàng.

Cá vàng xuất hiện. Không chờ mụ nói gì, cả vàng hô biến và trong chốc lát, mụ ta không chỉ còn cái máng lợn mới, tấm lưới đánh cá lành lặn mà còn cả ngôi nhà rộng đẹp, chắc chắn. Mụ ta ngạc nhiên và sung sướng lắm, tha thiết cảm ơn cá vàng. Cá vảng quẫy đuôi rồi lặn mất xuống đáy biển sâu.

Ông lão cùng vợ trở về nhà, trong lòng biết ơn cá vàng tốt bụng. Mụ vợ đã nhận ra lỗi cùa mình và xin ông lão tha thứ. Từ đó, dựa vào những gì cá vàng giúp đỡ hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, sống vui vẻ hoà thuận. Vợ ông lão cũng không còn mơ tưởng đến những gì quá xa xôi nữa.

Bạn xem phần nào bỏ được thì bỏ bớt để ngắn đi nhé,chúc bạn học tốt

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Truyện cổ An-đéc-xen đã chinh phục hàng triệu trái tim độc giả. Theo em, trí tưởng tượng đã giúp ích cho An-đéc-xen trong việc viết truyện cổ tích:

Bằng trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn, ông đã sáng tạo nên một thế giới huyền ảo mà vẫn rất gần gũi với con người, với cuộc sống đời thường.

+ Ông quan niệm rằng: “Không có truyện kể nào hay hơn được những điều do chính cuộc sống tạo nên”.

Nhà văn Nguyễn Tuân về truyện An-đéc-xen: “Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện ngắn An-đéc-xen thì trọn đời không khi nào quên và dửng dưng với thơ ca, mộng ước, tình yêu thương và lòng công bằng…”

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Truyện cổ An-đéc-xen đã chinh phục hàng triệu trái tim độc giả. Theo em, trí tưởng tượng đã giúp ích cho An-đéc-xen trong việc viết truyện cổ tích:

Bằng trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn, ông đã sáng tạo nên một thế giới huyền ảo mà vẫn rất gần gũi với con người, với cuộc sống đời thường.

+ Ông quan niệm rằng: “Không có truyện kể nào hay hơn được những điều do chính cuộc sống tạo nên”.

Nhà văn Nguyễn Tuân về truyện An-đéc-xen: “Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện ngắn An-đéc-xen thì trọn đời không khi nào quên và dửng dưng với thơ ca, mộng ước, tình yêu thương và lòng công bằng…”.

25 tháng 7 2018

bn l3n mang tim di co ma 

25 tháng 7 2018

Câu 1 :

Cô gái thông minh :

Ngày xưa có hai anh em, một người thì nghèo, một người thì giàu. Người em nghèo đến cả cái bát ăn cơm, cái vá múc canh, cái chén uống nước cũng chẳng có. Một lần, người anh giàu có đột nhiên đến nhà người em nghèo khổ, đưa cho em một con bò sữa và nói:

– Chú hãy làm việc cho tôi ít nhiều, con bò sữa này sẽ là của chú!

Vì thế, người em nghèo đến làm việc cho người anh. Một thời gian sau, người anh đòi lại con bò:

– Đưa con bò lại cho tôi!

Người em không đồng ý:

– Anh ơi, vì con bò này, em đã làm việc cho anh mà!

– Chú làm cho tôi những gì ? Thật không đáng kể ra ! Thế mà chú hãy xem, đây là con bò như thế nào? Hãy trả lại bò cho tôi ! Hãy trả lại cho tôi!

Người em nghĩ: Không thể mất toi công sức được. Nói gì mình cũng không bằng lòng giao trả con bò. Thế là họ đến gặp một cụ già nhờ phân xử. Nhưng cụ già thì sao ? Cụ cũng không biết phải phân xử ra sao, cuối cùng cụ bèn nói với hai anh em:

– Ai trả lời đúng câu đố của ta thì con bò sẽ thuộc về người đó.

– Xin cụ hãy đưa ra câu đố, thưa cụ !

– Hãy nghe nhé: trên thế giới cái gì béo nhất, cái gì nhanh nhất, và cái gì đáng yêu nhất ? Ngày mai hãy cho ta nghe câu trả lời.

Hai anh em đi về. Trên đường về nhà, người anh giàu có nghĩ: Thực là lời mê sảng hoang đường, đây, thử đoán xem ông cụ đố gì ? Có gì có thể béo hơn con lợn của ông cụ ? Có gì có thể nhanh hơn con chó săn của ông cụ ? Có gì có thể đáng yêu hơn tiền bạc ? Con bò là của ta rồi!

Người em nghèo trở về nhà, nghĩ mãi mà vẫn không đoán ra. Anh có một người con gái tên là Masa, thấy cha mình về nhà với dáng nghĩ ngợi, cô hỏi cha:

– Bố ơi, bố có gì buồn bã thế? Ông cụ đã nói những gì ạ?

– Ông cụ đưa ra những câu đố như thế thật là bảo người ta vắt óc ra suy nghĩ.

– Câu đố gì hả bố?

– Trên thế giới cái gì béo nhất ? Cái gì nhanh nhất ? cái gì đáng yêu nhất?

– Chà, bố ơi ! các câu này dễ thôi mà ! bố cứ yên tâm nói giống lời của con là được.

Ngày hôm sau hai anh em lại đến chỗ ông cụ. Ông cụ hỏi:

– Thế nào, các anh đã đoán ra chưa?

– Chúng tôi đã đoán ra rồi, thưa cụ.

Người anh chạy đến trước, bật ra câu trả lời.

– Thưa cụ, béo nhất là con lợn nhà cụ, nhanh nhất là con chó săn của cụ, đáng yêu nhất là tiền bạc.

– Ấy, ấy, ấy ! nói bậy nào ! Nói bậy nào ! – cụ già kêu lên. – Ôi, đáp án của anh không đúng!

Lúc này người em mới lên tiếng:

– Cụ ơi, là như thế này, không có gì có thể béo hơn mẹ Đất, Người nuôi dưỡng vạn vật trên thế gian, lại đem vạn vật làm thức ăn cho con người.

– Đúng, đúng ! – ông cụ nói. – Thế cái gì nhanh nhất nào?

– Nhanh nhất là ý nghĩ của con người, ý nghĩ của con người có thể theo gió đến bất cứ nơi đâu.

– Đúng là như vậy. Còn cái gì đáng yêu nhất?

– Đáng yêu nhất là giấc ngủ say. Bất cứ ai, một khi đã ngủ say đều có thể giũ bỏ tất cả.

– Hoàn toàn đúng! – Cụ già nói. – Con bò là của anh rồi ! Nhưng anh phải nói cho ta biết anh tự mình nghĩ ra hay đã có ai giúp đỡ anh?

– Thưa cụ. – Người em nghèo khổ nói. – Tôi có một đứa con gái tên Masa, chính nó đã bảo cho tôi điều đó.

– Có việc này ư? Ta thông minh như thế, còn cô ta chỉ là cô gái bình thường, thế mà lại đoán được câu đố của ta.

Cụ suy nghĩ và quyết định thử tài cô gái này. Cụ nói với người em:

– Đây là mười quả trứng gà chín, hãy đưa cho con gái anh, bảo cô ấy đem gà mẹ ấp qua một đêm phải nở ra những con gà. Sau đó đem những con gà đó nuôi lớn, rồi con gái anh hãy giết ba con quay chín mang đến cho ta ăn sáng. Sáng mai, trước khi ta ngủ dây, anh hãy mang đến đây. Ta sẽ đợi. Nếu như không làm được thì anh và con gái anh sẽ gặp rắc rối đấy!

Người em trở về nhà và ân hận vô cùng khi đã đến nhờ ông cụ phân xử dùm. Nghĩ tới sáng mai, anh bật khóc. Người con gái thấy, chạy ra hỏi:

– Bố ơi, sao bố lại khóc ? Lời giải đáp của con đã sai sao?

– Không phải. Chúng ta gặp rắc rối rồi con ơi ! Ông cụ đưa cho con mười quả trứng gà chín, con cần phải đem trứng cho gà mẹ ấp ra gà con, yêu cầu sau một đêm gà phải nở, lại phải nuôi lớn rồi giết ba con quay lên làm bữa sáng cho ông cụ.

Cô gái sau một hồi suy nghĩ rồi đem ra một chậu cháo nói:

– Bố ơi, bố hãy đem chậu cháo đến đưa cho ông cụ, bảo với ông cụ rằng ông cụ hãy đào một cái hố, đem chậu cháo trồng xuống đó, cây mạ mọc lên, khi lúa chín rồi hãy gặt lúa về, xát thành hạt gạo, nghiền vỡ ra rồi đem đến cho những con gà nở từ những quả trứng chín này ăn.

Người em nghèo mang chậu cháo chín đưa cho ông cụ già và đem những lời con gái nói với ông cụ.

Ông cụ nhìn đi nhìn lại chậu cháo, rồi đem chậu cháo ra cho con chó nhà mình ăn. Sau đó, ông cụ tìm một rễ cây gai đưa cho người em nghèo và nói:

– Hãy cầm rễ cây gai này đưa cho con gái anh, bảo nó ngâm thật kỹ rồi phơi nắng, đập tơi, đem dệt thành một trăm tấm vải, nếu như không làm được thì lời nói kia khó mà chấp nhận được.

Người em nghèo chạy về nhà, lại khóc. Con gái anh hỏi:

– Chuyện gì nữa vậy bố?

– Con nhìn đây, ông cụ đưa cho con một rễ cây gai, yêu cầu con ngâm vào nước rồi phơi nắng, đập kỹ và phải dệt ra một trăm tấm vải.

Masa suy nghĩ rồi lấy con dao chặt một cành cây nhỏ đưa cho bố nói:

– Bố ơi, hãy đem cành cây này đưa cho ông cụ, xin ông cụ hãy làm khung cửi dùng để dệt rễ gai này.

Người em nghèo cầm cành cây đến gặp ông cụ, đem những lời con gái nói lại với ông cụ. Ông cụ nhìn đi nhìn lại cành cây nhỏ, rồi ném nó đi, trong lòng thầm nghĩ: “Xem ra đây đúng là một cô gái thông minh”. Ông cụ rất muốn gặp mặt cô gái, nhưng lại nói với người em nghèo:

– Anh hãy quay trở về nói với con gái anh, bảo cô ấy đến làm khách nhà tôi sáng mai, nhưng phải nhớ là không được đi bộ cũng không đi xe, không đi chân không cũng không đi giày, không cần đem theo lễ vật nhưng không thể thiếu lễ vật. Nếu con gái anh không đến, chắc anh biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Người em nghèo lại trở về nhà trong tâm trạng buồn rầu. Đến nhà, anh đem lời nói của ông cụ nói với con. Nghe xong, sau một hồi suy nghĩ, Masa nói với cha:

– Bố ơi ! chớ có buồn, tất cả đều tốt. Xin bố đem về cho con một con thỏ sống.

Người em nghèo ra đi, đem về một con thỏ sống.

Sáng sớm hôm sau, Masa xỏ một chân vào đôi giầy rách, còn một chân đi không. Sau đó cô lại đem theo một con chim sẻ, tìm một cái xe trượt tuyết buộc vào con dê. Cô giấu con thỏ trong nách áo, con sẻ cầm trên tay, một chân để dưới đất, một chân đặt trên xe trượt tuyết – rõ ràng con dê đi bộ thay cô. Rồi cứ như thế, cô đi đến sân nhà ông già.

Từ xa, ông cụ đã nhìn thấy một cô gái đi đến bèn gọi người hầu bảo:

– Hãy thả hai con chó săn ra.

Hai con chó săn của ông cụ chạy tới chổ cô gái, cô nhanh nhẹn thả con thỏ ra, con chó thấy con thỏ liền bỏ cô gái chạy đuổi theo con thỏ. Lúc này cô gái đã đến trước mặt cụ già, cung kính vái chào ông cụ và nói:

– Thưa cụ, đây là lễ vật cháu biếu cụ. – Nói rồi cô đưa con chim sẻ cho ông cụ.

Ông cụ vừa đưa tay đón lấy thì cô gái buông tay, con chim sẻ lập tức bay vọt từ cửa sổ ra ngoài.

Ngay lúc ấy có hai người nông dân đến kiện nhau. Ông cụ hỏi họ:

– Các anh có việc gì thế?

Một người nói:

– Sự việc là như thế này cụ ạ. Hai chúng tôi cùng ở ngoài đồng qua đêm, sáng sớm thấy con ngựa cái của tôi đã đẻ ra một con ngựa con.

Người kia nói:

– Không đúng, đó là do con ngựa của tôi đã đẻ. Xin cụ hãy sáng suốt phân xử.

Nhớ tới cô gái đang đứng đó, ông cụ bèn bảo cô gái hãy thử phân xử việc này. Đứng nghe hai người nông dân nói này giờ, cô gái cũng đã nghĩ ra một cách nên liền nói:

– Hãy buộc con ngựa con lại, đưa con ngựa mẹ từ trên xe xuống, thả ngựa mẹ ra. Con ngựa mẹ nào chạy về với con ngựa con thì đó chính là con ngựa đã sinh ra con ngựa con.

Ông cụ nghe phải bèn làm theo lời cô gái. Kết quả là có một con ngựa mẹ chạy đến với con ngựa con, còn con ngựa kia thì đứng yên không động đậy.

Ông cụ thấy cô gái thật túc trí đa mưu nên rất nể phục, tiếp đãi rất chu đáo và khi ra về đã thưởng cho cha con cô thật hậu hĩnh.

Câu 2:

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.

Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.

Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”

Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.

Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

haizzzz mệt thanks