Viết cảm nghĩ của em về bài thơ :Ngẫu nhiên viết nhân buổi nới về quê của Hạ Tri Chương
K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu hỏi liên quan
Cũng giống như Lí Bạch, Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa.
Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên hạ. Những năm tháng đó dù xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ dung triền mien quê nhà, nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người của ông bây giờ
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
(Khi đi trẻ, lúc về nhà)
Một câu thơ sử dụng phép tiểu đối đầy chua xót và nuối tiếc. Lúc còn trẻ tác giả đã phải rời xa quê hương, khi đã có công danh sự nghiệp, đã có cuộc sống riêng tốt đẹp thì tuổi cũng không trẻ nữa. Lúc đó ông mới không còn bất cứ mối lo nào nên đã trở về quê hương tìm lại những gì thuộc về mình. Câu thơ như xát muối và chính tác giả, và xát vào lòng người đọc niềm thương cảm sâu sắc nhất. Sự tài tình của Hạ Tri Chương chính là sử dụng triệt để tính năng của phép tiểu đối để nhấn mạnh quãng thời gian xa quê, cũng đồng thời nhấn mạnh trái tim ông vẫn luôn hướng về cội nguồn.
Tấm lòng son của ông được thể hiện qua câu thơ thứ 2:
Hương âm vô cải, mấn tao tồi
(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)
Đây là một lời khẳng định chăc nịch của ông về tấm lòng son sắt thủy chung dành cho quê hương. Dù là xa quê bao lâu đi chăng nữa, dù là mái tóc giờ đã không còn như trước, gió sương cuộc đời đã làm bạc phai thì “giọng quê” vẫn thế, vẫn là giọng nói nơi đây, và nó thuộc về đây. Hơn nửa thế kỉ làm quan, tiếp xúc và va chạm nhiều nhưng giọng nói vẫn không hề thay đổi. Giọng nói chính là điều tạo nên đặc trưng của một vùng quê, nó là thiêng liêng và cần phải trân trọng. Hạ Tri Chương dù xa quê nhưng vẫn giữ cho mình được “hồn quê” đó. Thực sự là một điều đáng quý biết bao nhiêu.
Đến hai câu thơ cuối dường như có một sự xót xa và đau lòng đến não nền khi ông đặt chân về trên quê hương mình nhưng trẻ con không ai nhận ra. Đầy xót xa và ngậm ngùi:
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà hà xứ lai
(Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng khách ở chốn nào tới chơi?)
Đây là một nghịch lý mà có lẽ chính tác giả cũng đã dự đoán được trước. Bao nhiêu năm xa quê, bấy nhiêu năm có sự đổi thay ở ông và ở mảnh đất này. Những con người đồng trang lứa ngày xưa, những ai đã mất, những ai vẫn còn. Chắc có lẽ họ cũng như ông, đầu hai thứ tóc, đã già rồi chăng? Đời người ngắn ngủi, thời gian đằng đẵng. NHững thế hệ trẻ cứ sinh ra và lớn lên như thế. Câu hỏi hồn nhiên, ngây thơ của trẻ thơ khiến cho cảm xúc của tác giả chộn rộn, bang khuâng, da diết. Câu hỏi đó kết thúc bài thơ, như một lời tự vấn dành cho bản thân mình. Nhưng dù sao đi nữa ông vẫn cảm thấy ấm áp vì cuối đời được trở về quê hương, được đặt chân trên mảnh đất thân thuộc. Đó chính là tâm nguyện lớn của rất nhiều người, không chỉ riêng Hạ Tri Chương.
“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri CHương thực sự là một tiếng lòng da diết của ông dành cho quê hương, cho những gì thân thuộc nhất. Với tứ thơ độc đáo, từ ngữ sắc bén, ông đã khiến người đọc thực sự rung động.
Cũng giống như Lí Bạch, Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa.
Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên hạ. Những năm tháng đó dù xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ dung triền mien quê nhà, nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người của ông bây giờ
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
(Khi đi trẻ, lúc về nhà)
Một câu thơ sử dụng phép tiểu đối đầy chua xót và nuối tiếc. Lúc còn trẻ tác giả đã phải rời xa quê hương, khi đã có công danh sự nghiệp, đã có cuộc sống riêng tốt đẹp thì tuổi cũng không trẻ nữa. Lúc đó ông mới không còn bất cứ mối lo nào nên đã trở về quê hương tìm lại những gì thuộc về mình. Câu thơ như xát muối và chính tác giả, và xát vào lòng người đọc niềm thương cảm sâu sắc nhất. Sự tài tình của Hạ Tri Chương chính là sử dụng triệt để tính năng của phép tiểu đối để nhấn mạnh quãng thời gian xa quê, cũng đồng thời nhấn mạnh trái tim ông vẫn luôn hướng về cội nguồn.
Tấm lòng son của ông được thể hiện qua câu thơ thứ 2:
Hương âm vô cải, mấn tao tồi
(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)
Đây là một lời khẳng định chăc nịch của ông về tấm lòng son sắt thủy chung dành cho quê hương. Dù là xa quê bao lâu đi chăng nữa, dù là mái tóc giờ đã không còn như trước, gió sương cuộc đời đã làm bạc phai thì “giọng quê” vẫn thế, vẫn là giọng nói nơi đây, và nó thuộc về đây. Hơn nửa thế kỉ làm quan, tiếp xúc và va chạm nhiều nhưng giọng nói vẫn không hề thay đổi. Giọng nói chính là điều tạo nên đặc trưng của một vùng quê, nó là thiêng liêng và cần phải trân trọng. Hạ Tri Chương dù xa quê nhưng vẫn giữ cho mình được “hồn quê” đó. Thực sự là một điều đáng quý biết bao nhiêu.
Đến hai câu thơ cuối dường như có một sự xót xa và đau lòng đến não nền khi ông đặt chân về trên quê hương mình nhưng trẻ con không ai nhận ra. Đầy xót xa và ngậm ngùi:
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà hà xứ lai
(Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng khách ở chốn nào tới chơi?)
Đây là một nghịch lý mà có lẽ chính tác giả cũng đã dự đoán được trước. Bao nhiêu năm xa quê, bấy nhiêu năm có sự đổi thay ở ông và ở mảnh đất này. Những con người đồng trang lứa ngày xưa, những ai đã mất, những ai vẫn còn. Chắc có lẽ họ cũng như ông, đầu hai thứ tóc, đã già rồi chăng? Đời người ngắn ngủi, thời gian đằng đẵng. NHững thế hệ trẻ cứ sinh ra và lớn lên như thế. Câu hỏi hồn nhiên, ngây thơ của trẻ thơ khiến cho cảm xúc của tác giả chộn rộn, bang khuâng, da diết. Câu hỏi đó kết thúc bài thơ, như một lời tự vấn dành cho bản thân mình. Nhưng dù sao đi nữa ông vẫn cảm thấy ấm áp vì cuối đời được trở về quê hương, được đặt chân trên mảnh đất thân thuộc. Đó chính là tâm nguyện lớn của rất nhiều người, không chỉ riêng Hạ Tri Chương.
“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri CHương thực sự là một tiếng lòng da diết của ông dành cho quê hương, cho những gì thân thuộc nhất. Với tứ thơ độc đáo, từ ngữ sắc bén, ông đã khiến người đọc thực sự rung động.
THAM KHẢO