K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2018

Một số nguyên tố lớn hơn 3 khi chia cho 3 sẽ có 2 khả năng xảy ra 

p = 3k + 1 ; p = 3k + 2 ;

Với p = 3k + 1

=> (p + 1)(p - 1) = p2-1=(3k+1)2-1=9k2+6k=3k(3k+2)

Vì đây là tích 2 số tự nhiên liên tiếp => chia hết cho 2 , 3 => (p-1)(p+1) chia hết cho 6

C/m tương tự để chia hết cho 24

Với p = 3k + 2

tương tự

10 tháng 1 2024

Bài 1:

Vì p là số nguyên tố lớn hơn 3 nên p là số lẻ

vậy p + 1 và p -  1 là hai số chẵn.

Mà p + 1 - (p - 1) = 2 nên p + 1 và p - 1 là hai số chẵn liên tiếp.

đặt p - 1 = 2k thì p + 1 = 2k + 2 (k \(\in\) N*)

A = (p + 1).(p - 1) = (2k + 2).2k = 2.(k + 1).2k = 4.k.(k +1) 

Vì k và k + 1 là hai số tự nhiên liên tiếp nên chắc chẵn phải có một số chia hết cho 2.

⇒ 4.k.(k + 1) ⋮ 8 

⇒ A = (p + 1).(p - 1) ⋮ 8 (1)

Vì p là số nguyên tố lớn hơn 3 nên p có dạng:

   p = 3k + 1; hoặc p = 3k + 2

Xét trường hợp p = 3k + 1 ta có:

  p - 1 = 3k + 1  - 1  = 3k ⋮ 3

⇒ A = (p + 1).(p - 1) ⋮ 3  (2)

Từ (1) và (2) ta có:

A ⋮ 3; 8  ⇒ A \(\in\) BC(3; 8)

3 = 3; 8 = 23; ⇒ BCNN(3; 8) = 23.3 = 24

⇒ A \(\in\) B(24) ⇒ A ⋮ 24 (*)

Xét trường hợp p = 3k + 2 ta có

p + 1 = 3k + 2 + 1  = 3k + 3 = 3.(k + 1) ⋮ 3 (3)

Từ (1) và (3) ta có: 

A = (p + 1).(p - 1) ⋮ 3; 8 ⇒ A \(\in\) BC(3; 8)

3 = 3; 8 = 23 ⇒ BCNN(3; 8) = 23.3 = 24 

⇒ A \(\in\) BC(24) ⇒ A \(⋮\) 24 (**)

Kết hợp (*) và(**) ta có

\(⋮\) 24 (đpcm)

 

 

  

 

 

10 tháng 1 2024

Cảm ơn cô

3 tháng 6 2018

Câu 1:

\(C=\left(1+\frac{1}{1.3}\right)\left(1+\frac{1}{2.4}\right)+\left(1+\frac{1}{3.5}\right)+...\left(1+\frac{1}{2014.2016}\right)\)

\(\Rightarrow C=\frac{4}{3}.\frac{9}{8}.\frac{16}{15}....\frac{2015.2015}{2014.2016}\)

\(\Rightarrow C=\frac{4.9.16...2015.2015}{3.8.15...2014.2016}\)

\(\Rightarrow C=\frac{2.2.3.3.4.4...2015.2015}{1.3.2.4...2014.2016}\)

\(\Rightarrow C=\frac{2.3.4...2015.2.3.4...2015}{1.2.3...2014.3.4.5...2016}\)

\(\Rightarrow C=\frac{2015}{1008}.\)

Vậy \(C=\frac{2015}{1008}.\)

Câu 2:

Do p là số nguyên tố lớn hơn 3 nên p có dạng \(3k+1\)hoặc\(3k+2\)

+ Nếu \(p=3k+1\Rightarrow p^2-1=\left(3k+1\right)^2-1\)

                                                      \(=9k^2+3k+3k+1-1\)

                                                      \(=9k^2+6k⋮3.\)( 1 )

+ Nếu \(p=3k+2\Rightarrow p^2-1=\left(3k+2\right)^2-1\)

                                                      \(=9k^2+6k+6k+4-1\)

                                                        \(=9k^2+12k+3⋮3\)( 2 )

Từ ( 1 ) và ( 2 ) \(\Rightarrow p^2-1⋮3\left(đpcm\right).\)

Câu 3:

\(2^{100}=\left(2^{10}\right)^{10}=1024^{10}>1000^{10}=10^{30}.\)( 1 )

\(2^{100}=2^{31}.2^6.2^{63}=2^{31}.64.512^7< 2^{31}.125.625^7=2^{31}.5^{31}=\)\(10^{31}.\)( 2 )

Từ ( 1 ) và ( 2 ) \(\Rightarrow10^{30}< 2^{100}< 10^{31}.\)

\(\Rightarrow\)2100  khi viết trong hệ thập phân có 31 chữ số.

                                           Đáp số: 31 chữ số.

3 tháng 6 2018

Câu 1 : 

C = (1 + 1/1.3)(1 + 1/2.4)(1 + 1/3.5) .... (1 + 1/2014.2016) 

C = (1.3/1.3 + 1/1.3) (2.4/2.4 + 1/2.4) ... (2014.2016/2014.2016 + 1/2014.2016) 

C =  2.2/1.3 * 3.3/2.4 * ... * 2015.2015/2014.2016 

C = 2.3....2015/1.2....2014 * 2.3....2015/3.4....2016 

C = 2015 * 1/1008

C = 2015/1008

25 tháng 5 2017

Ta có p - 1 p p + 1   ⋮   3    mà (p, 3) = 1 nên

            p - 1 p + 1   ⋮   3                     (1)

 p là số nguyên tố lớn hơn 3 nên p là số lẽ, p – 1 và p + 1 là hai số chẳn liên tiếp , có một số là bội của 4 nên tích của chúng chia hết cho 8  (2)

Từ (1) và (2) suy ra (p – 1)(p + 1) chia hết cho 2 nguyên tố cùng nhau là 3 và 8

Vậy (p – 1)(p + 1) chia hết cho 24.

11 tháng 1 2016

Ví dụ : p là 5 thì (p-1)(p+1) = (5-1)(5+1)=4.6=24 .

Vì (5-1)(5+1) (tức 24) chia hết cho 24 → các SNT P lớn hơn 3 thì (p-1)(p+1) chia hết cho 24 

Tick nha !

24 tháng 11 2016

Một số chia hết cho 24 là một số chia hết cho 4,6

Mà chia hết cho 6 là chia hết cho 2 và 3

Theo đề bài thì P>3

Thì (P-1).(P+1) sẽ có 3 số hạng là:(P-1);P và(P+1) 

=>(P-1)(P+1) sẽ chia hết cho 3

P là số nguyên tố lớn hơn 3 nên P là số lẻ(P không thể là 2)

Mà P là số lẻ thì (P-1) hoặc (P+1) là số chẵn

Hiệu của (P+1) - (P-1) =2

Thì một trong hai số (P-1) hay (P+1) sẽ chia hết cho 4

=>P thuộc SNT và >3 thì chắc chắn (P-1)(P+1) chia hết cho 24