kể tên các danh hài mà em bik
hãy tả một người nào hài hước nhất trong trái đất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thầy bói xem voi là câu chuyện dân gian Việt Nam thuộc thể loại ngụ ngôn châm biếm ở Việt Nam và trở thành câu thành ngữ tương tự. Nguồn gốc của câu chuyện này từ những câu chuyện ngụ ngôn về Con voi và những kẻ mù (Blind men and an elephant) bắt nguồn từ truyện ngụ ngôn Trung Hoa cổ đại, từ đó nó đã được truyền bá rộng rãi. Đó là câu chuyện về một nhóm người mù chưa từng gặp voi bao giờ và họ đã tìm hiểu và hình dung ra con voi bằng cách chạm vào nó. Mỗi người mù cảm nhận thấy một bộ phận khác nhau của cơ thể voi, nhưng chỉ một bộ phận riêng lẻ. Sau đó, họ mô tả con voi dựa trên kinh nghiệm hạn hẹp của họ và mô tả của họ về con voi khác nhau. Trong một số phiên bản, họ nghi ngờ rằng người kia không trung thực và họ ra tay đánh nhau.
Vào một buổi tối, em được mẹ đưa đi xem ca nhạc Ga-la ở Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô. Đến giờ mở màn, từ bên trong, một cô gái nhẹ nhàng bước ra cúi đầu chào khán giả. Tiếp đến, âm nhạc vang lên, ánh đèn đủ màu sắc bật sáng cả sân khấu. Rồi tiếng nói thanh thanh của cô gái nào bên trong vọng ra: “Mở đầu chương trình, ca sĩ Ngọc Ánh biểu diễn bài “Lời ru của biển”. Em nói với mẹ: “Cô Ngọc Ánh đã hát trên vô tuyến đấy mẹ ạ!”
Ca sĩ Ngọc Ánh bước lên, cô gọn gàng trong bộ áo dài màu trắng thêu hoa mai nổi bật trên nền áo. Cô có dáng người dong dỏng rất hợp với bộ áo. Khuôn mặt trái xoan của cô rực rỡ trong ánh đèn đủ màu sắc, nét mặt cô như vui hơn, tiếng hát cô trong vắt như dòng suối mát cuốn hút sự theo dõi của khán giả. Trên đôi môi thắm hồng, cô nở một nụ cười duyên dáng. Lúc đó, cô để lộ hàm răng trắng muốt đều đặn, lấp lánh như những viên ngọc xinh. Làn da trắng mịn như cành hồng nhung bởi tô thêm một lớp phấn. Nấp dưới hàng mi dài là đôi mắt long lanh như giọt sương mai, cặp mắt ấy chứa đựng niềm hân hoan của người ca sĩ. Mái tóc đen nhánh, mượt mà của cô dài ngang lưng.
Những động tác uyển chuyển nhẹ nhàng, khi cô giơ tay lên, khi cô bỏ tay xuống. Xem cô Ngọc Ánh biểu diễn mà em không rời mắt khỏi sân khấu. Nghe hát, em như được ca sĩ Ngọc Ánh giới thiệu về biến cả, về thế giới đại dương, cho em hiểu về những con tàu đang lênh đênh trên sóng nước. Em như được bay bổng nơi vùng biển theo lời hát êm đềm của cô.
Chỉ gặp cô được ít phút nhưng em cảm thấy tình cảm giữa em và cô thật gần gũi. Buổi biểu diễn của cô đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc. Ước gì em có được giọng hát hay như cô.
Truyện cười Nói dóc gặp nhau:
a. Tác phẩm phê phán thói khoác lác, ba hoa trong xã hội.
b. Thủ pháp trào phúng: Dùng thủ pháp phóng đại (chi tiết miêu tả chiếc ghe và cây đa).
c. Chi tiết làm em thú vị nhất: Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh? Vì chi tiết này nhằm châm biếm, phê phán sự nói dóc của anh thứ nhất.
Những người yêu mến hài kịch thường truyền miệng nhau câu: "Nam Hoài Linh, Bắc Xuân Hinh", ấy là để chỉ hai nghệ sĩ có chỗ đứng vững chắc và tài năng của hai miền nam, bắc. Gia đình em vốn là dân gốc Bắc nên, bố em rất thích coi hài của Xuân Hinh diễn, từ đó bất giác em cũng yêu quý nghệ sĩ hài này lúc nào không hay.
Xuân Hinh năm nay đã ngoài 60 tuổi, ông không phải là một người đẹp trai, dáng ông hơi thấp, vóc người mập mạp, khuôn mặt tròn trĩnh phúc hậu. Đôi mắt của ông sáng và đẹp, phía trên ấy là cặp lông mày rậm rạp. Khuôn miệng dù không đẹp nhưng lại có một nét duyên khó tả, chính vì thế tổng thể khiến cho khuôn mặt Xuân Hinh lúc nào cũng hài hước vui vẻ, khán giả mới nhìn thôi cũng đã muốn bật cười rồi. Xuân Hinh vốn là dân gốc Bắc, nên giọng nói cũng đậm chất Bắc kỳ, điều này đã góp một phần to lớn vào việc diễn kịch đặc biệt là khi nghệ sĩ thể hiện những câu nói châm biếm sâu cay của dân xứ Bắc, không cần cầu kỳ, chỉ chất giọng thôi đã đủ lưu giữ ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Mọi người thường chỉ biết đến Xuân Hinh qua những vở hài kịch mà ông hóa thân vào, với những vai nghèo hèn, mạt hạng hoặc những vai lém lỉnh, láu cá mà quên mất rằng ông cũng là một nghệ sĩ có giọng hát rất hay, từng trúng tuyển vào đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh và thi đỗ vào trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Xuân Hinh thành công trong cả việc hát chầu văn, cải lương, chèo và cả dân ca quan họ Bắc Ninh, ở thể loại nào ông cũng ghi dấu ấn riêng mà khó nghệ sĩ nào làm được, quả là một nghệ sĩ đa tài. Suốt đời làm việc và cống hiến cho nền nghệ thuật dân tộc mà ông đã hai lần được trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, vinh dự được chính phủ Hoa Kỳ trao tặng danh hiệu San Francisco về công cuộc nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ, thử nghiệm và phát triển Văn hóa Nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Dù rất nổi tiếng và thành công nhưng Xuân Hinh không muốn khán giả gọi mình bằng những cái danh như "vua hài đất Bắc" hay "danh hài" mà chỉ muốn khán giả gọi ông bằng cái tên quen thuộc "Xuân Hinh", vốn đã theo ông từ thuở chập chững vào nghề, cho thân thuộc, gần gũi, điều ấy đã phần nào thể hiện được phong cách mộc mạc, giản dị của người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật.
Em rất yêu quý nghệ sĩ hài Xuân Hinh, hy vọng ông sẽ luôn khỏe mạnh để cho ra những tác phẩm thật hay, thật ý nghĩa, được cống hiến hết mình cho nghệ thuật dân tộc, đúng như cái mong ước ban đầu của ông.
Một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước):
- Bài trình bày cần rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ các phần
- Mở đầu có thể lấy một hình ảnh, câu châm ngôn… gây ấn tượng đầu tiên với người đọc
- Đọc diễn cảm, cảm xúc theo nhận vật trong truyện
- Ngôn ngữ sử dụng đơn giản, dễ hiểu
- Chú ý lắng nghe nhận xét của người nghe và ứng dụng vào bài của mình nếu nhận xét hợp lí.
* Bài nói tham khảo:
Cuối tuần mẹ thường đưa em đi nhà sách để chọn một quyển sách mà em yêu thích. Hôm nay, em đã chọn được cho mình một cuốn truyện ngụ ngôn rất thú vị. Đặc biệt là cây chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" mang đến cho em rất nhiều cảm xúc.
Chuyện kể rằng có một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Cho đến một ngày trời mưa to, nước dâng lên cao đưa ếch ra khỏi giếng. Vì cái tính ngông nghênh sẵn có, không để ý đến xung quanh, nên chú ếch đã bị một trâu đi qua dẫm bẹp.
Câu chuyện đã phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo, tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì đồng thời dạy em bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết. Em rất thích câu chuyện này và sẽ chia sẻ nó cùng các bạn của em.
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
- Có thể lựa chọn truyện ngụ ngôn Việt Nam và truyện ngụ ngôn của các dân tộc khác trên thế giới.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý
+ Nhân vật, sự kiện chính và diễn biến của sự kiện ấy trong truyện? Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện? Tính chất hài hước, phê phán…
+ Truyện nên được kể theo trình tự nào? Trong khi kể có thể sử dụng tranh ảnh minh họa như thế nào, giong điệu và biểu cảm thế nào?
- Lập dàn ý
+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và đặt câu hỏi dự đoán bài học sau khi kể.
+ Thân bài: kể diễn biến chính của câu chuyện kết hợp với giọng điệu phù hợp, thể hiện đúng nội dung của truyện.
+ Kết bài: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện.
Bước 3: Trình bày
- Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp
- Nói to, rõ ràng
- Phân bố thời gian nới hợp lý
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Trong vai trò của người nói: ghi nhận câu hỏi và nhận xét của người nói và đưa ra phản hồi thỏa đáng
- Trong vai trò người nghe: nêu nhận xét hoặc câu hỏi gợi nhắc người trình bày bổ sung.
Bài 3 :
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, những người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh - cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm''.
- Theo lời nhân vật người kể chuyện, nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả không gian Tâm Trái Đất giống như một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất.
- Giữa Tâm Trái Đất và Tâm Vũ Trụ có mối lien hệ với nhau: tâm Trái Đất chính là Tâm Vũ Trụ.
Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất thông qua các tia sáng được chiếu đến Trái Đất.
Charlie Chaplin
nhớ tả lun nghen