những yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác và sự ra đời của truyện kiều
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thời đại, gia đình:
+ Nguyễn Du (1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
+ Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống về văn học
+ Ông sống vào thời kì lịch sử nhiều biến động, chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng
+ Các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn
- Cuộc đời:
+ Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn Hà Tĩnh
+ Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…
+ Mất trước khi đi sứ Trung Quốc lần 2
→ Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú. Cuộc đời phiêu bạt nhiều trải nghiệm
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Cuộc đời là nền tảng cho sự nghiệp sáng tác. Lịch sử khoa học không những nghiên cứu ngôn ngữ trong từng giai đoạn mà còn cung cấp cho người đọc những đóng góp quan trọng của một tác gia trong thời đại về phương diện cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
Theo dòng lịch sử tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách chọn lọc khắc nghiệt của thời gian và nhiều tác phẩm rơi vào quên lãng. Dường như ngược với quy luật ấy , có những tác giả và tác phẩm lại không ngừng được bàn luận qua các thời kì lịch sử. Cuộc đời và tác phẩm của họ mang nhiều tâm tư sâu sắc, quy tụ được nhiều vấn đề xã hội, có thể dự báo một điều gì cho hậu thế.
Ở đây, chúng tôi xin được phép đặt thẳng vào vấn đề, tìm hiểu đôi điều về cuộc đời và những sáng tác của một tác gia lớn, một đại thi hào của Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng – Nguyễn Du. Nguyễn Du đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển văn học Việt Nam, làm cho những con người Việt luôn ở bên nhau, thông cảm, đồng cảm trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống thường nhật, trong lao động và đấu tranh để bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc.
B- MINH HỌA:
1- Cuộc đời:
a- Thời đại:
- Xã hội: thế kỉ XVIII – XIX là thời kì khủng hoảng trầm trọng nhất của chế độ phong kiến, là thời kì diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại:
+ vua quan tranh giành quyền lợi chiếm giết lẫn nhau.
+ những cuộc nổi dậy đòi quyền sống của các phong trào nông dân
+ nền kinh tế hàng hóa phát triển cho thấy sức mạnh của đồng tiền, cũng như tư tưởng phóng khoáng của tầng lớp thị dân…
-Nguyễn Du đã sống qua ba thời đại: Lê – Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn, đã trải qua những cuộc binh biến tàn khốc của các tập đoàn phong kiến và các cuộc khởi nghĩa đòi quyền sống của tầng lớp nông dân. Ông đã chứng kiến tận mắt cảnh bãi bể hóa nương dâu, cảnh sống xa hoa, đồi trụy cũng như sự thống trị dã man, tàn ác của giai cấp phong kiến, cảnh đau khổ vì nghèo đói, cảnh đày đọa và những áp bức bất công của đại đa số quần chúng nhân dân…
b- Quê hương - Gia đình:
Nguyễn Du sinh ngày 23/11/ Ất Dậu tức ngày 03/11/1766, trong một gia đình đại quý tộc sa sút, nổi tiếng về đường khoa bảng, nhiều người đỗ đạt cao và làm quan to. Ở vùng Hồng Lĩnh ( quê Nguyễn Du) dân gian thường truyền tụng câu ca dao:
Bao giờ Ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước họ này hết quan
Gia đình Nguyễn Du có bề dày về lịch sử truyển thống văn học nghệ thuật. Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau. Đó là tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của ông. Cha là Nguyễn Nghiễm, quê ở Hà Tĩnh, một sử gia, một nhà thơ đồng thời là quan tể tướng của Triều Lê nên Nguyễn Du có ảnh hưởng ít nhiều từ thân phụ. Mẹ là Trần Thị Tần, người xứ Kinh Bắc, một vùng quê hát quan họ nổi tiếng nên từ nhỏ ông đã được đắm mình trong chiếc nôi của làn điệu dân ca phía Bắc, đó là một ảnh hưởng không nhỏ đến những âm điệu trong sáng tác của ông. Do mồ côi cha mẹ sớm nên ông phải đến ở cùng người anh khác mẹ là Nguyễn Khản. Nguyễn Khản nổi tiếng phong lưu một thời, và rất mê hát xứng, chính những điều đó đã ảnh hưởng và để lại dấu ấn trong sáng văn học của ông,và có thể do đó mà hình ảnh người ca nhi, kĩ nữ luôn được phát họa đậm nét trong các tác phẩm của ông. Không những thế những người cháu của Nguyễn Du cũng đều là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.
c- Bản thân:
- Ngày 23-11- Ất Dậu ( 3-1-1766) : Nguyễn Du tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh ở phường Bích Câu, Thăng Long, là con thứ bảy trong gia đình.
- Năm 1776 ( Bính Thân ) cha là Nguyễn Nghiễm qua đời; được truy tặng tước Huân dụ Đô hiến đại vương, Thượng đẳng phúc thần.
- Năm 1778 ( Mậu Tuất) : mẹ là Trần Thị Tần qua đời.
- Năm 1782 ( Nhâm Dần) : Trịnh Sâm mất, kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Nguyễn Khản được làm thượng thư bộ lại tước Toản quận công.
- Năm 1783 ( Quý Mão) : Nguyễn Du thi hương, lấy vợ là con gái của Đoàn Nguyễn Thục.
- Năm 1789 ( Kỉ Dậu) : Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở thành Phú Xuân, đổi niên hiệu là Quang Trung
Nguyễn Du về quê vợ làng Quỳnh Côi, Sơn Nam.
- Năm 1793 ( Quý Sửu) : Nguyễn Du về thăm quê ở Tiên Điền.
- Năm 1796 ( Bính Thìn) : Nguyễn Du có ý trốn vào Gia Định, nhưng bị bắt giam 3 tháng ở Nghệ An, cho ra đời tập thơ “ Cảm hứng trong tù”.
- Năm 1802 ( Nhâm Tuất) : Gia Long lên ngôi Nguyễn Du ra làm tri huyện, sau đó thăng chức tri phủ.
- Năm 1803 ( Quý Hợi) : được cử lên ải Nam Quan tiếp sứ Thanh sang phong sắc vua cho Gia Long.
- Năm 1813 ( Quý Dậu) : được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh
- Năm 1820 ( Canh Thìn) : Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi. Nguyễn Du được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng bị bệnh dịch mất ngày 10-08 (16-09), thọ 54 tuổi.
- Năm 1965 ( Ất Tỵ) : Hội đồng Hòa bình Thế giới tổ chức kỉ niệm 200 năm năm sinh danh nhân văn hóa – đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
d- Nhận xét:
Từ những điều trên cho thấy các sáng tác của Nguyễn Du đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ gia đình và truyền thống văn chương. Những tác phẩm ấy thể hiện sự phản ánh của mình về thời cuộc và những hiện thực cuộc sống. Qua đó ta cảm một tấm lòng thiết tha yêu đời, một tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
2 - Sự nghiệp sáng tác:
a- Quan điểm nghệ thuật:
Vì sống trong thời đại như thế, chứng kiến những thăng trầm, những bể dâu của xã hội như thế đã tác động rất lớn đến hồn thơ Nguyễn Du, ông đã dùng ngòi bút của mình để giãi bày, để viết lên những tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc, các sáng tác của ông xoay quanh những vấn đề trong thời ông sống, ông lên án tố cáo chế độ phong kiến và thông cảm, bênh vực cho số phận những người bất hạnh. Nói đến quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Du phải nói đến tư tưởng nhân đạo- đấy là tư tưởng nòng cốt trong sáng tác của ông.
v Hệ thống chữ viết và thể loại: Nguyễn Du viết cả chữ Nôm và chữ Hán:
Ø Ba tập thơ chữ Hán:
Thanh Hiên thi tập ( 78 bài) được viết trong ba thời kì:
+ Thời kì sống ở Thái Bình. Đây là khoảng thời gian mười năm gió bụi của Nguyễn Du
+ Thời kì về ở Hồng Lĩnh: khoảng 6 năm. Đây là thời kì mà tác giả ngồi tù 3 tháng ở xứ Nghệ
+ Thời kì đầu ra làm quan nhà Nguyễn.
Tóm lại, Thanh hiên thi tập gồm những bài thơ sáng tác trong 3 thời kì ấy.
Tập thơ chữ hán Nam trung tạp ngâm (40 bài) ( 1802) khoảng thời gian Nguyễn Du làm quan ở Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Tập Bắc hành tạp lục ( 132 bài) sáng tác từ những năm 1813 trở đi, trong những chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
Ø Và nhiều sáng tác chữ Nôm, trong đó đáng chú ý nhất là hai tác phẩm:
· Văn chiêu hồn hay còn gọi Văn tế thập loại chúng sinh, viết bằng thể thơ song thất lục bát dài 18 câu chữ Nôm. Bài văn tế được viết trong thời đại loạn lạc suy tàn. Bức tranh, cảnh tượng cái chết trong tác phẩm là những phản ánh cuộc đời trong thời đại của nhà thơ đang sống nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu XIX.
Chưa rõ thời gian sáng tác của Văn chiêu hồn : có hai ý kiến:
+ Trần Thanh Mại trên “ Đông Dương tuần báo” năm 1939. Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người khắp trên đất nước âm khí nặng nề.
+ Hoàng Xuân Hãn cho rằng Nguyễn Du viết bài Văn tế này sau Truyện Kiều khi ông làm cai bạ ở Quảng Bình ( 1802 – 1812)
Nhưng nói chung bài Văn tế được viết trong thời đại Nguyễn Du sống trong cảnh loạn lạc, phu phen, mất mùa đói khổ người chết như một ám ảnh.
· Truyện Kiều
Thời điểm sáng tác có 3 ý kiến:
+ sau khi đi sứ về ( sau 1813) theo “ Đại Nam chính biên liệt truyện”
+ mới làm quan triều Nguyễn (1802 – 1809) theo thuyết Đào Duy Anh, Hoài Thanh
+ vào những năm ẩn dật dưới chân núi Hồng, từ năm 1796 đến 1801 trước khi ra làm quan với nhà Nguyễn, theo thuyết Trương Chính
Dựa vào những hiểu biết của mình đối với cuộc sống dưới chế độ phong kiến Nguyễn Du nhận thấy vận mệnh của người dân bình thường dù ở Trung Quốc hay ở Việt Nam thì cũng đều như nhau. Trong tác phẩm kiệt xuất này, nhà thơ đã vạch trần tất cà sự đen tối và những hiện tượng bất hợp lí của xã hội phong kiến, đồng thời phản ánh số phận hẩm hiu của người thường dân, do đó nội dung tư tưởng của tác phẩm, khách quan mang đầy đủ ý nghĩa phê phán xã hội phong kiến. Cái vĩ đại của Truyện Kiều là đã đặt ra vấn đề con người, vấn đề vận mệnh con người trong xã hội cũ. Về mặt này, cũng không có truyện thơ Nôm quá khứ nào có thể so sánh được với kiệt tác của Nguyễn Du. Truyện Kiều có sức lay động sâu xa là vì đằng sau nó là sự thật về đời sống và về con người. Đó cũng là cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, là tiếng nói chung của các sáng tác văn học thế kỉ này. Truyện Kiều là kết tinh tinh hoa thời đại, là đỉnh cao, là thành tựu chói lọi của văn học cổ điển Việt Nam.
Các giai đoạn sáng tác:
Có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn trước khi ra làm quan nhà Nguyễn, có Thanh Hiên thi tập, gồm 78 bài, sáng tác bằng chữ Hán.
- Giai đoạn làm quan ở Huế và Quảng Bình, những địa phương phía Nam Hà Tĩnh, quê hương ông, có Nam Trung tạp ngâm 40 bài, sáng tác bằng chữ Hán.
- Giai đoạn khi và sau khi đi sứ sang Trung Quốc, có Bắc hành tạp lục gồm 132 bài, sáng tác bằng chữ hán. Truyện Kiều sáng tác bằng chữ Nôm.
b- Hình thức sáng tác:
- Ngôn ngữ: ngôn ngữ trong sáng tác Nguyễn Du là ngôn ngữ trữ tình. Nó không chỉ đa dạng, tế nhị trong ý nghĩa, trong màu sắc mà còn giàu tính nhạc. Cái tiêu tao réo rắt, ngọt ngào của những câu lục bát trong Truyện Kiều chính là thứ ngôn ngữ nhịp nhàng, uyển chuyển, tình tứ của cảm xúc hồn nhiên. Trong bút pháp trữ tình Nguyễn Du đã tận dụng triệt để mặt âm thanh của ngôn ngữ để tăng thêm sức biểu hiện, sức gợi cảm cho mỗi câu thơ tả tình, tả cảnh. Trong nghệ thuật dùng ngôn ngữ trữ tình của Nguyễn Du ta thấy lối biểu hiện tâm trạng bằng câu hỏi tu từ như đang cất lên từ toàn bộ cuộc sống của con người.
- Nghệ thuật miêu tả:
+ Về cảnh: đọc tác phẩm của Nguyễn Du ta bắt gặp một thế giới thiên nhiên đầy thi vị, đầy gợi cảm, với những sắc thái tế nhị khác nhau. Nguyễn Du không chỉ để cho cảnh vật tự bộc lộ vẻ đẹp thanh thoát, chân thật của nó mà gắn liền cảnh đồng cảm với người. Qua sức sống thiên nhiên Nguyễn Du như tố cáo xã hội phong kiến. Thái độ đồng cảm sâu sắc khiến cảnh vật hiện lên rõ nét – đồng thời phản ánh tinh tế tâm trạng của nhân vật. Ông tập trung nhắc đến các hình tượng như : mùa thu, vầng trăng, ngọn cỏ, không gian… Cảnh vật trong Truyện kiều hiện ra không chỉ để biểu hiện tâm trạng của nhân vật, thái độ của Nguyễn Du mà còn để làm nền khung cảnh làm nên trời đất, làm nên màu sắc, âm thanh, hoa lá, cỏ cây…
+ Dùng thi pháp ước lệ, tượng trưng: Nguyễn Du dùng các ẩn dụ có sẵn trong truyền thống văn học được coi là tượng trưng cho những nét tâm lí nhất định .
Những hình ảnh, những điển cố luôn đi kèm với thái độ nhân vật. Nó giải thích thái độ tính cách của con người.
Dùng bút pháp tả thực diễn tả trực tiếp những tình ý của con người như nó vốn có.
+ Nghệ thuật ẩn dụ và hoán dụ được dùng để miêu tả tâm lí nhân vật làm cụ thể hơn về tâm lí.
+ Kết hợp bút pháp tả thực và tượng trưng ước lệ tạo nên một kết cấu động.
+ Tả người là một nghệ thuật đặc sắc, chứng tỏ rằng Nguyễn Du là bậc thầy trong việc phân tích tâm lí nhân vật. Đó có thể coi là nghệ thuật phân tích tâm lí một cách cổ điển và sáng tạo.
l Thi pháp ước lệ: từ cảnh vật, ông đã khắc họa nên hình ảnh của con người với những nét đặc sắc của nó về số phận, tính cách và tâm lí ẩn sâu trong nhân vật.
l Chân dung: từ cách xây dựng chân dung của nhân vật, Nguyễn Du đã khắc họa được số phận và tính cách của nhân vật ấy. Nhân vật mà ông quan tâm nhiều nhất đó là những con người mềm yếu, là người phụ nữ phải chịu số kiếp long đong và đau khổ.
l Tâm lí: ông đi sâu vào tâm lí nhân vật hơn,them vào những đoạn tả cảnh, tả tình , làm cho nhân vật được thực hơn và gần với cuộc sống hơn.
IV- Kết luận:
Giữa cuộc đời và sự nghiệp sáng tác có ảnh hưởng rất lớn với nhau. Cuộc đời là nền tảng, là cơ sở để tìm hiểu những giá trị về nội dung trong sáng tác của một nhà thơ. Ngược lại qua tác phẩm không chỉ giúp ta hiểu về một tác giả mà còn hiểu cả một thời đại mà tác giả đang sống. Nguyễn Du là một con người có tâm hồn lớn. Trước sự thay đổi của thời cuộc, tuy Nguyễn Du có chán chường, có lúc gần như tuyệt vọng song ông vẫn nhìn thẳng vào thực tế không quay lưng lại với cuộc đời như những người cùng thời( Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Hành…). Nguyễn Du đã trải qua những năm tháng sống cuộc đời bảy nổi ba chìm, ốm không thuốc,đói không có cơm ăn, sự nghiệp tiêu tan, người thân mỗi người mỗi ngã, bản thân trôi giạt… thế nhưng ông vẫn sống có ích cho cuộc đời. Là người sống trong gia đình quý tộc, đi đây đi đó nhiều nhìn thấy và thông hiểu tâm tư nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân, nên hơn ai hết ông có cái nhìn toàn diện về cuộc đời và phản ánh vào trong tác phẩm những vần thơ sâu sắc, như Chế Lan Viên từng viết: “ Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”.
Hơi dài những bạn tham khảo nha!
1- Đề tài:
Là khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm. Đề tài của tác phẩm là một phương diện trong nội dung của nó , là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn, gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẫm mĩ của nhà văn.
2- Nội dung:
Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau.Nội dung của tác phẩm là kết quà khám phá, phát hiện khái quát của nhà văn. Các yếu tố nội dung của tác phẩm như chủ đề, tư tưởng, cảm hứng… về thức chất đều là các lớp ý nghĩa của cái biểu đạt, do người đọc cảm nhận và khái quát nên. Do vậy nội dung của tác phẩm không đứng yên, bất biến, mà được mở rộng, đào sâu trong quá trình tiếp nhận, làm cho tác phẩm văn học tồn tại như một quá trình.
3- Hình thức:
Hình thức nghệ thuật của tác phẩm là hiện tượng độc đáo, ứng với nội dung độc đáo, hoàn toàn không phải là số công giản đơn của các thủ pháp và phương tiện nghệ thuật. Trong tính chỉnh thể, hình thức nghệ thuật có nghĩa là hình thức cảm nhận đời sống, là cách tự bộc lộ của nội dung tác phẩm. Trong tác phẩm văn học hình thức nghệ thuật là kênh duy nhất truyền đạt nội dung của nó, là phương tiện cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ mặt độc đáo. Do đó tìm hiểu hình thức là điều kiện không thể thiếu để hiểu đúng nội dung. Về mặt triết học, nội dung luôn luôn quyết định hình thức, hình thức phù hợp nội dung.
Nội dung và hình thức là hai phương diện cơ bản thống nhất không thể tách rời của các tác phẩm văn học.
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Cuộc đời là nền tảng cho sự nghiệp sáng tác. Lịch sử khoa học không những nghiên cứu ngôn ngữ trong từng giai đoạn mà còn cung cấp cho người đọc những đóng góp quan trọng của một tác gia trong thời đại về phương diện cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
Theo dòng lịch sử tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách chọn lọc khắc nghiệt của thời gian và nhiều tác phẩm rơi vào quên lãng. Dường như ngược với quy luật ấy , có những tác giả và tác phẩm lại không ngừng được bàn luận qua các thời kì lịch sử. Cuộc đời và tác phẩm của họ mang nhiều tâm tư sâu sắc, quy tụ được nhiều vấn đề xã hội, có thể dự báo một điều gì cho hậu thế.
Ở đây, chúng tôi xin được phép đặt thẳng vào vấn đề, tìm hiểu đôi điều về cuộc đời và những sáng tác của một tác gia lớn, một đại thi hào của Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng – Nguyễn Du. Nguyễn Du đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển văn học Việt Nam, làm cho những con người Việt luôn ở bên nhau, thông cảm, đồng cảm trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống thường nhật, trong lao động và đấu tranh để bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc.
Cuộc đời(1822-1888)
Nhân dân lục tỉnh gọi ông với cái tên trìu mến:Đồ Chiểu.
-Xuất thân gia đình nhà nho.
-1843:Đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.
-1846:Ông ra Huế ra học, chuẩn bị thi tiếp. Lúc vào trường thi nhận tin mẹ mất thì bỏ thi về chịu tang mẹ. Do khóc thương mẹ quá nhiều nên ông bị đau mắt rồi mù cả 2 mắt.
-Trên thực tế, ông là một phế nhân cuarxax hội, nhưng bằng nghị lực sống, sự cố gắng của chính bản thân, ông đã vươn lên trở thành một vĩ nhân.
-Trong Nguyễn Đình Chiểu tồn tại ba con người ở ba lĩnh vực khác nhau:
+Nguyễn Đình Chiểu là một thầy giáo.Khi dạy học ông có nhiều học trò theo học và ông cảm hóa được nhân dân nhiều thế hệ.
+Nguyễn Đình Chiểu là một thầy thuốc có một quan niệm sâu sắc trong lòng:"Ăn mày cũng đứa trời sinh-Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành không cho."
+Nguyễn Đình Chiểu là một nghệ sĩ-một nhà thơ có quan niệm văn chương rõ ràng, trước sau như một.
-Khi Pháp đánh vào Gia Định ông đã đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.Ông cùng các lãnh đạo nghĩa quân sáng tác những vần thơ lòng căm thù giặc.
-Khi Nam Kì mất vào tay giặc ông ở lại Bến Tre, bọn thực dân Pháp tìm mọi cách mua chuộc ông nhưng ông không chấp nhận, quyết giữ trọn tấm lòng thủy chung với nước với dân đến hơi thở cuối cùng.
\(\Rightarrow\) Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là 1 tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo.
Ảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viết
- Tác giả sử dụng thành ngữ, tục ngữ của văn học dân gian trong lời văn, lời thơ: Bảy nổi ba chìm (Hồ Xuân Hương), bướm lả ong lơi (Truyện Kiều- Nguyễn Du)…
- Sử dụng thể thơ Lục bát của dân tộc
- Sử dụng, mượn cốt truyện dân gian. Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương…
- Tác giả viết dưới sự gợi cảm hứng của văn học dân gian. Ví dụ: Con cò- Chế Lan Viên
- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng.
- Những yếu tố làm chuyển dịch cân bằng là nồng độ, áp suất và nhiệt độ.
- Chất xúc tác không có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau, nên nó có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.
- Những yếu tố văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng ra bên ngoài:
+ Phật giáo và Hin-đu giáo
+ Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc nhất đền chùa, lăng mộ, tượng Phật...
+ Chữ viết ( chữ Phạn)
+ Văn học
- Văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá rộng rãi đến nhiều nơi: các nước ở khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), Trung Quốc,...
Tham khảo:
Những yếu tố văn hóa truyền thông Ấn Độ ảnh hưởng ra bên ngoài bao gồm:
Phật giáo và Hin – đu giáo.Nghệ thuật kiến trúc, nhất là đền chùa, lăng mộ.Chữ viết, nhất là chữ Phạn.Ảnh hưởng đến những nơi: Trung Quốc, Việt Nam, hàng loạt các nước ở khu vực Đông Nam Á….Những yếu tố ảnh hưởng là chữ viết, văn hóa, tôn giáo,...
Ảnh hưởng đến hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á
Tham khảo
Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....
Ảnh hưởng của Nguyễn Du và Truyện Kiều đối với đất nước, quê hương.
Tính đến nay Truyện Kiều ra đời hàng trăm năm được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả; không biết tự bao giờ tác phẩm này đã đi vào đời sống của nhân dân, và đã trở thành lời ăn tiếng nói của những người dân bình dị. Trong ca dao, tục ngữ người ta thấy có rất nhiều câu có vận dụng trong Truyện Kiều. Ví dụ:
“Sen xa hồ, sen khô hồ cạn,
Liễu xa đào liễu ngả liễu nghiêng.
Anh xa em như bến xa thuyền.
Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi!
Truyện Kiều đã trở thành sức sống của dân tộc, là thứ thưởng ngoạn cho tao nhân mặc khách và nhiều người nước ngoài đã nghiên cứu về Truyện Kiều.
Nhà thơ Tố Hữu từng nói “Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều vẫn luôn tồn tại trong đời sống của dân tộc Việt. Từ đó có lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều....".
+ Lẩy Kiều là dựa vào ngữ âm vần điệu của câu Kiều có sẵn để tạo ra câu thơ mới mang âm hưởng Kiều.
Ví dụ: Ngày Bác Hồ về thăm quê sau bao năm xa cách đã nhắc đến câu thơ lẩy kiều.
Quê hương nghĩa nặng tình cao/Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.
+Vịnh kiều là mượn câu trong Truyện Kiều để nói về muôn mặt đời sống xã hội.
Chàng Kim mê gái còn đeo đẳng/Viên ngoại chiều con chết ngất ngư
Ngoài ra, Truyện Kiều còn là đề tài cho các loại hình khác, như âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh, thư pháp vân vân.
Trong 3254 câu thơ Kiều, những thanh bằng trắc tạo những nốt trầm bổng cao độ chỉ là “nhạc thơ” có sẵn chứa trong câu thơ. Trong khi “thơ trong nhạc” hay còn gọi là “tính nhạc” gồm những hình tượng, ngôn ngữ được ngắt nhịp theo tiết tấu riêng để diễn tả giai điệu toàn bài chuyên chở tứ thơ. Giúp người nghe thưởng lãm những cái hay, cái đẹp của lời thơ ý truyện bằng âm thanh.
Nghi Xuân nói riêng, Hà Tĩnh nói chung từ xa xưa đã là đất địa linh, nhân kiệt. Dòng họ Nguyễn Tiên Điền từng là dòng họ “trâm anh thế phiệt” có 12 tiến sĩ và 5 quận công tài hoa và có danh vọng vào bậc nhất đương thời. Trong huyết mạch của người thi sĩ từng được vua phong là “nhất đại tài hoa” ấy có dòng máu của tài năng và phẩm giá mà cha ông để lại, đồng thời, được bồi đắp thêm bởi trái tim nhân hậu vô bờ bến của người trí thức luôn đau nỗi đau của nhân loại và khát khao mãnh liệt tự do, công lý. Qua những thông tin trên chúng ta thấy rằng dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền là một nét tô đậm về vùng quê nghèo khó nhưng luôn sinh ra những bậc hiền tài cho đất nước, cho quê hương và truyền thống hiếu học.
Từ khi tỉnh Hà Tĩnh tiến hành tôn tạo, bảo tồn và xây dựng khu di tích Nguyễn Du đây thực sự là một địa chỉ văn hoá, một địa chỉ du lịch cho du khách thập phương. Qua đó đã giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ hôm nay và mai sau luôn nhớ đến Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đồng thời để thảo mãn sự phám phá, nghiên cứu sâu hơn về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ta khỏi bời cõi của một quốc gia, trở thành một phần tinh hoa của văn hoá nhân loại, ghi dấu ấn của văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Đến này, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng trên thế giới.
Giáo sư Vũ Khiêu từng nói: “Nguyễn Du là sự kết tinh của văn hóa Hà Tĩnh, văn hóa Kinh Bắc với văn hóa Tràng An để rồi hòa nhập vào văn hóa thế giới với khuôn mặt không thể trộn lẫn. Với những tác phẩm chất chứa tinh thần nhân đạo, ngòi bút đầy rung cảm và tài năng văn chương lỗi lạc, nhất là Truyện Kiều Nguyễn Du đã làm đẹp thêm văn hóa Hà Tĩnh, văn hóa Việt Nam".
Đối với lớp trẻ khi đến với quê hương Nguyễn Du và đọc Truyện kiều càng xây dựng cho họ mình một nhân cách mới, biết sống hiền hòa và giàu lòng nhân ái, vị tha, có vẻ đẹp về tâm hồn, sống khoáng đạt, yêu quê hương, đoàn kết. Đặc biệt luôn biết vươn lên, khắc phục mọi khó khăn, ham học, sống có lý tưởng hoài bảo. Yêu những điều chân chính gạt bỏ những điều xấu xa, bỉ ổi. Không để các tệ nạn xã hội, các ấn phẩm văn hoá đồi truỵ xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời biết cảm thông, chia sẽ, bao dung độ lượng trước những nổi đau của người khác. Thường xuyên hướng đến những điều tốt đẹp, sống và làm theo hiến pháp và pháp luật.
Hiện này trên mãnh đất Nghi Xuân Hà Tĩnh đã có những công trình văn hoá mang tên Nguyễn Du như: Trường PTTH Nguyễn Du, khu di tích Nguyễn Du…. Đó là những dấu ấn văn hoá mang tên một danh nhân văn hoá thế giới mà không phải nơi nào cũng có.
Nguyễn Du đã vẽ ra trong Truyện Kiều toàn cảnh xã hội Việt Nam thời trung đại. Đọc Truyện Kiều, người đọc thấy cái tài, cái tâm, nỗi niềm đau đời và thương cảm cho số phận con người, nó đã khắc đậm lòng thương cảm, tình yêu đối với con người; góp tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp, vùi dập con người; đồng thời khẳng định, đề cao phẩm chất, tài năng của con người; những khát vọng chân chính về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người, đặc biệt là thân phận bất hạnh của phụ nữ trong xã hội cũ luôn mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc thương yêu, đồng cảm, chia sẻ. Điều này đã giúp cho mỗi chúng ta phần biệt rõ hơn cái thiện, cái ác. Biết sống vị tha, bao dung với những người bất hạnh, lầm than. Luôn biết vươn lên trước những khó, gian khổ, sống có ước mơ, hoài bảo. Qua hình ảnh nàng Kiều – người con gái tài sắc, thông minh, nhạy cảm, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, có ý thức về nhân phẩm, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ phẩm giá nhưng lại luôn bị xã hội phong kiến vùi dập, chà đạp, Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc với những khát vọng chân chính của Thuý Kiều, cũng như của con người nói chung về quyền sống, về tự do, về công lí, tình yêu, hạnh phúc.
Thay cho lời kết, tôi xin trích lời nhận xét của PGS Nguyễn Thạch Giang, những ảnh hưởng của Nguyễn Du và Truyện Kiều có thể đúc kết khái quát lại như sau: “... Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thói đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng.... Cảm hứng hiện thực của tác phẩm được kết tinh vào nhân vật trung tâm Thúy Kiều tài sắc và đa nạn. Xây dựng hình tượng Thúy Kiều và nhiều nhân vật bất hạnh khác trong tác phẩm, tác giả một mặt đã thể hiện lòng thương vô hạn đối với các nạn nhân; đồng thời đã tố cáo, lên án và phản kháng mạnh mẽ mọi thế lực bạo tàn chà đạp lên thân phận con người, nhất là người Phụ nữ. Điều đó đã đưa tinh thần nhân đạo của thời đại lên đỉnh cao mới, chấp cánh cho tác giả tạo nên một giấc mơ hào hứng, cao cả nhuốm màu sắc lãng mạn. Đó là giấc mơ Từ Hải. Nhân vật này xuất hiện như một vị cứu tinh, giải thoát cho cả cái xã hội đau khổ, bế tắc..”
Chọn mk nha ^_^
Tính đến nay Truyện Kiều ra đời hàng trăm năm được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả; không biết tự bao giờ tác phẩm này đã đi vào đời sống của nhân dân, và đã trở thành lời ăn tiếng nói của những người dân bình dị. Trong ca dao, tục ngữ người ta thấy có rất nhiều câu có vận dụng trong Truyện Kiều. Ví dụ:
“Sen xa hồ, sen khô hồ cạn,
Liễu xa đào liễu ngả liễu nghiêng.
Anh xa em như bến xa thuyền.
Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi!
Truyện Kiều đã trở thành sức sống của dân tộc, là thứ thưởng ngoạn cho tao nhân mặc khách và nhiều người nước ngoài đã nghiên cứu về Truyện Kiều.
Nhà thơ Tố Hữu từng nói “Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều vẫn luôn tồn tại trong đời sống của dân tộc Việt. Từ đó có lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều....".
+ Lẩy Kiều là dựa vào ngữ âm vần điệu của câu Kiều có sẵn để tạo ra câu thơ mới mang âm hưởng Kiều.
Ví dụ: Ngày Bác Hồ về thăm quê sau bao năm xa cách đã nhắc đến câu thơ lẩy kiều.
Quê hương nghĩa nặng tình cao/Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.
+Vịnh kiều là mượn câu trong Truyện Kiều để nói về muôn mặt đời sống xã hội.
Chàng Kim mê gái còn đeo đẳng/Viên ngoại chiều con chết ngất ngư
Ngoài ra, Truyện Kiều còn là đề tài cho các loại hình khác, như âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh, thư pháp vân vân.
Trong 3254 câu thơ Kiều, những thanh bằng trắc tạo những nốt trầm bổng cao độ chỉ là “nhạc thơ” có sẵn chứa trong câu thơ. Trong khi “thơ trong nhạc” hay còn gọi là “tính nhạc” gồm những hình tượng, ngôn ngữ được ngắt nhịp theo tiết tấu riêng để diễn tả giai điệu toàn bài chuyên chở tứ thơ. Giúp người nghe thưởng lãm những cái hay, cái đẹp của lời thơ ý truyện bằng âm thanh.
Nghi Xuân nói riêng, Hà Tĩnh nói chung từ xa xưa đã là đất địa linh, nhân kiệt. Dòng họ Nguyễn Tiên Điền từng là dòng họ “trâm anh thế phiệt” có 12 tiến sĩ và 5 quận công tài hoa và có danh vọng vào bậc nhất đương thời. Trong huyết mạch của người thi sĩ từng được vua phong là “nhất đại tài hoa” ấy có dòng máu của tài năng và phẩm giá mà cha ông để lại, đồng thời, được bồi đắp thêm bởi trái tim nhân hậu vô bờ bến của người trí thức luôn đau nỗi đau của nhân loại và khát khao mãnh liệt tự do, công lý. Qua những thông tin trên chúng ta thấy rằng dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền là một nét tô đậm về vùng quê nghèo khó nhưng luôn sinh ra những bậc hiền tài cho đất nước, cho quê hương và truyền thống hiếu học.
Từ khi tỉnh Hà Tĩnh tiến hành tôn tạo, bảo tồn và xây dựng khu di tích Nguyễn Du đây thực sự là một địa chỉ văn hoá, một địa chỉ du lịch cho du khách thập phương. Qua đó đã giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ hôm nay và mai sau luôn nhớ đến Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đồng thời để thảo mãn sự phám phá, nghiên cứu sâu hơn về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ta khỏi bời cõi của một quốc gia, trở thành một phần tinh hoa của văn hoá nhân loại, ghi dấu ấn của văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Đến này, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng trên thế giới.
Giáo sư Vũ Khiêu từng nói: “Nguyễn Du là sự kết tinh của văn hóa Hà Tĩnh, văn hóa Kinh Bắc với văn hóa Tràng An để rồi hòa nhập vào văn hóa thế giới với khuôn mặt không thể trộn lẫn. Với những tác phẩm chất chứa tinh thần nhân đạo, ngòi bút đầy rung cảm và tài năng văn chương lỗi lạc, nhất là Truyện Kiều Nguyễn Du đã làm đẹp thêm văn hóa Hà Tĩnh, văn hóa Việt Nam".
Đối với lớp trẻ khi đến với quê hương Nguyễn Du và đọc Truyện kiều càng xây dựng cho họ mình một nhân cách mới, biết sống hiền hòa và giàu lòng nhân ái, vị tha, có vẻ đẹp về tâm hồn, sống khoáng đạt, yêu quê hương, đoàn kết. Đặc biệt luôn biết vươn lên, khắc phục mọi khó khăn, ham học, sống có lý tưởng hoài bảo. Yêu những điều chân chính gạt bỏ những điều xấu xa, bỉ ổi. Không để các tệ nạn xã hội, các ấn phẩm văn hoá đồi truỵ xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời biết cảm thông, chia sẽ, bao dung độ lượng trước những nổi đau của người khác. Thường xuyên hướng đến những điều tốt đẹp, sống và làm theo hiến pháp và pháp luật.
Hiện này trên mãnh đất Nghi Xuân Hà Tĩnh đã có những công trình văn hoá mang tên Nguyễn Du như: Trường PTTH Nguyễn Du, khu di tích Nguyễn Du…. Đó là những dấu ấn văn hoá mang tên một danh nhân văn hoá thế giới mà không phải nơi nào cũng có.
Nguyễn Du đã vẽ ra trong Truyện Kiều toàn cảnh xã hội Việt Nam thời trung đại. Đọc Truyện Kiều, người đọc thấy cái tài, cái tâm, nỗi niềm đau đời và thương cảm cho số phận con người, nó đã khắc đậm lòng thương cảm, tình yêu đối với con người; góp tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp, vùi dập con người; đồng thời khẳng định, đề cao phẩm chất, tài năng của con người; những khát vọng chân chính về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người, đặc biệt là thân phận bất hạnh của phụ nữ trong xã hội cũ luôn mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc thương yêu, đồng cảm, chia sẻ. Điều này đã giúp cho mỗi chúng ta phần biệt rõ hơn cái thiện, cái ác. Biết sống vị tha, bao dung với những người bất hạnh, lầm than. Luôn biết vươn lên trước những khó, gian khổ, sống có ước mơ, hoài bảo. Qua hình ảnh nàng Kiều – người con gái tài sắc, thông minh, nhạy cảm, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, có ý thức về nhân phẩm, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ phẩm giá nhưng lại luôn bị xã hội phong kiến vùi dập, chà đạp, Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc với những khát vọng chân chính của Thuý Kiều, cũng như của con người nói chung về quyền sống, về tự do, về công lí, tình yêu, hạnh phúc.
Thay cho lời kết, tôi xin trích lời nhận xét của PGS Nguyễn Thạch Giang, những ảnh hưởng của Nguyễn Du và Truyện Kiều có thể đúc kết khái quát lại như sau: “... Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thói đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng.... Cảm hứng hiện thực của tác phẩm được kết tinh vào nhân vật trung tâm Thúy Kiều tài sắc và đa nạn. Xây dựng hình tượng Thúy Kiều và nhiều nhân vật bất hạnh khác trong tác phẩm, tác giả một mặt đã thể hiện lòng thương vô hạn đối với các nạn nhân; đồng thời đã tố cáo, lên án và phản kháng mạnh mẽ mọi thế lực bạo tàn chà đạp lên thân phận con người, nhất là người Phụ nữ. Điều đó đã đưa tinh thần nhân đạo của thời đại lên đỉnh cao mới, chấp cánh cho tác giả tạo nên một giấc mơ hào hứng, cao cả nhuốm màu sắc lãng mạn. Đó là giấc mơ Từ Hải. Nhân vật này xuất hiện như một vị cứu tinh, giải thoát cho cả cái xã hội đau khổ, bế tắc..”
k mình nha ::::::::::::::::::::::::)))))))))))))))))))))))))))
^_^