Câu 1: Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron tạo nên nguyên tử của một nguyên tố bằng 49. Trong đó số hạt không mang điện là 17.
a, Tính số p, e trong nguyên tử, viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố.
b, Vẽ sơ đồ nguyên tử, cho biết số lớp e, số e lớp ngoài cùng có gì giống và khác so với nguyên tử O.
Câu 2: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
a, Xác định số p,e,n trong X
b, Vẽ sơ đồ nguyên tử, cho biết số lớp e, số e lớp ngoài cùng của X
Câu 3: Biết 1đvC = 1u= 1,6605.10-24g. Tính khối lượng của các nguyên tử Cu, Al, Fe, O ra gam.
Câu 4: Cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất trong các chất sau, giải thích: N2, CO2, O3, Ca(NO3)2, Cl2, H2, NaOH, H3PO4,Fe2O3, H2SO4, Al2(SO4)3
Câu 5: Viết công thức hóa học, gọi tên và tính phân tử khối của các hợp chất được hình thành bởi:
a, 1C và 4H b, 1C và 2 O c, 1N và 3H d, 1Ca và 1O e, 1K, 1Mn và 4 O f, 1Cu, 1S và 4 O
Câu 6: Tính hóa trị của Na, N, Ca, Al trong các hợp chất sau:
a, Na2O b, NH3 c, Ca(OH)2 d, AlCl3
Câu 7: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất:
a, Fe (III) và O b, Na (I) và OH (I) c, H và PO4 (III) d, Mg và NO3 (I)
Câu 8: Nêu những gì biết được về mối chất sau:
a, Khí hiđro (H2) b, K2O c, NaOH d, H2SO4
Câu 9: Hãy so sánh xem nguyên tử natri nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với
a, khí hiđro b, không khí c, khí metan
Câu 10: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố hóa học trong hợp chất.?
a, Fe2O3 b, CaCO3 c, HCl
Câu 11: Hợp chất của nguyên tố X có hóa trị III với nguyên tố oxi, trong đó X chiếm 53% về khối lượng.
a, Tìm nguyên tử khối, viết kí hiệu hóa học và tên nguyên tố X.
b, Viết CTHH và tính phân tử khối của hợp chất.
Câu 12: Cho các chất sau: AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, NaCO3, NaO, KCl, Fe2O3, N5O2, P2O5. Chỉ ra công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng. Biết S (II).
------------------------------------------------------ Hết -------------------------------
Câu 10:
a) Fe2O3:
\(\%m_{Fe}=\dfrac{2.56}{2.56+3.16}.100=70\%\\ \Rightarrow\%m_O=100\%-70\%=30\%\)
b) CaCO3:
\(\%m_{Ca}=\dfrac{40}{40+12+3.16}.100=\dfrac{40}{100}.100=40\%\)
\(\%m_C=\dfrac{12}{40+12+3.16}.100=\dfrac{12}{100}.100=12\%\\ \Rightarrow\%m_O=100\%-\left(40\%+12\%\right)=48\%\)
c) HCl:
\(\%m_H=\dfrac{1}{1+35,5}.100=\dfrac{1}{36,5}.100\approx2,74\%\\ \Rightarrow\%m_{Cl}\approx100\%-2,74\%\approx97,26\%\)
2)Theo đề bài ta có: p+n+e=40=>2p+n=40(1)
n=p+12=>2p-n=12(2)
Từ (1) (2) ta có hệ
2p+n=40=>p=13
2p-n=12=>n=14
Vậy X là nitơ