K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cảm xúc - với lời đề tặng Thế Lữ - là bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu (1917 - 1985) in trong tập thơ thứ nhất của anh: Tập Thơ thơ (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội - 1938). Cuối bài Cảm xúc, không thấy tác giả ghi thời gian sáng tác bài thơ này, nhưng vì đó là bài đầu tiên của tập thơ gồm những bài Xuân Diệu viết từ năm 1933 đến năm 1938, nên có thể đoán Cảm xúc được sáng tác vào năm 1933.

Đoạn đầu bài thơ có những câu:

Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió, 
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây, 
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn giây 
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.

Năm 1942, tức là khá lâu sau khi bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu ra đời, nhà thơ Sóng Hồng (Trường Chinh) trong bài Là thi sĩ có nhắc lại những ý thơ Xuân Diệu và "nhại" theo cách viết của Xuân Diệu ở đoạn đầu bàiCảm xúc (và ở những bài thơ khác nữa của Xuân Diệu), cũng trong đoạn đầu bài thơ:

Nếu "thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây", 
Để tâm hồn treo ngược ở cành cây 
Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu…

Mấy chục năm nay, nhiều người đọc và cả các nhà nghiên cứu thường cho rằng, nhà thơ Sóng Hồng viết bài này với mục đích phê phán bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu, tuyên chiến với các nhà thơ lãng mạn.

Gần đây nhất, trên Báo Sài Gòn giải phóng số 10.628 ra ngày 21/1/2007, trong bài Bút chiến thơ của Nhất Sinh, tác giả còn lấy hai bài thơ trên của Xuân Diệu và Sóng Hồng làm dẫn chứng tiêu biểu cho cuộc bút chiến của những nhà thơ theo khuynh hướng "Nghệ thuật vị nghệ thuật" và "Nghệ thuật vị nhân sinh".

Tác giả viết: "… Ở cuộc họa thơ giữa nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa Xuân Diệu (Là thi sĩ) và nhà thơ Sóng Hồng, bút danh của đồng chí Trường Chinh khi làm thơ (Nếu thi sĩ)… ý thơ của Sóng Hồng là lời phân tích sâu sắc, động viên ân tình và kêu gọi thiết tha… Xin lưu ý: Là thi sĩ vàNếu thi sĩ mà tác giả dẫn ra chỉ là những chữ đầu ở những câu thơ đầu của hai bài thơ mang tên Cảm xúc (Xuân Diệu) và Là thi sĩ (Sóng Hồng).

Có điều, mục đích của tác giả bài thơ Là thi sĩ có phải là để bút chiến và đây có phải là việc họa thơ hay không?

Ta hãy nghe chính nhà thơ Sóng Hồng kể lại trong một bức thư gửi một bạn đọc:

"Năm 1942, tôi hoạt động bí mật ở ngoại thành Hà Nội. Các anh chị em vận động binh lính đang tìm cách tuyên truyền một anh thư ký của nhà binh Pháp. Anh này hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa. Một hôm, đồng chí Hoàng Văn Thụ và tôi đến cơ quan binh vận Trung ương ở quận 6 ngoại thành.

Một chị binh vận đưa cho chúng tôi xem một bài thơ lãng mạn của anh thư ký nhà binh kia. Tôi bảo chị: "Anh này thích thơ, để tôi làm một bài thơ nói về nhiệm vụ của nhà thơ, rồi chị đưa cho anh ta xem, họa chăng có giúp các chị một phần nào để cảm hóa anh ta chăng".

Dĩ nhiên là chị binh vận kia hoan nghênh ý kiến của tôi và giục tôi làm mau bài thơ đó.

Vài hôm sau, tôi đưa cho chị bài Là thi sĩ. Chị nhảy lên vì sung sướng. Sau tôi được biết bài thơ đó đã có tác dụng nhất định trong công tác binh vận của Đảng và trước hết là trong việc giác ngộ anh thư ký nhà binh nói trên.

Bài thơ Là thi sĩ đã được đăng trên báo bí mật, ký là Sóng Hồng… sau Cách mạng Tháng Tám lại được đăng trên báo công khai ở Hà Nội". (Xem Trường Chinh - Tuyển tập văn học - tập II - Trang 295, 296, NXB Văn học - Hà Nội 1997).

Như vậy, đoạn văn này của đồng chí Trường Chinh cho ta thấy: Mục đích trước hết của tác giả khi viết bài thơ này là… làm binh vận và đối tượng trước hết của bài thơ là anh thư ký nhà binh Pháp "hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa".

Nếu tác giả có nhắc lại những ý thơ và "nhại" cách viết của bài Cảm xúccủa Xuân Diệu (sau đó có đề dưới tên bài thơ là Tặng các nhà thơ Việt Nam) thì đó chỉ là cái cớ để tác giả thực hiện mục đích ấy, chứ không phải tác giả viết Là thi sĩ để bút chiến với Xuân Diệu, hay để họa thơ của Xuân Diệu - dù họa thơ với mục đích gì.

Thế là, từ một trường hợp rất cụ thể, rất riêng, vì nói được ý tưởng lớn của thời đại, nhiệm vụ lớn của mỗi người làm thơ cũng như mỗi người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, bài thơ Là thi sĩ của Sóng Hồng trở nên có một ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều, rất có thể vượt ra ngoài ý định ban đầu của người viết

1 tháng 2 2016

Đây mùa thu tới được in trong tập Thơ Thơ (1938) là một thi phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng. Cái lạ ở bài thơ không phải ở đề tài thu đã quá quen thuộc trong thơ ca truyền thống mà đặc sắc của nó nằm ở sự mới mẻ trước thiên nhiên và sự nỗi niềm xôn xao bắt nguồn từ những nỗi cô đơn cùng sự khát khao giao cảm với đời. Nó chỉ thật sự xuất hiện trong ý thức cá nhân của nhà thơ mới.

Bài thơ có bốn khổ mới khổ là một bước đi của thời gian, tất cả đều nhằm xoáy vào ý đồ nghệ thuật của nhà thơ. Đó là xây dựng một hình tượng mùa thu như một mĩ nhân. Mùa thu hóa thành một mĩ nữ mĩ miều cao sang tha thiết buồn nhưng mang một vẻ đẹp lang mạn. Nàng thu ấy như đang nhón gót trên đường biên của phút giao mùa.

Ở khổ thơ thứ nhất Xuân Diệu miêu tả mua thu tới ở ven hồ:

                                          “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

                                            Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

                                             Đây mùa thu tới mùa thu tới

                                             Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Tín hiệu của mùa thu sang được nhà thơ thể hiện qua hình ảnh liễu đứng chịu tang, đìu hiu và lệ ngàn hàng. Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa rặng liễu đứng ven hồ được ví von như một mĩ nữ với vẻ đẹp mĩ miều tha thướt. Đúng là một vẻ đẹp liễu yếu đào tơ. Tuy nhiên mĩ nữ ấy cao sang là vậy nhưng mang một nét buồn lãng mạn. Những cành liễu buông xuống hồ giống như là làn tóc dài mềm mượt của người con gái, rồi nó lại giống như những giọt nước mắt buồn của người con gái ấy. Vậy nên cao sang mà buồn, buồn nhưng lại đẹp. Rõ ràng liễu không giống như những giọt nước mắt mà ta cảm nhận được liễu đang khóc, để tang cho một mùa hè rực rỡ đi qua. Điệp ngữ “đây mùa thu tới” như thể hiện được một tiếng reo vui trước bước đi của mùa thu. Phong cảnh khởi sắc với màu áo mới đó là màu áo mơ phai chỉ có mùa thu mới có.

Như vậy qua khổ thơ đầu ta thấy rõ được những tín hiệu mùa thu đang tới tác giả thì han hoan vui mừng trước sự thay đổi của đất trời. Mùa thu đến cây lá đương xanh bỗng nhiên thay áo mới, nó khoác lên mình một chiếc áo với muôn nghìn lá vàng. Bằng con mắt quan sát tinh tế Xuân Diệu đã miêu tả những bước chân đầu tiên của mùa thu đến đẹp nhưng đượm buồn.

Sang khổ thơ thứ hai chúng ta nhận thấy rằng khi tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên mọi vật đều chuyển sang phai tàn rơi rụng. Xuân Diệu đã cảm nhận được mùa thu đến đã in lên sắc hoa màu lá:

                                        “Hơn một loài hoa đã rụng cành

                                         Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

                                          Những luồng run rẩy rung rinh lá

                                          Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

Ở đây nhà thơ không dùng những từ như “dăm ba”, “năm bảy” mà lại dùng cụm từ “hơn một loài hoa’ để chỉ cho sự tàn phai của hoa lá. Cụm từ ấy có nghĩa là một vài, đã mấy nhưng cũng phải là nhiều. Đây là cách nói rất Tây của Xuân Diệu. tuy nhiên dù nhiều hay ít thì ta cũng thấy được những bước chảy trôi của thời gian của thiên nhiên đất trời. Có thể nói câu thơ mang đến mọt nỗi buồn lớn, gây ấn tượng mạnh về sự rơi rụng. Hoa vốn là biểu tượng của cái đẹp thế mà mùa thu tới cái đẹp lại tàn phai rơi rụng gây cảm giác tiếc nuối mất mát trong lòng người. những cành hoa ấy đã rụng và trong vườn được thay đổi bằng những màu đỏ vàng của cây lá. Động từ “rủa” thể hiện sự ngấm dân , gặm dần từng chút một màu xanh tươi của lá, thay vào đó sắc đỏ vàng đặc trưng của mùa thu. Ta thấy nhà thơ miêu tả thật chính xác tinh vi quá trình chuyển hóa màu sắc. Qua đây người đọc cảm nhận được bước chân thu đi thật nhẹ nhàng, êm ái mà không kém phần bền bỉ mãnh liệt. trong khi ấy những cái lạnh của thời tiết cũng được nhà thơ nhắc đến. Với biện pháp nghệ thuật điệp phụ âm đầu “run rẩy rung rinh” đã mang đến cho người đọc cái cảm giác se lạnh của mùa thu. Mùa thu đến cây cối đang xanh tươi tràn trề nhựa sống thay vào đó sự khô gầy, héo úa tàn tạ. Nó gợi lên một vẻ đẹp nhẹ nhàng mong manh của mùa thu. Nó giống như những bộ xương khô gầy yếu ớt và đơn độc. Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng thị giác , cảm giác, xúc giác. Dường như thi sĩ còn mang đến cho cảnh thu cái xôn xao run rẩy của lòng mình.

Nếu như khổ thơ một thời gian đến đầu tiên, khổ hai thời gian đến mãnh liệt hơn thì sang khổ ba thời gian đến thật quyết liệt:

                                                       “Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

                                                         Non xa khởi sự nhạt sương mờ

                                                          Đã nghe rét mướt luồn trong gió

                                                            Đã vằng người sang những chuyến đò”

“Nàng trăng tự ngẩn ngơ”. tác giả nhân hóa trăng thu như nàng thiếu nữ tự ngẩn ngơ, không hiểu nỗi lòng mình. Đó là cái ngẩn ngơ rất thu, nhỏ nhoi, mờ nhạt. Trong tiết trời thu ấy những ngọn núi trong sương sớm “khởi sự” trước sự mờ nhạt của sương mờ. Có thể cảm nhân được những gì của mùa thu đều mang đên sự bàng bạc mơ hồ, phai tàn. Tiếp đến câu thơ thứ ba nhà thơ sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. Cái rét mướt kia được cảm nhận qua cảm giác chứ không phải là thính giác thế nhưng tác giả đã rất lạ ở chỗ đó. Chính nghệ thuật ấy làm cho chúng ta cảm nhận được cái rét mướt gợi lên thật trực tiếp, thật gần gũi. Đồng thời nó giúp cho người đọc cảm nhận được cái rét vốn vô hình giờ đây lại trở nên hữu hình, cụ thể có thể nghe và nắm bắt được. Hình ảnh con người được xuất hiện trong câu thơ thứ tư nhưng đó không phải là cảnh đông đúc mà chúng ta vẫn hay nghĩ đến con người mà đó là những hình ảnh thưa thớt. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ đã cho thấy được sự quạnh quẽ, vắng vẻ hoang vu trên mỗi chuyến đò bến đò. Thu đang đến mà như đã sắp qua để nhường cho mùa xuân cạn kề. cảnh vật trong khổ thơ được miêu tả từ trên cao xuống dưới trong trạng thái lạnh lẽo tàn phai. Nó khắc họa bước đi nghiệt ngã của thời gian.

Trong bức tranh thu ấy không chỉ là ngoại cảnh mà còn là tâm cảnh nỗi buồn. Thu buồn dương liễu. thu hoa lá, buồn trăng mờ tụ thành một trời thu uất hận và kết tụ trong lòng người:

                                              “Mây vẩn tầng không chim bay đi

                                                  Khí trời u uất hận chia ly

                                                 Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

                                                Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

Ở hai câu đầu sự chia ly diễn ra trong lòng cảnh vật. Chim bay đi tránh rét, nỗi buồn chia ly ngập tràn không gian tạo thành một nỗi sầu hận u uất. Nêu như nhà thơ bắt đầu bằng hình ảnh cây liễu giống như cô gái thì kết thúc bài thơ tác giả cũng nhắc đến hình ảnh cô gái. Cô gái ấy đang làm gi?, cô ngồi tựa cửa mà nhìn xa, đó là cái nhìn vào cõi vô vọng, cái nhìn xa xăm những thứ hiện ra trước mắt thì không thấy mà chỉ thấy những gì trong tâm trí đang hiện ra. Cô thiếu nữ ấy đang buồn không nói tựa cửa trông xa để nghĩ ngợi.

Bài thơ có kết cấu mở, người thiếu nữ buồn không nói, phải chăng đó là cái buồn vô cớ. Nhưng vô cớ mà lại thành có cớ khi cảm nhận được bước đi nghiệt ngã của thời gian. Hóa ra thu vừa mới đến mà đã vội vã ra đi để nhường chỗ cho mùa đông rầm rập kéo về.

Đây mùa thu tới là một bức tranh thu đẹp mà buồn của một hồn thơ gắn bó hết mình với cuộc sống để có thể lắng nghe được những biến thái tinh vi của thời gian cũng như nội tâm con người. với thi phẩm này Xuân Diệu đã để lại một ấn tượng khó phai trong kho tàng thu của thi ca.

1 tháng 2 2016

Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Đề tài mà Xuân Diệu hướng đến không có gì là xa lạ mới mẻ, ông cảm nhận thiên nhiên trước một nỗi niềm xôn xao bắt nguồn từ cái buồn cô đơn, từ sự khát khao giao cảm với đời chỉ thực sự xuất hiện trong ý thức cá nhân sâu sắc của các nhà thơ mới. Tác phẩm Đây mùa thu tới là một tác phẩm như vậy.

Tác giả đã vẻ lên hình tượng mùa thu với dáng vẻ của một thục nữ mỹ miều tha thướt và u buồn, đẹp một vẻ dẹp lãng mạn, cao sang. Nàng thu của Xuân Diệu đang nhón gót trên đường biên của phút giao mùa, từ hạ sang thu.

Tác giả đã cảm nhận không khí của mùa thu qua dáng vẻ của rặng liễu bên hồ:

                               Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

                               Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Liễu đã xuất hiện nhiều trong thơ ca với những hình ảnh đẹp, thướt tha, trong Truyện Kiều: “Dưới cầu nước chảy trong veo - Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Liễu của Xuân Diệu gay gắt hơn: “chịu tang” - một cảm nhận bất ngờ, đẫm màu tang tóc. Song bất ngờ mà vẫn đúng. Lá liễu được so sánh thật tầng lớp, biến hóa: vừa đổ xuống song song như sóng tóc giai nhân, vừa tuôn chảy như dòng lệ ướt. Để nhấn mạnh nỗi tang tóc, Xuân Diệu còn đưa ra một loạt từ láy ầm: “đìu hiu”, “buồn buông”, khiến câu thơ càng bị ru thêm vào một âm điệu thê lương, chua xót.

Một lần nữa, tác giả đã khẳng định, rặng liễu đã báo hiệu mùa thu tới

                                      Đây mùa thu tới, mùa thu tới

                                      Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Câu thơ vừa như một tiếng reo vui mừng, vừa như một tiếng thở dài, trong tiếng thở dài có tiếng reo thầm, vì mùa thu đâu chỉ mang tới cái buồn lạnh, mà còn chứa đựng cả cái xôn xao của sự sống. Đến câu cuối, mùa thu hiện hình cụ thể hơn  “Với áo mơ phai dệt lá vàng”. Hình ảnh thật diễm ảo: mùa thu nhuộm vàng cả đất trời, hay đất trời dệt áo vàng khoác lên nàng thu? Nàng thu bỗng trở nên đẹp lộng lẫy, sang trọng, nhưng nếu tinh ý, ta sẽ nhận ra đó là vẻ đẹp sắp tàn, khiến tiếng reo trong câu thơ ngầm chứa sự thảng thốt lo âu. Cái đẹp xao xác buồn này sẽ định hướng cảm xúc toàn bài, cũng là một khuynh hướng thẩm mĩ quen thuộc của Thơ mới. (Lưu Trọng Lư từng viết: “Em không nghe mùa thu - Lá thu kêu xào xạc - Con nai vàng ngơ ngác - Đạp trên lá vàng khô”. Đẹp quá, mà sao câu thơ như muốn khóc).

Tác giả đã bắt đầu chú ý hơn đến những gì gần gũi xung quanh mình, và điểm bắt đầu là vườn thu.

                                           Hơn một loài hoa đã rụng cành

                                           Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

                                           Những luồng run rẩy rung rinh lá

                                           Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Mùa thu xuất hiện trọn vẹn trong khu vườn mà tác giả đang là trung tâm. Tác giả đã nhận ra một mùa thu buốt lạnh đang bòn rút sự sống của cỏ cây hoa lá, tức là của tạo hóa. Ở câu 2 có một từ đắt: “rủa”, đồng nghĩa với “lấn” (Lá đỏ lấn lá xanh), nhưng, đổi sang “lấn” thì hiệu quả khác hẳn. “Lấn” gợi một hiện tượng thiên nhiên, thiên về miêu tả thực tế. “Rủa” thiên về biểu hiện nội tâm, nên mạnh hơn, nhói buốt hơn, tạo một cảm nhận bỏng rát, đau đớn trước sự tàn phá nghiệt ngã của thiên nhiên. Nguyễn Gia Thiều cũng tùng có một câu thơ dữ dội như thế: “Sương như búa bổ mòn gốc liễu” (Cung oán ngâm khúc).

Trong sự trầm tư suy nghĩa về mùa thu, nhà thơ nhận thấy gió cũng như là vật hữu hình. Ngọn gió thổi ra từ cổ thi từng rất buồn: “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” (Thu vịnh - Nguyễn Khuyến), nhưng là cái buồn trong tiếng thở dài yếu ớt. Gió Xuân Diệu run lên bần bật bởi 4 phụ âm “r” (run rẩy, rung rinh) làm câu thơ buốt đến tái tê. Vũ Quần Phương quả là tinh tế khi cho răng hiệu quả câu thơ không chỉ tả gió mà còn gọi rét. Hình ảnh cành cây trong ca dao cũng rất đắm say: “Gió đưa cành trúc la đà”.  Nguyễn Khuyến đã ghê, gọt nhỏ cái “cành” trong ca dao thành cái “cần” trong Thu vịnh (Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu). Xuân Diệu lại đẩy tiếp “cần” của Nguyễn Khuyến thành “nhánh” và “xương” đầy chất tạo hình, gây ấn tượng thị giác rất mạnh: chạm khắc vào trời thu hình ảnh cây cối quắt queo như dẻ xương gầy. Mùa thu héo quắt thêm trong hồn thơ Xuân Diệu.

Càng ngắm khung cảnh trời thu, tác giả lại càng có trạng thái u uất hơn, trùm lên cả đất trời rộng lớn. Điều độc đáo là Xuân Diệu xen kề đất và trời thành những cặp đôi song song đi suốt hai khổ thơ cuối.

 Bầu trời hiện lên trước mắt nhà thơ thật đẹp có trăng, mây và chấp chới cánh chim. Câu thơ tả trăng có một âm điệu rất hay: “Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ”. Câu chữ và hình ảnh ngồ ngộ, ngơ ngác thế nào. Sao lại “thỉnh thoảng”? Sao lại “tự ngẩn ngơ”? Hoài Thanh bắt rất tinh đặc điểm này của Xuân Diệu: “Ngay lời văn của Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi. Xuân Diệu viết văn tựa như trẻ con học nói hay người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ. Nhưng cái dáng bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người”. Đúng thế. Đọc kĩ, mới thấy câu thơ Xuân Diệu rất tinh và rất nghịch, vì nó đột ngột “bắt quả tang” một trạng thái mơ màng, ngơ ngẩn của nàng trăng. Có điều, Xuân Diệu bắt quả tang thiên nhiên hay chính cõi lòng mình? Từ cánh chim trốn rét, Xuân Diệu chợt hốt hoảng khi nhận ra điều đáng sợ đang xảy ra giữa đất trời: “Khí trời u uất hận chia li”. Nỗi đau li tán dằn xuống trong thanh trắc của chữ “hận” như tiếng nấc trước một vũ trụ dường như trống rỗng.

Khung cảnh mùa thu đã làm cho con người và vạn vật đều buồn, bầu trời và mặt đất đều có chung tâm trạng buồn:

                                            Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Tác giả đã dùng từ “luồn” thật tinh diệu, gợi cho người đọc có cảm giác nhìn thấy được cái rét mướt đang hiện hữu hình. Đúng là cái rét đang tàng hình trong tiết chớm thu, mà chỉ người nghệ sĩ - vốn là nhà bác học của các giác quan mới phát hiện được. Nhưng hình ảnh con người đột ngột xuất hiện trong hai câu kết mới là cái nấc cao nhất của cảm giác thu Xuân Diệu:

                                             Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

                                            Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?

Nàng thu hiện lên trong bóng dáng của một nàng thiếu nữ đẹp. Tất cả cảm giác thu quy tụ vào đây. Thơ Xuân Diệu dẫu có nói trời mây non nước gì cuối cùng cũng kết lại nơi con người, nơi tuổi trẻ, nơi những thiếu nữ vừa chạm bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, vừa ngơ ngác vừa khao khát - khao khát yêu đương, khao khát giao cảm với cuộc đời rộng lớn. Hai câu thơ man mác trong trạng thái mơ hồ không xác định, rất hợp với tâm hồn bâng khuâng của lứa tuổi này; con số không xác định (ít nhiều), nỗi buồn thầm lặng không duyên cớ (buồn không nói).

Bức tranh thu của Xuân Diệu là sự thám hiểm phút chuyển mình cũ mà mới mẻ của thời gian từ hè sang thu, từ nóng sang lạnh bằng những giác quan tinh tế (thị giác, xúc giác), tạo những rung động thâm mĩ. Đó là một cống hiến quý báu của thi sĩ trong việc khám phá thiên nhiên bằng nghệ thuật thơ ca. Linh hồn bức tranh là một tình thu buồn vắng cô đơn. Thứ nhất, do trạng thái riêng của mùa thu. Thu không ồn ào như hạ, tê tái như đông, tươi tắn như xuân mà êm lắng u sầu một cách mơ màng, dễ gợi hồn thơ hướng nội. Thứ hai, nỗi buồn thu gặp nỗi sầu tuổi trẻ của thời vong quốc, ngơ ngác trước ngưỡng cửa vào đời, càng khao khát nhập vào đời càng bị đẩy vào cô đơn. Cái lạnh thu là cái lạnh của linh hồn cô đơn đang “thả ra những tiếng thở dài để gọi nhau” (Xuân Diệu). Giá trị nhân bản của bài thơ là ở nỗi buồn trong sáng ấy.

Đây mùa thu tới gợi cho người đọc cảm nhận được mùa thu đẹp mà buồn. Bài thơ thể hiện sự mới mẻ cả nghệ thuật và nội dung, thể hiện sự cô đơn, niềm khát khao giao cảm với đời của nhà thơ.

 

2 tháng 2 2018

a, Từ chân với nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cơ thể con người

8 tháng 1 2018

Các câu ghép là :

- Trời/xanh thẳm , biển/cũng thẳm xanh , như dâng cao lên , chắc nịch .

 CN1       VN1        CN2             VN2

- Trời/ dải mây trắng nhạt , biển/mơ màng dịu hơi sương .

     CN1         VN1                    CN2          VN2

- Trời/ âm u mây mưa , biển/xám xịt,nặng nề . 

   CN1       VN1               CN2      VN2

- Trời/ầm ầm dông bão , biển/đục ngầu,giận dữ . 

   CN1     VN1                 CN2          VN2

- Biển/nhiều khi rất đẹp , ai/ cũng thấy như thế .

  CN1       VN1               CN2     VN2

8 tháng 1 2018

pan chị Thơ à

2 tháng 12 2020

Nằm trong lòng bàn tay của người bà  tôi yêu quý mà tôi ngủ thiếp đi lúc nào cũng chả hay  biết . Tỉnh dậy thì thấy mình đang ở trong một thế giới cỏ tích diệu kì với biết bao nhân vật dũng cảm đã tạo nên những câu chuyện vô cùng hay mà tôi đã từng được đọc qua chúng .

Vừa bước vào thế giới cổ tích nên tôi còn rất lạ lẫm , có chút gì đó còn lo sợ , sỡ hãi . Ở đây nơi nào cũng đẹp và cũng có chút quen thuộc đối vs tôi , bởi tôi vốn cũng rất thích đọc những câu chuyện cổ tích diệu kì của Việt Nam. Tôi mở mắt thật to  và tròn xoe nhìn một lượt thế giới xung quanh và bắt đầu đan xen vào dòng người trong cái thế giới ấy . Đang chen chúc giữa làn người đông đúc thì đột nhiên tôi vấp phải một người đàn ông lạ . Nhìn kĩ lại thì tôi mới nhận ra đây chính là chàng Thach Sanh trong truyện cổ tích . tôi vô cùng nhạc nhiên và thốt lên một tiếng :

- Trời ơi ! Chàng có phải là Thạch Sanh mà tôi luôn mơ ước được gặp trong những giấc mộng ko vậy ?Sao nhìn chàng ngoài đời còn đẹp hơn trong cả chuyện nữa vậy?

Thạch Sanh nhẹ nhàng :

- Đúng rồi đấy cô bé . Trong mắt bé ta đẹp đến như vậy sao ?Ta quả thật là ko ngờ trong cái thế giới hỗn độn bây giờ còn có người hay say mê đọc truyện cổ tích như cô bé này .

Tôi ngượng ngùng trước lời khen của chàng :

-Cảm ơn chàng vì đã khen tôi . Chàng có thể cho tôi hỏi một số điều này đc ko ?

Chàng vui vẻ trả lời tôi :

- Đc cô bé . Ngươi cứ hỏi . Còn ta sẽ chả lời .

Tôi vui mừng rạng rỡ :

- Sau khi chàng lập đc chiến công và lấy nàng công chúa về thì chàng có sống hạnh phúc bên cô ấy đúng như trong truyện cổ tích ko?Chàng có gặp nhiều khó khăn không?

Thạch Sanh suy nghĩ một lúc thì trả lời tôi :

- Đúng . Ta ko gặp khó khăn nào sau lần đó nữa.

Sau đó chàng lại nói tiếp :

- Bé đúng là một người rất thích đọc truyên cổ tích . Và bé cũng là cô bé đáng yêu nhất mà ta đã từng gặp nên nay ta chao cho con chiếc đàn thần năm xưa này . Mong con hãy dùng nó để làm nhiều việc có ích cho xã hội .

Vui mừng cần cây đàn thần trong tay tôi từ biệt chàng và bắt đầu cuộc hành trình đi giúp đỡ mọi người của mình . tôi đi tìm một nơi nghèo khó nhất trong thế giới cổ tích . Nơi này có rất nhiều người gặp khó khăn . Đi đến một nhà nọ , tôi găp một người con gái vô cùng xinh đẹp nhưng lại bị mắc bệnh tinh thần ko đc ổn định . Cô làm cả nhà vô cùng lo lắng , đứng trc hoàn cảnh này tôi đành mang cây quạt thần ra và vẩy mấy cái . Quả nhiên cô đã chở lại bình thường. Rồi một lần tôi đi ngang qua bờ sông thì gặp một người đàn ông bị chết đuối nằm trên bờ ao . Tôi vộ vàng lấy cây đàn thần ra và vẩy mạnh lên người anh ta . Anh ta sống dậy , cảm ơn tôi ................... Tôi giúp đc rất nhiều người.Đang vui mừng vì đc nhiều người khen ngợi thì đột nhiên một tiếng nói to vang lên :

- Sắp chễ giờ rồi đậy đi hoc mau lên con.

Hóa ra đó là tiếng nói của mẹ . Tôi vội vàng thức dậy nhưng đâu đó vẫn là sự tiếc nuối trc giấc mộng đẹp.

Quả là một giấc mộng đẹp chưa từng thấy . Thế mà lại bị phá vỡ .Nhưng dù sao đó cũng là một giấc mơ đẹp nhất của tôi rồi . Ước gì giấc mơ đó sẽ chở thành sự thật.

k cho mình nha !

19 tháng 4 2022

bạn viết hay nhưng sai chính tả hơi nhiều😅

19 tháng 9 2021

Động từ :  a.mơ,làm,bay,nhìn,biết bao   b.toả,dang,đón,gật.      

 

 

 

 

19 tháng 9 2021

a,mơ, làm, bay, nhìn.

b,tỏa, dang tay, đón, gật, gọi.

25 tháng 2 2020

từ đồng nghĩa: tháng giêng-tháng đầu ;ai-người ta 

25 tháng 2 2020

Còn viết đoạn văn nữa bạn

8 tháng 3 2022

Những chiến sĩ an ninh là những người phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm hại an ninh, trật tự trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa do các thế lực thù địch và bọn tội phạm khác tiến hành; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

21 tháng 2 2022

Tham khảo: Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ độc đáo của Thanh Hải viết về mùa xuân. Mùa xuân đất nước hiện lên với hình ảnh thật đẹp của người cầm súng và người ra đồng. Người cầm súng chính là chiến sĩ hết mình bảo vệ quê hương và hi sinh hạnh phúc của mình. Người ra đồng là người lao động cần mẫn, chăm chỉ đã hết mình dựng xây quê hương. Họ trở thành biểu tượng thật đẹp cho hai nhiệm vụ song song của Tổ quốc là lao động và chiến đấu. Ta còn ấn tượng đậm nét với hình ảnh lộc. Lộc "giắt đầy trên lưng, trải dài nương mạ". Lộc ấy là lộc của mùa xuân, của thiên nhiên tươi đẹp cùng một niềm tin về một ngày mai tươi sáng. Điêp ngữ tất cả được THanh Hải sử dụng thật khéo trong khổ thơ này. Cái "hối hả, xôn xao" ấy gợi cn người đến với nhịp điệu sôi động, hối hả khẩn trương trong mọi công việc, trong mọi nhiệm vụ. Từ hình ảnh sống động của người ra đồng, của người cầm súng, ta càng thấy được niềm tin của nhà thơ vào tương lai tươi đẹp của đất nước. Bốn ngàn năm được Thanh Hải nhắc đến trong câu thơ chính là hành trình "vất vả, gian lao" mà nhân dân ta đã trải qua để con ngày hôm nay. Đất nước hữu hình hóa trở thành con người nhọc nhằn, vất vả. Đồng thời, ta còn thấy được sự chờ mong, niềm tin tươi sáng vào tương lai qua lời thơ "Đất nước như vì sao". Vì sao của hi vọng, vì sao của niềm tin, vì sao của lí tưởng. Chao ôi! Ta thấy được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ với "Cứ đi lên phía trước". Rồi mai đây chúng ta sẽ đi về một ngày mai tươi sáng, đi về một hòa bình, hạnh phúc. So sánh của THanh Hải độc đáo kết hợp cùng cách nói gợi hình đã tạo nên sự vận động mạnh mẽ trong đất nước mùa xuân, trong con người mùa xuân. Tóm lại, khổ hai và khổ ba của bài thơ đã cho thấy được mùa xuân đất nước tươi đẹp trong tâm trí nhà thơ. 

21 tháng 2 2022

Đã sao chép rồi thì ắt hẳn em sẽ thấy là điều kiện đề bài là gì nhỉ ? Câu phụ chú và thành phần phụ chú đâu nhi ?