K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 7 2018

3)- Câu:một đèo...một đèo...lại một đèo là câu đặc biệt

=> Nó là câu đặc biệt là vì nó không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ như câu thông thường, cũng không phải được lược bớt thành phần nào đó để có thể khôi phục như câu rút gọn.

2)_Câu bình thường

Có đầy đủ cấu tạo Chủ ngữ- Vị ngữ

_Câu đặc biệt

Không theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ

25 tháng 2 2021

*Câu thường là câu có đủ CN và VN

- Đi xem phim không?
- Mình không đi được.

- Trời mùa hè này nóng lắm

*Câu rút gọn chỉ có CN hoặc VN

Vd: - Đi xem phim không?
- Không đi được.

*Câu đặc biệt là câu không có CN và VN

- Nóng quá

câu 1 :

  • Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi.
  • Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

    • Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.
    • Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.
    • Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
    • Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

câu 2 :

Rêu :

- Cơ quan sinh dưỡng :

+ Rễ giả

+ Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn

+ Chưa có hoa

- Sự phát triển :

Cây rêu Túi bào tử Cơ quan sinh sản đực ++Cơ quan sinh sản cái Tế bào sinh dục đực ++Tế bào sinh dục cái Hợp tử Bào tử Cây rêu ...→...

Dương xỉ :

- Cơ quan sinh dưỡng :

+ Rễ thật

+ Thân ngầm, hình trụ, có mạch dẫn

+ Lá già có cuống dài, lá non đầu cuộn tròn

- Sự phát triển :

Cây dương xỉ trưởng thành  Túi bào tử Bào tử Nguyên tản Cơ quan sinh sản đực ++Cơ quan sinh sản cái Tế bào sinh dục đực++ Tế bào sinh dục cái Hợp tửCây dương xỉ non Cây dương xỉ trưởng thành ...→...

So sánh :

Về cơ quan sinh sản : Giống nhau đều có cơ quan sinh sản là túi bào tử

Về cơ quan sinh dưỡng : Giống nhau đều có đủ rễ, thân, lá; Khác với rêu, dương xỉ đã có rễ thật và có các mạch dẫn làm chức năng vận chuyển

Về sự phát triển : Giống nhau đều phát triển từ túi bào tử thành bào tử, đều có cơ quan sinh sản đực ++cơ quan sinh sản cái phát triển thành tế bào sinh dục đực ++tế bào sinh dục cái rồi thành hợp tử; Khác với rêu, sự phát triển của dương xỉ là sau khi phát triển thành bào tử sẽ phát triển thành nguyên tản rồi mới đến cơ quan sinh sản đực ++cơ quan sinh sản cái rồi thành tế bào sinh dục đực ++tế bào sinh dục cái rồi phát triển thành hợp tử và thành cây dương xỉ non sau đó mới thành một cây dương xỉ trưởng thành nhưng rêu có sự phát triển đơn giản hơn dương xỉ

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ lớn của dân tộc, đều làm quan dưới triều Nguyễn, nhưng trong hai thời kì, hai thế hệ cách xa nhau khoảng nửa thế kỉ. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ hiếm có trong xã hội phong kiến. Nguyễn Khuyến là một bậc tài danh lừng lẫy: Tam nguyên Yên Đổ.

Hai bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ba chữ "ta với ta" đều nằm cuối bài thơ, trong phần kết:

Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta

Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi dây ta với ta

“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách li hương; Bạn đến chơi nhà thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau.

Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh Đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại”, bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời non nước” vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng (một mảnh tình riêng) càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách li hương khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.

Ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có cơm gà cá gỏi để đãi bạn. Không có cải, cà, bầu, bí để tiếp khách.

 

Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta”. “Ta” là bác, “ta” là tôi, “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.

Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.

28 tháng 9 2021

đoạn văn 9-10 câu em nhé, sai form rồi nè

25 tháng 7 2021

Chim sâu hỏi chiếc lá :

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu . ( Trần Hoài Dương )

Hãy cho biết có mấy câu rút gọn và mấy câu đặc biệt được dùng trong đoạn văn trên?

 

 A.

Một câu đặc biệt và hai câu rút gọn.

 B.

Ba câu rút gọn và một câu đặc biệt .

 C.

Hai câu đặc biệt và hai câu rút gọn.

 D.

Hai câu đặc biệt và một câu rút gọn .

26 tháng 4 2020

a) mùa  xuân đến rồi : là câu đơn bình thường.

b)một đêm mùa xuân. Trên dóng sông êm ả, chiếc đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi

Một đêm mùa xuân : câu đặc biệt 

TD: Xác định thời gian

c) 

 - chị gặp anh ấy bao giờ ?

    - một đêm mùa xuân

một đêm mùa xuân : câu rút gọn thành phần CN

Tác dụng :Giúp cho câu ngắn gọn hơn ; thông tin nhanh hơn ; tránh lặp từ ngữ

* câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vi ngữ

Vd: Vào một đêm mùa xuân
* câu rút gọn là câu khi nói hoặc viết,có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn
Vd: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
18 tháng 4 2018

1. 

Câu đơn là câu có cấu tạo 1 cụm C - V.

Câu đặc biệt là thiếu thành phần chính trong câu. 

Cách phân biệt: Câu bị khuyết thành phần câu mà không thể khôi phục thì là câu đơn đặc biệt.

2. Câu (1) là câu đơn đặc biệt.

Câu (2), (3) là câu đơn bình thường.

Câu (1) là câu đơn đặc biệt vì câu không có cấu tạo 1 cụm C - V. Câu "En-ri-cô yêu dấu của bố" dùng để gọi + bộc lộ cảm xúc.

Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:Ôi, em Thủy! tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.(Khánh Hoài)Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.(Hà Đình Cẩn)Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn...
Đọc tiếp

Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:

Ôi, em Thủy! tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

(Hà Đình Cẩn)

Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau:

Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

(Băng Sơn)

Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…

(Xuân Diệu)

Câu 3. Tại sao trong thơ, tục ngữ, ca dao lại hay sử dụng kiểu câu rút gọn?

Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Thươngngười như thể thương thân. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).

Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Một mặtngười bằng mười mặt của. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).

0
Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:Ôi, em Thủy! tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.(Khánh Hoài)Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.(Hà Đình Cẩn)Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn...
Đọc tiếp

Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:

Ôi, em Thủy! tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

(Hà Đình Cẩn)

Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau:

Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

(Băng Sơn)

Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…

(Xuân Diệu)

Câu 3. Tại sao trong thơ, tục ngữ, ca dao lại hay sử dụng kiểu câu rút gọn?

Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Thươngngười như thể thương thân. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).

Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Một mặtngười bằng mười mặt của. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).

0
12 tháng 5 2022

Tham khảo

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp... Ôi quê hương sao đẹp quá !Thử hỏi có ai là không yêu quê hương không ? Câu trả lời tất nhiên là không rồi . Nếu bạn yêu quê hương thì hãy phát triển nó thật giàu mạnh nhé
- Câu nghi vấn :Thử hỏi có ai là không yêu quê hương không ?
- Câu cầu khiến : Nếu yêu quê hương thì hãy phát triển quê hương mình cho giàu đẹp nhé!
- Câu cảm thán :Ôi quê hương sao đẹp quá !
- Câu trần thuật :Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê.

-Câu bình thường:Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta.