có ai có thể giải hết giùm mình được ko
ngày mai mik kiểm tra rồi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Mùa hè đến, chúng tôi phải chia tay mái trường. Đó cũng là lúc những hàng cây phượng vĩ nở đỏ rực trên sân trường, khắp các con phố. Đã từ lâu, hoa phượng trở thành loài hoa biểu tượng cho tuổi học trò, cho mùa hè sôi động.
Sân trường em trồng rất nhiều cây phượng vĩ. Cây nào cũng cao đến tầng hai, tầng ba các dãy nhà. Thân cây to,vỏ cây xù xì. Những tán lá rộng lớn, tỏa bóng mát xuống sân trường. Mùa đông đến, phượng xơ xác. Xuân về, phương bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Những cành lá xanh non, mơn mởn.
Đến hè, phượng bắt đầu ra hoa. Những bông hoa phượng thường mọc thành từng chùm. Hoa phượng nở đỏ rực khiến cây phượng như khoác lên mình một chiếc áo mới. Chiếc áo đỏ rực rỡ. Mỗi bông hoa gồm có năm cánh. Trong đó có bốn cánh đỏ và một cánh vàng nhạt có pha những đốm trắng li ti. Các cánh hoa xếp xung quanh nhị hoa dài màu đỏ. Những cánh hoa phượng vĩ kẹp trong trang sách học trò. Hoa phượng là loài hoa của những ngày hè sôi động. Nhưng cũng là loài hoa của tuổi học trò say mê.
Đâu đó trong những hàng cây, râm ran tiếng ve. Nó giống như một dàn nhạc giao hưởng được cất lên để gọi mùa hè về. Khi sân trường rực màu phượng đỏ, thì cũng là lúc tiếng trống trường kết thúc năm học vang lên. Những cô cậu học trò trở về nhà. Nơi góc sân trường vắng vẻ, cây phượng vẫn đứng đó, chợi đợi hè qua để lại chào đón những người bạn.
Những bông hoa phượng vĩ khoe sắc thắm cùng với tiếng ve kêu đã trở thành đặc trưng của mùa hè. Tôi yêu mùa hè biết bao nhiêu. Nhưng tôi càng yêu hơn hàng cây phượng vĩ - loài cây của tuổi học trò.
Trả lời :
Không nên, vì chai là chất rắn nó sẽ co lại khi lạnh, nhưng nước khi giảm từ 4oC đến 0oC nước nở ra chứ không co lại .Nếu như cho nước đầy chai rồi đóng chặt nút, khi chai nước co lại, nước nở ra có thể làm chai bị hỏng dễ gây nguy hiểm
Do nước khi đông đặc lại thành nước đá thì thể tích tăng, sẽ làm chai thủy tinh đựng nước bị nứt vỡ gây nguy hiểm.
a: Xét ΔKMB vuông tại B và ΔKNA vuông tại A có
KM=KN
góc K chung
DO đó: ΔKMB=ΔKNA
b: Ta có: ΔKMB=ΔKNA
nên MB=NA
c: Xét ΔANM vuông tại A và ΔBMN vuông tại B có
MN chung
AN=BM
Do đó: ΔANM=ΔBMN
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống ở môi trường trên không?
A. ngỗng, vịt trời, gà, bướm.
B. mực, sứa, vịt trời, công.
C. quạ, đại bàng, chuồn chuồn, chim én.
D. hến, tôm hùm, chim cánh cụt, ngỗng.
Câu 2. Điểm mắt của trùng roi có vai trò gì?
A. quang hợp.
B. bài tiết.
C. trao đổi khí.
D. nhận biết ánh sáng.
Câu 3. Động vật trong hình nào dưới đây không được xếp vào ngành Động vật không xương sống?
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.
Câu 4. Điều không thuộc đặc điểm chung của sâu bọ là
A. cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có một đôi râu.
B. ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
C. biến thái không hoàn toàn.
D. hô hấp bằng ống khí,
Câu 5. Trong hệ tuần hoàn của cá chép, những loại mạch nào dưới đây luôn vận chuyển máu nghèo ôxi?
A. động mạch chủ lưng và các mao mạch mang.
B. động mạch chủ lưng và động mạch chủ bụng.
C. các mao mạch ở các cơ quan và động mạch chủ lưng.
D. động mạch chủ bụng và tĩnh mạch bụng.
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)
Câu 1. Đây là hình ảnh “ Ba môi trường lớn ở vùng nhiệt đới”
Nhìn vào bảng trên và điền vào bảng sau đây:
Môi trường | 5 động vật trong hình |
Trên cạn có | |
Dưới nước có | |
Trên không có |
Câu 2. Các em rất tự hào khi biết rằng nước ta là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, có đa dạng sinh học cao, có nhiều động vật quý và hiếm. Vậy chúng ta làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
Câu 3. Em hãy nêu ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người?
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: C Câu 5: D
Câu hỏi tự luận
Câu 1.
Môi trường | 5 động vật trong hình |
Trên cạn có | Hươu, Vượn, Báo gấm, Sư tử, Thỏ. |
Dưới nước có | Mực, Cá chình, Bạch tuộc, Cá nhà táng, Ốc cánh. |
Trên không có | Ngỗng trời, Quạ, Kền kền, Bướm, Ong. |
Câu 2.
- Để thể giới động vật mãi đa dạng phong phú, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống của động vật như: rừng, biển, sông, hồ, ao, môi trường đất,…
- Khai thác hợp lí các loài động vật đề phục vụ cho con người.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái.
- Tạo điều kiện tốt cho động vật sinh sản và phát triển.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật.
- Tuyên truyền cho mọi người dân cùng bảo vệ động vật.
- Trông cây xanh để tạo nguồn thức ăn và môi trường sống cho động vật.
- Không ăn thị và không sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.
- Điều tra và xử lí các đối tượng buôn bán trái phép động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm.
- Trước mắt là học tập tốt phần động vật trong chương trình Sinh học 7 để có được kiến thức cơ bản bản về thế giới động vật.
Câu 3.
Động vật không chỉ có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với con người như:
- Cung cấp nguyên liệu cho con người như: da, lông, thực phẩm,…
* Ví dụ:
+ Lợn, gà, cá, … cung cấp thực phẩm.
+ Vịt, chồn, cừu,… cung cấp lông.
+ Cá sấu, lạc đà, … cung cấp da.
- Dùng làm vật thì nghiệm trong nghiên cứu khoa học, học tập, thí nghiệm thuốc.
* Ví dụ:
+ Giun, cá, ếch, chuột, cho, … dùng cho học tập và nghiên cứu khoa học
+ Chuột bach, khỉ, … dùng để thử nghiệm thuốc.
- Chúng còn hỗ trợ cho con người trong lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh.
* Ví dụ: Khỉ, cá heo, …
A. Trắc nghiệm: (3đ)
Bài 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng duy nhất trong các câu sau(1đ)
Câu 1. Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?
A. Cơ thể có nhiều tua.
B. Ruột dạng túi.
C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới.
D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ.
Câu 2. Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?
A. Vùng ôn đới B. Vùng Bắc cực C. Vùng Nam cực D. Vùng nhiệt đới
Câu 3: Giun đũa là sinh vật phân tính hay lưỡng tính?
A. Lưỡng tính B. Phân tính C. Lưỡng tính hoặc phân tính D. Cả a,b và c
Câu 4: Ruột khoang có số lượng khoảng?
A. 20.000 loài B. 15.000 loài C. 10.000 loài D. 5.000 loài
Bài 2: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (1đ)
Trùng roi xanh là một cơ thể động vật(1)......................, di chuyển nhờ roi, vừa(2)......................... vừa dị dưỡng, hô hấp qua màng(3)........................., bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách(4).........................
Bài 3: Nối cột A với B: (1đ)
1. Sán lá máu | a. Kí sinh trong ốc ruộng | |
2. Sán lá gan | b. Kí sinh ruột non người | |
3. Sán bã trầu | c. Kí sinh ở ruột lợn | |
4. Sán dây | d. Kí sinh trong máu người |
B. Tự luận (7đ)
Câu 1: Điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật là gì? (2.5đ)
Câu 2: Trình bày nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của sán lá gan? Mô tả vòng đời của sán lá gan. (2.5đ)
Câu 3: Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập? (1đ)
Câu 4: Vì sao khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất. (1đ)
https://vndoc.com/de-kiem-tra-hoc-ki-i-lop-7-mon-dia-li-de-so-1/download
bn phải hk thuộc các nộ dung chính của các bài thì sẽ có thể làm được bài
Giai gì bạn, bn viết đễ đi, câu nào bik mn chỉ cho
a ban ko can phai giai gium minh nua dau boi vi minh da kiem tra xong het roi nha