K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2018

Nằm trên một khu đất cao, rộng, nhìn ra đê sông Hồng, với diện tích 129.824.0m2, đền gồm các hạng mục: cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh...

- Cổng đền: được xây 2 tầng, tầng dưới tạo 3 cửa vòm cuốn, tầng trên xây kiểu chồng diêm, với 2 tầng 8 mái. Bờ nóc đắp hình đôi rồng chầu mặt trời, phần cổ diêm trang trí hình hoa 4 cánh, các góc đao đắp hình lá hỏa, góc cột đắp hình hoa cúc dây, thân cột hình hoa lá.

- Nhà khách: gồm 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc.

- Nghi môn ngoại: xây kiểu cột đồng trụ hay còn gọi là tứ trụ. Đỉnh trụ trang trí tứ phượng theo kiểu lá lật, các ô lồng đèn phía dưới trang trí tứ linh. Hệ thống tứ trụ phân cách thành một cổng chính và hai cổng phụ.

- Nghi môn nội: gồm một gian, hai dĩ, với bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hai đầu rồng, phần khúc nguỷnh đắp hai con nghê gắn sứ trong tư thế chầu vào nhau, bốn góc đao uốn cong, bộ vì đỡ mái làm kiểu “thượng chồng rường, hạ kẻ chuyền”.

- Gác chuông, gác trống: gác trống - gác chiêng đều được làm theo kiểu bốn mái uốn cong, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù, tầng trên mở bốn cánh cửa quay về bốn hướng...

- Đền thờ Hai Bà Trưng:

+ Tòa tiền tế gồm 7 gian, 2 dĩ, xây theo kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, hai đầu đắp hình con đấu, đầu hai bờ dải đắp hình phượng vũ. Phía trước tiền tế có đôi voi đá trong tư thế quỳ chầu vào nhau. Hai cổng nhỏ với mái làm theo kiểu “chồng diêm”, mái uốn cong. Nối hai cổng nhỏ là hai bức “cánh phong”, phía trước có cột trụ biểu, đỉnh trụ hình trái giành, các ô lồng đèn đắp nổi tứ linh.

+ Nhà trung tế gồm 5 gian, 2 dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp hình hoa chanh, chính giữa đắp hổ phù, hai mái kiểu chồng diêm… phía trước trung tế có lư hương đá...

+ Nối với gian giữa trung tế là hậu cung - một nếp nhà ba gian, một dĩ, được xây dọc, hợp với trung tế tạo thành một kiến trúc tổng thể dạng chữ Đinh. Bộ khung đỡ mái hậu cung gồm bốn bộ vì mang kết cấu “thượng giá chiêng hạ chồng rường, và “thượng giá chiêng hạ cốn”. Các hàng cột có đường kính 35cm, trên cốn nách chạm hình chữ Thọ, hoa lá.

- Đền thờ thân phụ, thân mẫu Hai Bà Trưng: có mặt bằng dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung. Tiền tế gồm nhà 5 gian, xây theo kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, bờ dải kiểu bờ đinh. Hậu cung gồm 1 gian, 2 dĩ.

- Đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách: tọa lạc về phía bên trái đền thờ Hai Bà Trưng. Đền quay hướng Tây Nam, có mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung.

- Đền thờ các Nữ tướng thời Hai Bà Trưng: có mặt bằng dạng chữ nhất, gồm 5 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Hai gian bên trổ cửa hình chữ Thọ để lấy ánh sáng cho di tích. Hệ khung đỡ mái gồm 6 bộ vì được kết cấu theo dạng “thượng giá chiêng, trung kẻ truyền, hạ bẩy hiên, hậu gối tường”. Chính giữa ban thờ xây bệ cao bài trí ngai và bài vị, phía trước bài trí hương án.

- Đền thờ các tướng Nam thời Hai Bà Trưng: quay hướng Đông Bắc, có mặt bằng kiến trúc dạng chữ Nhất, gồm 5 gian, tường hồi bít đốc, với 6 bộ vì được kết cấu theo dạng “thượng giá chiêng, trung kẻ truyền, hạ bẩy hiên, hậu gối tường”. Chính giữa ban thờ xây bệ cao bài trí khám thờ và bài vị.

- Nhà tả/ hữu mạc: là nếp nhà 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hệ vì đỡ mái được kết cấu theo dạng “thượng giá chiêng chồng rường, trung kẻ, hạ bẩy”. Phía trước hiên dãy nhà bên phải đền bài trí 8 con voi, ngựa, sư tử, bên trong trưng bày một số di vật khai quật tại thành cổ Mê Linh.

- Thành cổ Mê Linh: hiện vẫn còn dấu vết thành cổ đắp đất, hình “con rắn uốn mình”, dài 1.750m, với chỗ rộng nhất là 500m, chỗ hẹp nhất là 200m, đắp bằng đất luyện, dày khoảng 1 ngũ (khoảng 2m), cao 1 trượng (khoảng 4m). Bao ngoài bờ thành là quách dày 2 ngũ (khoảng 4m), cao 1 trượng (khoảng 4m). Khoảng cách giữa thành và quách là đường “thông cù” rộng 2 ngũ (khoảng 4m). Do có con đường “thông cù” này mà thành có tên là “thành Ống”. Vòng ngoài cùng là hào cắm chông tre. Tương truyền, xưa kia trong thành có cung điện của Trưng Vương, ngoài thành có các trại quân bộ, quân thủy. Hiện nay còn di tích các đồn quân của nữ tướng Lự Nương và nam tướng Bạch Trạch ở phía trước đền Hạ Lôi, thuộc xã Tráng Việt. Đây chính là đất Phấn Lộ, huyện Chu Diên, nơi Hai Bà Trưng cho đắp đô thành. Thành cổ đã được khai quật khảo cổ và thu được nhiều hiện vật có giá trị.

- Nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh: được xây kiểu bốn mái, các góc mái uốn cong, chính giữa gắn tấm bia lưu niệm có nội dung: ‘‘Nơi đây có cây lụa già thân rỗng là hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam những năm 1943 - 1945, đồng chí Trường Chinh đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng là một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945’’.

- Mắt voi, vòi voi, hồ tắm voi, hồ bán nguyệt: Tương truyền khu đền này được xây trên mảnh đất có thế (hình) đầu con voi nên có các tên gọi trên. Khu vực này hiện nay được kè đá, gạch, xung quanh trang trí hoa sen bằng đá xanh tạo cảnh quan cho khu di tích.

Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý, đa dạng, phong phú về cả chủng loại và chất liệu như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy,… trong đó di vật gỗ chiếm đa số. Các di vật có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ…được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù… Đây là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện bàn tay tài hoa, khéo léo và tinh tế của ông cha ta trong nghệ thuật tạo tác, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội và những ước vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian. Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hang năm, từ ngày 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch). Trong đó, chính hội là ngày mồng 6, tương truyền, đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân, cho nên sau này dân làng mở hội để kỷ niệm sự kiện đó, nhằm ôn lại truyền thống hào hung của các bậc tiền nhân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Cứ năm năm một lần, nhân dân trong làng lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi.

Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc,.... Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc, sự cố kết cộng đồng… của cư dân Hạ Lôi. Di tích đã được Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

24 tháng 1 2018

Nằm trên một khu đất cao, rộng, nhìn ra đê sông Hồng, với diện tích 129.824.0m2, đền gồm các hạng mục: cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh...

- Cổng đền: được xây 2 tầng, tầng dưới tạo 3 cửa vòm cuốn, tầng trên xây kiểu chồng diêm, với 2 tầng 8 mái. Bờ nóc đắp hình đôi rồng chầu mặt trời, phần cổ diêm trang trí hình hoa 4 cánh, các góc đao đắp hình lá hỏa, góc cột đắp hình hoa cúc dây, thân cột hình hoa lá.

- Nhà khách: gồm 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc.

- Nghi môn ngoại: xây kiểu cột đồng trụ hay còn gọi là tứ trụ. Đỉnh trụ trang trí tứ phượng theo kiểu lá lật, các ô lồng đèn phía dưới trang trí tứ linh. Hệ thống tứ trụ phân cách thành một cổng chính và hai cổng phụ.

- Nghi môn nội: gồm một gian, hai dĩ, với bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hai đầu rồng, phần khúc nguỷnh đắp hai con nghê gắn sứ trong tư thế chầu vào nhau, bốn góc đao uốn cong, bộ vì đỡ mái làm kiểu “thượng chồng rường, hạ kẻ chuyền”.

- Gác chuông, gác trống: gác trống - gác chiêng đều được làm theo kiểu bốn mái uốn cong, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù, tầng trên mở bốn cánh cửa quay về bốn hướng...

- Đền thờ Hai Bà Trưng:

+ Tòa tiền tế gồm 7 gian, 2 dĩ, xây theo kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, hai đầu đắp hình con đấu, đầu hai bờ dải đắp hình phượng vũ. Phía trước tiền tế có đôi voi đá trong tư thế quỳ chầu vào nhau. Hai cổng nhỏ với mái làm theo kiểu “chồng diêm”, mái uốn cong. Nối hai cổng nhỏ là hai bức “cánh phong”, phía trước có cột trụ biểu, đỉnh trụ hình trái giành, các ô lồng đèn đắp nổi tứ linh.

+ Nhà trung tế gồm 5 gian, 2 dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp hình hoa chanh, chính giữa đắp hổ phù, hai mái kiểu chồng diêm… phía trước trung tế có lư hương đá...

+ Nối với gian giữa trung tế là hậu cung - một nếp nhà ba gian, một dĩ, được xây dọc, hợp với trung tế tạo thành một kiến trúc tổng thể dạng chữ Đinh. Bộ khung đỡ mái hậu cung gồm bốn bộ vì mang kết cấu “thượng giá chiêng hạ chồng rường, và “thượng giá chiêng hạ cốn”. Các hàng cột có đường kính 35cm, trên cốn nách chạm hình chữ Thọ, hoa lá.

- Đền thờ thân phụ, thân mẫu Hai Bà Trưng: có mặt bằng dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung. Tiền tế gồm nhà 5 gian, xây theo kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, bờ dải kiểu bờ đinh. Hậu cung gồm 1 gian, 2 dĩ.

- Đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách: tọa lạc về phía bên trái đền thờ Hai Bà Trưng. Đền quay hướng Tây Nam, có mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung.

- Đền thờ các Nữ tướng thời Hai Bà Trưng: có mặt bằng dạng chữ nhất, gồm 5 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Hai gian bên trổ cửa hình chữ Thọ để lấy ánh sáng cho di tích. Hệ khung đỡ mái gồm 6 bộ vì được kết cấu theo dạng “thượng giá chiêng, trung kẻ truyền, hạ bẩy hiên, hậu gối tường”. Chính giữa ban thờ xây bệ cao bài trí ngai và bài vị, phía trước bài trí hương án.

- Đền thờ các tướng Nam thời Hai Bà Trưng: quay hướng Đông Bắc, có mặt bằng kiến trúc dạng chữ Nhất, gồm 5 gian, tường hồi bít đốc, với 6 bộ vì được kết cấu theo dạng “thượng giá chiêng, trung kẻ truyền, hạ bẩy hiên, hậu gối tường”. Chính giữa ban thờ xây bệ cao bài trí khám thờ và bài vị.

- Nhà tả/ hữu mạc: là nếp nhà 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hệ vì đỡ mái được kết cấu theo dạng “thượng giá chiêng chồng rường, trung kẻ, hạ bẩy”. Phía trước hiên dãy nhà bên phải đền bài trí 8 con voi, ngựa, sư tử, bên trong trưng bày một số di vật khai quật tại thành cổ Mê Linh.

- Thành cổ Mê Linh: hiện vẫn còn dấu vết thành cổ đắp đất, hình “con rắn uốn mình”, dài 1.750m, với chỗ rộng nhất là 500m, chỗ hẹp nhất là 200m, đắp bằng đất luyện, dày khoảng 1 ngũ (khoảng 2m), cao 1 trượng (khoảng 4m). Bao ngoài bờ thành là quách dày 2 ngũ (khoảng 4m), cao 1 trượng (khoảng 4m). Khoảng cách giữa thành và quách là đường “thông cù” rộng 2 ngũ (khoảng 4m). Do có con đường “thông cù” này mà thành có tên là “thành Ống”. Vòng ngoài cùng là hào cắm chông tre. Tương truyền, xưa kia trong thành có cung điện của Trưng Vương, ngoài thành có các trại quân bộ, quân thủy. Hiện nay còn di tích các đồn quân của nữ tướng Lự Nương và nam tướng Bạch Trạch ở phía trước đền Hạ Lôi, thuộc xã Tráng Việt. Đây chính là đất Phấn Lộ, huyện Chu Diên, nơi Hai Bà Trưng cho đắp đô thành. Thành cổ đã được khai quật khảo cổ và thu được nhiều hiện vật có giá trị.

- Nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh: được xây kiểu bốn mái, các góc mái uốn cong, chính giữa gắn tấm bia lưu niệm có nội dung: ‘‘Nơi đây có cây lụa già thân rỗng là hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam những năm 1943 - 1945, đồng chí Trường Chinh đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng là một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945’’.

- Mắt voi, vòi voi, hồ tắm voi, hồ bán nguyệt: Tương truyền khu đền này được xây trên mảnh đất có thế (hình) đầu con voi nên có các tên gọi trên. Khu vực này hiện nay được kè đá, gạch, xung quanh trang trí hoa sen bằng đá xanh tạo cảnh quan cho khu di tích.

Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý, đa dạng, phong phú về cả chủng loại và chất liệu như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy,… trong đó di vật gỗ chiếm đa số. Các di vật có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ…được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù… Đây là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện bàn tay tài hoa, khéo léo và tinh tế của ông cha ta trong nghệ thuật tạo tác, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội và những ước vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian. Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hang năm, từ ngày 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch). Trong đó, chính hội là ngày mồng 6, tương truyền, đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân, cho nên sau này dân làng mở hội để kỷ niệm sự kiện đó, nhằm ôn lại truyền thống hào hung của các bậc tiền nhân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Cứ năm năm một lần, nhân dân trong làng lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi.

Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc,.... Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc, sự cố kết cộng đồng… của cư dân Hạ Lôi. Di tích đã được Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ -TTg, ngày 09 tháng 12 năm 2013).

11 tháng 3 2022

Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Bắc, đền Hai Bà Trưng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc ta. Theo người dân địa phương, ngay sau khi Hai Bà tuẫn tiết trên sông Hát (năm 40 TCN), nhân dân Mê Linh đã lập đền thờ trên chính nền nhà cũ của Hai Bà. Hơn hai nghìn năm tồn tại, đền đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử.

Ban đầu, đền được dựng lên bởi tranh tre, nứa lá. Đến thời nhà Đinh (970- 979) được xây dựng lại bằng gạch và lợp ngói. Vào đời vua Lý Thái Tông, đền được trùng tu và xây dựng với diện mạo như ngày nay.

Lần trùng tu và xây dựng này gắn liền với truyền thuyết Hai Bà hiển thánh còn ít người biết đến. Chuyện kể rằng vào đời vua Lý Thái Tông, khắp vùng Đại La hạn hán, đời sống nhân dân cực khổ. Để cứu nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than, vua đã lập một đàn tế, cầu cho mưa thuận gió hòa. Lời thỉnh cầu ứng nghiệm, mưa rơi khắp vùng.

Đêm hôm đó, Vua đang ngủ thì mơ thấy xuất hiện hai người con gái, đầu đội mũ hoa, cưỡi ngựa hồng, tự xưng là chị em Trưng Vương, vâng mệnh trời xuống giúp dân.

Để cảm tạ hai nữ thánh, vua Lý Thái Tổ đã cho lập đền Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng) thờ nhị vị nữ tướng đồng thời cho tu bổ và xây dựng đền Hai Bà ở Mê Linh.

Đền thờ hai vị nữ anh hùng còn gắn liền với một câu chuyện thú vị. Vào triều nhà Lê, có một vị quan đại thần, quê ở xã Yên Lãng (Mê Linh) đi qua cổng đền không chịu xuống ngựa, vì thế, Hai Bà liền đánh ngựa phủ phục. Tức giận, vị quan này đã bắt xoay lại hướng đền về phía Tây Bắc để mỗi khi ông vê quê thì không phải xuống ngựa. Năm 1889, vua Thành Thái cho trùng tu đền với quy mô lớn và xoay lại đền theo hướng Tây Nam như ngày nay.

Để đến với Khu di tích Đền Hai Bà, từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể tự đi theo hướng cầu Thăng Long - Quốc lộ 23 hoặc bắt xe buýt số 35 tuyến Trần Khánh Dư - Mê Linh, sau đó đi khoảng 1,5km là tới.

Hơn một thế kỷ trôi qua, đền Hai Bà ít nhiều bị mai một. Năm 2004, công trình kiến thúc này được tôn tạo, mở rộng. Hiện nay, quần thể khu di tích đền Hai bà có diện tích lên đến 11 ha, nằm ven đê sông Hồng, bên cạnh những cánh đồng hoa hồng bát ngát. Khu di tích gồm 11 công trình kiến trúc như Tam quan ngoại, Tam quan nội, Tam tòa chính điện, nhà thờ thân phụ mẫu Hai Bà Trưng, thờ thân phụ mẫu ông Thi Sách, nhà thờ các nữ tướng, nam tướng, nhà Tả mạc, nhà Hữu mạc, hồ Bán Nguyệt, hồ Mắt Voi. Ngoài ra còn có gác chuông, gác trống và sân vườn là nơi du khách nghỉ ngơi, thư giãn.

Vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, người dân Mê Linh tổ chức lễ hội để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến hai người con gái quê hương, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công dẹp giặc cứu nước. Đây là một trong những lễ hội đầu xuân lớn của dân tộc, mang nhiều nét cổ truyền với những trò chơi dân gian như đánh đu, đập niêu đất, đấu vật…

Mỗi năm, khu di tích đền Hai Bà thu hút hàng vạn du khách thập phương, chủ yếu là người hành hương và học sinh, sinh viên từ mọi miền tổ quốc. Đến với đền Hai Bà, bên cạnh việc thắp hương cầu nguyện, du khách còn được tìm hiểu lịch sử, văn hóa, được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, khoáng đạt, để thấy lòng mình nhẹ nhàng, thư thái.

23 tháng 2 2018



                “Thạch Đà quê hương yêu dấu” là một cuốn sách hay, được viết bởi chính những người con của Thạch Đà xa quê. Đọc “Thạch Đà quê hương yêu dấu”, chúng ta sẽ được trở về với miền quê Thạch Đàgiàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng trong dòng chảy chung của dân tộc, thấy được con người Thạch Đà hiền hòa, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng rất dũng cảm trong chiến đấu, năng động sáng tạo trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. Để rồi, trong mỗi chúng ta ngày càng cảm thấy yêu quý và tự hào hơn về miền quê Thạch Đà yêu dấu.

              Với những tư liệu sinh động, phong phú và cách kể chuyện tự nhiên, với những ngôn từ giản dị, gần gũi, tôi tin tưởng rằng, cuốn sách sẽ là người bạn đồng hành thân thiết trong hành trang của mỗi người, gắn kết tình cảm và nâng bước cho những người con Thạch Đà xa quê tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, vượt qua khó khăn, vươn lên giành những đỉnh cao mới trong công việc và cuộc sống; chung tay góp sức xây dựng quê hương Thạch Đà giàu mạnh. Đồng thời, đây cũng là món quà tinh thần nhỏ bé của những người con xa quê gửi về quê hương Thạch Đà yêu dấu.

25 tháng 3 2021

bạn có thể tham khảo trên mạng 

23 tháng 3 2022

thuyết minh nó dài lắm

23 tháng 3 2022

https://theki.vn/thuyet-minh-di-tich-den-bia-tinh-hai-duong/

nek tham khảo

7 tháng 1 2022

tham khao:

 

Bánh chưng là món ăn cổ truyền quen thuộc đối với mọi gia đình Việt vào dịp Tết Nguyên Đán. Với nhiều người dân, hình ảnh bánh chưng là biểu tượng của sự no ấm, đủ đầy trong năm mới. Cho đến ngày nay, cứ vào mỗi dịp giao thừa rất nhiều gia đình lại cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng.

Bánh chưng được biết đến qua câu chuyện “ Bánh chưng, bánh Giầy” ra đời vào đời vua Hùng thứ 6. Từ đây bánh chưng được lưu truyền và gìn giữ như một món ăn ẩm thực không thể thiếu của người Việt Nam.

Dù có qua bao nhiêu thế hệ đi chăng nữa thì hình thức về cách làm nên một chiếc bánh chưng bao đời vẫn không có gì thay đổi.

Nguyên liệu gồm có gạo nếp thơm ngon, nhiều gia đình sử dụng nếp nương hoặc là nếp cái hoa vàng, lá dong tươi, thịt lợn, nhiều gia đình sẽ mua thịt nạc hoặc thịt ba chỉ sau đó băm nhỏ cho thêm vào tiêu, bột ngọt, đường. đậu xanh sạch vỏ màu vàng.

 

Cuối cùng, nguyên liệu không thể thiếu trong quy trình gói bánh chưng đó là lá dong gói bên ngoài. Khi mua phải lựa chọn những chiếc lá dong tươi, mới, màu xanh đậm. Sau khi mua về phải cắt bỏ cuống và rửa sạch. Về công đoạn gói bánh đòi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ và khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Bên trong chiếc bánh chưng được bao bọc bởi phần nhân thịt và đậu xanh thơm ngon.Bên ngoài nhân là gạo nếp. Để cố định bánh, người làm phải chuẩn bị lạc giang để gói bánh chưng cho thật chắc chắn và không bị tuột.

Sau công đoạn gói bánh, người làm chuyển sang bước nấu bánh. Để nấu được chiếc bánh chưng thơm ngon, dẻo mềm thì bánh chưng phải được nấu với ngọn lửa từ củi khô. Chuẩn bị một nồi lớn với 100 lít nước, sau đó cho bánh chưng vào, chờ đợi  trong thời gian là 8-10 tiếng.

Bánh chưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình Việt. Nếu thiếu bánh chưng trong ngày quan trọng này, dường như không còn ý nghĩa gì, vì vậy bất cứ ai đến chơi nhà người Việt vào ngày Tết cũng đều sẽ bắt gặp hình ảnh bánh chưng Không những vậy, bánh chưng còn là hình ảnh để ca ngợi nên giá trị của những hạt gạo- hạt ngọc trời và nền văn minh lúa nước.

27 tháng 2 2023

Có cần mình giúp ko

 

 

19 tháng 9 2021

tham khảo

Cuộc sống là một dòng chảy với những tiến bộ, những đổi mới không ngừng với những sáng tạo, phát minh giúp ích cho con người trong mọi công việc. Với cuộc sống hiện đại, vật dụng làm từ cao su chẳng còn quá xa lạ nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về cây cao su, nguyên liệu tạo ra những sản phẩm ấy. Liệu chăng các bạn đã thực sự hiểu rõ về loài cây này? Hãy cùng tìm hiểu nhé! Cây cao su được biết đến là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích. Cao su đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế lớn, phần nhiều là do nhựa cây, hay còn được gọi là mủ cao su. Một cây cao su trưởng thành có thể cao tới 30 mét. Chỉ khi mới đạt đến độ tuổi 5,6 năm, cây cao su đã được người ta khai thác để lấy mủ. Nếu như các mạch nhựa mủ ở vỏ cây thường tạo thành một vòng xoắn ốc thì khi khai thác, người ta rạch những vết cắt vuông góc với mạch nhựa mủ với một độ sâu hợp lí để vừa làm nhựa mủ chảy ra nhưng đồng thời không gây tổn hại đến sự phát triển của cây. Hoạt động khai thác này nhiều khi được gọi là cạo mủ cao su. Dựa vào giống, địa điểm trồng, cách chăm sóc và khai thác, ta có thể nhận biết được lượng mủ cao su khai thác được. Một cây cao su trung bình có chu kỳ khai thác kéo dài từ 20 đến 25 năm. Tìm hiểu về đặc tính của cây cao su, ta cũng bắt gặp rất nhiều thông tin thú vị. Ngoại trừ ba tháng cây thay lá, khoảng thời gian còn lại trong năm ta đều có thể thu hoạch được nhựa mủ cao su. Vốn dĩ thời gian cây thay lá có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sinh lý cây cũng như năng suất, nên cây thường được người ta khai thác từ tháng ba năm trước và kết thúc vào tháng một năm sau. Cây cao su mang bộ rễ cọc cắm sâu vào lòng đất để chống sự khô hạn, giữ vững thân cây và hấp thụ dinh dưỡng từ đất. Vỏ cây nhẵn, có màu nâu nhạt. Lá cao su thuộc loại lá kép, mỗi năm thay lá một lần nhưng lại có hoa đơn. Vùng nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình cao, mưa nhiều chính là nơi phù hợp nhất cho loài cây này phát triển. Trước đây, cây cao su thường được trồng và sinh trưởng tự nhiên bằng hạt nhưng do yêu cầu về chuyên canh, nhiều cây cao su hiện nay được nhân bản vô tính bằng phương pháp ghép mắt trên gốc cây sinh trưởng bằng hạt tự nhiên. Một điểm đặc biệt cần lưu ý về cao su là đây là một loài cây độc. Ban ngày hay ban đêm, việc trao đổi khí đều đem lại nguy hiểm cao nên mọi người thường tránh xây dựng, sinh hoạt trong rừng hoặc những khu gần rừng trồng cao su bởi vì cây hấp thụ oxi cao, dễ gây hiện tượng hiếm khí. Bên cạnh đó, mủ của cây cao su cũng là một chất lỏng rất độc có thể gây hại với môi trường, đặc biệt là nguồn nước tại những nơi khai thác hoặc gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bất cứ những ai tham gia khai thác lấy mủ cao su. Cây cao su cũng khá phổ biến ở Việt Nam, cây được trồng nhiều nhất tại vùng Tây Nguyên với khí hậu, đất đai phù hợp. Cây cao su là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam, đem lại những giá trị kinh tế cao. Hiện nay, những sản phẩm làm từ cao su rất phổ biến và mủ cao su là nguyên liệu chủ lực để sản xuất nên cao su tự nhiên. Găng tay, lốp xe, đồ chơi…đó đều là những mặt hàng được làm rất nhiều từ cao su, đem lại lợi ích kinh tế cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Cho dù cây cao su có một vài những điểm trừ có thể gây hại cho con người, song sản phẩm làm từ nguyên liệu này vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, đồng thời góp phần vào quá trình phủ xanh đất trống đồi trọc không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều vùng khác trên thế giới.