K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2018

1- Thiếu sinh tố A. Nhu cầu sinh tố A mỗi ngày là 900mcg.

Thiếu sinh tố A sẽ đưa đến giảm thị giác, mờ mắt ban đêm, giác mạc khô và đục, răng yếu mau hư, da khô có vẩy, tóc khô giòn, cơ thể dễ bị nhiễm trùng, xương chậm phát triển.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu sinh tố A ít khi xẩy ra vì thực phẩm ăn vào hàng ngày có rất nhiều sinh tố này. Sinh tố A có nhiều trong dầu gan cá, gan và thận động vật, sữa, lòng đỏ trứng gà các loại rau trái cây có lá và vỏ mầu vàng...

2- Thiếu sinh tố D. Thiếu sinh tố D sẽ làm giảm sự hấp thụ calcium và phosphore ở ruột với hậu quả là xương và răng mềm và biến dạng.

Trẻ em thiếu sinh tố D sẽ bị bệnh còi xương: xương ngực nhô về phía trước, xương sọ chậm khép kín, xương sống cong, răng sữa chậm mọc, răng khôn mỏng manh, men răng mau hư.

Ngoài ra, thiếu sinh tố D cũng đưa đến chứng co cứng và giựt các cơ (tetany), đặc biệt là cơ mặt, bàn tay, bàn chân.. Chứng này cũng xẩy ra trong trường hợp calcium huyết xuống thấp.

Nhu cầu sinh tố D hàng ngày vào khoảng 5mcg.

Thực phẩm cung cấp rất ít sinh tố D, nhưng thiên nhiên đã giúp cơ thể tạo ra sinh tố D qua tác dụng của tia nắng mặt trời lên da. Mỗi ngày ta chỉ cần phơi nắng khoảng mười phút, hai ba lần mỗi tuần là có đủ số sinh tố D cần thiết.

Sinh tố D có nhiều trong các loại cá béo như cá trích, cá thu, cá hồi, cá ngừ... Gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa có một ít sinh tố D. Rau và trái cây hầu như không có sinh tố này.

3- Sinh tố E. Dấu hiệu do thiếu sinh tố E ít khi thấy ở con người, vì sinh tố này có trong mọi loại thực phẩm. Ngoài ra, sinh tố được tồn trữ trong một thời gian khá lâu trong tất cả các mô bào. Sinh tố E giúp duy trì sự vẹn toàn của tế bào máu, bảo vệ tế bào phổi với ô nhiễm và giúp các tế bào này hô hấp hiệu quả hơn. Trái với sự tin tưởng của nhiều người, sinh tố E không tăng cường khả năng tình dục của nam giới.

Trẻ sơ sinh, nhất là khi sinh thiếu tháng, không có đủ sinh tố E sẽ có một số dấu hiệu như phù nê, vết thương trên da, tế bào máu bất bình thường..

Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 8mg sinh tố E. Sinh tố E có nhiều trong rau salad và các loại dầu thực vật ngoại trừ dầu dừa, mầm lúa mì, bắp, các loại hạt có vỏ cứng như hạt dưa, hạt bí, trong măng tây và các loại rau có lá màu lục... Thực phẩm động vật có rất ít sinh tố E.

4- Sinh tố K. Sinh tố K giúp cơ thể chống chẩy máu khi bị thương tích trên da thịt hoặc xuất huyết tại các cơ quan nội tạng. Sinh tố này cũng giúp gan tổng hợp các yếu tố đông máu, mà khi thiếu, máu sẽ ở trong tình trạng liên tục loãng.

Khi thiếu sinh tố K, máu sẽ không đông, vết thương chẩy máu liên tục. Các vi khuẩn trong ruột tạo ra 80% số lượng sinh tố K cần thiết, phần còn lại do thực phẩm cung cấp.

Sinh tố này có nhiều trong trà xanh, củ cải, đậu nành, dầu thực vật, gan, lòng đỏ trứng...

5- Sinh tố B1. Thiếu sinh tố B1, con người trở nên dễ mệt mỏi, kém tập trung, ăn không ngon, đau bụng, buồn nôn, đầu ngón tay tê dại, nhịp tim nhanh, mất cảm giác vì viêm dây thần kinh ngoại vi, sưng phù cơ thể...

Sinh tố B1 (hoặc thiamine) có nhiều trong mầm lúa mì, mầm đậu nành, hạt hướng dương, gạo lức, lòng đỏ trứng, gan động vật, thịt nạc, cá...

Nhu cầu hàng ngày của cơ thể với sinh tố B1 là từ 1-3mg.

6- Sinh tố B2. Các dấu hiệu do thiếu sinh tố B2 gồm có: cơ thể mệt mỏi, vết thương chậm lành, thủy tinh thể đục, mắt cay không chịu được ánh sáng mạnh, lưỡi đau, môi nứt nẻ, da khô, tóc dễ gẫy, móng tay chân giòn...

B2 có nhiều trong sữa, phó mát, thịt nạc, tim gan thận động vật, trứng, hạt ngũ cốc, rau có lá mầu lục... Mỗi ngày cơ thể cần 1,5mg B2.

7- Sinh tố B3. Khi thiếu sinh tố B3 hoặc Niacin, các triệu chứng sau đây có thể xẩy ra: giảm sinh lực, mất ngủ, hay quên, tâm thần căng thẳng, lo âu, tính tình gắt gỏng; nhức đầu, sưng và chẩy máu ở nuớu răng, viêm ngứa trên da... Thiếu trầm trọng có thể đưa tới bệnh Pellagra với viêm da, rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, giảm cân, giảm trí nhớ...

Sinh tố này có nhiều trong các thực phẩm giầu chất đạm như gan, thận, thịt nạc, cá, nấm, các loại hạt, sữa, ngũ cốc, rau, trứng... Nhu cầu hàng ngày từ 5 tới 17mg sinh tố B3.

8- Sinh tố B6. Thiếu sinh tố B6 (Pyridoxine) có những biểu hiện như giảm sinh lực, ăn mất ngon, mất ký, ngủ mê, buồn rầu, tinh thần dễ bị kích động, cơ co rút và yếu, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu, da chung quanh mắt, mũi, miệng trở nên nhờn và đóng vẩy,...

Trẻ em thiếu sinh tố này thường hay lên cơn động kinh, bẳn tính...

B6 có nhiều trong cám gạo và lúa mì, hạt hướng dương, có ít hơn trong trái chuối, trái bơ, cá, thận, gan, thịt gà, đậu nành... Nhu cầu sinh tố B6 khoảng 2mg/ngày.

9- Sinh tố B12. Mỗi ngày, nhu cầu sinh tố B12 là từ 2 đến 4mcg. Nếu ăn 100gram thịt bò là đã có đủ số lượng B12 này.

Thiếu sinh tố B12 thường thấy ở người chỉ ăn rau trái cây hoặc những người không sản xuất được yếu tố nội tại tạo sinh tố B12 vì bị cắt bỏ bao tử, thiếu máu ác tính, nhiễm ký sinh trùng Dấu hiệu thiếu sinh tố B12 gồm có: lưỡi viêm đỏ, cơ thể yếu đuối, ăn không ngon, da vàng nhợt, khó thở, giảm cân, đi đứng không vững, rối loạn thần kinh, tính tình cáu kỉnh, buồn rầu..

Gan là cơ quan chứa nhiều sinh tố B12 nhất rồi đến thận, tim, thịt bò, cá, lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua, phó mát, sò, cua... Thực phẩm thực vật không có sinh tố B12.

10- Sinh tố C. Hiện nay, tình trạng thiếu sinh tố C trong cơ thể ít khi xảy ra, vì có rất nhiều thực phẩm cũng như nước uống chứa sinh tố này. Tuy nhiên, khi thiếu, các dấu hiệu sau đây sẽ xuất hiện: giảm cân, mệt mỏi, kém tập trung, đau nhức khớp và cơ, khó thở, sưng và chẩy máu nướu, chẩy máu dưới da, vết thương lâu lành. Thiếu trầm trọng sinh tố C sẽ đưa tới bệnh scurvy với rụng răng, mềm xương, mạch máu dễ vỡ, chẩy máu, thiếu máu, suy tim, tử vong...

Sinh tố C có nhiều trong các loại trái chua như chanh, cam, dâu, cà chua..hoặc trong súp-lơ, khoai lang, khoai tây...Thịt cá chứa rất ít sinh tố C.

Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 60mg sinh tố C.

18 tháng 3 2022

Vì như vậy gà mới đủ dưỡng chất, sẽ khỏe mạnh, ít bị bệnh, lớn nhanh và sinh sản tốt

cái vì đầu tiên đúng

17 tháng 3 2021

câu 1chất béo khi đun nóng nhiều sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

A, bị hòa tan vào nước

B.sinh tố A  trong chất béo xẽ bị phân hũy và chất béo sẽ bị biến chất

C. giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm ik

D. các sinh tố dễ tan trong nước

câu 2: nhiễm độc thực phẩm là

A. sự sâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm

B. sự sâm nhập cảu các vi khuẩn vào thực phẩm

C. sự sâm nhập của các chất độc vào thực phẩm

D. sự sâm nhập của các sự độc hại vào thực phẩm

câu 3: em hãy chọn 1 loại thực phẩm trong các thực phẩm sau đây để thay thế cá

A. thịt

B. dưa cải muối

C. rau xanh

D. mật ong

26 tháng 9 2017

Các tác dụng chính của các nguyên tố vi lượng:

+ Hỗ trợ các phản ứng hóa học trong cơ thể. Có trong thành phần của rất nhiều enzyme cần thiết.

+ Giúp cơ thể sử dụng chất đạm, mỡ và đường

+ Giúp làm vững chắc xương và điều khiển thần kinh, cơ

+ Nguyên tố vi lượng còn điều hòa hoạt động của cơ thể, tương tác với các chất khác như các vitamin,..

+ Một số nguyên tố vi lượng như Sắt, Kẽm, Magne có tác dụng chống stress rất hiệu quả.

=> Các nguyên tố vi lượng, tuy có không nhiều trong cơ thể nhưng lại đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống. Hầu hết trong số chúng được đưa vào cơ thể cùng với thức ăn. Khi thiếu hụt nguyên tố vi lượng có thể dẫn đến các biểu hiện bệnh lý, hay các sự bất ổn cho cơ thể chúng ta. Việc bổ sung định kỳ có kiểm soát các nguyên tố vi lượng là rất có ích cho sức khỏe và giúp ngăn ngừa một số bệnh tật.

26 tháng 9 2017

cảm ơn ạ

17 tháng 5 2017

Câu 2: Vitamin nào dễ tan trong nước nhất?

-> Nhóm vitamin B và C dễ tan trong nước nhất

Câu 3: Cơ thể thiếu máu là do thiếu vitamin gì?

-> Mình nghĩ là vitamin C(Đang bị suy dinh dưỡng và không được cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết.Có tình trạng sức khỏe chẳng hạn như cường giáp hoặc ung thư có thể mất vitamin C và dẫn đến thiếu hụt.Hút thuốc. Hút thuốc có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin C vì nó làm giảm sự hấp thu vitamin này.* Mình tham khảo trên mạng)

Câu 4: Tại sao phải làm chín thực phẩm?

-> Vì làm chín thực phẩm giúp thức ăn được thơm ngon, dễ ăn, dễ tiêu hóa và để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu 5: Biện pháp bảo quản thực phẩm để chất dinh dưỡng không bị mất trong quá trình chế biến?

-> + Không hâm nóng lại nhiều lần

+ Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

+ ...

Chúc bạn học tốt :)

29 tháng 8 2017

Đáp án B

Các nhận xét không chính xác là : (1) (2)

1 sai, có 1 phần C đi vào khoáng thạch

2 sai, sinh vật sản suất – thực vật không bao giờ thiếu C vì lượng C trong khí quyển có thể cung cấp đủ lượng C cho cây

3. Đúng vì CO  có thể hòa tan trong nước => axit hóa

4. Đúng , sinh vật thực hiện quá trình hô hấp => CO2

8 tháng 9 2018

Đáp án B

1 sai, có một phần Cacbon đi vào kháng thạch (lớp trầm tích) do vậy không phải toàn bộ các nguyên tử cacbon được tuần hoàn và không bị thoát khỏi chu trình.

2 sai, sinh vật sản xuất – thực vật không bao giờ thiếu Cacbon vì lượng Cacbon trong khí quyển có thể cung cấp đủ lượng Cacbon cần thiết cho cây.

3 đúng, vì CO2 có thể hòa tan trong nước. Đây là quá trình axit hóa.

4 đúng, tại mỗi bậc dinh dưỡng sinh vật sẽ biến một phần cacbon trong các hợp chất hữu cư thành cacbon vô cơ thông qua việc thực hiện quá trình hô hấp thải ra CO2

Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp? *6435Vì sao không nên chứa thức ăn nhiều mỡ, muối, axit lâu ngày trong đồ bằng inox? *Làm đồ inox bị xướcVì các chất này phản ứng hóa học với inox sinh ra các chất độc hại cho sức khỏe con ngườiVì sẽ làm chua thức ănVì dễ bào mòn chất liệu inox và làm thức ăn có mùi sắtDụng cụ, thiết bị nào dễ gây tai nạn trong nấu ăn? *Nồi cơm điệnCác dụng cụ , thiết...
Đọc tiếp

Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp? *

6

4

3

5

Vì sao không nên chứa thức ăn nhiều mỡ, muối, axit lâu ngày trong đồ bằng inox? *

Làm đồ inox bị xước

Vì các chất này phản ứng hóa học với inox sinh ra các chất độc hại cho sức khỏe con người

Vì sẽ làm chua thức ăn

Vì dễ bào mòn chất liệu inox và làm thức ăn có mùi sắt

Dụng cụ, thiết bị nào dễ gây tai nạn trong nấu ăn? *

Nồi cơm điện

Các dụng cụ , thiết bị cầm tay và các dụng cụ, thiết bị dùng điện

Dụng cụ sắc nhọn

Xoong nồi

Thực đơn bữa ăn thường ngày thường gồm mấy món? *

5-7 món

3-7 món

3- 5 món

4-5 món

Có mấy cách sắp xếp, trang trí nhà bếp thông dụng? *

5

3

2

4

Biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng nồi cơm điện ở gia đình em là biện pháp nào? *

Sờ thử xem nồi cơm có bị rò rỉ điện ra lớp vỏ không

Sử dụng với mức điện áp 110V

Lau chùi cẩn thận bằng nước rửa chén

Rút phích cắm điện sau khi sử dụng

Kích thước trung bình của các tủ, bồn rửa là bao nhiêu? *

Cao 90cm, rộng 60cm

Cao 90 cm, rộng 60cm

Cao 80m, rộng 50cm

Cao 80cm, rộng 60cm

Thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng là thực đơn có đủ thức ăn thuộc các nhóm chất dinh dưỡng nào? *

Chất đường bột, chất đạm, chất béo, chất xơ

Chất đạm, chất đường bột, chất xơ

Chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng

Chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ

Trong các bữa ăn sau, bữa ăn nào là bữa ăn hợp lý nhất? *

Cơm, rau muống xào, canh cua nấu rau đay, thịt kho

Cơm, rau muống xào tỏi, cải bắp luộc, cà muối

Cơm, canh cá nấu chua, tôm rang, trứng rán

Cơm, miến xào lòng gà, cải bắp xào, bánh bao chiên

Trong gia đình em sử dụng và bảo quản các đồ dùng điện như thế nào? *

Thao tác đúng cách, trước khi sử dụng kiểm tra ổ điện, dây cắm, sau khi sử dụng lau chùi sạch, tránh dính nước

Kiểm tra dây dẫn, ổ cắm; rửa sạch khi sử dụng xong

Thao tác đúng hướng dẫn sử dụng

Lau chùi sạch sẽ, rửa sạch sau khi sử dụng xong, kiểm tra lớp vỏ cách điện.

Đồ dùng nào sau đây không cần thiết để thực hiện các công việc nhà bếp? *

Bàn cắt thức ăn

Bàn thái thức ăn

Bàn để nồi thức ăn vừa nấu xong

Bàn học

Dụng cụ bảo quản thức ăn trong gia đình em là dụng cụ nào? *

Nồi chiên không dầu

Nồi cơm điện

Máy giặt

Hộp nhựa, hộp thủy tinh

Khi sử dụng bếp gas cần làm gì để đảm bảo an toàn lao động? *

Kiểm tra bình gas, ống dẫn gas, khóa bình gas khi không sử dụng

Khi dùng xong chỉ cần tắt bếp

Cần phải thay ống dẫn gas thường xuyên mỗi tuần một lần

Kiểm tra ổ điện, dây dẫn, khóa bình gas sau khi sử dụng

Đâu không phải là thiết bị dùng điện? *

Bếp điện

Nồi cơm điện

Bếp gas

Máy xay thịt

Tìm phát biểu sai: “ Mỗi loại dụng cụ, thiết bị nhà bếp có”: *

Cấu tạo bằng chất liệu như nhau

Cách sử dụng khác nhau

Cách bảo quản khác nhau

Độ bền khác nhau

Đâu là công việc cần làm trong nhà bếp? *

Cất giữ dụng cụ làm bếp, nấu nướng

Cất giữ thực phẩm chưa dùng, nấu nướng

Nấu nướng thực hiện món ăn, bày dọn thức ăn

Cất giữ thực phẩm chưa dùng; cất giữ dụng cụ nhà bếp; nấu nướng, bày dọn thức ăn, bàn ăn.

Em có nhận xét gì về tính đa dạng, phong phú của nghề nấu ăn? *

Nhu cầu ăn uống ngày càng cao

Có nhiều cơ sở thực hiện

Có nhiều loại hình ăn uống

Nhiều loại hình ăn uống và đa dạng về cơ sở thực hiện

Cách bố trí các khu vực hoạt động nào sau đây trong nhà bếp chưa hợp lí? *

Tủ lạnh đặt gần cửa ra vào nhà bếp

Kệ gia vị đặt xa bếp

Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp

Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm

Em có suy nghĩ gì về triển vọng của nghề nấu ăn? *

Nghề đầu bếp sẽ được tôn vinh trên truyền hình

Nghề nấu ăn sẽ khó phát triển trong tương lai

Nghề nấu ăn còn nhiều hạn chế

Nghề nấu ăn luôn luôn và ngày càng phát triển và có vị thế không bao giờ suy giảm trừ khi trong tương lai con người có thể duy trì sự sống và sự phát triển nhờ những yếu tố khác

Thực đơn nào sau đây được sắp xếp hợp lí? *

Món nộm - món súp - món rán - món nấu - món tráng miệng

Món nộm - món lẩu - món súp - món tráng miệng

Món rán - món hấp - món lẩu - món nấu - món tráng miệng

Món lẩu - món nộm - món rán - món nấu - món tráng miệng

Nhà bếp là nơi dễ xảy ra tai nạn. Vì sao? *

Khối lượng công việc nhiều và dồn dập như: chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, bày dọn

Sử dụng nhiều đồ dùng điện

Sử dụng dao sắc nhọn

Sử dụng bếp gas

Chọn câu đúng: Khi bố trí các khu vực hoạt động trong nhà bếp cần lưu ý: *

Chiều cao bồn rửa phải thấp hơn người

Đặt bồn rửa ở cạnh tủ cất giữ thực phẩm và bếp đun

Đặt bồn rửa ở giữa tủ cất giữ thực phẩm và bếp đun

Bề mặt bồn rửa nên làm bằng tôn, gạch để dễ lau chùi

Khi sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng gỗ trong nhà bếp cần lưu ý gì? *

Luôn ngâm trong nước

Tránh hơ trên lửa

Không sử dụng nước rửa chén để rửa

Phải phơi ngoài nắng

Nghề nấu ăn có vai trò như thế nào? *

Phục vụ nhu cầu phát triển du lịch

Phục vụ nhu cầu ăn uống của con người, thể hiện nét văn hóa ẩm thực đặc thù của dân tộc và phục vụ nhu cầu phát triển du lịch.

Duy trì nét văn hóa ẩm thực

Phục vụ nhu cầu phát triển ăn uống

Xây dựng thực đơn thường ngày cần quan tâm đến những yếu tố nào? *

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn và đặc điểm của các thành viên trong gia đình.

Tuổi tác của các thành viên trong gia đình

Số thành viên trong gia đình

Sở thích của các thành viên trong gia đình

Biện pháp nào đảm bảo an toàn khi sử dụng lò vi sóng? *

Dùng giấy bạc gói thức ăn để nhanh nóng

Đậy nắp hộp đựng thức ăn cẩn thận khi cho vào lò vi sóng

Để gần các thiết bị dùng điện khác

Dùng các dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng cho lò vi sóng

Đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn để tránh tai nạn nguy hiểm nào? *

Bỏng nước sôi, bỏng do lửa

Đứt tay, trượt ngã

Đứt tay, bỏng, điện giật, cháy nổ bình gas….

Cháy nổ bình gas

Tủ chứa thức ăn, bếp và nơi dọn rửa trong nhà bếp dạng hai đường thẳng song song được sắp xếp như thế nào? *

Theo hình tam giác đều ( theo tưởng tượng)

Theo hình tam giác vuông ( theo tưởng tượng)

Theo hình tam giác ( theo tưởng tượng).

Theo hình tam giác cân ( theo tưởng tượng)

Thực đơn của bữa ăn thường ngày gồm các món ăn nào? *

Cơm, canh, mặn, xào

Canh, chiên, mặn

Cơm, luộc, mặn

Canh, xào, luộc

Tại sao nói phải cẩn thận khi sử dụng đồ dùng bằng nhôm, gang? *

Do dễ bị tróc lớp men

Do dễ vỡ

Do dễ nóng chảy

Do dễ rạn nứt, móp méo

Có mấy nguyên nhân gây tai nạn trong nấu ăn? *

Rất nhiều

1

2

3

Cách sử dụng và bảo quản đồ nhựa là cách nào trong các cách sau đây? *

Không để gần lửa, không nên dùng để đựng thức ăn đang nóng, sau khi sử dụng cần rửa sạch bằng nước rửa chén bát và phơi khô ráo.

Sau khi sử dụng cần rửa sạch bằng nước rửa chén bát và phơi khô ráo ngoài trời nắng

Không để gần lửa đang cháy to

Nên dùng để chứa thức ăn đang nóng

Những nguy cơ nào thường gặp khi đứng bếp? *

Đứt tay, trượt ngã

Rò rỉ khí gas, bỏng

Trượt ngã

Điện giật, đứt tay

Khi sử dụng đồ thủy tinh cần lưu ý gì? *

Cẩn thận do dễ vỡ, nên đun lửa nhỏ, không dùng thìa nhôm khi nấu thức ăn

Sử dụng cẩn thận do dễ vỡ

Nên đun nhỏ lớn

Không dùng thìa nhôm khi nấu thức ăn

Khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị cầm tay cần chú ý: *

Chu đáo, đúng cách

Cẩn thận, đúng cách

Đúng cách, cẩn thận

Cẩn thận, chu đáo, đúng cách

Nghề nấu ăn gồm có mấy đặc điểm? *

3

5

4

2

Món ăn đầu tiên trong thực đơn bữa liên hoan có người phục vụ là món ăn nào? *

Canh măng

Dưa hấu

Súp ngô

Cá chiên

Đâu là những đồ dùng cần thiết để thực hiện các công việc nhà bếp? *

Bàn sửa soạn thức ăn, ghế ngồi

Máy giặt, máy xay, chậu rửa

Chậu rửa, tủ cất giữ thực phẩm, bếp đun

Tủ lạnh, bàn để nồi thức ăn, ghế ngồi

Trong thực đơn bữa tiệc, liên hoan, hoa quả, caramen thuộc món nào? *

Khai vị

Món chính

Món ăn thêm

Món tráng miệng

 

0
4 tháng 4 2022

 Nếu sinh vật bị thiếu nước, các quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loại và có thể bị chết.Nếu cơ thể người bị thiếu nước sẽ có thể dẫn đến chết.

2.Để đáp ứng đủ nhu cầu về nước em nên:

Uống đầy đủ nước

Uống nhiều nước cần thiết cho các hoạt động khỏe mạnh trong cơ thể

Đáp án của em đây ạ ^^.

4 tháng 4 2022

 

   Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng: Canxi, Magie, Natri, Đồng, Flo. Tỷ lệ các chất khoáng này phụ thuộc vào nguồn nước và các nhà sản xuất. Nước cứng là nước có chứa 50mg canxi và 120mg magie/l, nước mềm là nước có chứa thấp hơn các chất khoáng trên nhưng lượng natri cao hơn 250mg/l. Tiêu thụ nước cứng có liên quan đến việc giảm các bệnh tim mạch. Nước mềm có chứa natri cao nên khi tiêu thụ nước mềm có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Vì nước là dung môi hòa tan nhiều chất khoáng, nó cũng là dung môi mang nhiều chất độc hại như chì, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp. Do vậy, việc theo dõi, giám sát chất lượng nước cung cấp cho cơ thể rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

     Nước có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người nếu hiểu biết về vai trò của nước và sử dụng nước một cách khoa học. 

     Uống đúng và đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn đỡ mệt mỏi, tinh thần minh mẫn, giảm táo bón, phòng sỏi tiết niệu, cải thiện lưu lượng máu, giữ ẩm cho da, giúp làn da mịn màng, giảm được thèm ăn dự phòng bệnh béo phì…