vẻ đẹp trong cách sống,trong tâm hồn và nhưng suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng Lẽ SaPa của nguyễn thành long.
GIÚP MK VS MK CẦN GẤP!CẢM ƠN NHÌU!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo :
Phẩm chất cao đẹp của anh thanh niên :
-Với công việc :say mê và có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp
-sôi nổi yêu đời ,vô tư cởi mở,chân thành với mợi người
-Sống ngăn nắp ,khoa học
-khao khát đọc sách ,học tập
-khiêm tốn ,lịch sử quan tâm đến người khác
- Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản là:
+ Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi...phơi phới.
+ Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.
- Tác dụng: Hình ảnh thiên nhiên hiện ra rõ nét hơn, trở nên sinh động, có hồn đồng thời thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn tác giả cùng những tình cảm trân trọng nét đẹp văn hóa người Việt
- Lí Bạch là có sự yêu mến, trân trọng, tự hào đối với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Trung Hoa.
- Tài thơ điêu luyện, tâm hồn và tính cách hào phóng, mạnh mẽ của nhà thơ.
Tham khảo
Tôi là một họa sĩ già, công việc đòi hỏi tôi phải đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người để lấy cảm hứng sáng tác. Nhưng, cái cuộc gặp gỡ đặc biệt hôm đó – ở Sa Pa – với một anh thanh niên trẻ tuổi làm công tác khí tượng, là cuộc gặp mà tôi nhớ mãi trong đời mình. Anh được gọi là người cô độc nhất thế gian, rất thèm người. Được nhìn thấy anh tôi cảm thấy xúc động mạnh. Sau khi tặng bó hoa cho cô gái trẻ, tôi được nghe anh thanh niên say sưa kể về công việc của mình. Đó là một công việc vất vả, thầm lặng nhưng rất ý nghĩa, phục vụ cho mọi người, cho kháng chiến. Cuộc nói chuyện ngắn ngủi của chúng tôi rồi cũng đến lúc kết thúc trong tiếc nuối. Tôi và cô kĩ sư trẻ vội chào tạm biệt anh thanh niên để đi xuống đồi. Trước khi trở lại xe, tôi không quên hứa với anh thanh niên rằng chắc chắn tôi sẽ trở lại – trở lại để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật mà tôi vừa mới ấp ủ.- Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của "người đồng mình" được thể hiện qua các câu thơ:
+ "Người đồng mình yêu lắm con ơi"
+ "Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn/ ... Nghe con."
Những vẻ đẹp ấy cho thấy ý chí, nghị lực sống của "người đồng mình", bao gồm cả người cha trong tác phẩm: biết thích nghi với hoàn cảnh, tìm cách khắc phục khó khăn, tự hào về quê hương, con người xứ sở.
Tham khảo
Chân dung nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua cảm nhận, suy nghĩ của các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư.
– Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua lời giới thiệu ban đầu của bác lái xe: “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Qua lời kể của bác, ta biết được những nét sơ lược về công việc của anh thanh niên và việc “thèm” được gặp người của anh.
– Nhân vật anh thanh niên còn được hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của ông hoạ sĩ: nhà hoạ sĩ già xúc động mạnh khi lần đầu nhìn thấy anh thanh niên; ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa; hoạ sĩ cảm giác mình bối rối; căn nhà anh thanh niên được miêu tả qua cái nhìn của ông hoạ sĩ; ông thấy ngòi bút của mình bất lực khi vẽ chân dung anh thanh niên; sau khi ghi lại mấy nét gương mặt anh thanh niên, người hoạ sĩ thấy nhọc quá,...
- Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua sự cảm nhận của cô kĩ sư nông nghiệp trẻ. Cô gái cảm động và bị cuốn hút trước lời nói của anh thanh niên.
=> Hình ảnh nhân vật anh thanh niên đã hiện lên qua cái nhìn của nhiều nhân vật khác. Vì thế, vẻ đẹp của nhân vật càng thêm trong sáng, lấp lánh, nhưng vẫn gợi cảm giác chân thực.
Theo em, những cây cau đặc biệt ở chỗ nó mọc thẳng tắp, cao vút thẳng lên bầu trời. Sự ngay thẳng, vươn cao của cây cau đã khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,...”
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long kể về nhân vật chính với tình cảm yêu mến và khâm phục. Đó là anh thanh niên một mình làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của anh tiêu biểu cho cách sống, cách suy nghĩ của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn dân tộc ta vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Qua hình ảnh người thanh niên một mình làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những con người lao động mới đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc.
Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Một họa sĩ già trước khi nghỉ hưu đã đi thực tế vùng cao. Tình cờ, ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ người Hà Nội lên nhận công tác tại Lai Châu. Qua hai ngày, họ đã làm quen với nhau. Khi đến Sa Pa, bác tài cho xe nghỉ để lấy nước, nhân tiện giới thiệu với họa sĩ và cô gái nhân vật đặc biệt trên đoạn đường này để họa sĩ vẽ chân dung.
Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Ba người gặp nhau trong một thời gian ngắn ngủi, giữa khung cảnh núi non hùng vĩ và tĩnh lặng của Sa Pa. Chỉ tiếp xúc trong ba mươi phút nhưng bước đầu họ đã hiểu nhau và hai người khách đã nhận biết được từ anh thanh niên bao điều bổ ích. Tính cách của nhân vật này được tác giả miêu tả qua cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa anh và hai người khách lạ: họa sĩ già và cô kĩ sư nông nghiệp.
Anh thanh niên trông coi trạm khí tượng được giới thiệu qua lời kể của bác lái xe. Bác lái xe gọi anh là người cô độc nhất thế gian vì anh sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Bạn bè của anh toàn là những vật vô tri : máy đo gió, đo nắng, đo mây, đo nhiệt độ… Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn yêu đời, vẫn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Anh biết làm chủ, biết sắp xếp, lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Thỉnh thoảng, anh xuống đường tìm gặp bác lái xe cùng hành khách để trò chuyện và giúp đỡ họ cho vơi bớt nỗi cô đơn.
Thái độ nồng nhiệt, hiếu khách của anh đã gây được thiện cảm đối với mọi người ngay từ lúc đầu. Anh biếu bác lái xe gói củ tam thất để mang về cho người vợ mới ốm dậy. Anh mừng rỡ đón quyển sách bác mua hộ. Niềm vui được gặp gỡ dào dạt trong lòng anh, bộc lộ qua nét mặt và từng cử chỉ.
Bác lái xe giới thiệu với anh những người khách mới: “Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp”. Anh vui vẻ mời hai người lên nhà chơi. Anh trồng một vườn hoa trước nhà để làm đẹp cho cuộc sống của mình và bằng chính những bông hoa xinh tươi, anh bày tỏ lòng hiếu khách. Khi khách đến, anh ra vườn cắt một bó hoa, rất tự nhiên trao cho cô gái mới quen. Trò chuyện với khách, anh đã nói lên những suy nghĩ chân thành của mình.
Người thanh niên ấy không những đáng yêu ở cách sống mà còn đáng yêu vì những điều anh suy nghĩ và cảm nhận. Ban đầu, lúc mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh đã nghĩ ra kế lăn khúc cây chặn đường xe đi để được gặp người, được nói chuyện trong giây lát.
Nhưng đến bây giờ, khi bày tỏ quan niệm thế nào là người cô độc, anh lập luận thật sắc sảo: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Anh tâm sự với cô kĩ sư trẻ: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà!”.
Anh giải thích về nỗi nhớ người của mình bằng những lời nói mộc mạc, chân thành: “Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?… Bác lái xe đi về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không phải giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác chẳng “thèm” người là gì?”.
Thực ra, anh thanh niên không phải là loại người đặc biệt, không biết nhớ người, nhớ nhà, mà là anh cố nén nỗi nhớ da diết ấy để hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp một phần sức lực nhỏ bé với quê hương, đất nước và để xứng đáng với người cha đang đối đầu với giặc Mĩ xâm lược trong chiến trường miền Nam.
Tuy công việc của anh khó khăn, vất vả và rất quan trọng nhưng anh vẫn cảm thấy nó nhỏ bé, bình thường so với công việc của người khác. Chúng ta hãy lắng nghe anh kể về công việc âm thầm của mình: “Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác… Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…”
Anh kể về lần nhờ phát hiện ra một đám mây khô mà anh đã góp phần cùng không quân ta hạ được máy bay phản lực của Mĩ. Anh sung sướng nói với ông họa sĩ rằng: “Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”.
Người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy cũng rất khiêm tốn. Anh ngượng ngùng khi thấy ông họa sĩ già phác thảo chân dung của mình vào cuốn sổ tay. Anh giới thiệu cho ông những người đáng để vẽ hơn mình: Ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn vất vả để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân toàn miền Bắc. Anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm suốt mười một năm chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập một bản đồ sét: “Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm… Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm”.
Sở dĩ anh có cách suy nghĩ và hành động như thế là vì anh yêu mến, tự hào về mảnh đất quê hương: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
Yêu con người, yêu cuộc sống, quê hương, đam mê công việc… tình cảm ấy đã trở thành sức mạnh, thành điểm tựa để anh thanh niên trông coi trạm khí tượng hăng say làm việc và học tập.
Nhân vật anh thanh niên trên trạm khí tượng Yên Sơn chỉ là một trong muôn vạn người trẻ tuổi đang cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà văn Nguyễn Thành Long dường như đã dồn tình cảm vào ngòi bút để xây dựng nên một hình tượng văn học vừa cụ thể, vừa khái quát, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc
Bài làm
Khi nói đến cái lặng im và lặng lẽ của Sa Pa thì người ta sẽ nghĩ ngay đến việc nghỉ ngơi. Nhưng Nguyễn Thành Long lại cho ta biết về những con người đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho đất nước, để rồi ông viết nên Lặng lẽ Sa Pa. Anh thanh niên trong truyện ngắn này là người tiêu biểu, đại diện cho lớp người lao động thầm lặng ấy.
Anh không xuất hiện từ đầu tác phẩm, không trực tiếp nhận xét về bản thân mình. Nguyễn Thành Long đã cho anh thanh niên – nhân vật chính của tác phẩm – tự bộc lộ vẻ đẹp của mình. Qua lời giới thiệu của bác lái xe: anh sống cô độc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét, làm công tác khí tượng kiêm vật ụ địa cầu, sống giữa rừng xanh, mây trắng, bốn bề chỉ toàn là cỏ cây. Dường như người đọc không thể hình dung một cách cụ thể con người của anh. Nhưng khi anh xuất hiện, ông họa sĩ sau khi nghe lời giới thiệu thì bỗng như đứng sững sờ, xúc động khi thấy “người con trai bé nhỏ, nét mặt rạng ngời”. Anh thanh niên quả là một người đầy bản lĩnh, có như thế thì mới dám sống và làm việc ở một nơi thiếu bóng người như thế.
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp đã đưa người đọc đến gần hơn tâm hồn và tính cách của anh thanh niên. Hàng ngày, anh thanh niên làm việc với đủ loại máy đo mưa, máy nhập quang kí đo ánh sáng mặt trời, cái máy đo gió và cái máy đo chấn động của vỏ trái đất. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng và báo về “nhà” bằng máy bộ đàm. Công việc ấy cần phải chính xác và đúng giờ.
Anh còn bảo: “Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Công việc tuy vất vả nhưng anh thanh niên đã vượt qua tất cả và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cuộc sống của anh hòa vào cuộc sống của mọi người. Anh rất vui và tự hào khi mình đã góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta bắn hạ máy bay của Mĩ. Những công việc tưởng chừng như đơn giản và thầm lặng ấy của anh đã góp phần rất lớn trong việc đự báo thời tiết để sản xuất. Nhờ hăng say trong công việc, anh không thấy cô đơn khi làm việc một mình ở vùng cao hẻo lánh và cảm thấy vui khi hoàn thành tốt công việc của mình.
Anh còn là một người hiếu khách: rót nước mời ông họa sĩ và cô kĩ sư, cắt hoa tặng cô gái và tặng một làn trứng cho bác lái xe, ông họa sĩ và cô gái trẻ. Những món quà ấy tuy không đáng là bao nhưng thấm đượm tình nghĩa, giàu lòng hiếu khách. Anh thanh niên không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, quan tâm đến người khác, anh còn có một lối sống ngăn nắp, mẫu mực. Bác họa sĩ lấy làm ngạc nhiên khi bước vào nhà của anh. Trước khi đến đây, bác đã tưởng tượng ra một căn nhà chưa kịp quét, một tấm chăn chưa kịp gấp nhưng hiện ra trước mắt bác lại là một căn nhà ba gian sạch sẽ, tất cả mọi thứ được để ngăn nắp. Anh hái hoa tặng khách. Hoa anh trồng đang khoe sắc. Nào hoa đơn, thược dược, và các loại rau. Điều đó đã làm những vị khách mới này bất ngờ. Ngoài những công việc này anh còn nghiên cứu sách báo. Anh có thể dùng số tiền mua sách vở cho việc sắm sửa các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhưng anh mừng quýnh lên với những cuốn sách anh nhờ bác lái xe mua hộ. Và anh không hề cảm thấy cô đơn vì đã có sách làm bầu bạn. Anh nói với cô kĩ sư trẻ: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Bởi vậy, anh không cảm thấy cô đơn khi sống một mình ở vùng cao hẻo lánh.
Anh khiêm tốn khi thấy ông họa sĩ vẽ mình, anh thấy mình chưa xứng đáng để được vẽ nên anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ một số người khác thích hợp hơn mình. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, luôn tìm cách thụ phấn cho su hào để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Không chỉ giới thiệu ông kĩ sư, anh còn cho ta biết về anh cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu riêng bản đồ sét cho nước ta. Anh luôn nghĩ cho mọi người. Chính vì thế nên ông họa sĩ phải thốt lên: “Chao ôi, bắt gặp được một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác”.
Dù được nhìn qua suy nghĩ của ông họa sĩ, cô kĩ sư nhưng chúng ta cũng hình dung được những nét đẹp đáng quí ở anh thánh niên. Anh có một cuộc sống thật đáng sống và một tâm hồn phong phú. Anh luôn tạo ra cái đẹp ở quanh mình, dù đó là vùng cao xa xôi. Anh thanh niên là một hình tượng điển hình cho chúng ta học tập. Qua câu chuyện, Nguyễn Thành Long muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết sống vì mọi người và sống hữu ích cho cuộc đời. Hãy làm những thanh niên tình nguyện, những cán bộ tình nguyện công tác ở vùng cao, đem tài năng của mình để phục vụ đất nước. Đây là vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống.