K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dễ mà, đệ học tốt nhé :

Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

15 tháng 12 2017

Bằng Dean cảm ơn nhưng tôi ko phải là đệ của bạn và bạn đã trả lời ko đúng trọng tâm của câu hỏi.Xem lại nhé!!

10 tháng 12 2021

link tham khảo:

https://pnrtscr.com/kprkc7

19 tháng 11 2018

- Khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị đánh nước ta, theo lệnh vua Trần, cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu.

    - Khi giặc tấn công, cả ba lần nhân dân đều thực hiện "vườn không nhà trống" để làm cho địch gặp nhiều khó khăn và bị động.

    - Ý chí quyết tâm đánh giặc thể hiện rất cao tại Hội nghị Diên Hồng, các bậc phụ lão đều quyết tâm "đánh", quân sĩ đều khắc vào tay hai chữ "Sát Thát".

    - Vua tôi nhà Trần quyết tâm đánh giặc:vua trực tiếp chỉ huy, cận thần cương quyết đánh giặc, Trần Thủ Độ nói :" Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo", Trần Hưng Đạo nói :"Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng".

    - Quân dân một lòng bố trí trận địa cọc ngầm để mai phục địch trên sông Bạch Đằng.

14 tháng 5 2021

Tham Khảo !

Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Biểu hiện:

- Ngay khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.

- Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh của triều đình thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”, cất giấu lương thảo, của cải. Quân giặc lâm vào cảnh thiếu thốn lương thực, phải cho quân lính đi cướp thóc gạo, hoa màu của dân, nhưng nhân dân các làng, xã đã chống trả quyết liệt làm tiêu hao sinh lực địch.

- Ý chí quyết tâm đánh giặc được thể hiện Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng, Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ).

- Toàn quân, toàn dân đều phối hợp với nhau dựng trận địa trên sông Bạch Đằng trong khoảng thời gian ngắn.

 

14 tháng 5 2021

Tham khảo:

Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Biểu hiện:

- Ngay khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.

- Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh của triều đình thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”, cất giấu lương thảo, của cải. Quân giặc lâm vào cảnh thiếu thốn lương thực, phải cho quân lính đi cướp thóc gạo, hoa màu của dân, nhưng nhân dân các làng, xã đã chống trả quyết liệt làm tiêu hao sinh lực địch.

- Ý chí quyết tâm đánh giặc được thể hiện Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng, Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ).

- Toàn quân, toàn dân đều phối hợp với nhau dựng trận địa trên sông Bạch Đằng trong khoảng thời gian ngắn.

4 tháng 12 2017

1.Nhân dân sắm sửa vũ khí, thành lập các đội dân binh ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sáng đánh giặc

Nhân dân Thăng Long theo lệnh triều đình, Thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống"

Đánh trản giặc

4 tháng 12 2017

3. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên đã để lại bài học quý giá vô cùng quý giá đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc

16 tháng 2 2022

Refer

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. ... Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh vào tháng 12-1226. => Nhà Trần thành lập.

Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Biểu hiện:

- Ngay khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.

- Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh của triều đình thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”, cất giấu lương thảo, của cải. Quân giặc lâm vào cảnh thiếu thốn lương thực, phải cho quân lính đi cướp thóc gạo, hoa màu của dân, nhưng nhân dân các làng, xã đã chống trả quyết liệt làm tiêu hao sinh lực địch.

- Ý chí quyết tâm đánh giặc được thể hiện Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng, Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ).

- Toàn quân, toàn dân đều phối hợp với nhau dựng trận địa trên sông Bạch Đằng trong khoảng thời gian ngắn.

18 tháng 5 2016

Một số dẫn chứng để thấy tằng các tầng lớp nhân dân thời nhà Trần đều tham gia kháng chiến chống quân Mông - Nguyên:

- Nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện '' Vườn không nhà trống ''

- Hội nghị Bình Than gồm các vương hầu quan lại

- Hội nghị Diên Hồng của các bô lão

- Các đội dân binh miền núi

Chúc bạn học tốthaha

19 tháng 5 2016

Khi ngeh tin quân Mông Cổ chuẩn bị đánh nước ta, theo lệnh vua Trần cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc. Cả 3 lần nhân dân ta đều thực hiện " Vườn không nhà trống' để làm cho địch gặp nhiều khó khăn và bị động.

- Ý chí quyết tâm đánh giặc thể hiện rất cao ở Hội nghị Diên Hồng => Các bậc phụ lão đề hô quyết tâm "đánh"; quân sĩ khắc vào tay hai chữ "sát thát".

- Vua tôi nhà Trần đều hăng hái đánh giặc. Vua trực tiếp chỉ huy, cận thần cương quyết đánh giặc. Trần Thủ Độ nói : 'Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"; Trần Quốc Tuấn nói : " Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước tiên hãy chém đầu thần rồi hãy hàng".

- Quân dân một lòng bố trí trận địa cọc ngầm để mai phục địch trên sông Bạch Đằng.

8 tháng 1 2022

Tham khảo

Nguyên nhân :

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần. - Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lượcchiến thuật đúng đắn, sáng tạo. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

 

8 tháng 1 2022

help me :((khocroi

 

24 tháng 11 2021

Câu 6: Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên là:

A. Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc.

B. Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần và tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.

C. Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của nhà Trần.

D. Cả A,B,C đều sai.

E. Cả A, B,C đều đúng.

24 tháng 11 2021

B. Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần và tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.

7 tháng 12 2021

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần

25 tháng 12 2021

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.



 

25 tháng 12 2021

Câu 1: * Nguyên nhân chống Tống thắng lợi:

  • - Do ý chí độc lập tự chủ của đoàn thể nhân dân Đại Việt
  • - Do sức mạng đoàn kết to lớn của dân tộc
  • - Do biết kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.
  • - Do công lao và tài năng của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt trong việc sử dụng lối đánh rất độc đáo.

* Ý nghĩa lịch sử:

  • - Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược Tống bảo vệ vũng chắc nền độc lập của tổ quốc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người.
  • - Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt. Chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc lưu mãi muôn đời.
  • - Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.                                                                           
  • Câu 2:
    *Nguyên nhân thắng lợi:
    - Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần .
    - Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo.
    - Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”.
    *Ý nghĩa lịch sử:
    - Đập tan tham vọng xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
    - Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
    - Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.
  • Câu 3:
    Trần Hưng Đạo (1232 - 1300) là danh tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời ông còn là một nhà nghiên cứu quân sự với các bộ binh pháp Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền. Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.
    Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, Nguyên quán: Phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định)]. Ông còn có hiệu là Hưng Đạo Vương .
    Ông vốn có tài quân sự, lại là tông thất nhà Trần, do đó trong cả ba lần quân Nguyên Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng ra trận. Đặc biệt trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước.
    Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ ba thành công, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập phủ đệ và quân doanh làm phòng tuyến chiến lược giữ mặt đông-bắc của Đại Việt. Ông còn cho trồng các loại cây thuốc để chữa bệnh cho binh sĩ và nhân dân trong vùng.
    Mùa thu tháng 8, ngày 20 năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (tức ngày 11-10-1300 , Hưng Đạo Vương mất. Theo lời dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ.
    Sau khi ông mất, triều đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Nhân dân Đại Việt vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Người dân Đại Việt kính trọng vinh danh Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi.
  • Câu 4
    Diễn biến:
    - Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta
    - Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.
    -Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của địch cũng bị chết gần hết.
    - Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân thừa thắng quân ta truy kích diệt địch, quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
    Kết quả:
    - Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
    Ý nghĩa:
    - Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
  •  Câu 4
    Diễn biến:
    - Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta
    - Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.
    -Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của địch cũng bị chết gần hết.
    - Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân thừa thắng quân ta truy kích diệt địch, quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
    Kết quả:
    - Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
    Ý nghĩa:
    - Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.