lập dàn ý và viết 1 bài văn ngắn khoảng 200 chữ về câu hỏi của nhà thơ tố "hữu ôi sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có nhiều băn khoăn về lẽ sống. Nhà thơ Tố Hữu trong những năm tháng tuổi trẻ đã từng cất lên tiếng thơ đầy trăn trở:
“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”
(Một khúc ca - Tố Hữu)
Tuổi trẻ hôm nay nghĩ gì về câu hỏi ấy và sẽ trả lời nó như thế nào?
“Sống đẹp” là khao khát đầy lí tưởng của nhiều bạn trẻ. Chúng ta mơ ước đến sự sống được xã hội thừa nhận và tôn vinh. Vậy thế nào là “sống đẹp”?
Đó là một câu hỏi lớn và thật khó để trả lời cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu từng tâm niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, “Con người muốn sống con ơi - Phải yêu đồng chí yêu người anh em”,... Các Mác từng khẳng định rằng, đối với con người “Hạnh phúc là đấu tranh”,... Vậy đâu là bản chất cùa lối sống “đẹp”?
Năm tháng dẫu qua đi, cuộc đời hôm nay dầu đổi khác nhưng những quan niệm mang tính khái quát về sự sống, về cách “sống đẹp” vẫn còn đó nhắc nhở chúng ta hướng đến cuộc sống dám ước mơ, biết vươn lên, sống cống hiến, sống hoà nhập để trở thành người có ích đối với cộng đồng.
Cuộc sống riêng của mỗi người đều có những khó khăn và gian khổ. Một cô bé mồ côi sống với người bà già cả, phải tự lao động kiếm sống nuôi thân. Một thanh niên bị liệt đôi tay phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình, người thân. Một cậu bé sống trong sự giàu sang, sung sướng cùa gia đình nhưng thiếu vắng đi tình yêu thương, sự quan tâm săn sóc của cha mẹ. Hay thậm chí có những bạn trẻ đang sống trong những gia đình bình thường, có một cuộc sống bình thường, việc học tập cũng bình thường,... Cuộc đời những con người ấy có thể đã bị những gian khổ, bế tắc, cám dỗ hay sự tầm thường dìm xuống, cuốn đi. Cô bé tội nghiệp kia có thể suốt đời lam lũ với miếng cơm manh áo nuôi thân. Người thanh niên có thể suô't đời sống bám vào người khác. Cậu bé đáng thương có thể đã bị sự vô trách nhiệm của cha mẹ và sự dư thừa của tiền bạc cuốn vào những tệ nạn. Và hầu hết những bạn trẻ chúng ta có thể bị sự bình thường của cuộc sống cuốn đi những năm tháng tuổi trẻ. Nhưng điều gì đã làm cho cuộc sống tưởng như đầy sắc màu đơn điệu của họ trở lên tươi tắn đẹp đẽ? Không cam chịu với hiện thực phũ phàng, họ đã biết ước mơ và dám mơ ước. Đó là điều vô cùng kì diệu của sự sống, sống đẹp là gì nếu không phải là cuộc sống dám ước mơ, dám ngẩng cao đầu hướng đến những điều kì diệu sẽ xảy ra?
Sống đẹp, đó còn là lối sống biết cống hiến, biết hoà nhập với cộng đồng. Sẽ thật ích kỉ nếu “chỉ nhận riêng mình” mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chia sẻ để nhận về nhiều hơn những điều mình có là bản chất của cuộc đời này và đó là chất kết dính con người thành một cộng đồng vững mạnh. Những giọt máu nóng hổi cho đi có thể cứu lấy sự sống cho ít nhất một người. Một bàn tay tình nguyện vươn đến vùng cao có thể mang đến hạnh phúc cho rất nhiều người. Gần gũi hơn, trong cuộc sống hàng ngày, một lời động viên, an ủi bạn bè, hàng xóm có thể mang đến những động lực để họ vượt qua gian khó; một ánh mắt sẻ chia, một bàn tay nắm lấy có thể giúp người bạn trong phút sa ngã vượt qua cám dỗ, mặc cảm. Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ luôn đợi chờ sự góp sức, chung tay của mỗi chúng ta.
Các Mác từng nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Điều đó mang rất nhiều ý nghĩa, sống không đơn giản là âm thầm bước đi theo con đường mình đã chọn. Sống cũng không chỉ là trồng cây, ươm trái trên con đường ấy. Sống đẹp còn là biết dẹp đi những chướng ngại, những chông gai trên con đường nhiều thác ghềnh, cám dỗ. Đó là biết đấu tranh với cái xấu, cái ác ở đời để góp phần làm trong lành sự sống. “Hạnh phúc là đấu tranh" - hạnh phúc là được chiến đấu cho lí tưởng, cho ước mơ của bản thân; cho sự an lành của những người ta yêu quý; cho cuộc sống tươi đẹp của toàn xã hội. Phải là những người bản lĩnh, biết yêu thương và cũng biết căm thù dám tránh được thói a dua ở đời và hơn thế là đấu tranh để loại bỏ những điều sai trái quanh mình. Hãy nhìn thế giới quanh bạn. Đã bao giờ bạn lên tiếng để một người hạ điếu thuốc lá xuống? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước vấn đề bạo lực học đường? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước hành vi cóp bài của một người bạn cùng lớp?,... Chỉ cần tỏ thái độ không đồng tình, chỉ cần lên tiếng để ngăn cản những việc làm đi ngược lại lợi ích của cộng đồng là bạn đã thể hiện bản lĩnh sống, khẳng định lối sống “đẹp” của bản thân mình.
Bồi hồi trước ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có bao dự định và ước vọng trong tương lai. Với sức trẻ, với tiềm năng tri thức chúng ta khát khao được góp phần vào sự phát triển chung cùa xã hội. Vậy thì nếu bạn, nếu tôi cùng chung mơ ước ấy, tại sao chúng ta không cùng nhau chung tay để “sống đẹp”?
a. Mở bài: Trong “Một khúc ca”, Tố Hữu viết “¤i sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” – câu thơ k hiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
b. Thân bài
- Giải thích thế nào là sống đẹp? “Sống đẹp” là gì? Có nhiều cách lý giải nhưng tựu trung lại: “sống đẹp” là cách sống đạt chuẩn mực cao của xã hội, được mọi người ngưỡng mộ.
- Phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp:
+ Biểu hiện của “sống đẹp” khá phong phú. Trước hết, “sống đẹp” phải gắn với lý tưởng cao đẹp. Lý tưởng có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh lịch sử những cái cốt lõi của nó là phải vì dân vì nước. lý tưởng là ngọn đèn soi đường giúp con người có mục đích sống đúng đắn.
+ Người “sống đẹp” phải là người có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, biết yêu thương những người thân yêu trong gia đình, rộng hơn là yêu nhân dân, đất nước. Biết cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh éo le, bất hạnh.
+ Không thể “sống đẹp” nếu không có một bộ óc hiểu biết cùng một cơ thể khỏe mạnh. Kiến thức và sức khỏe cũng là một điều kiện cần thiết để con người có thể đạt tới chuẩn mực của “sống đẹp”.
+ “Sống đẹp” phải gắn với những hành động đúng đắn, tích cực vì hành động là biểu hiện cụ thể nhất, dễ thấy nhất của “sống đẹp”. Lý tưởng mà xa rời hành động thì lý tưởng sẽ trở nên vô nghĩa.
- Giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống, trong văn học.
Có nhiều tấm gương “sống đẹp”. Trong lịch sử dân tộc, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân như: Hai Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh … Trong xã hội hiện tại của chúng ta cũng có biết bao nhiêu tấm gương sống đẹp: anh thanh niên Trần Hữu Ân một mình nuôi hai bà mẹ bị ung thư, cô bé Lê Thanh Thúy (công dân tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007) trong những ngày cuối cùng chiến đấu với bệnh ung thư vẫn tổ chức những hoạt động từ thiện cho bệnh nhi ở bệnh viện ung bướu.
- “Sống đẹp” còn đồng nghĩa với việc con người cần phải biết đấu tranh với cái ác, cái xấu, với lối sống “không đẹp” như: trộm cướp, hút chích, ma túy … tồn tại nhan nhản trong xã hội. Phải biết đấu tranh với thói quen nói tục, chửi thề, bệnh thành tích, sự thiếu trung thực trong học tập và thi cử của học sinh, sinh viên.
- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.
- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.
àTóm lại, “sống đẹp” là cách sống mà mọi người nên hướng tới. Để “sống đẹp”, học sinh cần phải nổ lực học tập, rèn luyện, phải nuôi dưỡng trong tâm hồn những t×nh cảm cao đẹp cũng như biết đấu tranh với cái ác, cái xấu tồn tại xung quanh mình.
c. Kết luận
- Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp.
- Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân
Tham khảo ạ !!
Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng để sống nhất là đối với tuổi trẻ của chúng ta, lứa tuổi người ta cho là đẹp nhất thì ước mơ và lý tưởng lại bộc lộ rõ nét, có lúc lại đan xen với nhau, có lúc lại là một cuộc đấu tranh dằn vặt. Ai cũng biết, tuổi trẻ bao giờ cũng vươn tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích? Tiền đề tươi sáng? Thế nào là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp?
“Sống đẹp” không phải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, nhưng phương châm trên giấy, sách vở … mà đó là những việc làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Ðịnh nghĩa về “Sống đẹp” sẽ có rất nhiều cách khác nhau; Đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Có thể hiểu “Sống đẹp” là sống có ích, là sống có lý tưởng, có bản lĩnh vững vàng, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, trong sáng. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người nên cố gắng hoàn thành tốt công việc mình đang làm cũng là sống đẹp
Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ “Sống đẹp” là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề này trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ, khó thực hiện; mà trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nếu như trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc, tính mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân là rất qúy giá, nhưng tất cả đều được tình nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là lẽ sống của mộ t con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Họ đã có niềm tin tuyệt đối vào độc lập tự do, có lý tưởng cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vô tư dâng hiến tuổi trẻ và cuộc đời cho đất nước. Niềm tin và lý tưởng ấy được bồi đắp và khích lệ mạnh mẽ bởi sự hy sinh lớn lao và nhân cách cao cả của bộ máy lãnh đạo mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như vậy. Ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình,
khi chiến tranh đã lùi xa, phần lớn mọi sự so sánh giữa thời chiến tranh với thời hiện tại đều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất nước. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và khát vọng của bản thân. Nếu như những ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng ấy được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và khơi dậy sẽ biến nó thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước và sẽ là những đoá hoa thơm có ích giữa cuộc đời như lời Bác đã khẳng định khi tham dự Đại hội Đoàn lần thứ III năm 1961 “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”.
“Sống đẹp” là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ xã hội, gia đình … Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo … tất cả những việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa. Chúng ta thật sự cảm động khi bắt gặp rất nhiều
Cuộc sống của con người thật đa dạng và mỗi người đều có một quan điểm riêng của mình về cuộc sống. Có người chỉ biết sống cho riêng mình, cho hiện tại mà chẳng cần biết đến kẻ khác, chẳng biết ngày mai sẽ ra sao. Nhưng cũng có rất nhiều người luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống làm thế nào để có một cuộc sống đẹp theo đúng ý nghĩa của nó.
Cuộc sống của con người thật đa dạng và mỗi người đều có một quan điểm riêng của mình về cuộc sống. Có người chỉ biết sống cho riêng mình, cho hiện tại mà chẳng cần biết đến kẻ khác, chẳng biết ngày mai sẽ ra sao. Nhưng cũng có rất nhiều người luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống làm thế nào để có một cuộc sống đẹp theo đúng ý nghĩa của nó. Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Một khúc ca xuân cũng đã từng bâng khuâng: “Ôi sống đẹp đẹp là thế nào hỡi bạn”.
“Sống đẹp” là cách sống không phải chỉ biết sống cho riêng mình, sống theo lối sống cá nhân, ích kỉ, đi ngược lại đạo lí làm người… mà “sống đẹp” là một cách sống biết hi sinh, vị tha, biết đấu tranh cho hạnh phúc của người khác, tức là phải luôn luôn sống theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
“Sống đẹp ” còn là cách sống luôn hướng về một mục đích, một lí tưởng cao đẹp, luôn gắn bó cuộc đời mình với đất nước với nhân dân. Cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một minh chứng hùng hồn cho cách sống đẹp. Vì thiết tha với đất nước, với nhân dân nên cả cuộc đời Bác phải trải qua biết bao nhiêu hi sinh, gian khổ để đấu tranh cho nền độc lập, tự do của đất nước, cho hạnh phúc của nhân dân: “Chỉ biết quên mình cho hết thảy – Như dòng sông chảy nặng phù sa" như nhà thơ Tố Hữu đã nói.
Người có cách sống đẹp là người có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, có ước mơ trong sáng, có niềm tin và nghị lực vượt qua bao sóng gió của cuộc đời để vươn đến một tương lai tươi sáng. Qua bao kì thi tuyển sinh vào Đại học ta đã thấy có nhiều học sinh con nhà nghèo thiếu sách vở, thiếu thời gian vì còn phải làm việc để phụ giúp gia đình nhưng nhờ có tinh thần hiếu học, luôn nỗ lực trong cuộc sống và học tập nên đã trở thành thủ khoa trong những kì thi tuyển sinh đại học ấy.
“Sống đẹp” sẽ đem lại cho chúng ta một cuộc sống thật vô cùng ý nghĩa. “Sống đẹp" sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trong sáng, thanh cao hơn, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, đẩy lùi cái xấu, phát huy cái tốt, làm cho người gần người hơn, đời sống tinh thần ngày càng phong phú văn minh hơn.
Người học sinh sống đẹp là phải biết chăm chỉ học tập, có đạo đức tót, hiếu thảo với cha mẹ, lễ phép với thầy cô, thân ái, hòa nhã với bạn bè, biết nghe theo những lời hay, lẽ phải mà cha mẹ và thầy cô thường dạy bảo. Hơn nữa một người học sinh sống đẹp là người học sinh ấy phải trung thực trong học tập, không quay cóp trong khi làm bài, không xả rác trong lớp học và nơi công cộng, phải biết yêu thương, trân trọng, giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, phải biết bênh vực và đấu tranh cho lẽ phải, không tham gia vào các vụ bạo lực học đường.
Hơn nữa, khi chúng ta sống đẹp, được mọi người thương yêu, trân trọng thì khi chúng ta gặp rủi ro, hoạn nạn, chúng ta sẽ được mọi người cứu giúp, cưu mang, đùm bọc để chúng ta vượt qua những rủi ro hoạn nạn ấy.
Tóm lại, “Sống đẹp” là biểu hiện cách sống của một con người có văn hóa. Sống đẹp: làm cho nhân cách của chúng la ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần làm cho cuộc sống xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Muốn sống đẹp chúng ta phải luôn đấu tranh với cái ác, cái xấu, tư tưởng cá nhân ích kỉ, tầm thường, nhỏ hẹp; phát huy cái tốt, cái thiện và phải biết trân trọng cái đẹp.
TK
Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.
Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.
refer
Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.
tham khảo :
1.MỞ BÀI:
-Giới thiệu vài nết về tác giả Tố Hữu:
+TH(1920-2002)
+Tên khai sinh là Nguyến Kim Thành ,quê ở làng Phù Lai,xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế
+Ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời và cách mạng
+TH được nhà nc trao tặng giải thưởng Hồ chí minh về văn học và nghệ thuật năm 1996
-Giới thiệu bài thơ Khi con tu hú:
+hoàn cảnh sáng tác:khi TH bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ(Huế)
+cảm nhận chung về tác phẩm
2.THÂN BÀI
-Bài thơ được viết theo thể lục bát với phương thức biểu đạt là miêu tả và biểu cảm. Trong đoạn thơ tác giả đã chỉ ra những cảm nhận về mùa hè qua từng giác quan để từ đó thể hiện khao khát vượt ra khỏi phòng giam để cảm nhận được không gian mùa HÈ
_luận điểm 1:bức tranh mùa hè:
+Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, đầy màu sắc rực rỡ hài hòa với những âm thanh sống động. Tác giả đã vẽ lên được bức tranh mùa hè thật sống động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng có sức gợi hình, gợi cảm :(trích 6 câu thơ đầu)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”
“Khi con tu hú”.
+Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống – mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài
+Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân… Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu
-luận điểm 2: tâm trạng của người tù cách mạng:
+Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ – chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi, có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn bao giờ hết, và mất tự do.
Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do. Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tiûnh của lí trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.
Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.
3.KẾT BÀI
-khái quát chung về TH và bài thơ khi con tu hú;Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
-chứng minh ý kiến cho rằng Sáu câu thơ đầu của bài Khi Con Tú Hú thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống.
Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”
Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông lúa chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...
Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu:
“Đây từng ô mạ xanh mơn mởn
(...)
Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi!”
Giờ đây lại hiện về trong trạng thái căng đầy nhất, viên mãn nhất, lúa ngả vàng, ngả sang màu niềm vui, là màu vàng rực rỡ của mùa hè, của mồ hôi kết tinh thành hạt thóc.
Với một tâm hồn lãng mạn tinh tế, Tố Hữu đã cảm nhận sự thay đổi của màu nắng với nhiều góc độ: từ ánh nắng của “đôi ánh lạt ban chiều” (Tâm tư trong tù), ánh nắng yếu ớt dễ bóp nghẹt bởi bóng tối tới một “ánh nắng đào” giữa mùa hè, lấp đi dấu ấn của “vườn râm”. Câu thơ là một không gian thoải mái với sắc hồng kì lạ. Đó là thứ ánh sáng êm dịu, hiền hậu, vỗ về cho con người trước những mất mát, đau khổ trong cuộc đời. Có lẽ từ chính sự gặp gỡ tuyệt diệu của chàng thanh niên trẻ tuổi:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
đã khiến cho ánh nắng mùa hè có sự thay đổi tinh tế đến vậy. Và sự xuất hiện của bầu trời trong vắt như mặt nước yên bình nâng tầm bay cho các cánh diều đã đẩy tầm nhìn, tầm nhận thức của nhà thơ lên đến độ sâu nhất, xa nhất, cao nhất:
“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ - chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi, có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn bao giờ hết, và mất tự do.
Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. Bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do.
Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tỉnh của lý trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.
Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.
“Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
I. Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề: lựa chọn lối sống là vấn đề khó khăn đối với nhiều bạn trẻ.- Giải thích mục đích, ý nghĩa câu thơ: là sự băn khoăn, trăn trở về một lẽ sống đẹp, đó là câu hỏi của nhiều người không riêng gì nhà thơ Tố Hữu.
II. Thân bài
1. Sống đẹp là như thế nào ?
- Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.
- Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa
- Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.
- Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
2. Ý nghĩa của việc sống đẹp
- Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn.
- Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác.
- Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa.3. Bàn luận, mở rộng
- Bên cạnh những người có lối sống đẹp lại có những người sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn, ...
- Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, nó thể hiện ở những hành động nhỏ nhất trong suốt đời người.
4. Liên hệ bản thân
- Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực.
- Luôn mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh.
- Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Cần tỉnh táo để tránh xa lối sống ăn chơi, xa đọa
III. Kết bài
- “Khi bạn ra đời, bạn khóc, mọi người cười” nhưng hãy sống sao để “khi chết đi mọi người khóc còn bạn cười”.
Bạn tham khảo nhé:
Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề
+ Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.
+ Gián tiếp: lựa chọn lối sông là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với bạn trẻ.
+ Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kì, trục lợi.
- Nêu vấn đề: vấn đề sông đẹp mà cầu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực
2. Thân bài
A. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.
- Câu thơ của Tô' Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sông đẹp trong cuộc sống mỗi con người.
- Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người tư khi xã hội xuất hiện Hiển văn minh, văn hóa.
- Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sông có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, người khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến
- Bị nguời khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sông với tâm hồn, tình cám nhân cách, suy nghĩ khát vọng chinh đáng, cao đẹp.
- Câu thơ của Tô' Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định con người cần rèn luyện cách sống đẹp.
B. Biểu hiện của lối sống đẹp
- Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp:
+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.
+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.
+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.
- Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:
+ Sống hiếu nghĩa với người thân.
+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.
+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí. nghị lực.
+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.
- Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:
+ Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.
+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.
+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.
- Sống phải hành động lương thiện, tích cực:
+ Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.
+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.
C. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.
- Thói ích ki, vụ lợi không lứiừng làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,
- Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.
- Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội.
- Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn ... dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.
- Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.
- Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.
- Xác định mạc đích sông rõ ràng.
- Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp
+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người.
+ Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.
Đoạn văn:
Trong cuộc sống, mỗi người đều có một thái độ sống và phong cách sống riêng của chính mình. Thật vậy, theo em, phong cách sống đẹp chính là thái độ sống có mục tiêu, có ước mơ và luôn nỗ lực để theo đuổi ước mơ và mục tiêu sống của chính bản thân mình. Đã bao giờ bạn tự hỏi "Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có ước mơ?". Không có ước mơ, con người chắc chắn sẽ sống một cuộc sống vô định, vô nghĩa. Không có ước mơ thì đồng nghĩa với việc chúng ta chẳng có con đường để đi cho riêng mình, ta sẽ mãi mãi phó mặc cuộc sống của mình cho số phận và điều gì đến thì đến. Vậy nên, không có ước mơ thì ta sẽ mãi phụ thuộc và sống vô nghĩa biết nhường nào. Vì vậy, sống đẹp chính là việc từng ngày được sống, ta luôn nỗ lực phấn đấu theo đuổi ước mơ và mục tiêu của mình đến cùng bằng tất cả những sự nỗ lực và kiên trì. Nỗ lực là khi con người dồn 100% sức lực, tâm trí cho công việc mà mình muốn làm, con đường mà mình muốn đi. Nỗ lực là khi ta vận dụng tất cả những tiềm năng và yếu tố, năng lực, kỹ năng mình có bằng mọi cách khác nhau để đạt được thứ mà mình mong muốn. Kiên trì là khi con người có sức bền bỉ với công việc mà mình đang làm, gặp khó khăn thì không nản mà tìm cách vượt qua bằng các cách khác nhau để đạt được điều mà mình muốn thì thôi. Kiên trì và nỗ lực cũng chính là thông điệp trong câu nói "Có công mài sắt có ngày nên kim": nếu như con người chịu khó, nỗ lực làm việc, phấn đấu và hoàn thiện bản thân không ngừng nghỉ thì sẽ đạt được thành quả tương xứng.Người biết nỗ lực là người biết tìm tòi và khám phá ra những yếu tố và tiềm lực mà mình có để vận dụng vào công việc mình đang làm. Hơn nữa, người nỗ lực cũng là người không từ bỏ 1 cơ hội nào để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho công việc mình đang làm, không ngừng thử thách bản thân và tìm đủ mọi cách để đạt được thành công. Chính nhờ sự nỗ lực phi thường ấy mà đã có biết bao con người thành công trên cuộc sống. Trên cả thành công, đó là một thái độ sống đẹp hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, thái độ sống đẹp mà ai cũng cần phải có đó là sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ và kiên trì đến cùng vì mục tiêu của bản thân.