K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2017



Yêu nước, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của đất nước vốn là một truyền thống quí báu của dân tộc ta. Điều đó đã được ghi lại qua nhiều bài thơ trữ tình trung đại Việt nam mà tiêu biểu hơn cả là bài thơ: “ Sông núi nước Nam”- Bài thơ từng được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Đọc bài thơ em vô cùng khâm phục và tự hào về ý chí quyết tâm bảo về chủ quyền đất nước của dân tộc ta trước sự xâm lược của kẻ thù
Đọc hai câu thơ đầu, em hết sức tự hào vì lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc được cất lên thật dõng dạc, đanh thép :
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Dịch thơ:
“ Sông núi nước Nam , vua Nam ở
Vằng vặc sách trời , chia xứ sở ”
Câu thơ bảy chữ với ý thơ rành mạch, rắn rỏi khẳng định một hiện thực không thể phủ nhận: Nước Nam là của vua Nam. Câu thơ vang lên hào sảng giúp em cảm nhận được niềm tự hào của ông cha ta khi khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Trước đây trong tư tưởng của bọn cầm quyền phương Bắc chỉ có “Bắc đế” mới là vua nước lớn còn người phương Nam thuộc nước chư hầu nên chỉ được xưng “vương”. Từ“đế” sử dụng thật hay và giàu ý nghĩa đã đập tan tư tưởng ngạo mạn của bọn cầm quyền phương Bắc,thể hiện thái độ tự tin, bình đẳng, ngang hàng của nước Nam, vua Nam với vua phương Bắc. Đó cũng là cách bày tỏ lòng tự hào, tự tôn dân tộc và ý chí tự cường của nước Nam ta.. Vua nước Nam ta có vị thế uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Quốc. Câu thơ này đã làm em nhớ lại một đoạn trong bài :“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi :
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Nước sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam đã khác”
Em thật xúc động biết bao trước niềm tự hào dân tộc ấy của ông cha ta. Câu thơ với lập luận vững chắc đã nêu cao chân lí lớn lao, thiêng liêng nhất “đất Nam của người Nam”, đây là một sự thật không gì thay đổi được. Sự khẳng định chân lý ấy càng thêm mạnh mẽ và thuyết phục ở câu thơ sau:
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Dịch thơ: “Vằng vặc sách trời chia xứ sở”
Từ buổi lập quốc, sự phân định ranh giới núi sông rất cụ thể, rõ ràng, không thể phủ định. Bờ cõi, đất đai được hình thành từ cả một quá trình khai phá, xây dựng lâu dài của một dân tộc.. Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam và Trung Quốc, Trời là quyền lực tối thượng, linh thiêng đã sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại “sách trời” – nghĩa là không ai được phép đi ngược lại điều ấy. Câu thơ sử dụng bốn thanh trắc, trong đó có ba thanh trắc đứng liền nhau ( định, phận, tại) tạo cho câu thơ âm điệu rắn rỏi, hùng hồn, dứt khoát nhằm khẳng định dứt khoát, kiên quyết về chủ quyền của đất nước. Lời thơ đã khơi dậy trong em niềm tự hào vì nước ta tuy nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước bọn giặc phương Bắc lớn mạnh.
Bên cạnh đó em cũng vô cùng xúc động và tự hào trước ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền được thể hiện trong hai câu cuối của bài thơ:
“ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Dịch thơ: Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.”
Nếu như ở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở”
Thì hai câu thơ cuối lại là lời cảnh báo đanh thép đối với kẻ thù nếu chúng xâm phạm chủ quyền đất nước. Cách gọi giặc Tống xâm lược là “ nghịch lỗ”, “ nhữ đẳng”thể hiện thái độ khinh bỉ, căm ghét tột cùng trước hành động phi nghĩa, dám làm trái đạo lí của bọn chúng. Câu hỏi tu từ: “ Như hà…” như một lời chất vấn, tố cáo vạch bộ mặt xấu xa, hành động bạo ngược, liều lĩnh của chúng. Kết thúc bài thơ là lời khẳng định về sự thất bại tất yếu của giặc. Câu thơ rắn rỏi, dõng dạc, chắc nịch đã khẳng định đanh thép giặc sẽ phải tự chuốc lấy thất bại một cách nhục nhã đồng thời còn thể hiện ý chí, sự quyết tâm sắt đá bảo về chủ quyền đất nước của nhân dân ta. Đọc đến đây, lòng em không khỏi rưng rưng xúc động.. Thật là một khí phách kiên cường! Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào mặt kẻ xâm lược. Vừa là lời tố cáo hành động ngang ngược, tham tàn của chúng vừa bộc lộ ý chí, tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt.Chính điều này đã tạo nên niềm tin, sự phấn khích cho quân và dân ta làm nên chiến thắng ở phòng tuyến sông Như Nguyệt chống quân Tống ngày nào.. Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước của ông cha ta trong hoàn cảnh lịch sử ấy.
Càng tự hào xúc động về nội dung bài thơ bao nhiêu em càng yêu thích nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ bấy nhiêu. Bài thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, kết hợp hài hòa giữa biểu ý và biểu cảm. Tình cảm được nén kín vào bên trong ý tưởng . Những nét nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp người đọc sống lại khí phách hào hùng của dân tộc ta trong thời đại Lí Trần, đồng thời khơi gợi tình yêu, lòng tự hào dân tộc ở mỗi con người.
Bài thơ “Sông núi nước Nam” đã khép song âm vang hào khí chiến đấu của cha ông vẫn còn vang vọng đến ngày hôm nay. Càng đọc bài thơ em càng xúc động trước tình yêu đất nước, ý thức tự cường, lòng tự hào dân tộc của ông cha ta. Em sẽ kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông, quyết tâm học tập thật giỏi để góp phần bảo vệ, xây dựng nước nhà.

5 tháng 11 2021

Thảo khảo:

Nước Việt Nam ta với hơn 4000 ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao cớ sự đổi thay, thế hệ ông cha ta hết lớp này đến lớp khác đều ra sức gây dựng Tổ quốc, bảo vệ quê hương, không ngừng khẳng định chủ quyền của dân tộc, của đất nước bằng cách đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sự anh dũng, kiên cường ấy đã nhiều lần đi vào văn chương, trở thành những tác phẩm bất hủ có giá trị muôn đời. Nền văn học trung đại nổi tiếng với nhiều các thể loại thơ ca, trong đó ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi bật và mang vẻ hào khí dân tộc sâu đậm, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ấy là Nam quốc sơn hà. Với số câu và số chữ hạn chế, thế nhưng bài thơ vẫn truyền tải được đầy đủ tấm lòng yêu nước và sự hùng tráng của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, đồng thời còn là lời khẳng định chủ quyền đất nước một cách mạnh mẽ và sâu sắc.

Nam quốc sơn hà ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt, bởi ông là người đã đọc cho quân sĩ nghe và lan truyền nó trong khắp quân đội Đại Việt, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn đề này. Ngoài ra còn có một số lời tương truyền rằng bài thơ này được thần linh truyền lại cho Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1077, nên người ta còn cung kính gọi nó là bài thơ “Thần”. Gọi là “thần” không chỉ bởi xuất phát từ nguồn gốc mà nó cò nằm ở sức mạnh vực dậy sĩ khí, nâng cao sức mạnh chiến đấu trong quân đội như một khúc ca hùng tráng về lòng yêu nước và hào khí dân tộc trong chống giặc ngoại xâm.

Bài thơ có cả thảy 4 câu, 27 chữ, mỗi câu lại truyền tải một nội dung khác nhau mà xâu kết lại thì thành một bản tuyên ngôn khá đầy đủ về mặt nội dung, ý nghĩa.

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Ở câu thơ thứ nhất “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, dịch thơ là “Sông núi nước nam vua nam ở” có thể xem là rất sát so với nghĩa gốc. Tác giả lấy “sông núi” để biểu trưng cho các thành phần cơ bản của đất nước về phương diện địa lý, sau đó lại bổ sung thêm từ “nước Nam” ý chỉ nước Đại Việt ta hoàn toàn là một quốc gia tách biệt, có lãnh thổ riêng, phân biệt hoàn toàn với cường quốc phương Bắc. Ý thơ này cũng được Nguyễn Trãi phát triển đầy đủ trong Bình Ngô đại cáo rằng “Núi sông bờ cõi đã chia/Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Mục đích chính của tác giả ấy là khẳng định vị thế ngang bằng, không phụ thuộc, bác bỏ thái độ coi thường của quốc gia phương Bắc, khi xem nước ta chỉ là một nước chư hầu nhỏ bé, lệ thuộc, hàng năm phải tiến cống, đồng thời chịu sự chà đạp xâm lược. Tiếp đến hai từ “vua Nam”, chúng ta không chỉ hiểu vua Nam là một người mà nên hiểu theo nghĩa rộng, vua ở đây là người đại diện cho cả một đất nước, một dân tộc, “vua Nam” cũng tức là chỉ dân tộc Đại Việt ta. Cả câu thơ nhằm khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. 

Câu thơ thứ 2 “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, chính là lý lẽ bổ sung và nhấn mạnh cho việc phân định rạch ròi ranh giới lãnh thổ trong ý thơ đầu. Tác giả khéo léo vận dụng niềm tin của con người thuở xưa vào các yếu tố thần linh, đặc biệt là yếu tố “thiên ý” để khẳng định chủ quyền dân tộc một cách mạnh mẽ và dõng dạc. Ranh giới Nam, Bắc đã “tiệt nhiên” được phân định một cách vô cùng rõ ràng trong “thiên thư”, tức là sách trời, đó là điều không phải con người có thể quyết định được. Điều ấy cũng kéo theo một ý thơ khác ấy là phàm là kẻ muốn phá vỡ ranh giới đã được trời định sẵn ấy thì đều là kẻ làm trái với “thiên ý”, là trái với luân thường đạo lý ở đời. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và chắc chắn rằng sẽ không có kết quả tốt đẹp. Không chỉ vậy cách nói này của tác giả còn có tác dụng nâng cao giá trị, độ tin cậy cho chân lý về chủ quyền lãnh thổ, gây được tiếng vang lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong toàn quân, toàn dân. 

Sau khi đưa ra vấn đề và khẳng định chủ quyền dân tộc và đất nước một cách hào hùng, trang trọng, tác giả đi vào đề cập đến thực trạng của đất nước, đồng thời lên án một cách gay gắt và mạnh mẽ quân xâm lược trong câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”. Dịch nghĩa thì đây là một câu hỏi tu từ “Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?”, thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù. Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều” thế nhưng hành động thì không khác nào một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, tàn ác, ỷ đông hiếp yếu đã thành thói quen nghìn năm không đổi. Với giọng thơ đanh thép, đầy phẫn nộ tác giả không chỉ nhằm mục đích lên án hành vi bẩn thỉu của kẻ thù mà còn gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc. Bên cạnh đó câu thơ chính là ý “chuyển” dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể. Đây được coi là việc làm vì dân trừ hại, là việc nghĩa, danh chính ngôn thuận, thuận theo “thiên ý” để đòi lại công bằng, khiến cho những kẻ làm trái đạo trời phải nhận lấy quả đắng một cách không khoan nhượng. 

Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” - “Chúng mày nhất định phải tan vỡ” là lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược đi ngược lại với “thiên ý” thì chắc chắn không bao giờ có kết cục tốt đẹp, thay vào đó là kết quả phải chịu “thủ bại hư”, đó đã là quy luật tất yếu không thể làm trái. Quan trọng hơn cả là câu thơ còn là niềm tin của nhân dân Đại Việt vào việc “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, niềm tin vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần. Không chỉ vậy câu thơ còn thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù. 

Nam quốc sơn hà thực sự là một bài thơ “thần” khi có sức lay động mạnh mẽ, ca ngợi tinh thần yêu nước và cổ vũ tinh thần kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đồng thời thể hiện được hào khí quân dân trong công cuộc bảo vệ đất nước, giữ gìn biên cương, là lòng tự hào sâu sắc, niềm kiêu hãnh bất tận của nhân dân nước Nam, tuy sông núi có nhỏ, thế người có yếu thế nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục mà luôn ngẩng cao đầu sánh ngang với cường quốc phương Bắc ở mọi phương diện. Điều đó thể hiện ý chí quật cường, tầm vóc to lớn của nhân dân Đại Việt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hàng ngàn đời nay.

5 tháng 11 2021

Tham khảo

Dàn Ý Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
 1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà.
 

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm:

- Ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt.
- Được gọi là bài thơ “thần”.

b. Câu thơ đầu: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”:

- “Sông núi”: Chỉ đất nước theo không gian địa lý.
- “Nước nam”: Phân biệt rạch ròi với nước Tống ở phương Bắc.
- “Vua Nam”: Đại diện cho cả dân tộc, đất nước Đại Việt.
=> Khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. 

b. Câu thơ thứ 2: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”:

 

- Khẳng định mạnh mẽ ranh giới tổ quốc dựa vào lý luận “thiên ý”, do trời định không thể dối lừa hay thay đổi.
- Ngụ ý kẻ nào làm trái đạo trời thì đều là bất nhân, đi ngược lại “thiên ý”.

c. Câu thơ thứ 3: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”:

- Thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù.
- Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều”.
- Gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc.
-  Dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể.

d. Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”:

- Lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược
- Niềm tin của nhân dân Đại Việt vào chính nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần.
=> Thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù. 
 

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung.

30 tháng 10 2018

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

2 tháng 11 2018

cảm nhận chung 2 bài cùng 1 đoạn văn hay là riêng từng bài bn

2 tháng 11 2018

cùng 1 đoạn văn

22 tháng 10 2016

Bài 1: Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm.Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.

Bài 2:

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.Câu thơ còn thể hiện thái độ không khoan nhượng, không nhún nhường trước những hành động bạo tàn đó, thể hiện được chí khí,bản lĩnh của một người dân yêu nước. Không chỉ giận dữ trước hành động của lũ giặc, Lí Thường Kiệt còn lên tiếng cảnh báo trước hậu quả của lũ giặc sẽ phải nhận lấy khi xâm lược Việt Nam “chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời” đó chính là kết cục đầy ê chề, thê thảm của lũ cướp nước. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được niềm tin bất diệt của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn ấy.Như vậy, bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.


 

k cho mk đi please

Nước Việt Nam ta với hơn 4000 ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao cớ sự đổi thay, thế hệ ông cha ta hết lớp này đến lớp khác đều ra sức gây dựng Tổ quốc, bảo vệ quê hương, không ngừng khẳng định chủ quyền của dân tộc, của đất nước bằng cách đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sự anh dũng, kiên cường ấy đã nhiều lần đi vào văn chương, trở thành những tác phẩm bất hủ có giá trị muôn đời. Nền văn học trung đại nổi tiếng với nhiều các thể loại thơ ca, trong đó ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi bật và mang vẻ hào khí dân tộc sâu đậm, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ấy là Nam quốc sơn hà. Với số câu và số chữ hạn chế, thế nhưng bài thơ vẫn truyền tải được đầy đủ tấm lòng yêu nước và sự hùng tráng của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, đồng thời còn là lời khẳng định chủ quyền đất nước một cách mạnh mẽ và sâu sắc.

Nam quốc sơn hà ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt, bởi ông là người đã đọc cho quân sĩ nghe và lan truyền nó trong khắp quân đội Đại Việt, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn đề này. Ngoài ra còn có một số lời tương truyền rằng bài thơ này được thần linh truyền lại cho Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1077, nên người ta còn cung kính gọi nó là bài thơ “Thần”. Gọi là “thần” không chỉ bởi xuất phát từ nguồn gốc mà nó cò nằm ở sức mạnh vực dậy sĩ khí, nâng cao sức mạnh chiến đấu trong quân đội như một khúc ca hùng tráng về lòng yêu nước và hào khí dân tộc trong chống giặc ngoại xâm.

Bài thơ có cả thảy 4 câu, 27 chữ, mỗi câu lại truyền tải một nội dung khác nhau mà xâu kết lại thì thành một bản tuyên ngôn khá đầy đủ về mặt nội dung, ý nghĩa.

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Ở câu thơ thứ nhất “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, dịch thơ là “Sông núi nước nam vua nam ở” có thể xem là rất sát so với nghĩa gốc. Tác giả lấy “sông núi” để biểu trưng cho các thành phần cơ bản của đất nước về phương diện địa lý, sau đó lại bổ sung thêm từ “nước Nam” ý chỉ nước Đại Việt ta hoàn toàn là một quốc gia tách biệt, có lãnh thổ riêng, phân biệt hoàn toàn với cường quốc phương Bắc. Ý thơ này cũng được Nguyễn Trãi phát triển đầy đủ trong Bình Ngô đại cáo rằng “Núi sông bờ cõi đã chia/Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Mục đích chính của tác giả ấy là khẳng định vị thế ngang bằng, không phụ thuộc, bác bỏ thái độ coi thường của quốc gia phương Bắc, khi xem nước ta chỉ là một nước chư hầu nhỏ bé, lệ thuộc, hàng năm phải tiến cống, đồng thời chịu sự chà đạp xâm lược. Tiếp đến hai từ “vua Nam”, chúng ta không chỉ hiểu vua Nam là một người mà nên hiểu theo nghĩa rộng, vua ở đây là người đại diện cho cả một đất nước, một dân tộc, “vua Nam” cũng tức là chỉ dân tộc Đại Việt ta. Cả câu thơ nhằm khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. 

Câu thơ thứ 2 “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, chính là lý lẽ bổ sung và nhấn mạnh cho việc phân định rạch ròi ranh giới lãnh thổ trong ý thơ đầu. Tác giả khéo léo vận dụng niềm tin của con người thuở xưa vào các yếu tố thần linh, đặc biệt là yếu tố “thiên ý” để khẳng định chủ quyền dân tộc một cách mạnh mẽ và dõng dạc. Ranh giới Nam, Bắc đã “tiệt nhiên” được phân định một cách vô cùng rõ ràng trong “thiên thư”, tức là sách trời, đó là điều không phải con người có thể quyết định được. Điều ấy cũng kéo theo một ý thơ khác ấy là phàm là kẻ muốn phá vỡ ranh giới đã được trời định sẵn ấy thì đều là kẻ làm trái với “thiên ý”, là trái với luân thường đạo lý ở đời. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và chắc chắn rằng sẽ không có kết quả tốt đẹp. Không chỉ vậy cách nói này của tác giả còn có tác dụng nâng cao giá trị, độ tin cậy cho chân lý về chủ quyền lãnh thổ, gây được tiếng vang lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong toàn quân, toàn dân. 

Sau khi đưa ra vấn đề và khẳng định chủ quyền dân tộc và đất nước một cách hào hùng, trang trọng, tác giả đi vào đề cập đến thực trạng của đất nước, đồng thời lên án một cách gay gắt và mạnh mẽ quân xâm lược trong câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”. Dịch nghĩa thì đây là một câu hỏi tu từ “Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?”, thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù. Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều” thế nhưng hành động thì không khác nào một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, tàn ác, ỷ đông hiếp yếu đã thành thói quen nghìn năm không đổi. Với giọng thơ đanh thép, đầy phẫn nộ tác giả không chỉ nhằm mục đích lên án hành vi bẩn thỉu của kẻ thù mà còn gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc. Bên cạnh đó câu thơ chính là ý “chuyển” dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể. Đây được coi là việc làm vì dân trừ hại, là việc nghĩa, danh chính ngôn thuận, thuận theo “thiên ý” để đòi lại công bằng, khiến cho những kẻ làm trái đạo trời phải nhận lấy quả đắng một cách không khoan nhượng. 

Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” - “Chúng mày nhất định phải tan vỡ” là lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược đi ngược lại với “thiên ý” thì chắc chắn không bao giờ có kết cục tốt đẹp, thay vào đó là kết quả phải chịu “thủ bại hư”, đó đã là quy luật tất yếu không thể làm trái. Quan trọng hơn cả là câu thơ còn là niềm tin của nhân dân Đại Việt vào việc “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, niềm tin vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần. Không chỉ vậy câu thơ còn thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù. 

Nam quốc sơn hà thực sự là một bài thơ “thần” khi có sức lay động mạnh mẽ, ca ngợi tinh thần yêu nước và cổ vũ tinh thần kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đồng thời thể hiện được hào khí quân dân trong công cuộc bảo vệ đất nước, giữ gìn biên cương, là lòng tự hào sâu sắc, niềm kiêu hãnh bất tận của nhân dân nước Nam, tuy sông núi có nhỏ, thế người có yếu thế nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục mà luôn ngẩng cao đầu sánh ngang với cường quốc phương Bắc ở mọi phương diện. Điều đó thể hiện ý chí quật cường, tầm vóc to lớn của nhân dân Đại Việt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hàng ngàn đời nay.

tham khảo nhé!

"Sông núi nước Nam"- Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

HT

2 tháng 10 2019

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...


 

2 tháng 10 2019

"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

6 tháng 11 2021

Một số tài liệu cho rằng “Nam quốc sơn hà” là tác phẩm của Lý Thường Kiệt viết ra để khích lệ tinh thần quân sĩ Đại Việt trong cuộc chiến chống lại quân Tống lần ha

 

6 tháng 11 2021

Tham khảo!

Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất kể như sau: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.