Cho các từ sau: bụng, ngọn, mũi
Hãy tìm các nghĩa của từ đó và đặt câu.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bụng : bộ phận của cơ thể người , động vật , chứa bộ máy tiêu hóa...
Đặt câu : Từ sáng đến giờ , nó chưa có một hạt cơm nào vào bụng.
Ngọn : phần chót cao nhất của cây
Đặt câu : Nó đang trèo lên ngọn cây
Mũi : phần nhô cao ở giữa mặt người , động vật là cơ quan để thở và ngửi
Đặt câu : Cô ấy bị ngạt mũi.
- Bụng :bộ phận cơ thể người hoặc động vật, chứa ruột, dạ dày, v.v.
- Ngọn : phần trên cùng của cây, là phần cao nhất và có hình nón, đối lập với gốc
- Mũi : bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi
Đặt câu :
- Mấy ngày nay , anh ta chưa có hột cơm nào vào bụng.
- Anh ta trèo lên tận ngọn cây .
- Cô ấy bị ngạt mũi
Mùa xuân đang đến. ( NG)
Cô ấy tên là Xuân ( NC )
Người nước ngoài có mũi rất cao ( NG )
Mũi thuyền nhọn hoắt ( NC )
Đôi tay ( NG )
tay xe máy ( NC )
đôi chân ( NG)
chân chống ( NC )
con đường ( NG )
hạt đường ( NC )
Màu xanh ( NG )
xanh xao ( NC )
cái tai ( NG)
tai bèo ( NC )
Đôi mắt ( NG )
mắt na ( NC )
Từ đồng nghĩa hoàn toàn là: quả - trái, bắp - ngô, vô - vào, thơm - khóm, kệ - giá, dương cầm - piano, máy thu thanh - radio, gan dạ - can đảm, nhà thơ - thi sĩ,...
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: hi sinh - mất mạng, sắp chết - lâm chung, vợ - phu nhân,...
Ví dụ:
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
1. Bạn Nam có một trái táo
Bạn Hương có một quả lê
2. Tôi có thể chơi đàn dương cầm
Bạn Hoa có thể chơi đàn piano
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
1. Anh ấy đã bị mất mạng trong 1 vụ tai nạn giao thông
Đã có rất nhiều chiến sĩ hi sinh để bảo vệ độc lập tổ quốc
2. Bác Nam và vợ của bác đều đang làm việc trên cánh đồng
Thủ tướng Trần Đại Quang và phu nhân đang về thăm quê hương
P/S: Bạn tick nhé! :)
Bài 1:
- Nghĩa của từ sắc là: màu sắc của một vật nào đó.
+ Từ “sắc” trong câu a và câu d là hai từ nhiều nghĩa.
+ Từ “sắc” trong câu a và câu d so với từ “sắc” trong câu b và câu c là từ đồng âm.
Bài 2:
- Từ “ bụng” trong các cụm từ: Bụng no ; đau bụng ; ăn no chắc bụng ; bụng đói ; bụng đói đầu gối phải bò ; - bụng mang dạ chữa là “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.
Từ bụng trong các trường hợp này là nghĩa gốc.
- Từ “ bụng” trong các cụm từ: mừng thầm trong bụng ; suy bụng ta ra bụng người; xấu bụng ; miệng nam mô, bụng bồ dao găm; ; mở cờ trong bụng ; bụng bảo dạ ; sống để bụng, chết mang đi ; có gì nói ngay không để bụng; là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”
Từ bụng trong các trường hợp này là nghĩa chuyển
- Từ “ bụng” trong cụm từ “ thắt lưng buộc bụng” biểu tượng về hoàn cảnh sống. Đây là nghĩa chuyển.
- Từ “ bụng” trong cụm từ “một bồ chữ trong bụng” biểu tượng về tài năng, trình độ. Đây là nghĩa chuyển.
Bài 3:
Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc,các nghĩa chuyển kết hợp với nghĩa gốc tạo nên nhiều từ
2) Mũi thuyền và mũi Cà Mau là nghĩa chuyển được hình thành trên nghĩa gốc là từ mũi mang nghĩ là bộ phận trên cơ thể con người
Từ nhìn ,nhòm,ngó ,liếc,dòm,...
Bà ấy đã nhìn cái cây đó 2 ngày nay rồi.
Sơn liếc mắt nhìn Tùng đầy nghi hoặc.
Cậu dòm cái gì đấy ,hồng ,..?
Sao cậu cứ đứng ngó ngược ,ngó xuôi vậy?
mong, ngóng, trông mong, trông chờ,..
Cô ấy mong anh ấy trở về.
Bà ấy cứ ngóng con trai mình .
Cô ấy trông mong một ngày nào đó anh ấy sẽ trở lại
Anh ấy trông chờ vợ của mình sớm đi làm về.
- Đẹp: đẹp đẽ, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ,...
VD : Khung cảnh thiên nhiên Hương Sơn núi sông mĩ lệ, đồng ruộng xinh tươi.
- To lớn: to đùng, to tưởng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ, hùng vị...
VD : Em thấy trong Thảo cầm viên bi có ba con voi to kềnh và mấy chú hà mã to đùng.
- Học tập: học, học hành, học hỏi,...
VD : Trong quá trình học tập, chúng ta nên học hỏi những điều hay lẽ phải của thầy, của bạn.
- Bụng :bộ phận cơ thể người hoặc động vật, chứa ruột, dạ dày, v.v.
- Ngọn : phần trên cùng của cây, là phần cao nhất và có hình nón, đối lập với gốc
- Mũi : bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi
Đặt câu :
- Mấy ngày nay , anh ta chưa có hột cơm nào vào bụng.
- Anh ta trèo lên tận ngọn cây .
- Cô ấy bị ngạt mũi
- Mũi :
+ Nghĩa gốc: Phần nhô cao theo trục dọc của mặt, giữa trán và môi trên, trong đó có phần phía trước của hai lỗ vừa để thở, vừa là bộ phận của cơ quan khứu giác. Ví dụ: mũi lõ, mũi tẹt, sổ mũi, khịt mũi,…
+ Các trường hợp chuyển nghĩa thường gặp: Phần nhọn hoặc nhọn và sắc ở đầu một vật (mũi kim, mũi kéo, mũi dao). Phần đất nhọn nhô ra biển, sông (mũi Cà Mau, mũi đất). Hướng triển khai lực lượng, phần lực lượng quân đội tiến lên trước (cánh quân chia thành ba mũi, mũi quân thọc sâu vào lòng địch).(…)
- Bụng : Từ bụng được nói đến với hai ý nghĩa: chỉ
“bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột và dạ dày”(1);
“biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”(2)
Nhưng từ bụng còn có thể được nói đến với ý nghĩa: chỉ bộ phận phình to ở giữa của một số sự vật(3).
- Ăn cho ấm bụng thuộc nghĩa (1);
Anh ấy tốt bụng thuộc nghĩa (2);
Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc thuộc nghĩa (3).