phân tích cái hay , cái đẹp trong 2 câu sau
''nguoi ngam trang soi ngoai cua so
trang nhom khe cua ngam nha tho
(1942-1943)
trong nay co su dung nhan hoc va doi lap nhe lam gium minh nhe
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''
+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.
''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.
Tham khảo:
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình của kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà chỉ đưa nhẹ nhàng làm đung đưa những cành trúc rậm rạp la đà sát mặt đất. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng vói gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió.
Gió đưa cành trúc la đà
Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.
Mùa thu câu cá - Bài thơ nổi tiếng tả cảnh sắc mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Khuyến cũng có gió nhẹ làm mặt ao lăn tăn, chiếc lá thì khẽ đưa vèo. Còn Đỗ Phủ thì “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc”. Đó chính là những tín hiệu mùa thu.
Nếu như ta chỉ cảm nhận bằng thị giác là chính sau những cành trúc la đà mặt đất thì câu thơ thứ hai lại là động là âm thanh.
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Đây là thủ pháp quen thuộc lấy xa tả gần, lấy động tả tĩnh. Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Trong làn sương khói, ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:
Mịt mù khói toả ngàn sương
Khói toả mịt mù được đảo lại mịt mù khói toả. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cuộc sống yên bình tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Đây là hình ảnh trung tâm mặt gương Tây Hồ, một tứ thơ toả sáng làm cho cả bài bừng lên:
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Bài thơ tả cảnh dẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.
Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.
Tham khảo:
Trong nền văn học dân gian Việt Nam, các tác phẩm ca dao dân ca là một trong những thể loại độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Đã từ bao đời nay ca dao dân ca luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của nhân dân lao động, thể hiện rõ nét những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, đời sống lao động của nhân dân. Và đặc biệt hơn cả, dù chỉ là những câu hát, câu nói truyền miệng nhưng nó lại mang theo mình những giá trị nhân văn, đạo đức sâu sắc, góp phần giáo dục, răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Đặc biệt khi là nói về tình cảm gia đình có rất nhiều bài ca dao hay, ví như một bài ca dao nói về ơn nghĩa cha mẹ:
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"
Với thể lục bát quen thuộc bài ca dao trên mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ trẻ, người mẹ thủ thỉ với đứa con những lời thật ngọt ngào, đó chính là câu ca dao xưa thật là xưa, là lời cha ông bao đời truyền lại. Mẹ nhẹ nhàng ru con vào giấc ngủ, cũng nâng bước chân con chập chững vào đời bằng những bài học đạo đức thật sâu sắc và ý nghĩa. Thứ đầu tiên mẹ dạy con chẳng phải là những vần ê, a mà là đạo lý làm người, nghe thật kỳ lạ phải không, thế nhưng ai bảo con không hiểu, con vốn đã học từ trong bụng mẹ rồi ấy.
Trong lời mẹ hát, con biết được rằng cha yêu thương con cũng chẳng kém gì mẹ, "Công cha như núi ngất trời", mẹ sinh con ra, cha ngày vất vả cực nhọc lao động để nuôi con khôn lớn, một đời dài như vậy cha dành phân nửa cho con, tình cảm ấy dẫu có là núi cao cũng chưa hẳn sánh bằng. Cũng như cha, mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày, sinh con ra trong khó nhọc, chăm bẵm con từng ngày, có lẽ trên đời này chẳng còn một ai thương con hơn mẹ nữa. Sự hy sinh, tấm lòng cao cả của mẹ chắc phải lấy "nước ngoài biển Đông" mới có thể đong đếm hết được. "Cù lao chín chữ" tức là nói về công lao của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái thành người, vất vả khốn khổ nhiều bề nhiều bận. Người ta ví trồng người cũng như trồng cây vậy, nhưng nếu như trồng một cái cây chỉ cần chú ý "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", thì nuôi con còn vất vả cực nhọc hơn gấp bội, bởi đó là một quá trình dài đằng đẵng có khi là đi hết cả cuộc đời, lòng cha mẹ vẫn không thôi bận tâm về con cái. Nếu để liệt kê "cù lao chín chữ", thì nuôi con bắt đầu bằng chữ sinh, sau là chữ cúc, nghĩa là dạy con tập đi, tập đứng, rồi phủ, vuốt ve, làm cho con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lại súc là cho con bú nguồn sữa ngọt ngào, cho con ăn những thứ tốt nhất. Sau đó là trưởng, nuôi lớn con, rồi lại dục, dạy dỗ cho con nên người, trong suốt quá trình bậc cha mẹ lúc nào cũng phải cố, đoái hoài, trông nom kỹ lưỡng, sợ con có bề gì. Con đã có suy nghĩ, nhận thức lại vẫn phải phục, theo dõi tính tình, để uốn nắn cho kịp, rồi vẫn phải phúc, che chở, đỡ đần khi con có chuyện. Nói tóm lại rằng phận làm cha mẹ, đặc biệt là trong văn hóa phương Đông, dường như đó là nỗi vất vả cả đời, nhưng cũng là hạnh phúc cả đời của bậc làm cha làm mẹ, đối với cha mẹ con cái là món quà, là điều tuyệt vời nhất thế gian, trong mắt họ con cái luôn bé bỏng, cần được chở che, chăm sóc.
Thế nên tình cha, tình mẹ vốn bao la biển trời, phận là con cái, lớn lên dưới vòng tay yêu thương của cha mẹ, dẫu gia cảnh bần hàn hay sung túc thì mỗi một con người vẫn phải ghi lòng tạc dạ công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, phải hết sức tôn kính, yêu thương cha mẹ của mình, đừng dại dột làm kẻ bất hiếu, đó là những gì mà bài ca dao muốn truyền đạt cho chúng ta.
Bài ca dao tuy chỉ vỏn vẹn 4 câu, nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình, răn dạy mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Bài ca dao sử dụng thể lục bát truyền thống, âm điệu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ, dùng các so sánh liên tưởng đặc sắc, có tầm vóc to lớn nhằm đề cao công ơn của cha mẹ.
Cũng như bao nhiêu người xa quê khác, Tế Hanh cũng mang nỗi nhớ ấy trong tâm. Từ nơi đất Bắc xa xôi, tác giả đã để lòng mình hướng về dòng sông quê yêu dấu. Và những lời thơ tha thiết mặn nồng lại cất lên trong bài "Nhớ con sông quê hương".
Chúng ta hãy cùng đến với dòng sông quê hương trong hồi ức của tác giả:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre
Tâm hồn tôi Ta một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu với người đọc về con sông xanh biếc nơi quê mình. Con sông ấy đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của Tế Hanh. Dòng sông xanh biếc, với "nước gương trong" đang soi tóc những "hàng tre". Một khung cảnh thật nên thơ, hữu tình. Chính nghệ thuật nhân hóa "hàng tre sợi tóc" làm cho dòng sông bỗng đẹp hơn, sinh động hẳn lên. Và tâm hồn nhà thơ như là "buổi trưa hè" tỏa ánh nắng chói chang nhất của mình để tô đẹp cho dòng sông. Nét độc đáo ở đây là nhà thơ đã so sánh tâm hồn mình như ánh sáng của trưa hè để tạo vẻ "lấp loáng" cho dòng sông.
Đọc đoạn thơ ta không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về một thời đã qua. Có những kỹ niệm vì chiến tranh phải xa quê luôn hoài vọng về quê mình với tấm lòng tha thiết nhất. Dẫu hôm nay chúng ta đã sống trong cảnh đất nước thanh bình, tác giả đã biến ước mơ thành hiện thực, nhưng mỗi lần có dịp đọc lại bài thơ ta cũng không khỏi xao xuyến trong lòng. Ta như muốn cùng tác giả hòa vào từng lời thơ để được sống lại những ký ức tuổi thơ bên dòng sông quê hương yêu dấu.
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng…
Ắt có lẽ,khi đặt bút vào những vần thơ,ý thơ đầu tiên thì kí ức cứ như ùa về một cách mãnh liệt.Như thể hiện rõ tiêu đề tác phẩm ngay hình ảnh đầu tiên,Tế Hành đã nhắc đến Quê hương với con sông thân thương.(Có thể nói rõ hơn ở đây quê hương của Tế Hanh là Quảng Ngãi_vùng đất chứa đựng những người con rất đỗi bình dị và mang nét hiền lành,tiêu biểu ở đây ta có thể nói ngay tác giả Tế Hanh~~~>Điều này chứng tỏ trong thơ ông viết ...bạn đọc thơ ông sẽ cảm nhận được nó!),một tỉnh thuộc miền Trung,nơi hầu như quanh năm các con con sông "khoác lên mình tấm lụa xah biếc".
Ngoài h/a con sông còn là dòng nước,hàng tre.Những chi tiết đẹp đẽ gắn liền vs đất quê dân giã.Biện pháp nhân hoá,phóng đại,giúp bộc lộ cho người đọc cái nhìn,cái tưởng tượng thật kì thú về dòng nước sông trong vắt như chiếc gương,khẻ làm nền soi cho những hàng tre đung đưa với những chiếc lá được nhà thơ ví von như là "tóc" của con người.Vâng!Nhắc lại màu xanh biếc của sông,đó còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ.Tiếp tục là một h/a so sánh.Đắm mình trong cảnh sông nước khá làm hữu tình,nhà thơ muốn hoá thân vào trưa hè,với những tia nắng rực rỡ,nóng bỏnh nhất "toả" khắp dòng nước trôi.Hai gam màu đối lập vàng của năng-xanh của sông như có sức sống kì diệu,ánh lên một vẻ đẹp lấp loáng như trong thơ Tế Hanh viết.Hơn hết khi khôg gian kỷ niệm hiện lên trog ngần, tỏa nắg và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người,đồng thơi mang đến sức lay độg thật mãnh liệt cho quí độc giả.
Nhớ con sông quê hương là một tác phẩm tiêu biểu trong hồn thơ lãng mạn của Tế Hanh,với sức đóng góp vô cùng lớn trong pt thơ mới 32-45.Đoạn trích trên đã thật sự để lại ấn tượng sâu sắc với những chi tiết gần gũi thân yêu của vùng quê đất Quảng_nơi chôn nhau cắt rốn của chính Tế Hành,qua đó thể hiện tình yêu,nỗi nhớ trong một tâm cảm về quê hưogw là vô cùng đậm nét.
------------------------------
Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người.
Với cái nhìn tinh tế, với tấm lòng yêu quê đến tha thiết và băng hình ảnh nhân hóa liên tưởng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh con sông quê thật thơ mộng găn bó gần gũi với bao lớp người đã được sinh ra và lớn lên dưới lũy tre xanh, với cây đa, bến nươc, sân đình.
Con sông quê ! Con sông quê ! người bạn thân thiết gần gũi của tôi. Khi tôi sinh ra và lớn lên sông quê tôi đã cố tự bao giờ.Có lẽ với tính tình hiền hòa và dịu dàng như một người thiếu nữ, nhịp nhàng trôi theo cùng năm tháng thời gian, cho nên nó mới có tên gọi là dòng sông Chảy.
Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu,đoong,dòng sông quê tôi giống như một nàng tiên áo xanh hiền,chăm chỉ tưới mát cho những cánh đồng lúa ngô khoai tốt tươi màu mỡ doc hai bên bờ sông. Nhất là vào những buổi hoàng hôn, khi tưng đàn cò trắng chấp chới bay dọc bờ sông tim nơi nghỉ ngơi sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi,dưới ánh nắng lấp lóa của buổi chiều tà, khuôn mặt dòng sông sáng lên như mỉm cười với vạn vật, rồi mới chịu để cho màn đêm từ từ buông xuống. Trong đêm khuya tĩnh mịch sông mơ màng lắng nghe những âm thanh đều đều của tiếng cuốc kêu gọi bạn, thỉnh thoảng lại rội lên tiếng hoc vang vọng của người thuyền chài khua mái chèo thả lưới trên sông. Để rồi chợt bừng tỉnh với âm thanh náo động của những người đi chợ đang chờ chuyến đò ngang sang bờ bên kia lúc bình minh.Lại một ngày mới bắt đầu với những hoạt động huyên náo của bọn trẻ chăn trâu dọc hai triền đ, tiếng gõ leng keng của người dân chài đánh cá và âm thanh ầm ì của những chiếc thuyền chở cát đang xuôi dòng .Tất cả những hình ảnh và hoạt động đó góp phần làm cho dòng sông quê tôi thật thơ mộng và thanh bình cùng với kí ức thời gian.
Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muôn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?”
Hoàn cảnh “rỗi rãi” khiến Người đến với thơ ca như một kì duyên. Trong những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã có một bài thơ thật hay: “Vọng nguyệt”.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia"
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
"Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Thi đề của bài thơ là “Vọng nguyệt” - “Ngắm trăng”. Người xưa ngắm trăng trên những lầu vọng nguyệt, những vườn hoa với bạn hiền, túi thơ, chén rượu.. Nhưng nay, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt:
“Trong tù không rượu cũng không hoa”
Câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Người ngắm trăng là một người tù không có tự do “trong tù”. Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Chẳng những vậy, chốn ngục tù tăm tối ấy “không rượu cũng không hoa”. Từ “diệc” trong nguyên văn chữ Hán (nghĩa là “cũng”) nhấn mạnh những thiếu thốn, khó khăn trong điều kiện “ngắm trăng”của Bác.
Không tự do, không rượu, không hoa nhưng “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” - Đối diện với ánh trăng sáng ta biết làm sao đây? Nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng. Không có những điều kiện vật chất tối thiểu, không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh đã có một cuộc “vượt ngục tinh thần” vô cùng độc đáo như Bác đã từng tâm sự:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bản dịch thơ:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ”
Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù - thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” ra đời trong những năm 1942 - 1943 khi Bác Hồ bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” không chỉ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần. Thi phẩm còn là một bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Và như thế, bài thơ thực sự là một thi phẩm đáng trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam.