Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh và hình ảnh cánh buồm trong 2 câu thơ
TB:
''Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
+ Tác giả sử dụng bptt so sánh để so sánh hình ảnh chiếc buồm với một hình ảnh trừu tượng - ''mảnh hồn làng''. Hình ảnh so sánh độc đáo gợi ra sự lớn lao, vĩ đại của cánh buồm căng gió, ngụ ý sự chăm chỉ, không ngại sóng gió ra khơi của người dân làng chài. Sự so sánh này tạo nên một hình ảnh lớn lao, ý nghĩa
+ Tác giả sử dụng động từ ''rướn'' để gợi lên vẻ đẹp tinh khiết của cánh buồm. Thể hiện ý chí vươn lên, chinh phục biển cả của người dân
Đánh giá cách tác giả miêu tả cánh buồm trong 2 câu thơ?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
+ Cánh buồm: giương to, rướn thân, góp gió – hình ảnh cánh buồm thân thuộc được tả thực trong sự quan sát tinh tế.
+ So sánh ẩn dụ: cái vô hình được gọi tên, cụ thể hóa bằng hình ảnh "cánh buồm" rõ ràng đường nét, hình khối, màu sắc.
+ "rướn thân trắng bao la thâu góp gió"- sự khoáng đạt, hiên ngang mạnh mẽ như chính tính cách của người dân miền biển, sẵn sàng đương đầu với thử thách.
+ Cánh buồm mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn cốt, thần thái, tình cảm của người dân chài, nay đi vào thơ trở nên bay bổng, lãng mạn.
→ Biện pháp ẩn dụ, so sánh làm cho hình ảnh thực trở nên lãng mạn cánh buồm là linh hồn của làng biển, là niềm tự hào, tình yêu chinh phục biển cả làm chủ cuộc sống.
Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
+ Hình ảnh tả thực "làn da ngăm dám nắng" – vẻ đẹp rắn rỏi, chắc khỏe nói lên sự từng trải trong cuộc sống lao động vất vả nắng gió của người đi biển.
+ "thân hình nồng thở vị xa xăm" → hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, "thân hình" nay được cảm nhận bằng xúc giác - "mặn".
+ Sự mặn mòi của biển cả ngấm vào từng hơi thở trong cuộc sống, sự hòa quyện giữa con người với biển cả- nơi ngọn nguồn nuôi dưỡng.
→ Biện pháp ẩn dụ không chỉ xây dựng hình tượng người dân miền biển khỏe khoắn, từng trải mà còn làm nổi bật sự hòa quyện bền chặt giữa con người với tự nhiên.
Tham Khảo
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướm thân trắng bao ba thâu góp gió
Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh ở đây không chỉ làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da "ngăm rám" lại, trong cả "hơi thở" của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.
Tham khảo:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
+ Cánh buồm: giương to, rướn thân, góp gió – hình ảnh cánh buồm thân thuộc được tả thực trong sự quan sát tinh tế.
+ So sánh ẩn dụ: cái vô hình được gọi tên, cụ thể hóa bằng hình ảnh "cánh buồm" rõ ràng đường nét, hình khối, màu sắc.
+ "rướn thân trắng bao la thâu góp gió"- sự khoáng đạt, hiên ngang mạnh mẽ như chính tính cách của người dân miền biển, sẵn sàng đương đầu với thử thách.
+ Cánh buồm mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn cốt, thần thái, tình cảm của người dân chài, nay đi vào thơ trở nên bay bổng, lãng mạn.
→ Biện pháp ẩn dụ, so sánh làm cho hình ảnh thực trở nên lãng mạn cánh buồm là linh hồn của làng biển, là niềm tự hào, tình yêu chinh phục biển cả làm chủ cuộc sống.
Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
+ Hình ảnh tả thực "làn da ngăm dám nắng" – vẻ đẹp rắn rỏi, chắc khỏe nói lên sự từng trải trong cuộc sống lao động vất vả nắng gió của người đi biển.
+ "thân hình nồng thở vị xa xăm" → hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, "thân hình" nay được cảm nhận bằng xúc giác - "mặn".
+ Sự mặn mòi của biển cả ngấm vào từng hơi thở trong cuộc sống, sự hòa quyện giữa con người với biển cả- nơi ngọn nguồn nuôi dưỡng.
→ Biện pháp ẩn dụ không chỉ xây dựng hình tượng người dân miền biển khỏe khoắn, từng trải mà còn làm nổi bật sự hòa quyện bền chặt giữa con người với tự nhiên.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ So sánh: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
+ Nhân hóa: Rướn
- Tác dụng:
Cách so sánh độc đáo ví “cánh buồm” một vật hữu hình với “mảnh hồn làng” một sự vật vô hình, tạo nên trường liên tưởng bất ngờ, độc đáo. Hình ảnh cánh buồm vốn giản dị, mộc mạc bỗng trở nên vĩ đại, lớn lao và thiêng liêng biết bao nhiêu, cánh buồm đã trở thành biểu tượng, linh hồn của quê hương. Cùng với đó là hình ảnh nhân hóa “rướn” cho thấy sức mạnh không chỉ của con thuyền căng mình lao về phía trước mà đằng sau đó là niềm tin, khát vọng của những người dân chài lưới vào một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Phải là một người có tình yêu quê hương tha thiết mới có được những cảm nhận tinh tế, nhạy cảm đến vậy.
Tham khảo nha em:
“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn" rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''
+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.
''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.