K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2019

Câu 2 :

Hình 1.2a (thiết kế): Khi định sản xuất một sản phẩm, người thiết kế phải diễn tả sản phẩm đó bằng bản vẽ, bản vẽ phải thể hiện rõ hình dạng, kết cấu sản phẩm: kích thước, yêu cầu kĩ thuật, vật liệu chế tạo từng chi tiết của sản phẩm. Tất cả các thông tin này được thể hiện trên tờ giấy có kích thước quy định; ghi vào vị trí nhất định bằng kiểu chữ, cỡ chữ, nét chữ theo quy định trong ban tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành.

- Hình 1.2b (thi công); Bản vẽ kĩ thuật của người thiết kế được in ra và đưa đến bộ phận sản xuất để người công nhân thi công.

- Hình 1.2c (trao đổi); Trong khi thi công người công nhân thấy vấn đề gì chưa rõ hoặc chưa hợp lí thì trao đổi lại với người thiết kế để nếu thấy cần thiết thì điều chỉnh lại thiết kế trên bản vẽ theo ý kiến của bộ phận sản xuất

Câu 3 :

Cho chúng ta một cái nhìn khái quát về sản phẩm, từ bản vẽ đó sẽ là để cho người làm cũng như người dùng sử dụng một cách có hiệu quả và an toàn.

24 tháng 8 2019

Câu 4 :

Trên hình 1.4 trong SGK đã ghi rõ bản vẽ kĩ thuật được dùng trong kĩ thuật các ngành: Cơ khí, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, quân sự, kiến trúc, điện lực.

Ngành cơ khí: Khi sản xuất các máy móc cần có bản vẽ các chi tiết để bộ phận sản xuất chế tạo ta các chi tiết đúng yêu cầu của người thiết kế, có bản vẽ lắp để biết cách lắp ráp các chi tiết tạo thành một máy hoặc dụng cụ hoàn chỉnh.

Ngành nông nghiệp: Dùng bản vẽ trong việc sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các máy móc nông nghiệp.

Ngành xây dựng: Khi thiết kế các công trình phải có bản vẽ để người công nhân xây dụng biết cách xây dụng công trình theo ý đồ người thiết kế.

Nói chung các ngành: Giao thông, quân sự, kiến trúc, điện lực. ... đều phải dùng đến bản vẽ kĩ thuật để thiết kế dụng cụ, máy móc, công trình. ... để người thi công thực hiện dùng ý đồ người thiết kế, người kiểm tra có căn cứ để kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm.

Nhưng có ngành chính của SGK này lại không được nhắc đến: Ngành Giáo dục không phải chỉ có phấn, bảng, giấy, bút như một số người thường nghĩ. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng có nhiều bộ phận phải dùng đến vẽ kĩ thuật. Ngay tại Nhà xuất bản Giáo dục bộ phận biên lập và chế bản cũng phải thông hiểu về vẽ kĩ thuật trong khi biên tập và chế bản sách. Bộ phận trường sở chuyên thiết kế các trường học, bàn ghế, nội thất phòng thí nghiệm cũng phải dùng đến bản vẽ kĩ thuật. Các thiết bị giáo dục trước khi đưa vào sản xuất cũng phải có bộ phận thiết kế về kĩ thuật để đưa bộ phận chế thử: thiết bị dạy học được chế thử phải qua thực nghiệm giảng dạy ở các trường sau đó điều chỉnh lại thiết kế để sản xuất thiết bị hoàn chỉnh rồi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt bây giờ mới sản xuất hàng loạt đưa về các trường.

Cho đoạn văn sau:Sách mở rộng những chân trời mới, bởi sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh và về vũ trụ bao la, những đất nước xa xôi trên thế giới. Sách mang lại hiểu biết cho con người về môi trường sống muôn hình vạn trạng, đa dạng sắc màu xung quanh ta. Sách khoa học cung cấp kiến thức về tự nhiên, vũ trụ, cho chúng ta cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về những...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Sách mở rộng những chân trời mới, bởi sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh và về vũ trụ bao la, những đất nước xa xôi trên thế giới. Sách mang lại hiểu biết cho con người về môi trường sống muôn hình vạn trạng, đa dạng sắc màu xung quanh ta. Sách khoa học cung cấp kiến thức về tự nhiên, vũ trụ, cho chúng ta cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về những thứ đang tồn tại. Thực tế đã chứng minh, có những cuốn sách của nhà khoa học Edison tìm hiểu về các hiện tượng vật lí, từ đó sáng tạo ra bóng đèn, xe điện, nhiều phát minh nổi tiếng phục vụ đời sống con người. Nhờ có sách của Galile chúng ta mới biết đến những khám phá thú vị về vũ trụ “dù sao trái đất vẫn quay”… Sách còn mở ra trước mắt ta những vùng đất mới ta chưa bao giờ đặt chân tới như sách địa lý, sách khoa học thường thức…

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về các đất nước xa xôi trên thế giới.

B. Sách giúp hiểu biết về cuộc sống con người qua các thời kì khác nhau, hiểu biết đời sống văn hóa, tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người những nơi xa xôi.

C. Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng khát vọng.

D. Cả ba đáp án đều sai.

1
13 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

6 tháng 9 2016

Độ dài quãng đường: s=v.t=300000. 60.60.24.365.4,2=3,31128.10^13(m)=3,31128.10^10(km)

Thời gian tàu đi: t'=\(\frac{s}{v'}\)=3,31128.10^10(s)=1050( năm)

 

 

26 tháng 8 2016

1)

Các bản vẽ kỹ thuật để chế tạo là sản phẩm cuối cùng của khâu thiết kế. Chúng phải thỏa mãn hai mục đích: bao gồm đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết để chế tạo và cũng còn là một tiêu chí kiểm soát kỹ thuật đối với các mức độ sửa chữa. Trước cuối thế kỷ 20, rất nhiều bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng tay với sự trợ giúp của bảng vẽ cơ khí. Sự ra đời của máy tính với giao diện người dùng đồ họa đã có thể giúp thực hiện được việc tạo ra các mô hình và các bản vẽ bằng các chương trình máy tính trợ giúp thiết kế (CAD).

Nhiều chương trình CAD hiện nay cho phép tạo ra các mô hình ba chiều để có thể nhìn từ mọi góc độ. Các chương trình CAD mô hình hóa vật thể đặc tiên tiến là một hệ thống thiết kế hiện thực ảo. Những mô hình đặc như vậy có thể được dùng làm cơ sở cho các phân tích phần tử hữu hạn (FEA) và / hoặc tính toán động lực dòng chảy (CFD) của thiết kế. Cho đến ứng dụng gia công với trợ giúp máy tính (CAM), những mô hình này cũng có thể được dùng trực tiếp bằng phần mềm để tạo 'lệnh" cho việc chế tạo ra các đối tượng được mô tả bởi các mô hình đó, thông qua các máy điều khiển số hóa bằng máy tính (CNC) hoặc các tiến trình tự động hóa mà không cần đến các bản vẽ trung gian.

14 tháng 9 2023
Những chiếc máy tính chúng ta đang sử dụng có từ cuối thế kỉ XX. 
30 tháng 7 2023

Cuối thể kỷ XX

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ TINH NHÂN TẠO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Khi đo đạc vật chất phun ra từ miệng núi lửa Pinatubo năm 1991, vệ tinh phát hiện do tro bụi của núi lửa che phủ làm cho nhiệt độ của Trái Đất giảm đi 1 độ C. Khói các nhà máy công nghiệp thải ra cũng ảnh hưởng đến khí hậu nên vệ tinh cũng có nhiệm vụ quan sát và đo đạc những hiện tượng này. Có vệ tinh được...
Đọc tiếp

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ TINH NHÂN TẠO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Khi đo đạc vật chất phun ra từ miệng núi lửa Pinatubo năm 1991, vệ tinh phát hiện do tro bụi của núi lửa che phủ làm cho nhiệt độ của Trái Đất giảm đi 1 độ C. Khói các nhà máy công nghiệp thải ra cũng ảnh hưởng đến khí hậu nên vệ tinh cũng có nhiệm vụ quan sát và đo đạc những hiện tượng này. Có vệ tinh được dùng để giám sát các khí thể trong tầng khí quyển, nó chú ý đến ozon. Tầng ozon là áo giáp của Trái Đất chỗng lại những bức xạ có hại - tia tử ngoại đến từ Mặt Trời. Những năm 90 con người cho rằng tầng ozon giảm đi là do các rác thải hóa học. Ở trên bầu trời Nam Cực vệ tinh đã phát hiện ra một lỗ thủng ozon lớn và nó vẫn tiếp tục mở rộng ra. Về nguyên nhân dẫn đến tầng băng ở hai cực dần dần tan ra, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được kết luận thống nhất. Hiện nay vệ tinh vẫn tiếp tục tìm kiếm nguyên nhân, rất có thể sự nóng lên của Trái Đất là quá trình điều chỉnh; cũng có thể do con người gây ra nhưng bất luận thế nào thì chỉ cần nhiệt độ tăng lên một chút nữa cả vùng Tây Bắc Âu sẽ bị chìm trong biển nước.

Một con tàu chở dầu gặp sự cố, dầu bị rò rỉ là một nguy hiểm đối với môi trường. Khi đó các bức ảnh chụp được từ vệ tinh có thể giúp chúng ta cách xử lí, cho chúng ta biết phạm vi ô nhiễm và nên bắt tay từ hướng nào. Vệ tinh còn giúp chúng ta phát hiện ra những vùng biển có dầu phủ do một nguyên nhân nào đó như bức ảnh vệ tinh chụp ở vùng biển Cô-oét trước và sau khi chiến tranh vùng Vịnh nổ ra.

Ở lưu vực sông Amazôn, hệ thống sinh thái đang bị uy hiếp nghiêm trọng, rừng nhiệt đới đang dần dần biến mất, nơi cung cấp 1/4 lượng ôxi cho Trái Đất đang bị tàn phá. Tàu vũ trụ đã chụp được cảnh tàn phá của rừng và nạn cháy rừng, các hình ảnh mà vệ tinh gửi về làm cho chúng ta thực sự lo lắng. Vệ tinh không chỉ quan sát mà còn có thể giúp chúng ta sử dụng đất đai một cách tốt nhất, nó cung cấp cho các nhà qui hoạch viễn cảnh mới của việc phát triển một thành phố và ngoại ô. Các vệ tinh này tiến hành chụp ảnh vào một khu nào đó trên Trái Đất từ nhiều vị trí trên quỹ đạo; thông qua xử lí các bức ảnh này chúng ta có một cảnh không gian ba chiều, thông qua xử lí của máy vi tính chúng ta biết nên đặt các công trình ở đâu. Các rađa lắp trên vệ tinh có thể giúp thị lực của chúng ta xuyên qua lớp tro bụi của núi lửa như thể hiện lại dung nham của núi lửa ở Philipin, phát hiện ra các lòng sông bị chôn vùi dưới sa mạc Sahara...Vệ tinh cung cấp những thông tin quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp các tin tức về đại dịch mùa màng như phát hiện ra nạn châu chấu. Từ trên vệ tinh có thể thấy được khu vực châu chấu đẻ trứng làm cơ sở để máy bay đi phun thuốc tiêu diệt chúng. Như vậy có thể thấy rằng vệ tinh là lính tuần tiễu của Trái Đất chúng ta.

Bước đầu tiên trong chuyến du lịch không gian là nhận thức lại Trái Đất quê hương của chính chúng ta. Vệ tinh ứng dụng trực tiếp phục vụ cuộc sống và kinh tế quốc dân như các ngành thông tin khí tượng, vận tải...Bên cạnh đó còn một loại vệ tinh nữa được gọi là vệ tinh khoa học, chúng có nhiệm vụ ngắm thẳng về phía các thiên thể. Trên những vệ tinh này người ta cho lắp đặt các kính viễn vọng quang học và phản xạ, trong điều kiện vũ trụ không có những nhiễu loạn do bầu khí quyển gây ra, độ nhạy của các kính này được cải thiện có thể nhìn được rõ và xa hơn. Sau khi có cái nhìn từ ngoai tầng khí quyển, con người dõi mắt đến những vùng sâu hơn của vũ trụ và bắt đầu đưa máy thăm dò đến những thiên thể ở xa trong hệ Mặt Trời.

0
 Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.Sau khi ở lại và tìm hiểu...
Đọc tiếp

 

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.
Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười : “Chuyến đi như thế nào hả con ?”
– Thật tuyệt vời bố ạ !
– Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !
– Ô, vâng.
– Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?

Đứa bé không ngần ngại:

- Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tượng bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau…
Đến đây người cha không nói gì cả.

“Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi…” – cậu bé nói thêm.
Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những thứ gì không có. Cũng có những thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.

2
7 tháng 11 2016

Bai van rat hay!haha

28 tháng 4 2020

Âu shịt bét bài văn

KÍNH VIỄN VỌNG BỨC XẠ VÔ TUYẾN LÀ GÌ ? Màu sắc và ánh sáng chỉ là một bộ phận trong nội dung mà chúng ta cần giới thiệu. Ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy chỉ là một bộ phận trong toàn bộ phổ bức xạ, nó xuất hiện ở giữa và có màu sắc cầu vồng. Toàn bộ phổ bức xạ được bắt đầu từ tia gamma có bước sóng ngắn nhất và kéo dài đến sóng điện bức xạ có bước sóng dài...
Đọc tiếp

KÍNH VIỄN VỌNG BỨC XẠ VÔ TUYẾN LÀ GÌ ?

Màu sắc và ánh sáng chỉ là một bộ phận trong nội dung mà chúng ta cần giới thiệu. Ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy chỉ là một bộ phận trong toàn bộ phổ bức xạ, nó xuất hiện ở giữa và có màu sắc cầu vồng. Toàn bộ phổ bức xạ được bắt đầu từ tia gamma có bước sóng ngắn nhất và kéo dài đến sóng điện bức xạ có bước sóng dài nhất. Ánh sáng nhìn thấy được chỉ là một sóng rất hẹp trong đó, còn hầu như các bức xạ đều không nhìn thấy được. Sở dĩ chúng ta nhìn thấy được ánh sáng là do nó đã bị các hạt trong bầu khí quyển phản xạ. Giống như Mặt Trời chụp được chỉ bằng ánh sáng nhìn thấy thì ảnh thu được chỉ là một bộ phận trong trong toàn bộ phận bức xạ của nó. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể tìm ra được manh mối. Cơ thể của chúng ta khi gặp tia hồng ngoại thì sẽ cảm thấy nóng rát, còn khi gặp tia tử ngoại sẽ bị rám đen. Kính viễn vọng quang học chỉ thăm dò được ánh sáng nhìn thấy do đó đã thiếu hụt một lượng thông tin lớn. Để có thể nắm bắt được toàn bộ diện mạo của vũ trụ, con người phải tiến hành quan trắc trên các sóng khác. Điều này rất khó. Vũ trụ giống như một đội nhạc đang diễn tấu trong khi con người thì chỉ có thể nghe được một phần âm nhạc rất nhỏ, do đó chúng ta phải có một cơ sở quang phổ hoàn thiện, nó bao gồm tất cả các bức xạ để chúng ta có thể nghe được toàn bộ bản nhạc vũ trụ.

Trong phổ bức xạ thì bước sóng của bức xạ vô tuyến là dài nhất. Kính viễn vọng bức xạ vô tuyến có thể thăm dò được chúng. Kính viễn vọng bức xạ vô tuyến có thể phát hiện được những dạng thiên thể ở cách chúng ta hàng trăm triệu năm ánh sáng đồng thời còn có thể nhìn được về quá khứ rất xa. Điều này có nghĩa là nó có thể nhìn thấy được tận ngoài rìa của vũ trụ và cũng có thể nhìn thấy được cảnh tượng của thời khắc xảy ra vụ nổ. Dùng kính viễn vọng bức xạ vô tuyến con người có thể khám phá được bức xạ của nền vũ trụ, đó là phần nhiệt còn rơi rớt lại trong đám khói của vụ nổ, nhiệt độ rất thấp và có sự dịch chuyển về phía đỏ rất lớn giống như dư âm còn vang trong hành lang.

Tại New Mêhicô (Mỹ), người ta đã cho lắp đặt 27 kính viễn vọng bức xạ vô tuyến tạo nên một hệ thống. Kính viễn vọng mới này có độ nhạy rất cao, các dạng thiên thể trong thực tế đều ở rất xa nên công suất thu nhận được bức xạ của các thiên thể này cũng chỉ có 1/1000W. Trong thực tế, năng lượng mà tất cả các kính viễn vọng trên Trái Đất thu nhận được đều không bằng năng lượng của một bông hoa tuyết. Bất luận là thám trắc bức xạ nền của vũ trụ hay thống kê số lượng thiên thể hoặc tìm kiếm tín hiệu mà người ngoài hành tinh gửi đến thì năng lượng mà các nhà thiên văn học bức xạ vô tuyến xử lý đều rất nhỏ.

Những kính viễn vọng bức xạ vô tuyến này giống như những bông hoa trắng giữa sa mạc của bang New Mêhicô, chúng là những cái bia đánh dấu cho sự thông minh tài trí của loài người. Những sóng điện vô tuyến nhỏ yếu qua thu thập, tích tụ, hội nhập rồi phóng to được biến thành hình ảnh của những tinh vân, những hệ sao và những dạng thiên thể. Nếu như loài người có một đôi mắt có thể nhìn thấy sóng vô tuyến thì đôi mắt ấy phải to hơn cả một ô tô tải. Sóng điện vô tuyến tiết lộ cho chúng ta biết có vô vàn các dạng thiên thể trong vũ trụ và cả hàng loạt các hệ sao đang không ngừng tác động lẫn nhau và không ngừng phát nổ. Mỗi khi chúng ta quan sát vũ trụ trong một bước sóng mới thì chúng ta lại cảm nhận thấy một thế giới mới đang diễn ra. Những tin tức nhỏ nhặt đến từ tận đầu của vũ trụ được tích lũy lại, từ đó lý giải của con người về chúng cũng từng bước thêm sâu hơn; đây chính là sự thăm dò đối với những vật thể của vũ trụ mà mắt không nhìn thấy được.

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c) Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,… là nhận xét của người nào, về ai?

1
10 tháng 7 2019

- Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy…” là lời nhận xét, đánh giá của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.