K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2017

Bài 1: Trên các cạnh Ox và Oy của góc xOy, lấy các điểm A và B sao cho OA = OB. Tia phân giác của các góc xOy cắt AB ở C. Chứng minh rằng:
C là trung điểm của AB


Bài 2: Cho tam giác ABC có , M là trung điểm của AC. Trên tia đối của tia MB lấy điểm K sao cho MK = MB. Chứng minh rằng:
a) KC vuông góc với AC
b) AK // BC

Bài 3: Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AC, E là trung điểm của AB. Trên tia đối của AB. Trên tia đối của tia DB lấy điểm N sao cho DN = DB. Trên tia đối của tia EC, lấy điểm M sao cho EM = EC. Chứng minh rằng A là trung điểm của MN.

Bài 4: Cho điểm A nằm trong góc nhọn xOy. Vẽ AH vuông góc với Ox, trên tia đối của tia HA lấy điểm B sao cho HB = HA. Vẽ AK vuông góc với Oy, trên tia đối của tia KA lấy điểm C sao cho KC = KA. Chứng minh rằng:
a) OB = OC.
b) Biết , tính .

Bài 5: Tam giác ABC có AC > AB, tia phân giác của góc A cắt BC ở D. Trên AC lấy điểm E sao cho AE = AB. Chứng minh rằng AD vuông góc với BE.

Bài 6: Cho m là đường trung trực của đoạn thẳng Ab, C là điểm thuộc m. Gọi Cx là tia đối của tia CA, Cn là tia phân giác của góc bCx. Chứng minh rằng Cn vuông góc với m.

Bài 7: Cho hai đoạn thẳng Ab và CD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đoạn thẳng. Lấy các điểm E trên đoạn thẳng AD, F trên đoạn thẳng BC sao cho AE = BF. Chứng minh rằng ba điểm E, O, F thẳng hàng.

Bài 8: Cho đoạn thẳng AB. Vẽ về hai phía của Ab các đoạn thẳng AC và BD vuông góc với AB sao cho AC = BD. Chứng minh rằng .

Bài 9: Cho tam giác ABC, kẻ BD vuông góc với AC, kể CE vuông góc với AB. Trên tia đối của tia BD, lấy điểm H sao cho BH = AC. Trên tia đối của tia CE, lấy điểm K sao cho CK = AB. Chứng minh rằng Ah = Ak.

Bài 10: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC. Trên nửa mặt phẳng không chứa C có bờ AB, vẽ tia Ax vuông góc với AB, trên tia đó lấy điểm D sao cho AD = AB. Trên nửa mặt phẳng không chứa B có bờ là AC, vẽ tia Ay vuông góc với AC, trên tia đó lấy điểm E sao cho AE = AC. Chứng minh rằng:
a)
b)

Bài 11: Cho tam giác ABC có AB = AC. Trên các cạnh AB và AC lấy các điểm D và E sao cho AD = AE. Gọi K là giao điểm của BE và CD. Chứng minh rằng:
a) BE = CD.
b)

Bài 12: Cho tam giác ABC có . Tia phân giác của góc B cắt AC ở D, tia phân giác của góc C cắt AB ở E. Các tia phân giác đó cắt nhau ở I. Chứng minh rằng ID = IE

Bài 13: Cho đoạn thẳng AB, O là trung điểm của AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB, vẽ các tia Ax và By vuông góc với AB. Gọi C là một điểm thuộc tia Ax. Đường vuông góc với OC tại O cắt tia By ở D. Chứng minh rằng CD = AC + BD.

Bài 14: Trên cạnh BC của một tam giác ABC, lấy các điểm E và F sao cho BE = CF. Qua E và F, vẽ các đường thẳng song song với BA, chúng cắt cạnh AC theo thứ tự ở G và H. Chứng minh rằng EG + FH = AB.

Bài 15: Cho tam giác ABC có , Ab = AC. Qua A vẽ đường thẳng d sao cho B và C nằm cùng phía đối với đường thẳng d. Kẻ BH và Ck vuông góc với d. Chứng minh rằng:
a) AH = CK.
b) HK = BH + CK

Bài 16: Cho tam giác ABC. Vẽ đoạn thẳng AD bằng AD bằng và AD bằng và vuông góc với AB (D và C nằm khác phía đối với AB). Vẽ đoạn thẳng AE bằng và vuông góc với AC (E và B nằm khác phía đối với AC). Vẽ AH vuông góc với BC. Đường thẳng HA cắt DE ở K. Chứng minh rằng DK = DE.

Bài 17: Cho tam giác ABC cân tại A có , kẻ BD vuông góc với AC. Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho AE = AD. Chứng minh rằng:
a) DE // BC
b) CE AB
Bài 18: Trên cạnh huyền BC của tam giác vuông ABC, lấy các điểm D và E sao cho BD = BA, CE = CA. Tính
Bài 19: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng:
a) Nếu thì .
b) Nếu thì
c) Nếu thì

Bài 20: Tam giác ABC có . Trên tia đối của tia AC lấy D sao cho AD = AB. Tính theo a.

Bài 21: Cho điểm M thuộc đoạn thẳng AB. Trên cùng một nửa mạt phẳng bờ AB, vẽ các tam giác đều AMC, BMD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AD, CB. Chứng minh rằng tam giác MEF là tam giác đều.

Bài 22: Cho tam giác ABC cân tại A, , BC = 6cm. Đường vuông góc với AB tại A cắt BC ở D. Tính độ dài của BD.

Bài 23: Cho tam giác ABC có . Trên tia phân giác của góc A, lấy điểm E sao cho AE = AB + AC. Chứng minh rằng tam giác BCE là tam giác đều.

Bài 23: Ở miền trong góc nhọn xOy, vẽ tia Oz sao cho . Qua điểm A thuộc tia Oy, vẽ AH vuông với Ox, cắt Oz ở B. Trên tia Bz lấy điểm D sao cho BD = OA. Chứng minh rằng tam giác AOD là tam giác cân.

Bài 24: Cho , Oy là tia phân giác của , Ot là tia phân giác của góc xOy, M là điểm thuộc miền trong của góc yOz. Vẽ MA Ox, vẽ MB Oy, vẽ MC Ot. Tính độ dài OC theo Ma và MB.

Bài 25: Cho tam giác ABC cân tại A, . Trên nửa mặt phẳng bờ BC chứa điểm A, kẻ tia Cx sao cho . Gọi D là giao điểm của các tia Cx và Ba. Chứng minh rằng AD = BC.

Bài 26: Cho tam giác ABC có các góc nhọn nhỏ hơn . Vẽ ở phía ngoài tam giác ABC các tam giác đều ABD, ACE. Gọi M là giao điểm của DC và BE. Chứng minh rằng:
a) =
b) =

Bài 27: Cho tam giác cân ABC có . Gọi K là điểm trong tam giác sao cho . Chứng minh rằng tam giác ABK là tam giác cân và tính số đo góc BAK.

Bài 28: Cho tam giác ABC vuông tại A có AC = 3AB. Trên AC lấy các điểm D và E sao cho AD = DE = EC. Chứng minh rằng .

Bài 29: Cho tam giác cân ABC có , tia phân giác của góc B cắt AC ở D. Chứng minh rằng BC = BD + AD.

Bài 30: Tam giác ABC vuông tại A có BC = 26cm, AB : AC = 5: 12. Tính các độ dài AB, AC.

Bài 31: Tam giác ABC có AB = 16cm, AC = 14cm, . Độ dài BC bằng mấy ?

Bài 32: Cho các số: 5,9,12,13,15,16,20. Hãy chọn ra các bộ ba số là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông.

Bài 33: Vẽ về một phía của đoạn thẳng AB = 5cm các tia Ax, By vuông góc với AB. Trên tia Ax lấy điểm D sao cho AD = 5cm. Trên tia By lấy điểm E sao cho BE = 1cm. Trên đoạn thẳng AB lấy điểm C sao cho Ac = 2cm. Góc DCE có là góc vuông hay không?

Bài 34: Cho tam giác ABC cân tại A, . Kẻ BD vuông góc với AC, kẻ CE vuông góc với AB. Gọi K là giao điểm của BD và CE. Chứng minh rằng AK là tia phân giác của góc A.

Bài 35: Cho tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A. Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác cân.

Bài 36: Cho ABC vuông cân tại A. Một đường thẳng d bất kì qua A. Kẻ Bh và Ck vuông góc với đường thẳng d. Chứng minh rằng tổn có giá trị không đổi.

Bài 37: Cho tam giác Abc vuông tại A (AB > AC). Tia phân giác của góc B cắt AC ở D. Kẻ DH vuông góc với BC. Trên tia AC lấy điểm E sao cho AE = AB. Đường thẳng vuông góc với AE tại E cắt tia DH ở K. Chứng minh rằng:
a) BA = BH
b)
Chúc các bạn luôn thành công trong học tập & sự nghiệp

28 tháng 6 2017

kì thực hình học lớp 7 cũng ko quá khó như bn nghũ đâu . Lúc đầu mk cx giống bn tưởng hình rất khó nhưng nếu trên lớp bn chú ý nghe kĩ thầy cô giáo giảng , về nhà học lại là ok . Bn mua sách Nâng cao và phát triển Toán 7 có rất nhìu bài toán hay , bổ ích

bạn tham khảo 1 số đề dưới đây nha ,mình thấy khá hay và dễ  

~~chúc bạn làm bài tốt~~

Đề kiểm tra 1:

Bài 1. (2 điểm) Lấy 3 điểm không thẳng hàng M , N, P. Vẽ hai tia MN, MP sau đó vẽ tia Mx cắt đoạn thẳng NP tại Q nằm giữa N, P.

Bài 2. (3 điểm) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm C nằm giữa hai điểm A và M, điểm D nằm giữa hai điểm M và B.

a) Tia MC trùng với tia nào? Vì sao ?

b) Tia MD trùng với tia nào? Vì sao ?

c) Điểm M có nằm giữa hai điểm C và D không? Vì sao?

Bài 3. (1 điểm) Cho trước một số điểm. Cứ qua hai điểm vẽ một đoạn thẳng. Biết rằng có 55 đoạn thẳng. Hỏi có bao nhiêu điểm cho trước?

Bài 4. (4 điểm) Trên tia Ox lấy hai điểm M, N sao cho OM = 8 cm, ON = 4 cm. Gọi I là trung điểm MN.

a) Chứng tỏ rằng N là trung điểm của đoạn thẳng OM.

b) Tính IM

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Vì C nằm giữa A, M nên hai tia MA , MC trùng nhau.

b) Vì D nằm giữa M, B nên hai tia MD , MB trùng nhau.

c) Vì M nằm giữa A, B nên hai tia MA , MB đối nhau. Mà hai tia MC, MA trùng nhau, hai tia MD, MB trùng nhau. Do vậy hai tia MC, MD đối nhau

Suy ra điểm M nằm giữa C và D.

Bài 3.

Gọi số điểm cho trước là n (n ∈ N*)

Vẽ từ 1 điểm bất kì với n – 1 điểm còn lại, ta được n – 1 đoạn thẳng.

Với n điểm, nên có n(n – 1) (đoạn thẳng). Nhưng mỗi đoạn thẳng đã được tính 2 lần. Do đó số đoạn thẳng thực sự có là: n(n – 1) : 2 (đoạn thẳng)

Theo đề bài ta có:

n(n – 1) : 2 = 55

n(n – 1) = 55 . 2

n(n – 1) = 110

n(n – 1) = 11 . 10

n = 11

Vậy có 11 điểm cho trước

Bài 4.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ox có M, N và ON < OM (vì 4 cm < 8 cm ), nên N nằm giữa O và M

Do đó ON + MN = OM

4 + MN = 8

MN = 8 – 4 = 4 (cm)

Vì N nằm giữa O và M và ON = MN ( =4cm ) nên N là trung điểm của đoạn thẳng OM.

b) I là trung điểm của đoạn thẳng MN nên

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Đề kiểm tra 2 :

Bài 1. (2 điểm) Vẽ hình theo trình tự sau:

Cho ba điểm M, N,P không thẳng hàng

- Vẽ tia MP, đoạn thẳng NP và đường thẳng MN

- Vẽ tia MQ là tia đối của tia MP

- Vẽ tia Mx cắt đoạn thẳng NP tại K

Bài 2. (3 điểm) Cho 3 điểm A, B, C biết: AB = 4cm, BC = 3 cm, AC = 6 cm. Chứng tỏ rằng:

a) Trong 3 điểm A, B, C không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại

b) Ba điểm A, B, C không thẳng hàng

Bài 3. (5 điểm)

Trên tia Ax lấy các điểm B, C sao cho AB = 4 cm, AC = 8cm

a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

b) Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn thẳng AC

c) Gọi D là trung điểm đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng DC.

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Ta có: AB + BC = 4 +3 = 7 (cm), AC = 6 cm.

Nên AB + BC ≠ AC. Vậy điểm B không nằm giữa A, C.

Ta có: AB + AC = 4 + 6 = 10 (cm), BC = 3 cm.

Nên AB + AC ≠ BC. Vậy điểm A không nằm giữa B, C.

Ta có: AC + BC = 6 + 3 = 9 (cm), AB = 4 cm.

Nên AC + BC ≠ AB. Vậy điểm C không nằm giữa A, B.

b) Trong ba điểm A, B, C không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

Vậy ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

Bài 3.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ax có B, C và AB < AC (vì 4 cm < 8 cm ), nên B nằm giữa A và C.

b) B nằm giữa A và C nên : AB + BC = AC

4 + BC = 8

BC = 8 – 4 = 4 (cm)

Ta có B nằm giữa A và C và AB = BC = 4 cm nên B là trung điểm của đoạn thẳng AC

c) D là trung điểm của đoạn thẳng AB nên:

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

D là trung điểm của AB; B nằm giữa A và C nên D nằm giữa A và C

Do đó: AD + DC = AC

2 + DC = 8

DC = 8 – 2 = 6 (cm)

Đề kiểm tra 3:

Bài 1. (4 điểm) Cho 3 điểm A, B , C không thẳng hàng. Hãy vẽ đoạn thẳng BC, tia AB và đường thẳng CA.

Bài 2. (6 điểm) Trên tia Ox lấy hai điểm A, B sao cho OA = 3 cm, OB = 7 cm

a) Tính AB

b) Gọi C là trung điểm AB. Tính AC

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ox có A, B và OA < OB (vì 3 cm < 7 cm ), nên A nằm giữa O và B

Do đó OA + AB = OB

3 + AB = 7

AB = 7 – 3 = 4 (cm)

b) C là trung điểm của đoạn thẳng AB

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Đề kiểm tra 4:

Bài 1. (2 điểm) Trên đường thẳng d lấy ba điểm E, Q, S theo thứ tự đó.

a) Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả, hãy kể tên các đoạn thẳng đó

b) Viết tên hai tia đối nhau gốc Q.

Bài 2. (2 điểm) Cho trước 4 điểm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Tìm điểm E sao cho A, E, B thẳng hàng và C, E, D thẳng hàng.

Bài 3. (3 điểm) Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng, điểm M không nằm giữa hai điểm N và P. Biết: MN = 6 cm, MP = 2 cm. Tính PN.

Bài 4. (3 điểm) Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 3 cm, OB = 6 cm.

a) So sánh OA và AB.

b) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao ?

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Có 3 đoạn thẳng đó là: RQ, QS, RS

b) Hai tia đối nhau gốc Q là: tia QR và tia QS

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Vẽ hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại E

Điểm E là điểm cần tìm

Trường hợp AB và CD không cắt nhau thì không tìm được điểm E

Bài 3.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Nếu điểm N nằm giữa hai điểm M, P thì:

MN + NP = MP

6 + NP = 2 (vô lí)

Do vậy N không nằm giữa M, P. Theo đề bài thì M không nằm giữa N và P và M, N, P thẳng hàng. Vậy P nằm giữa M và N.

⇒ MP + PN = MN

⇒ PN = MN – MP = 6 – 2 = 4 (cm)

Bài 4.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ox có A, B và OA < OB (vì 3 cm < 6 cm ), nên A nằm giữa O và B

Do đó OA + AB = OB

3 + AB = 6

AB = 6 – 3 = 3 (cm)

Vậy: OA = AB = 3 (cm)

b) Điểm A nằm giữa O, B và OA = AB. Vậy A là trung điểm của đoạn thẳng OB

mình nhờ bạn giúp mình chuyện này với có gì bạn kb với mình nha

18 tháng 5 2018

quá trình học cũng đc nhiều bài kiểm tra miệng,15p 1 tiết,nhiều bài kiểm tra thì đễ

Nhớ là phải học bài mỗi ngày

18 tháng 1 2018

muốn bài khó cứ vào đây, link:

 http://123doc.org/document/1150931-tuyen-tap-60-de-thi-hoc-sinh-gioi-toan-lop-6-co-dap-an-day-du.htm?page=4

Ai muốn học toán giỏi thì hãy đọc cái nàyMôn Toán luôn là một trong những môn mà biết bao học sinh sợ hãi khi nhắc đến. Nó là môn học học đòi hỏi tư duy của con người. Vậy làm cách nào để học tốt môn Toán? Đầu tiên, sự siêng năng chăm chỉ luôn là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn thành công bất cứ điều gì. Môn Toán thật sự không khó, có điều phải học đúng cách và sự...
Đọc tiếp

Ai muốn học toán giỏi thì hãy đọc cái này

Môn Toán luôn là một trong những môn mà biết bao học sinh sợ hãi khi nhắc đến. Nó là môn học học đòi hỏi tư duy của con người. Vậy làm cách nào để học tốt môn Toán? 

Đầu tiên, sự siêng năng chăm chỉ luôn là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn thành công bất cứ điều gì. Môn Toán thật sự không khó, có điều phải học đúng cách và sự đầu tư đúng hướng thì bạn sẽ giỏi thôi. Không chỉ học trên lớp mà về nhà cũng phải trau dồi và luyện tập thì bạn sẽ cảm thấy môn học này thật sự chẳng khó tí nào đâu!

Học toán trên trường lớp

1. Nắm chắc các lý thuyết, định nghĩa:

Dù không phải học thuộc lòng như mấy môn xã hội, nhưng các định nghĩa cũng như lý thuyết của môn Toán bắt buộc các em phải học thật chắc. Các tính chất, công thức, định nghĩa phải nhớ thì các em mới vận dụng nó vào bài tập để chứng minh, giải thích hay phân tích được. Những gì có thể nhớ được trên lớp thì các em cứ cố gắng nhét vào đầu, vì nó sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi học bài ở nhà.

2. Không học dồn:

Đối với các môn tự nhiên như toán lý hóa, đặc biệt là môn Toán, thì các em phải học vững cái trước thì mới học tốt được cái sau. Bởi thế, việc học dồn là điều không thể để xảy ra với môn học này. Có nhiều bạn học sinh không học bài, đến khi thi mới lôi ra học công thức này nọ thì sẽ có kết quả thi rất thấp. Bởi vì phải có một quá trình để học và trao dồi mỗi ngày, áp dụng những kiến thức vào bài tập thì các em mới ghi nhớ lâu được. Các kiến thức có liên quan với nhau, vì thế khi các em đã bỏ quá nhiều mà giờ phải học dồn sẽ không hiểu quả và ảnh hưởng đến sức khỏe của mình nữa.

Xem thêm: Kinh nghiệm trở thành cao thủ môn Vật lý

3. Lắng nghe và ghi chép mọi thông tin từ bài giảng:

Đa số bài giảng của thầy cô đều nằm trong sách tới 80% và chỉ 20% là ở ngoài sách để các em hiểu sâu hơn. Vì thế, hãy ghi chép tất cả những gì thầy cô giảng dạy vì đó đều cần thiết và giúp ích cho các em rất nhiều. Nếu chỉ ngồi nghe thôi mình sẽ quên nhanh khi về nhà. Vì vậy, không những nghe mà còn phải viết xuống tập một cách cẩn thận để có cái mình xem lại. Hãy tập cho mình thói quen đó các em nhé, nó rất hiệu quả đấy!

4. Mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu:

Trong quá trình học trên lớp, chắc chắn sẽ có những điều các em thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ. Hãy mạnh dạn dơ tay để hỏi Thầy Cô của mình để họ giảng lại hay giải thích cho các em nghe nhé. Vì khi các em hiểu sâu, các em mới làm bài tập và khắc ghi trong đầu được. Đừng ngại ngùng khi mình hỏi, vì thầy cô sẽ rất vui nếu các em dám hỏi để thêm kiến thức cho mình. Họ sẽ giúp đỡ học trò của mình bằng mọi cách để các em học tốt hơn!

Xem thêm: mẹo học tốt toán lý hóa

Tự học toán tại nhà

1. Đọc trước bài mới ở nhà:

Xem bài mới trước khi đến lớp là một cách để các em tiếp thu bài tuyệt vời. Nếu các em có xem qua và chuẩn bị bài trước, các em sẽ bắt kịp bài và hiểu dễ dàng hơn, tránh tình trạng bỡ ngỡ khi gặp bài học lạ hoặc khó. Không những thế, khi đọc trước thì các em sẽ chuẩn bị sẵng cho mình những thắc mắc để lên lớp giáo viên giải đáp cho mình nữa.

2. Học và làm bài tập thật nhiều:

Các em phải làm bài tập nhiều để những công thức mà mình học được áp dụng. Càng làm nhiều, các em sẽ tiếp xúc với nhiều dạng bài tập, nó sẽ tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các em giải các bài sau này. Nếu mình làm nhiều dạng, khi đi thi có thể gặp lại và chẳng khó khăn gì để mình giải nữa cả. Lúc đó các em mới thấy được việc làm bài tập nhiều có lợi vô cùng!

Xem thêm: Phương pháp học ôn thi hiệu quả

3. Yêu thích môn học:

Bất cứ điều gì khi mình yêu thích thì mình sẽ làm tốt nó nhất. Vì vậy, hãy tập yêu môn Toán thử đi, hãy tạo cảm hứng để mình học. Các em sẽ chinh phục được nó nếu các em yêu thích nó. Đừng đặt áp lực quá nhiều vào nó, thay vào đó hãy thoải mái để học, các em sẽ thành công thôi!

Hi vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ và giúp các em học thật tốt môn học này nhé! Chúc các bạn học giỏi!

 

4
27 tháng 9 2021

Mấy cái bạn nói mình chỉ làm được 1 cái đó là yêu thích môn 

Nhưng mình vẫn rất giỏi toán

5 tháng 12 2021

Mình ngu lắm bạn ạ!Mình sễ cố gắng học lên 8'

24 tháng 1 2016

quãng đường ab dài 297km.hai xe ô tô khởi hành cùng một luk​ từ a đến b đi ngược chiều nhau thì có thể gặp nhau sau 3h tỉ số vận tốc của xe 1 và xe 2 là 5/6.tính vận tốc mỗi xe .... giải đi nhé xong tick cho mik

24 tháng 1 2016

bạn lên google trả thử xem