tả cảnh dòng sông / cánh đồng / khu vườn hay cảnh rừng núi que e
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê hương tôi có dòng sông xanh mát, nơi đã in dấu hồn tôi và tắm mát cho những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Có thể nói, trong trái tim tôi, dòng sông quê hương chính là một mảnh tâm hồn tôi, là cảnh đẹp tôi yêu thích nhất.
Quê hương tôi đẹp như một bức tranh thủy mặc buồn, thơ mộng, với nét hiền hòa, yên ả, là nơi tôi tìm về để ẩn náu bình yên. Mỗi lần nhớ về quê hương, về những cảnh đẹp quê hương, tôi không sao quên được hình ảnh dòng sông quê hương dịu dàng, đằm thắm. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa trắng hiền hòa với những đường cong tuyệt đẹp, quyến rũ, kiêu sa. Lại gần, những làn nước tươi mát, nước sông trong xanh như lòng chiếc gương dài khổng lồ để những hàng cây bên đường soi bóng. Hai bên dòng sông là hàng liễu thướt tha với mái tóc dài, dịu dàng thỉnh thoảng soi tóc xuống dòng sông. Vậy là dòng sông quê hương đã thành dòng hợp lưu của muôn vàn cái đẹp nên thơ, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Trên mặt sông, có những đám lục bình tim tím, một màu tím thủy chung đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nhịp nhàng mà lẵng lẽ, dòng sông hiền hòa ấy đã gắn bó với quê hương thân thuộc của tôi bao đời nay. Con sông quê gợi nhớ chút niềm thân mật, là nơi hò hẹn của bao nhiêu lứa đôi, là nơi ríu rít tiếng chim truyền cành trên bờ sông. Có lẽ dòng sông quê hương đã trở thành nơi hò hạn, giao duyên, xe kết của biết bao tấm lòng non trẻ.
Những chiều hè nắng nóng, lũ trẻ con tụi tôi liền rủ nhau ra tắm sông. Nước sông trong xanh và mát dịu, những làn nước như đang vỗ về, đùa nghịch cùng chúng tôi, tưới mát, xoa dịu đi cái nắng hè oi ả, gắt gay. Có lần tôi đã suýt bi chết đuối vì tập bơi ở con sông này. Vậy nên, với nó tôi vừa cảm thấy gần gũi, vừa thấy có chút lo âu vì sự mênh mông sâu hút của nó. Nhưng chưa bao giờ, con sông ấy làm tôi thấy vọng, cái dáng vẻ yêu kiều, hiền hòa như tấm voan mỏng, khổng lồ đã làm duyên, làm mê đắm trái tim của bao đứa trẻ thơ non nớt như tôi đây. Để rồi, chỉ còn lại cảm giác thân thương, hiền hòa mỗi lần nghịch ngợm. Con sông cũng là một nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho bà con trong làng, xã. Nó mang những nét rất xưa cũ, rất chân quê, rất mộc mạc của người dân lao động mà hợp thành chảy vào tiềm thức của bao người. Để nhớ về quê hương với những cảnh đẹp như cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình còn là hình ảnh dòng sông thân thương, dòng sông của hai tiếng “quê hương” chảy mãi muôn đời.
Ôi con sông quê, con sông quê. Con sông đã tắm mát cho tuổi thơ êm đềm, trong trẻo của tôi. Nơi cho tôi hiểu thế nào là nét đẹp của phong cảnh quê hương.
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.
Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời. Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.
Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.
Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.
Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.
Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây xà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.
Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hình ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Quê nội tôi nằm cạnh bên dòng sông Lam hiền hòa. Vì vậy, nó như là một kỉ niệm gắn liền với kí ức tuổi thơ tôi. Sông Lam cũng chỉ là một dòng sông nhỏ nhưng nó khiến bao người xa quê lại muốn quay về và tôi cũng như vậy.
Có lẽ, sông Lam đẹp nhất vào buổi bình minh sáng sớm. Dòng sông lúc ấy vừa êm đềm, vừa được dát vàng của ánh nắng bình minh. Đứng trên ban công nhà nội nhìn xuống, dòng sông lúc ấy không khác gì một thiếu nữ mặc áo kim sa lấp lánh. Giữa dòng sông, lác đác đôi ba chiếc thuyền bé đi đánh cá, thi thoảng nghe tiếng gõ mạn thuyền cũng rất vui tai. Hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi dâu xanh mơn mởn cũng dần vươn lên đón ánh bình minh. Buổi sáng ở đây nó bình yên đến lạ.
Chiều chiều, những làn gió thổi từ sông lên mát rượi, dưới sông lũ nhóc quê tôi đang trêu đùa, hò hét làm náo loạn lên cả một khúc sông. Mặt trời xuống núi, mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhòa dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vàn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Lam vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hòa vào biển lớn.
Tham khảo:
Quê hương em nổi tiếng khắp nơi với khu chợ nổi trên sông. Vốn bởi nơi đây có rất nhiều kênh rạch. Người dân di chuyển chủ yếu bằng thuyền, bằng ghe. Vậy nên, mới thành những buổi họp chợ trên mặt nước. Mới đầu, là để phục vụ người dân, sau nó trở thành một nét văn hóa đặc trưng hấp dẫn bà con tứ xứ đến xem. Trên mặt nước dập dềnh, những chiếc thuyền lớn có bé có tè tựu với đủ thứ mặt hàng thơm ngon, hấp dẫn. Có những chiếc thuyền đơn sơ, mộc mạc như người dân nơi đây. Cũng có những chiếc thuyền được trang trí cầu kì, sặc sỡ để thu hút khách du lịch. Nhưng điểm chung của tất cả những gian hàng di động ấy, chính là tấm lòng đôn hậu, chân chất của người bán hàng. Cả buổi chợ nơi đây lúc nào cũng rộn rã và vui tươi, xáo xào âm thanh người mua kẻ bán. Tất cả cứ lênh đênh, dập dềnh, thật là thú vị.
Nếu bạn là người yêu thiên nhiên và thích khám phá thì rừng Cúc Phương chính là điểm đến lý tưởng. Với vẻ đẹp và sự phong phú của hệ sinh thái rừng nguyên sinh miền nhiệt đới còn nguyên vẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho người thăm quan. Nhìn từ xa cả khu rừng xanh kín một màu như tấm thảm mềm mại khổng lồ lơ lửng dưới bầu trời xanh thẳm. Bước chân vào rừng cảm giác bầu không khí sạch và mát mẻ khiến ta cứ muốn bước vào sâu nữa để thỏa chí tò của mình. Càng tiến vào trung tâm rừng, nhiều cây cổ thụ cao lớn thân to bằng mấy người ôm trở thành những cột trụ vững chãi cho “chị em” nhà dây leo trang trí bên ngoài. Cây gỗ nơi đây hầu như đều có tuổi thọ hàng chục năm nên tán rộng vừa đủcho một vài tia nắng ham chơi rớt xuống nền đất loang lổ. Thỉnh thoảng một vài chú sóc nhỏ bạo dạn chuyền cành, mấy chú cáo cũng đưa mắt dụt dè tìm nơi trốn... Rừng cứ thế tự nhiên, gần gũi và đáng nhớ biết nhường nào!
Quê nội tôi nằm cạnh bên dòng sông Lam hiền hòa. Vì vậy, nó như là một kỉ niệm gắn liền với kí ức tuổi thơ tôi. Sông Lam cũng chỉ là một dòng sông nhỏ nhưng nó khiến bao người xa quê lại muốn quay về và tôi cũng như vậy.
Có lẽ, sông Lam đẹp nhất vào buổi bình minh sáng sớm. Dòng sông lúc ấy vừa êm đềm, vừa được dát vàng của ánh nắng bình minh. Đứng trên ban công nhà nội nhìn xuống, dòng sông lúc ấy không khác gì một thiếu nữ mặc áo kim sa lấp lánh. Giữa dòng sông, lác đác đôi ba chiếc thuyền bé đi đánh cá, thi thoảng nghe tiếng gõ mạn thuyền cũng rất vui tai. Hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi dâu xanh mơn mởn cũng dần vươn lên đón ánh bình minh. Buổi sáng ở đây nó bình yên đến lạ.
Chiều chiều, những làn gió thổi từ sông lên mát rượi, dưới sông lũ nhóc quê tôi đang trêu đùa, hò hét làm náo loạn lên cả một khúc sông. Mặt trời xuống núi, mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhòa dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vàn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Lam vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hòa vào biển lớn.
BN THAM KHẢO DÀN Ý NÀY ĐỂ CÓ THÊM Ý NHA
I. Mở bài
- Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:
- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?
- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
II. Thân bài
- Nếu đó là danh lam thắng cảnh:
+ Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng?
+ Có thuận lợi cho việc đi lại không?
+ Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vật.
+ Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những ngọn núi xanh hùng vĩ. Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc.
- Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:
+ Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
+ Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có)
+ Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển trong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...
III. Kết bài
- Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Tham khảo
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
Bài làm
Thị xã Sơn Tây quê em nhỏ xinh và êm đềm nằm bên phải bờ sông Hồng, chỉ cách một con đê. Gọi là sông Hồng vì màu nước của nó quanh năm đỏ sắc phù sa chứ không trong xanh hay đục nhờ nhờ như các dòng sông khác. Nhà em ở dãy phố gần bến cảng nên dòng sông ngày ngày hiện lên trước mắt và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của em. Tình yêu dòng sông thấm vào máu thịt em lúc nào chẳng rõ.
Sông Hồng đẹp nhất là vào khoảng cuối xuân đầu hạ. Buổi sớm, sương mù giăng giăng trên mặt nước. Bờ dâu, bãi mía bên kia sông thấp thoáng, mờ ảo một vệt xanh như khói kéo dài tít tắp. Dãy thuyền chài cặp sát chân kè đá đã lấp lóe ánh nửa nấu cơm sáng. Chuyến đò ngang đầu tiên chở khách từ phía Vĩnh Phúc sang đang từ từ cập bến. Mấy bà, mấy chị người gánh chuối, kẻ gánh ngô hay mấy bu gà vịt, mấy mẻ tôm tươi, cá tươi roi rói, hối hả nối đuôi nhau dọc phố Hậu Bình, Lê Lợi để vào chợ Nghệ. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng nước vỗ mạn thuyền róc rách, tiếng mái chèo gõ nhịp đuổi cá trên sông lan xa trong gió sớm tạo thành thứ âm thanh quen thuộc của cuộc sống yên bình.
Nắng đã lên cao, sương tan nhanh, mặt nước lấp lánh, xôn xao. Sông Hồng mải miết tải phù sa từ thượng nguồn về bồi đắp cho vùng đồng bằng châu thổ thêm màu mỡ. Dọc hai bên triền sông là những xóm làng trù phú, tốt tươi. Nhịp điệu làm việc trên bến cảng càng lúc càng nhộn nhịp. Một dãy sà lan chở đầy than và xi măng được giở lớp bạt phủ ngoài cho hàng trăm người xuống chuyển lên bến. Các bác, các chú làm nghề bốc xếp da nâu bóng, bắp chân bắp tay săn chắc , vác trên vai bao xi măng nửa tạ mà vẫn bước vững chắc như người làm xiếc trên những tấm ván dài nối từ sà lan vào bờ. Bốn năm chiếc cần cẩu cần mẫn xúc từng gầu than đầy ắp đổ vào thùng những chiếc xe tải đang chờ sẵn. Không khí làm việc náo nhiệt, rộn ràng, tiếng động cơ hòa lẫn tiếng nói cười rộn rã. Trên sông, tàu thủy, ca nô, thuyền bè… xuôi ngược làm cho khung cảnh càng thêm sinh động.
Lúc chiều tà, ánh hoàng hôn đỏ sẫm phía trời Tây, in dáng núi Ba Vì sừng sững. Từ trong phố, từng tốp người lớn, trẻ con đổ ra bến để được thỏa thích bơi lội, ngụp lặn giữa dòng nước mát lạnh của sông Hồng. Đã bao đời nay, dòng sông bao dung mở rộng vòng tay vỗ về, ôm ấp, đem lại niềm sảng khoái cho con người sau một ngày lao động vất vả. Riêng đối với tuổi thơ chúng em, còn gì sung sướng hơn được túm năm túm bảy vui đùa trong sóng nước hay rủ nhu thuê một chuyến đò ngang sang bên kia sông bắt dế, bắt bướm hay mua ngô non về đốt lửa nướng ngay dưới chân đê, chia nhau vừa ăn vừa nô giỡn. Mùi ngô nướng thơm ngọt lan xa trong cơn gió lồng lộng thổi dọc triền sông, vấn vít trong những mái tóc trẻ thơ hoe vàng vì dãi nắng. Trời tối dần,mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhòa dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vạn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Hồng vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hòa vào biển lớn.
Từ trên chiếc loa phóng thanh gắn ở cột điện ven đường, bài hát Trở về dòng sông tuổi thơ của nhạc sĩ Hoàng Hiệp đang vang lên: Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi… Con sông tôi tắm mát. Con sông tôi đã hát. Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà… Ôi những con thuyền giấy, những năm tháng tuổi thơ đã đi về đâu? Để mình tôi nhớ nhung bây giờ… Tiếng hát đằm thắm, tha thiết của ca sĩ Mỹ Trang như đang bày tỏ giùm em tình yêu sông Hồng, dòng sông làm nên vẻ đẹp khó quên của mảnh đất này.
Tham khảo:
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
Em tham khảo:
Quê tôi xa lắm, đó là một vùng biển miền trung vì vậy chỉ có dịp hè tôi mới được ba mẹ cho về thăm quê. Biển quê tôi đẹp lắm, có ánh nắng chói chang, có cát trắng, có gió Lào vi vu ngày đêm thổi về biển.
Mỗi dịp được về quê, tôi thường dậy sớm theo nội tôi ra biển. Trong hơi sương còn đang phàng phất đâu đây, biển mơ màng dịu dàng, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền mang theo cái vị mặn đặc trưng của biển. Đứng trước biển tôi cảm nhận được cái vì cái nồng nồng khó tả phả vào người. Trên không trung, những con hải âu trắng chao nghiêng đôi cánh, mải miết bay về phía chân trời xa thẳm, nơi bình minh hồng tươi đang hắt những tia nắng hình dẻ quạt xuống mặt nước. Từng đợt sóng nhẹ nhẽ vỗ vào bờ, nước biển trong xanh, bờ cát trắng trải dài tít phía xa. Tôi bước đi với đôi chân trần trên cát, cảm giác mát dịu xuyên thấu vào da thịt tôi. Một cảm giác lạ lan tỏa khắp cơ thể tôi. Từng hạt cát mịn màng, mát rượi lùi lại dưới đôi chân của tôi. Tôi tìm, nhặt nhạnh từng chiếc vỏ óc lăn lóc trên cát. Mỗi cái vỏ là nơi chứa đựng những kỉ niệm của quê hương. Khi rời xa quê, chính những cái vỏ ốc ấy là cầu nối để tôi được sống lại với quê hương mình.
Khi trong tay ta có những chiếc vỏ ốc, ta chỉ cần hả hơi vào rồi áp tai nghe thì sẽ nghe thấy tiếng sóng vỗ, nhịp điệu, âm thanh của biển. Những con sóng vỗ bờ cát, tung bọt trắng xóa. Nó nhào lên rồi vút về để lại trên cát biết bao nhiêu là vỏ ốc và những chú cua con vội vàng lẩn trốn.
Người dân quê tôi chủ yếu làm nghề đánh bắt cá, những tàu lớn thường đi đánh bắt xa, có khi cả tháng họ mới vào đất liền, chỉ còn lại những người lớn tuổi, súc khỏe giảm sút thì mới đánh bắt gần bờ. Họ thường dậy từ rất sớm để ra biển, chân họ dậm từng bước chắc nịch hằn lên bãi cát, chiếc thuyền bằng gỗ nâu đen bóng lướt trên cát theo sức đẩy của những cánh tay dài lực lượng. Bọn trẻ con ríu rít chạy theo bứt những bông hoa muống biển tim tím, cánh còn ướt đẫm hơi sương đêm ném lên thuyền. Hoa muống biển có phải vì vẻ đẹp bình dị của hoa hay bởi sức sống mãnh liệt của nó mà người dân ở đây coi hoa muống biển như một loài hoa lành đem bình yên đến. Hoa theo những con thuyền lênh đênh ngoài khơi xa mang theo nỗi mong chờ của người ở lại. Biển hiền hòa là thế nhưng cũng có lúc sục sôi giận dữ. Đó là những ngày biển động sóng nổi lên dữ dội. Những con sóng bạc đầu không còn khẽ khàng mơn man lên bờ các mà điên cuồng xô ầm ầm vào vách đá. Những ngày như hết nhanh chóng tan đi khi phiên chợ cá đông vui tới. Ấy là khi thuyền về. Các con thuyền chở nặng cá tôm hoan hỉ trở về sau những chuyến đi dài ngày vất vả. Nhìn từ xa, hai con mắt thuyền mở to như vui mừng khi lại được nhìn thấy bến bờ. Thuyền vừa cập bến, người trên bờ đã đổ xô đến. Kẻ ôm chầm lấy nhau mừng mừng, tủi tủi, người nhanh nhẹn khiêng những sọt cá nặng lên khoang bờ. Những con cá béo nung núc những mảng thịt, mang còn phì phò bong bóng được xếp lẫn với những con tôm còn tươi roi rói cứ búng càng tành tách như dọa bọn trẻ con thò tay nghịch bắt. Tiếng lao xao trả giá, tiếng lịch thúng mủng của người bán, vạn người mua hòa lẫn vào nhau nghe đông vui khó tả. Trời đã vãn chiều trên bãi cát chỉ còn lổng chổng sọt không thì người ta mới lục đục kéo nhau về. Những con thuyền bầy giờ mới nhẹ nhõm gối đầu lên bờ cát trắng, nằm nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài. Hoàng hôn đến từ lúc nào đang nhẹ dần buông trên biển. Đó là một ngày ở biển khi tôi được về thăm mảnh đất quê hương.
Khi nhắc đến quê hương, điều đầu tiên tôi nhớ đến là biển, tôi ao ước được sống tại vùng quê thanh bình này. Đứng trước biển bao la, tôi thấy mình thật nhỏ bé, tôi yêu quê hương, tôi yêu bờ biển quê mình, và tự hào biết bao khi tôi là người con của quê hương yêu dấu đó.
Bài làm
"Quê hương em biết bao tươi đẹp
Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây"
Những lời hát trong bài hát dân ca "Quê hương tươi đẹp" đã cho thấy niềm tự hào của các bạn nhỏ đối với những cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam thân yêu. Mỗi người dân sống trên dải đất hình chữ S chắc hẳn vẫn luôn cảm thấy hãnh diện trước những danh lam, thắng cảnh của đất nước - nơi thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài - khiến cho Việt Nam vươn xa hơn ra Thế giới. Tôi cũng đã có dịp được đến thăm một trong những danh lam thắng cảnh đấy. Đó là Hồ Gươm - biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Tôi cùng bố mẹ đã tới đó trong kì nghỉ hè vừa rồi.
Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, trước kia có tên là hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng nhưng sau đó người ta đổi tên theo sự tích vua Lê Thái Tổ trả gươm. Từ đó cho đến nay, người ta đã quen với tên gọi này, và vì hồ nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, mọi sinh hoạt, buôn bán của người dân đều ở xung quanh đây nên nó đã trở thành một biểu tượng của Việt Nam từ lúc nào không hay.
Tôi tới thăm danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất ở Hà Nội trong một buổi sáng mùa hè nóng bức và oi ả. Mặt trời từ từ nhô lên, tỏa những tia nắng rực rỡ đầu tiên xuống mặt hồ như được dát vàng. Hồ Gươm mà tôi thấy chỉ là một hồ tương đối nhỏ, cho nên việc thăm thú là hết sức dễ dàng, không làm mất quá nhiều sức lực bởi đi bộ của người đến tham quan. Những tia nắng chiếu xuống mặt hồ, len lỏi qua từng kẻ lá, chiếu cả vào mặt tôi khiến cho tôi cảm nhận được một buổi sáng tràn đầy sức sống đã bắt đầu. Nắng vào sáng sớm chưa đến mức chói chang và gắt như buổi trưa, nên gia đình tôi có thể thoải mái đi dạo dưới cái nắng ấy.
Đi dạo xung quanh hồ, tôi thấy hồ như một tấm gương bầu dục khổng lồ, đang phản chiếu cả bầu trời trên mặt nước. Xung quanh tấm gương ấy là những hàng liễu rủ cành lá của mình xuống mặt hồ, thướt tha, yểu điệu như một cô gái đôi mươi đang chải tóc. Gần sát những hàng liễu là một biển màu đỏ có ghi: "Cấm xả rác xuống hồ". Biển cấm này khiến cho những người dân cũng như khách du lịch phải có ý thức hơn trong việc bảo vệ cảnh quan tươi đẹp của đất nước. Điểm đáng chú ý nhất có lẽ là ở giữa hồ. Tôi thấy một chiếc tháp Rùa cổ kính, đầy rêu phong, in hằn dấu vết của thời gian - cái mà tôi vốn chỉ được nhìn qua sách vở. Tháp rùa mới đẹp làm sao! Đó hẳn là lí do mà những vị khách nước ngoài quyết định đặt chân tới thăm thủ đô Hà Nội yêu dấu của tôi. Trên những con phố dọc theo hồ, ta còn thấy đủ cả những hàng quán: nào phở, nào bún, bánh mỳ.... toàn là những đặc sản không thể thiếu ở nơi đây. Nó tạo nên nét đặc sắc riêng của ẩm thực Hà Nội và của cả Việt Nam nói chung. Ngoài ra, họ cũng bán rất nhiều món quà lưu niệm như thiệp giấy, tượng, nón lá... để ai có dịp nghé thăm thủ đô có thể mua một chút về làm quà tặng người thân.
Đi dạo được một lúc, tôi thấy phía xa xa là hình ảnh của Đền Ngọc Sơn - chứng nhân lịch sử - cùng với đó là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm, làm lối dẫn vào thăm đền. Không thể ngăn được niềm hứng thú, tôi cùng bố mẹ rảo bước thật nhanh, đến mua vé để được vào thăm quan. Theo như những gì tôi tìm hiểu thì ngôi đền này nằm ở phía Bắc hồ, ngày xưa có tên là Tượng Nhĩ, khi rời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng. Đến thời nhà Trần thì đổi thành Ngọc Sơn - cũng chính là tên gọi hiện tại của ngôi đền này. Được thăm Đền Ngọc Sơn, ngắm tháp Rùa cổ kính và đi dạo quanh hồ Gươm, tôi cảm thấy mình như một người con thực thụ của đất mẹ. Tôi thấy tự hào và yêu thêm cảnh đẹp nước non mình. Chắc hẳn không chỉ mình tôi mà bất cứ ai cũng cảm thấy như vậy trước một cảnh đẹp của quê hương.
Nhưng nếu tới thăm hồ Gươm mà không được nhìn thấy Bưu điện Hà Nội với chiếc đồng hồ ngân nga điểm giờ trên nóc thì thật là thiếu sót. Tôi gọi đây là "Chiếc đồng hồ thế kỉ" bởi nó không chỉ đếm giờ, mà còn đếm cả những dấu mốc của lịch sử. Thỉnh thoảng, tôi thấy khi chạy ngang qua tôi, các cô, chú đi tập thể dục buổi sáng cũng lại ngước lên nhìn chiếc đồng hồ này một lúc, để nhận biết được thời gian mà trở về nhà cho kịp bữa ăn sáng. Mọi người bước đi hối hả, vội vàng nhưng khuôn mặt của họ vẫn rất tươi tắn, rạng rỡ chào đón một ngày mới làm việc tích cực và hiệu quả. Tôi nghe những vị khách nước ngoài bảo rằng, họ bị ấn tượng bởi sự mến khách và thân thiện của người dân nơi đây.
Cả gia đình tôi khép lại chuyến đi này bằng một bữa trưa ngon miệng sau cả một buổi sáng thăm quan, chụp ảnh lưu niệm với danh lam thắng cảnh của Thủ đô. Đối với tôi, đây là một chuyến đi rất ý nghĩa trong dịp nghỉ hè. Nếu có cơ hội được đến thăm nơi này một lần nữa, tôi chắc chắn sẽ rủ những người bạn của mình đi cùng và không quên nhắc nhở họ: "Hãy là một người khách du lịch văn minh, phải biết bảo vệ cảnh quan và khuôn viên xung quanh Hồ!"
bạn tham khảo nhé
Quê hương ơi
Dưới ánh nắng chói chang
Kìa những cánh chim tựa hòa bình
Ơi những bông lúa vàng như thảm cỏ
Những cánh rừng hàng ngàn cây cổ thụ
Những dòng sông nước trong vắt long lanh
Những ngọn núi cao sừng sững tựa như trời.
Quê tôi vốn ở gần biển cũng chính là làng chài,nhà tôi là một ngôi gỗ 2 tầng.Tuy đơn xơ nhưng cứ tối đến là dân làng đốt lửa tụ họp lại cùng nhau múa,những người phụ nữ thì múa chung quanh đống lửa còn những người đàn ông thì cùng nhau lấy những khúc củi đúc làm ghế ngồi để câu cá.
Sáng sớm bà đánh thức tôi dậy,không như mọi ngày có bữa cơm thịnh soạn như ở nhà mà bà bảo tôi lấy cho tôi một tấm vải và đưa cho tôi một bàn chải đánh răng một cái cốc một cái gáo và bảo tôi''cháu của bà hãy chịu khó ra ngoài giếng múc nước mà rửa mặt đánh răng''.Sau khi đã đánh răng rửa mặt mũi xong bà đưa tôi một cái gùi và bảo''cháu hãy cùng bà lên núi hái rau khúc,hãy lấy cái chai nhựa kia đi múc nước suối ở rừng nào''.Sau đó bà dắt tay tôi và khoác gùi đi.Bà hái rau khúc còn tôi thì múc nước suối,bà bảo tôi đi kiếm hai hòn đá và bà đi bổ củi.Hai bà cháu cùng về gương mặt vô cùng rạng rỡ dưới ánh mặt trời.Bà bảo tôi đổ nước suối ra cốc rồi bà đi rửa rau khúc.Sau đó bà xếp củi và đưa đi đưa lại hai hòn đá để có lửa.Bà lấy một cái nồi to rồi cho rau khúc vào bên trong và bảo tôi đem bát đũa và thìa ra để cùng thưởng thức món rau khúc thơm ngon.Sau đó tôi ăn ngấu nghiến rau khúc cùng ông bà và thưởng thức nước suối.Chưa hết chuyện vui đâu.Sau khi ăn xong tôi cảm thấy người mình nóng vì mới ăn rau khúc xong.Ông bảo tôi''chắc hẳn cháu gái của ông đang nóng hãy cùng ông ra bờ biển câu cá để trưa nay có món nem rau khúc và cá nào''.Tôi nghe theo cầm cái cần câu theo ông đi câu cá.Câu được hai con tôi bảo ông''ông ơi ông hai con này ăn trong một bữa chứ câu thêm ăn sao hết ông nhỉ''?Ông mỉm cười và gật đầu sau đó ông dắt tay tôi về nhà.
Các bạn thấy đó món ăn của núi rừng và biển là như vậy.Chúc các bạn có một chuyến đi tham quan núi,biển và rừng vui vẻ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Quê em là một vùng nông thôn đầy sức sống.Nơi đay vật thanh bình,con người chất phát.Qua thời gian,quê em đã đổi mới,đổi mới từ con đường làng đến nhà cửa,từ con đê đến cây cầu dừa.Nhưng con sông quê hương vẫn không thay đổi,vẫn cái dòng nước chảy xiếc kia,vẫn cái dáng uốn lượn quanh co kia.Hình ảnh con sông đã in đậm trong kí ức người dân quê em.Con sông là một mảng màu trong bức tranh quê.
Dòng sông quê hương là nơi ghi nhớ biết bao kỷ niệm của em cùng lũ bạn dưới quê.Con sông chạy dài như bất tận,dáng uốn lượn quanh co,mềm mại như tấm lụa đào vắt qua xóm làng.Vào lúc trời lập đông,nước sông trong vắt như thế là một tấm gương soi khổng lồ,nhìn vào lòng sông ta có thế thấy mình trong đó.
Buổi sớm mai,khi ông mặt trời vừa nhô lên ở đằng đông,nước sông lại ánh lên những gợn màu hồng hồng bởi những tia nắng đang nhảy múa đâu đó trong không trung mà mất đà ngã xuống dòng sông tạo nên sắc màu ấy.Trưa xuống,ánh nắng càng chói chang,gay gắt hơn,con sông là một dòng lửa chạy cuồn cuộn như muốn ập vào đám cỏ dại ven bờ.Chiều chiều,những ánh nắng gay gắt lúc trưa cũng đã dịu xuống,mặt sông trở lại màu xanh biếc,phẳng lặng.Đôi khi có một cơn gió thoảng qua,mặt sông lại lăn tăn gợn,gió càng mạnh,những con sóng ấy càng nhấp nhô hơn,ập vào cả hai bên bờ làm hàng cỏ dại ướt sũng rũ xuống mặt sông.
Vào lúc này,lũ trẻ chúng em thường nhảy xuống sông tắm,đùa ngịch,vùng vẫy.Cảm giác nước sông tạt vào hai bên má thật là sảng khoái,cứ như trút bỏ hết tất cả những suy nghĩ trong đầu,hòa quyện vào dòng nước như một.Có lúc,tắm sông mãi cũng chán,cả lũ lại ngồi bẹp xuống hàng cỏ dại,chân đung đưa dưới lòng sông,miệng ngân nga khúc hát quê hương,nối tiếp từ đứa này sang đứa khác.Có lúc,cả bọn nhặt những hòn sỏi,hòn đá ném xuống dòng sông,viên sỏi chạy lăn tăn trên mặt sông,thật là thích!Rồi lại cùng nhau thi xem ai ném xa nhất,đứa thua phải đi nhặt đá cho những đứa còn lại.Khi màn đêm buông xuống,dòng sông trở nên huyền bí hơn,em cùng lũ bạn chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng,vào những đêm rằm,mặt trăng to,tròn và sáng hơn mọi ngày.Ánh trăng soi xuống mặt sông làm cho con sông như được dát một lớp vàng mỏng.Lũ bạn thường thi nhau kể chuyện,đứa thì kể chuyện cười,đứa thì kể chuyện ma làm bọn con gái run lên cầm cập,rồi có đứa bảo:
– Phía sau có ai kìa!
Thế là đứa con gái giật mình,hốt hoảng quay ra phía sau làm cả bọn cười ần lên.Những gợn sóng lăn tăn đập vào mạn thuyền,con sông như đang vui cùng bọn em...
Sông luôn là nỗi nhớ,niềm thương của những đứa trẻ xa quê như em,bởi từ bao giờ,lũ trẻ đã xem con sông quê hương như một người bạn tri kỷ.Dù sau này có đi đâu,em cũng sẽ nhớ về quê hương,nhớ về dòng sông tuổi thơ in dấu bao kỷ niệm thuở ấy_một người bạn tri kỷ.
_(Bạn tham khảo nhs)_