K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

- Các sông lớn ở Bắc Á : Ô-bi, I-nê-nit-xây, Lê-na.
- Hướng chảy : từ nam lên bắc.
- Đặc điểm thủy chế : + Mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.
+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây lũ băng lớn.

- Các sông lớn ở Bắc Á : Ô-bi, I-nê-nit-xây, Lê-na.

- Hướng chảy : từ nam lên bắc.

- Đặc điểm thủy chế : về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây lũ băng lớn.



3.   Dựa vào hình 1.2 – SGK/5 “Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á”, em hãy cho biết:a.    Tên các sông lớn ở khu vực Bắc Á và đổ vào đại dương nào?b.   Tên các sông lớn ở khu vực Đông Á và đổ vào đại dương nào?c.    Sông Mê Công chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên: d.   Tên các sông lớn ở khu vực Nam Á và đổ vào biển hay vịnh biển nào? 4.   Dựa vào hình 3.1 – SGK/11 “Lược đồ các đới cảnh...
Đọc tiếp

3.   Dựa vào hình 1.2 – SGK/5 “Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á”, em hãy cho biết:

a.    Tên các sông lớn ở khu vực Bắc Á và đổ vào đại dương nào?

b.   Tên các sông lớn ở khu vực Đông Á và đổ vào đại dương nào?

c.    Sông Mê Công chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên: 

d.   Tên các sông lớn ở khu vực Nam Á và đổ vào biển hay vịnh biển nào? 

4.   Dựa vào hình 3.1 – SGK/11 “Lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á”, em hãy cho biết:

a.    Tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, dọc theo kinh tuyến 80 độ

b.   Tên 2 cảnh quan rừng có diện tích lớn nhất:  

5.   Dựa vào bảng 7.2, em hãy cho biết:

a.    Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau khoảng bao nhiêu lần? (ghi rõ phép tính) 

b.   Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với các nước có thu nhập thấp ở chỗ nào?

GIÚP MIK VS Ạ

0
17 tháng 1 2023

* Đặc điểm sông, hồ châu Á:

- Mạng lưới sông khá phát triển, nhiều hệ thống sông lớn. Tuy nhiên phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Khu vực Bắc Á có mạng lưới sông dày đặc. Các sông bị đóng băng vào mùa đông; có lũ vào mùa xuân.

+ Khu vực Đông Nam Á và Đông Á, Nam Á có mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn. Mưa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á có mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

- Châu Á có nhiều hồ lớn được hình thành từ các đứt gãy hoặc miếng núi lửa đã tắt.

* Tên một số sông lớn ở châu Á:

+ Ở Bắc Á có các sông: Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na.

+ Ở Trung Á có các sông: Xưa-đa-ri-a, A-mua-đa-ri-a.

+ Ở Tây Nam Á có các sông:  Ti-grơ, Ơ-phrat.

+ Ở Đông Á có các sông: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.

+ Ở Đông Nam Á có các sông: Mê-kông, I-ra-oa-đi,…

+ Ở Nam Á có các sông: Ấn, Hằng.

* Ý nghĩa của sông, hồ châu Á đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:

- Các sông, hồ có giá trị về giao thông, thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; thúc đẩy sự phát triển của các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch.

- Tình trạng lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.

20 tháng 7 2017

- Sông A-mua bắt nguồn từ miền núi Nam Xi-bia.

- Sông Hoàng Hà, Trường Giang bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.

4 tháng 2 2023

- Một số sông và hồ lớn ở châu Á:

+ Sông lớn: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,...

+ Hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can, A-ran, Ban-khat,...

- Đặc điểm sông ngòi châu Á:

+ Nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều.

Các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.

 

Các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á): mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy.

+ Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy…

+ Vào mùa mưa thường có lũ, gây nhiều thiệt hại lớn.

- Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc bảo vệ tự nhiên:

+ Sông cung cấp nước cho cây sinh trưởng và phát triển;

+ Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

15 tháng 9 2019

Đáp án và tháng điểm

- Các sông lớn ở Bắc Á: Ôbi, Iênítxây, Lêna.  (1 điểm)

- Hướng từ nam lên bắc.  (1 điểm)

- Chế độ nước: Sông đóng băng về mùa đông, lũ về mùa xuân.  (1 điểm)

- Nguyên nhân các con sông ở Bắc Á đóng băng về mùa đông, lũ về mùa xuân là do:  (1 điểm)

    + Bắc Á là vùng khí hậu lạnh.

    + Về mùa đông nhiệt độ hạ thấp nên sông bị đóng băng kéo dài.

    + Đến mùa xuân, khi nhiệt độ tăng, băng tan nên mực nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn.

24 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: Sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+ Tây Nam Á và Trung Á: Do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á:

giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Các sông lớn: Lê-na, I-ê-nit-xây, Ô-bi, A-mua, Ấn, Hằng, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ti-gro, Ơ-phrat

22 tháng 6 2019

- Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á:

  + Sông Ô–bi bắt nguồn từ dãy An–tai, đổ vào biển Ca–ra.

  + Sông I-ê–nit–xây bắt nguồn từ dãy Xai–an, đổ vào biển Ca–ra.

  + Sông Lê–na bắt nguồn từ khu vực núi phía nam, đổ vào biểu Lap–tep.

  + Sông A–mua bắt nguồn từ dãy La–blo–vôi, đổ vào biển Ô–khôt.

  + Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.

4 tháng 2 2023

- Các sông và hồ chính ở Bắc Mỹ.

+ Sông lớn: Xanh Lô-răng, Mi-xi-xi-pi, Ri-ô Gran-đê,...

+ Hồ: vùng Hồ Lớn gồm 5 hồ (hồ Thượng, Hu-rôn, Mi-si-gân, Ê-ri và Ôn-ta-ri-ô).

- Đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ:

+ Mạng lưới sông khá dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ.

+ Chế độ nước sông khá đa dạng do được cung cấp nước từ nhiều nguồn: mưa, tuyết và băng tan.