K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2017

- Ở sườn Tây chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê - ru chảy rất mạnh vào ven bờ nên lượng mưa rất ít, khí hậu khô hạn -> hình thành thực vật nửa hoang mạc.
- Ở sườn đông có gió Tín Phong Đông Bắc mang hơi ẩm và ấm gây mưa lớn -> hình thành rừng nhiệt đới.

12 tháng 3 2017

Sự khác nhau về thực vật ở hai sườn dãy An-det là do:

-Sườn Tây: có dòng biển lạnh chạy qua sát chân núi, ảnh hưởng tời khí hậu, mưa rất ít do nước không bốc hơi được.

-> Hình thành thực vật nửa hoang mạc.

-Sườn Đông: do xa biển nên không chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh, khí hậu mát mẻ, mưa nhiều, đất đai màu mỡ

-> Có rừng nhiệt đới.

8 tháng 4 2021

Gắt v

 

25 tháng 4 2021

So sánh:

– Sườn tây : từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: Thực vật nửa hoang mạc, cây bụi xương rồng, đồng cỏ cây bụi, đồng cỏ núi cao, băng tuyết

– Sườn đông : từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết.

Giải thích:

- Sườn đông mưa nhiều hơn sườn tây.

+ Sườn đông mưa nhiều vì chịu sự ảnh hưởng của gió tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào nên rừng nhiệt đới phát triển mạnh.

+ Sườn tây có mưa ít là do chịu sự tác động dòng biển lạnh Pê-ru làm khu vực này trở lên khô hạn nên chỉ phổ biến thực vật nửa hoang mạc.

4 tháng 5 2016
SƯỜN TÂY ANĐÉT SƯỜN ĐÔNG ANĐÉT 
THẢM THỰC VẬTđô caoTHẢM THỰC VẬTđộ cao
thực vật nửa hoang mạc0-1000mrừng nhiệt đới0-1000m
cây bụi xương rồng1000-2500mrừng lá rộng1000-1300m
đồng cỏ cây bụi2500-3500mrừng lá kim1300-3000m
đồng cỏ núi cao3500-5000mđồng cỏ3000-4000m
băng tuyếttừ trên 5000mđồng cỏ núi cao4000-5500m
  băng tuyếttừ trên 5500m

_ĐỊA HÌNH NÚI BẮC MĨ

+Ở phía Tây của Bắc Mĩ là hệ thống núi trẻ và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần ở phia Nam và Đông Nam.
+Ở phía Đông của Bắc Mĩ là dãy núi già A-pa-lat.

5 tháng 5 2016

cảm ơn nhiều

3 tháng 5 2016

- ở sườn tây:
+ do giáp vs dòng biển lạnh Pê-ru khó bốc hơi nước =>ít mưa nên hình thành hoang mạc.
+ do khí hậu khô nên đồng cỏ cây bụi 
- ở sườn đông:
+ do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bra-xin => mưa nhiều nên hình thành rừng nhiệt đới
+ do khí hậu ẩm nên hình thành các rừng lá rộng , rừng lá kim thích hợp vs kiểu khí hậu ẩm

3 tháng 5 2016

Có ai còn on không?

10 tháng 3 2018

Nguyên nhân :

- Sườn phía Đông của dãy An - đét có rừng rậm nhiệt đới do ảnh hưởng của gió Tín Phong đông bắc thường xuyên đưa hơi ẩm từ biển vào .

= > Mưa nhiều => Rừng rậm nhiệt đới phát triển.

- Sườn phía Tây của dãy An - đét là thực vật bán hoang mạc do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê - ru đi sát ven biển .

=> Không khí khô => Thực vật bán hoang mạc.

8 tháng 5 2016
Thể hiện rõ, ở sườn Đông là thảm thực vật ưa nước. Sườn Tây là thảm thực vật chịu hạn.Giải thích:

- Sườn Tây khô ráo do có gió từ biển thổi vào gặp dòng biển lạnh Pê-ru nên bị mất hơi nước => khô.

- Sườn Đông mưa nhìu, vì chịu ảnh hưởng từ gió mậu dịch

8 tháng 5 2016

Mà học ϵ đi nhé.......tớ tưởng Chi chép đc hết ngày mai mượn hk mà chỉ zậy thui ak...........hihhihi

 

5 tháng 7 2018

- Nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy núi An-pơ:

      + Trong vùng núi An-pơ, từ chân lên đến đỉnh có 4 vành đai thực vật: rừng lá rộng lên cao đến 900m, rừng lá kim từ 900 - 2.200m, đồng cỏ từ 2.200 - 3.000m, trên 3.000m là tuyết

      + Các vành đai ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng.

- Nguyên nhân:

      + có các vành đai thực vật từ chân lên đỉnh núi là do càng lên cao nhiệt độ càng giảm (trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C).

      + ở sườn đón nắng , các vành đai thực vật nằm cao hơn ở sườn khuất nắng, vì khí hậu ấm áp hơn.

3 tháng 2 2023

* Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần và cảnh quan địa lí.

* Ở sườn Tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất sau:

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Vành đai đất

0-500

Rừng lá rộng cận nhiệt

Đất đỏ cận nhiệt

500-1200

Rừng hỗn hợp

Đất nâu

1200-1600

Rừng lá kim

Đất pốt dôn

1600-2000

Đồng cỏ núi

Đất đồng cỏ núi

2000-2800

Địa y và cây bụi

Đất sơ đẳng xen lẫn đá

Trên 2800

Băng tuyết

Băng tuyết

Sự thay đổi vành đai thực vật và đất theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao -> Làm cho thực vật và đất thay đổi.

* Sự phân bố đất và thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy An-đét

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Sườn tây

Sườn đông

0-1000

Thực vật nửa hoang mạc

Rừng nhiệt đới

1000-2000

Cây bụi xương rồng

Rừng lá rộng, rừng lá kim

2000-3000

Đồng cỏ cây bụi

Rừng lá kim

3000-4000

Đồng cỏ núi cao

Đồng cỏ

4000-5000

Đồng cỏ núi cao

Đồng cỏ núi cao

Trên 5000

Băng tuyết

Băng tuyết

Sự thay đổi các vành đai thực vật ở hai sườn và theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm và lượng mưa theo độ cao. Ngoài ra còn do sự khác nhau về khí hậu giữa các sườn núi (sự thay đổi theo hướng núi, hướng sườn).