K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề 1:Đọc đoạn trích dưới đây rồi trả lời câu hỏi:     Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.     Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước...
Đọc tiếp

Đề 1:

Đọc đoạn trích dưới đây rồi trả lời câu hỏi:

     Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

     Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.

 (Trích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em- Ngữ văn 9, tập 1, NxbGD, 2020)

1. Đoạn trích trên đề cập đến đối tượng nào là chủ yếu?

2. Từ ngữ nào được sử dụng để nối hai câu in đậm? Chỉ ra mối quan hệ ý giữa hai câu này.

3. “Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”. Em hiểu thế nào về tình cảm và thái độ của “Chúng tôi”- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn này?

Đề 2:  

    Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được lai lịch, nguồn gốc của mình và nhân biết được giá trị của bản thân trong môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.

(Ngữ văn 9, tập 1, NxbGD, 2020)

1.     Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Nội dung của văn bản ấy là gì?

2.     Tại sao trẻ em cần “nhận thức được giá trị của bản thân”?

giúp em vs ạ em thật sự ko bt làm hic ạ gấp luôn í ak

 

1
12 tháng 8 2021

Tham khảo:

Đề 2:

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. ND: cho ta thấy được thực trạng về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

2.  Việc tự nhận thức được bản thân mở ra rất nhiều những chìa khóa về các khả năng của trẻ, khả năng học hỏi, khám phá, đọc vị cảm xúc, điều tiết hay giải quyết tình huống, kết bạn… Nó giúp trẻ định hướng được cuộc sống của bản thân mà không phải phụ thuộc vào quyết định của người khác.

16 tháng 4 2017

Chọn đáp án: A.

“1. Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. 2. Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được...
Đọc tiếp

“1. Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

2. Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới."

a) Từ đoạn trích trên hãy cho biết vì sao trẻ em trên thế giới là đối tượng cần bảo vệ, chăm sóc và quan tâm của cộng đồng quốc tế?

b) Chỉ ra 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên.

c) Việc lặp lại cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn trích có tác dụng gì?

1
6 tháng 10 2019

Câu 1 : Đoạn trích trên đề cập đến trẻ em trên thế giới là chủ yếu.

Câu 2 : "Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng". Từ ngữ được sử dụng để nối hai câu đã dẫn: "Đồng thời".

Câu 3
• Tình cảm của "Chúng tôi"- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn: Yêu thương trẻ em, quan tâm đến quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
• Thái độ của "Chúng tôi"- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn: cứng rắn, kiên quyết để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

Câu 4 : So với thời thơ ấu của nhiều trẻ em trên thế giới được nêu trong bản tuyên bố, tuổi thơ của em như thế nào? Hãy viết về điều đó khoảng 3 đến 5 câu.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề ra, sau đây là một số gợi ý: Tuổi thơ của em được sống trong gia đình ấm áp tình yêu thương; được học hành đầy đủ; được tham gia các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao...

6 tháng 10 2019

không liên quan gì cả chế ơii

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

Đề 5Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôi đi nghỉ sớm. Nằm trên giường, trùm chăn lên tận cằm, chúng tôi cùng nhau nói chuyện phiếm để đợi giấc ngủ.Trong căn phòng yên lặng, chỉ nghe rõ tiếng tí tách thong thả và đều đều của chiếc đồng hồ treo trên tường. Nhưng thỉnh thoảng một cơn gió đưa đến văng vẳng...
Đọc tiếp

Đề 5

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôi đi nghỉ sớm. Nằm trên giường, trùm chăn lên tận cằm, chúng tôi cùng nhau nói chuyện phiếm để đợi giấc ngủ.

Trong căn phòng yên lặng, chỉ nghe rõ tiếng tí tách thong thả và đều đều của chiếc đồng hồ treo trên tường. Nhưng thỉnh thoảng một cơn gió đưa đến văng vẳng những tiếng ếch nhái kêu ở cánh đồng quê ở chung quanh nhà.

Ngọn đèn hoa kỳ vặn nhỏ để dưới đất, chiếu lên trần và tường nhà những bóng tối kỳ dị, hơi lung lay. Còn chiếc màn đỏ rộng treo ở giữa nhà thì tối sẫm lại, rủ những nếp vải mỏng manh và tha thướt. Bên kia chiếc màn ấy, là giường của bà tôi và chị tôi nằm. Vào hồi nữa đêm, chúng tôi sực thức dậy: gió thổi ào ào trong các lá cây và đập mạnh các tàu lá chuối, từng luồng chớp loáng qua cửa sổ. Một lát thì mưa rào đổ xuống mái nhà. Anh tôi bảo:

- Có lẽ là một trận bão to.”

(trích Tiếng chim kêu - Thạch Lam)

1. Đoạn trích trên đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi nào?

3. Tìm các từ láy có trong đoạn trích trên, và phân thành 2 loại (từ láy toàn phần và từ láy bộ phận)

4. Em hãy chỉ ra các thành phần chính của câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì

Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôiđi nghỉ sớm.

Câu 2: Đoạn thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Ai nhanh mk tick cho.

 

2
9 tháng 6 2021

Câu 1:

1. PTBD: miêu tả

2. Ngôi thứ 1

3. 

“Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôi đi nghỉ sớm. Nằm trên giường, trùm chăn lên tận cằm, chúng tôi cùng nhau nói chuyện phiếm để đợi giấc ngủ.

Trong căn phòng yên lặng, chỉ nghe rõ tiếng tí tách thong thả và đều đều của chiếc đồng hồ treo trên tường. Nhưng thỉnh thoảng một cơn gió đưa đến văng vẳng những tiếng ếch nhái kêu ở cánh đồng quê ở chung quanh nhà.

Ngọn đèn hoa kỳ vặn nhỏ để dưới đất, chiếu lên trần và tường nhà những bóng tối kỳ dị, hơi lung lay. Còn chiếc màn đỏ rộng treo ở giữa nhà thì tối sẫm lại, rủ những nếp vải mỏng manhtha thướt. Bên kia chiếc màn ấy, là giường của bà tôi và chị tôi nằm. Vào hồi nữa đêm, chúng tôi sực thức dậy: gió thổi ào ào trong các lá cây và đập mạnh các tàu lá chuối, từng luồng chớp loáng qua cửa sổ. Một lát thì mưa rào đổ xuống mái nhà. Anh tôi bảo:

- Có lẽ là một trận bão to.”

4. Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạpTN, hai anh em chúng tôiCN đi nghỉ sớm.VN

Câu ghép

Câu 2:

Tham khảo nha em:

Những hình ảnh so sánh:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Giúp em cảm nhận được, người mẹ rất thương con, mẹ có thể  thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao “Thức” soi sáng trong đêm, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể thức được nữa.

Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Cho ta thấy mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm hè, giúp cho con ngủ say (giấc tròn); có thể nói mẹ là người luôn đem đến cho con những điều tót đẹp trong suốt cuộc đời (ngọn gió của con suốt đời)

9 tháng 6 2021

Câu 1:

1. tự sự, miêu tả, biểu cảm

2. Ngôi thứ nhất

3. 

- Từ láy toàn phần: đều đều, văng vẳng, ào ào

- Từ láy bộ phận: tối tăm, tí tách, thong thả, lung lay, mỏng manh, tha thướt.

4. Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp (TN), hai anh em chúng tôi (C) // đi nghỉ sớm(V).

➩ Câu đơn

Câu 2: 

- Nhân hóa: ngôi sao thức

- So sánh: Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

➩ Gợi hình ảnh sống động, trí tưởng tượng cho người đọc

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.

Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.

(Nam Cao, Lão Hạc)

a) Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.

b) Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?

c) Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?

1
10 tháng 3 2019

a, Vai xã hội

    - Lão Hạc: địa vị xã hội thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.

    - Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.

  b, Thái độ kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc được thể hiện qua câu nói:

    … bây giờ cụ ngồi xuống phản… rồi hút thuốc lào…

  c, Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc đối với ông giáo:

    - Thân mật như nói với người đồng lứa: "Đối với chúng mình thì thế là sinh sướng".

    - Qúy trọng khi nói với người tri thức: " Ông giáo dạy phải!" và " Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác."

    - Đoạn trích cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: " lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.

ĐỀ 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.“Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc....
Đọc tiếp

ĐỀ 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
“Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước nhũng lời khẩn cầu hòa bình,
những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này ”.
(“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – G.G. Mác- két).
Câu hỏi
a. G.G. Mác- két đã lên án điều gì trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
b. Gạch chân dưới các trạng ngữ trong đoạn văn trên.Việc tách các trạng ngữ thành câu riêng trong đoạn văn có tác dụng gì?
c. Lấy chủ đề  “Khát vọng hòa bình”, em hãy triển khai thành một đoạn văn diễn dịch dài khoảng 10  đến 12 câu.

0
đọc bài chuyện cổ tích về loài người rồi trả lời các câu hỏi dưới đây, giúp mình nhé. cần gấp1. Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời? 3.Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?4.Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy...
Đọc tiếp

đọc bài chuyện cổ tích về loài người rồi trả lời các câu hỏi dưới đây, giúp mình nhé. cần gấp

1. Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.

2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời? 

3.Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?

4.Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu nhũng điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.

5.Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.

6.trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào.

7.Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

8.câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.
 

1
4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Câu 1:

- Truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Trong truyện này, loài người ra đời từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, từ đó các con chia nhau đi cai quản các vùng đất của nước ta.

Câu 2:

Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời: 

- Mặt trời nhô cao, cỏ cây bắt đầu sống dậy, chim sinh ra cho trẻ con tiếng hót, gió cũng thổi những làn gió mát lành, sông, biển bắt đầu hình thành cho trẻ con đi tắm, mây xuất hiện che bóng cho trẻ, đường cũng dài theo bước chân của trẻ con.

- Tình yêu, lời ru của mẹ và những câu chuyện kể được sinh ra từ bà.

- Sự hiểu biết xuất hiện từ lời kể của bố.

- Chữ viết, bàn ghế, trường lớp cũng bắt đầu sinh ra cho trẻ em.

Câu 3:

Món quà tình cảm mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ đó là sự chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt (là tình yêu, lời ru, sự bế bồng chăm sóc).

Câu 4:

- Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ: "chuyện con cóc, nàng tiên, chuyện cố Tấm ở hiền, chuyện Lý Thông ở ác".

- Những điều mà bà muốn gửi gắm qua những câu chuyện cổ từ ngày xưa đó là: Bà muốn giúp cho bé thơ hiểu biết hơn về lịch sử cội nguồn, hướng đến cách sống ở hiền gặp lành, sống chân thành, tốt bụng, hướng ước mơ và khát vọng cao đẹp trong cuộc sống của nhân dân. Những câu chuyện đó, sẽ in sâu trong tâm trí các em, quyết định hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.

Câu 5:

Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có sự khác biệt so với điều bà và mẹ dành cho trẻ. Khi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn, thế giới có vô vàn điều mới lạ đợi trẻ em khám phá. Chính bố đã dạy dỗ cho con những hiểu biết về đạo đức và tri thức trong cuộc đời. Bố dậy con rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi màu xanh và trái đất hình tròn. 

Câu 6:

- Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chứng cuộc sống này ngày một phát triển diệu kì và văn minh.

- Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành, văn minh hơn. Chính giáo dục là món quà quý giá nhất dành tặng mỗi người. Giáo dục giúp con người sống tốt và thế giới trở nên tuyệt vời hơn.

Câu 7:

Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ đây là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay.
Câu 8:

- Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có sự khác biệt với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết:

+ Những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết kể lại sự tích con người được hình thành như thế nào và lí giải tổ tiên của dân tộc.

+ Chuyện cổ tích về loài người lí giải nguồn gốc của trái đất xoay quanh việc một em bé xuất hiện và lớn lên. Mọi chi tiết đều thể hiện tình yêu và ý nghĩa của từng sự vật ở trên đời, từ đó cho thấy sự sống của mỗi con người là thiêng liêng và quý giá.

- Bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để mỗi em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“ Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: ''A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?'' Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: ''A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?'' Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”

                                                                          (Lão Hạc-Nam Cao)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì?
Câu 3: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 4: Tìm từ tượng thanh trong đoạn trích?

Câu 5: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 6:  Vì sao lão Hạc lại nghĩ '' Nó cứ làm như nó trách tôi ...'' ?
Câu 7:  Vì sao lão Hạc phải tìm đến cái chết?

Câu 8: Cho câu chủ đề: “Lão Hạc là một người nông dân giàu lòng tự trọng”. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch (từ 8-10 câu) triển khai câu chủ đề trên. Trong đoạn, có sử dụng trợ từ. (Gạch chân dưới trợ từ và chú thích).

0