Đề: Trong bài ca dao ca ngợi vẻ đep của hoa sen có câu: "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Với phạm vi một bài văn ngắn hãy phát biểu suy nghĩ về vấn đề gợi ra từ câu ca dao trên.
Thanks trước nha!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bai nay lam nhu sau:noi len ve de thieng leng cua nhan dan ta va noi len su trong trang cua nhan dan minh.Neu hay cho minh mot thi bai nao minh cung giai duoc minh la con cua tien si day dung lo da co minh day anh yeu em
a, Trình tự tả từ ngoài vào trong . Miêu tả nhị của hoa sen, lá,...
b, Liet kê : lá xanh, bôngbông trắng nhị vàng
-> Nhấn mạnh vẻ đẹp hoa sen
- Ẩn dụ : câu cuối
->Nhằm nói đến những đức tính cao đẹp của người Việt Nam dù có khó khăn nhưng vẫn không cam chịu số phận mạnh mẽ vượt qua
c, Bài ca dao không chỉ đơn giản là vẻ đẹp của loài hoa sen mà còn ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Từ bông sen của thiên nhiên, của đầm lầy ta liên tưởng đến bông sen của biểu tượng. Bông sen cũng chính là hình ảnh của con người Việt Nam với tâm hồn trong sáng, thanh cao và thuần khiết. Mượn hình ảnh hoa sen để đề cao vẻ đẹp của con người Việt Nam cũng như gửi gắm bài học đến mỗi con người trong cuộc sống. Giống như hoa sen luôn tỏa hương giữa bùn lầy, con người Việt Nam đứng trước bao gian khổ trong cuộc chiến chống ngoại xâm cũng luôn giữ vững vẻ đẹp tâm hồn, không đầu hàng bọn xâm lược. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Và “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là phẩm chất của mỗi con người cần có trong cuộc sống.
Hok tốt !!!
T mik nha !
a.Từ trong ra ngoài
b.Chứng tỏ rằng hoa sen rất trong khiết, thơm tho
Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã được ca ngợi và trở thành chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.
Sống trong sạch là quy tắc, luật sống của con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, nhưng nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Cuộc sống đầy những cạm bẫy, càng lúc càng phô bày đầy đủ những thói xấu của loài người. Nếu như ai cũng sống gần mực thì đen thì có lẽ cả xã hội này không còn tồn tại người tốt. Nhưng với truyền thống đạo lí cao đẹp từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quý giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy. Chúng ta không thể quên bi kịch về cái chết của Lão Hạc, một nông dân chất phác, quê mùa thà chết để giữ được thanh danh không vướng bùn nhơ xấu xa. Chúng ta không thể quên được hình ảnh chị Dậu trong đêm tối đen như mực và như tiền đồ của chị quyết giữ lấy tiết hạnh, lòng thuỷ chung với chồng con. Và ta càng không thế quên được lời khẩn cầu tha thiết, xót xa, nức nở của con cò ăn đêm, quyết giữ tâm hồn trong trắng đến phút cuối cuộc đời
Có xáo thi xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Đây có phải là hiện thân của người dân lao động? Quả vậy, kế tục và phát huy truyền thống cao đẹp, họ luôn sống một cách ngay thẳng, chân thực trong bất cứ hoàn cảnh nào để trở thành những đoá sen thơm ngát giữa đầm.
Không thể không có những bông hoa rũ cánh, cúi xuống đầm lầy để vướng phải bùn nhơ. Cũng như trong xã hội, không thiếu những kẻ đứng trước hoàn cảnh khó khăn đã không giữ được mình. Tư tưởng hám danh hám lợi, cầu thân đã đưa họ đến những hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo lí con người. Từ những việc nhỏ nhặt họ đã không giữ bản thân mình cho được trong sạch thì đến những việc quan trọng, to lớn hơn làm sao họ không trở nên xấu xa, nguy hiểm. Loại người như vậy là một gánh nặng, một căn bệnh của xã hội, càng trở nên trầm trọng trong cuộc sống hôm nay. Đất nước đang cần, hơn bao giờ hết những người mang đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống xưa, các cán bộ chân chính hôm nay cũng trở thành những đoá hoa sen. Sống giữa khó khăn của xã hội đầy cạm bẫy, lọc lừa, họ vẫn xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn. Để làm một đoá hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bồ sung lí trí nhằm có suy nghĩ chính xác khi đứng trước những ngã rẽ, biết đi trên những lối mòn quý giá của dân tộc, thêm vào những nhận thức mới mẻ của thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt, không hổ thẹn với truyền thống xưa đồng thời ta cũng tự hào vì đã tiếp tục phát huy di sản tâm hồn quý báu của dân tộc.
Nói tóm lại, là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Tham khảo :
Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.
Sống trong sạch là quy tắc, luật sống cua con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, nhưng nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Cuộc sống đầy những cạm bẫy, càng lúc càng phô bày đầy đủ những thói xấu của loài người. Nếu như ai cũng sống gần mực thì đen thì có lẽ cả xã hội này không còn tồn tại người tốt. Nhưng với truyền thống đạo lí cao đẹp từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quí giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy. Chúng ta không thể quên bi kịch về cái chết của Lão Hạc, một nông dân chất phác, quê mùa thà chết để giữ được thanh danh không vướng bùn nhơ xấu xa. Chúng ta không thể quên được hình ảnh chị Dậu trong đêm tối đen như mực và như tiền đồ của chị quyết giữ lấy tiết hạnh, lòng thuỷ chung với chồng con. Và ta càng không thế quên được lời khẩn cầu tha thiết, xót xa, nức nở của con cò ăn đêm, quyết giữ tâm hồn trong trắng đến phút cuối cuộc đời
Có xáo thi xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Đây có phải là hiện thân của người dân lao động? Quả vậy, kế tục và phát huy truyền thống cao đẹp, họ luôn sống một cách ngay thẳng, chân thực trong bất cứ hoàn cảnh nào để trở thành những đoá sen thơm ngát giữa đầm.
Không thể không có những bông hoa rũ cánh, cúi xuống đầm lầy để vướng phải bùn nhơ. Cũng như trong xã hội, không thiếu những kẻ đứng trước hoàn cảnh khó khăn đã không giữ được mình. Tư tưởng hám danh hám lợi, cầu thân đã đưa họ đến những hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo lí con người. Từ những việc nhỏ nhặt họ đã không giữ bản thân mình cho được trong sạch thì đến những việc quan trọng, to lớn hơn làm sao họ không trở nên xấu xa, nguy hiểm. Loại người như vậy là một gánh nặng, một căn bệnh của xã hội, càng trở nên trầm trọng trong cuộc sống hôm nay. Đất nước đang cần, hơn bao giờ hết những người mang đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống xưa, các cán bộ chân chính hôm nay cũng trở thành những đoá hoa sen. Sống giữa khó khăn của xã hội đầy cạm bẫy, lọc lừa, họ vẫn xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn. Để làm một đoá hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bồ sung lí trí nhằm có suy nghĩ chính xác khi đứng trước những ngã rẽ, biết đi trên những lối mòn quí giá của dân tộc, thêm vào những nhận thức mới mẻ của thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt, không hổ thẹn với truyền thống xưa đồng thời ta cũng tự hào vì đã tiếp tục phát huy di sản tâm hồn quý báu của dân tộc.
Nói tóm lại, là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
đoạn văn chứ đâu phải viết cả 1 bài văn dài như kia đâu :))
a) ND : Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.
b) Một số biện pháp nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ (câu 1): Đặt ra câu hỏi để khẳng định.
+ Liệt kê (câu 2): Vẻ đẹp hài hòa của bông sen.
+ Đảo trật tự - Điệp ngữ(câu 3): Nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen – vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất.
+ Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người.
Bài 2:a)là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.
b) Cách dùng câu hỏi tu từ ngay từ câu mở đầu, lối tả từ lá tới hoa rồi đến nhị và lại đảo ngược từ nhị đến hoa rồi tới lá, kết hợp với câu kết cuối bài theo lối phủ định để mà khẳng định của tác giả dân gian – nhân dân bao đời – cùng hình ảnh bông sen, toà sen chốn Phật đài hay trên bàn thờ của gia đình, trên miếu thờ, đình thờ của dòng họ, xóm làng… đã khiến tuyệt đại bộ phận người Việt xưa cũng như nay đều hiểu bài ca dao ngợi ca vẻ đẹp thanh tao của bông sen, từ đó để ngụ ý ngợi ca phẩm chất cao quý trong sạch của con người. Cảm thức ngôn ngữ cùng với cảm thức văn hoá được thấm nhuần trong huyết quản dường như đã khiến hiếm người Việt, và thậm chí cả người nước ngoài nắm vững ngôn ngữ Việt, văn hoá Việt cũng không hiểu theo nghĩa “bài ca dao hàm chứa thói vô ơn phản trắc…”.
c)
Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.Sống trong sạch là quy tắc, luật sống cua con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, nhưng nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Cuộc sống đầy những cạm bẫy, càng lúc càng phô bày đầy đủ những thói xấu của loài người. Nếu như ai cũng sống gần mực thì đen thì có lẽ cả xã hội này không còn tồn tại người tốt. Nhưng với truyền thống đạo lí cao đẹp từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quí giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy. Chúng ta không thể quên bi kịch về cái chết của Lão Hạc, một nông dân chất phác, quê mùa thà chết để giữ được thanh danh không vướng bùn nhơ xấu xa. Chúng ta không thể quên được hình ảnh chị Dậu trong đêm tối đen như mực và như tiền đồ của chị quyết giữ lấy tiết hạnh, lòng thuỷ chung với chồng con. Và ta càng không thế quên được lời khẩn cầu tha thiết, xót xa, nức nở của con cò ăn đêm, quyết giữ tâm hồn trong trắng đến phút cuối cuộc đời.''Có xáo thi xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con''Đây có phải là hiện thân của người dân lao động? Quả vậy, kế tục và phát huy truyền thống cao đẹp, họ luôn sống một cách ngay thẳng, chân thực trong bất cứ hoàn cảnh nào để trở thành những đoá sen thơm ngát giữa đầm.Không thể không có những bông hoa rũ cánh, cúi xuống đầm lầy để vướng phải bùn nhơ. Cũng như trong xã hội, không thiếu những kẻ đứng trước hoàn cảnh khó khăn đã không giữ được mình. Tư tưởng hám danh hám lợi, cầu thân đã đưa họ đến những hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo lí con người. Từ những việc nhỏ nhặt họ đã không giữ bản thân mình cho được trong sạch thì đến những việc quan trọng, to lớn hơn làm sao họ không trở nên xấu xa, nguy hiểm. Loại người như vậy là một gánh nặng, một căn bệnh của xã hội, càng trở nên trầm trọng trong cuộc sống hôm nay. Đất nước đang cần, hơn bao giờ hết những người mang đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống xưa, các cán bộ chân chính hôm nay cũng trở thành những đoá hoa sen. Sống giữa khó khăn của xã hội đầy cạm bẫy, lọc lừa, họ vẫn xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn. Để làm một đoá hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bồ sung lí trí nhằm có suy nghĩ chính xác khi đứng trước những ngã rẽ, biết đi trên những lối mòn quí giá của dân tộc, thêm vào những nhận thức mới mẻ của thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt, không hổ thẹn với truyền thống xưa đồng thời ta cũng tự hào vì đã tiếp tục phát huy di sản tâm hồn quý báu của dân tộc.Nói tóm lại, là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.''Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn''
Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng… Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quí (Hồ Chí Minh). Một viên ngọc quí ấy là bài ca dao về bông sen, một loài hoa đồng nội có dáng vẻ thanh nhã, màu sắc gợi cảm, hương thoang thoảng nhưng thơm lâu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Nội dung ý nghĩa và đặc điểm nghệ thuật của bài ca dao như thế nào, hình ảnh hoa sen xuất hiện trong văn học ra sao?
Trong đầm gì đẹp bằng sen Đây là lối so sánh hơn, hơn tuyệt đối. Không gì đẹp bằng sen, nhất là vào những ngày hè rực nắng. Người nông dân thăm đồng, cậu mục đồng hát nghêu ngao trên mình trâu, khách nhàn du lững thững dạo đường làng… tất cả đều dừng lại ngắm những đoá hoa đang khoe sắc màu, toả hương thơm ngát, rồi xúc cảm:
Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Màu xanh lá sen, màu trắng cánh hoa, màu vàng nhị hoa chen nhau:
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng giữa những cánh hoa trắng, hoa trắng vượt lên mặt nước phủ mấy chiếc lá xanh. Xanh, trắng, vàng hoà hợp, tôn vẻ đẹp của hoa như tự nhiên mà có, lại như do một bàn tay xếp đặt. Dáng vẻ nào, màu sắc ấy: lá rộng trải trên làn nước, cánh hoa trắng che quanh đốm nhị vàng. Chỉ bằng mấy lời thơ, hình ảnh của hoa hiện lên như một bức tranh, thật là thi trung hữu họa (trong thơ cò hoạ)
Nhị vàng bông trắng lá xanh.
Đây chính là ý thơ trong cặp lục bát trước, nhưng ở vị trí đáo ngữ của câu 2 và rút bớt lại hai từ lại, chen. Nhà thơ Huy cận đã có lần phân tích: Chính nhờ sự đảo ngược hình ảnh ấy mà chúng ta như thấy hiện lên bàn tay ai đó đang lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông sen trắng, đếm từng nhị sen vàng…
Nhịp thơ câu 3 trở nên dồn dập, xác định màu sắc của nhị hoa, của cánh hoa và của lá. Toàn thể đoá hoa như hiện ra trên lá xanh, xinh đẹp, thanh nhã, quyến rũ hơn.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Từ mà chia câu thơ thành hai vế, gắn với hai ý đối lập bề ngoài nhưng thống nhất trong ý nghĩa: sen sống trong bùn nhưng chẳng nhuốm mùi bùn. Câu thơ khởi đầu gần bùn như bị coi thường, khinh rẻ. Nhưng phô bày không giấu giếm cái vẫn bị xem là thấp kém của bản thân cũng là một thái độ ngầm tranh luận và hàm ý tự khẳng định mình. Mà chẳng hôi tanh mùi bùn là không chấp nhận sự tầm thường trong phẩm chất. Giá trị của hoa sen được thể hiện bằng một lời phủ định chẳng hôi tanh như thẳng tay bác bỏ mọi cách nhìn hời hợt, sai lệch trong việc đánh giá và tự xác định mình là một loài hoa cao quí, đáng ca ngợi.
Bài ca dao miêu tả một loài hoa quen thuộc của ruộng đồng thôn dã. Hoa gợi liên tưởng đến con người, con người tay lấm chân bùn nhưng tâm hồn trong sáng, thanh cao. Họ chính là người nông dân thường bị bọn địa chủ khinh thường, coi là hạng người hôi tanh mùi bùn. Cho nên bài ca dao như một khúc hát ngợi ca, đồng thời cũng là một tuyên ngôn của người nông dân về bản thân mình, về tầng lớp mình. Đây còn là lời phản kháng mọi sự xúc phạm, xác định phẩm chất trong sạch của mình:
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Chẳng những hoa chẳng hôi tanh mùi bùn mà còn toả hương thơm ngát. Nông dân làm ra lúa gạo, nuôi sống con người, không ăn bám, không bóc lột xấu xa. Họ gắn bó với quê hương, sống theo nền nếp đạo lí truyền thông, bảo vệ và phát huy mĩ tục thuần phong của dân tộc như hoa sen cao quí.
Về mặt nghệ thuật ca dao thường được kết cấu theo các lối phú, tỉ, hứng. Nhưng hiếm có bài tổng hợp cả ba lối như trong bài này.
Bông sen hiện ra trước mắt ta (phú):
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh.
Nói về một loài hoa với một xúc động thẩm mĩ (hứng), cùng lúc sử dụng phép so sánh (tỉ):
Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Còn 4 câu ca ngợi hoa sen cùng lúc ngụ ý ẩn dụ (tỉ) với người có phẩm chất thanh cao:
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao gồm bốn câu thơ lục bát. Bởi không ngụ ý nuối tiếc một duyên tình lỡ làng như Nụ tâm xuân, hoặc tỏ tình một cách ý nhị như Tát nước đầu đình, hay giãi bày một nỗi buồn mênh mang như Buồn trông, bài ca dao Bông sen chỉ miêu tả một loài hoa, nên bốn câu thơ là vừa đủ, ít hơn thì ngắn, mà nhiều hơn có thể dài chăng?
Lục bát trong bài có vần luật uyển chuyển, biến đổi trong ba câu sau, vần cuối của câu bát (câu 2) không gieo vần cuối câu lục kế tiếp (câu 3) mà ở tiếng thứ hai:
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh.
Hay là không cần gieo vần?
Từ vần luật mà vượt lên vần luật, có thể mới đích thực là thơ. Ở đây sắc hương của hoa sen đã làm rung động lòng người, gợi cảm hứng dân tộc của người bình dân và vượt lên vần luật thông thường.
Tiết tấu của bài ca dao giàu tính nhạc. Nhịp chẵn của câu lục 2-2-2, của câu 2 – 2 – 2 – 2 (câu 2) hoặc 2-6 (câu 4) thật giản dị nhưng không đơn điệu. Đặc biệt, số tiếng của câu 3 là rút lại từ câu 2, hay nói khác đi, câu 2 là dạng trải dài của câu 3 là rút lại từ câu 2, hay nói khác đi, câu 2 là dạng trải dài của câu 3, như láy đi láy lại âm hưởng của lời thơ. Rải ra thì chi tiết nào cũng hiện rõ, gộp lại là một loài hoa xinh đẹp, như những nốt nhạc hoà âm.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Tiết tấu của bài ca dao như âm hưởng của một dòng suốt chảy êm đềm (câu 1, 2) chuyển mình qua những bậc đá (câu 3), rồi tiếp tục trôi xuôi. Mạch thơ uyển chuyển thông suốt, thanh thoát, êm đềm.
Hoa sen là loài hoa được yêu thích. Trước hết vì hoa có dáng vẻ thanh lịch, màu sắc dễ cảm, hương thoảng thơm lâu. Văn chương vốn chuộng hoa sen. Đó là một loài hoa quí.
Đời Tề (Trung Quốc) có Đông Hôn Hầu yêu dấu nàng họ Phan, cho đúc hoa sen vàng lát nền nhà để ngắm bước chân mĩ nhân bước đi, mà khen rằng: Mỗi bước nở một đoá sen. Từ đó có điển tích sen vàng, gót sen.
Trong Truyện Kiều, sau một buổi thanh minh, đêm về Kiều nghĩ ngợi vẩn vơ, mơ màng thì hồn Đạm Tiên hiện lên báo mộng:
Sương in mặt, tuyết pha than
Sen vầng lãng đãng như gần như xa.
Và khi Kiều sang nhà Kim Trọng để hò hẹn, thề bồi:
Tiếng sen sẽ động giấc hoè
Bóng trăng đã xế, hoa lê lại gần.
Lí Bạch, nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường (Trung Quốc), có viết Thái liên khúc (Khúc hát hái sen) mà Tản Đà dịch rằng:
Có cô gái nhà ai
Hái sen chơi ở bên ngoài Nhược gia
Mặt hoa cười cách đoá hoa,
Cùng ai nói nói mặn mà thêm xinh
Áo quần mặc mới trắng tinh
Nắng soi đáy nước rung rinh bóng lồng
Thơm tho vạt áo gió tung
Bay lên phấp phới trong không ngọt ngào…
Thiếu nữ đẹp như cười nói với hoa sen đẹp. Hương sen ngát toả lên y phục tinh khiết của người thiếu nữ. Sắc hoa, hương hoa hoà lẫn hương sắc giai nhân. Ca ngợi giai nhân hay ca ngợi hoa sen thanh quí thơm tho, hay ca ngợi cả hai?
Trong một bài dân ca Trị Thiên. Mối tình thuỷ chung:
Bèo dạt nhờ sen, nhờ khi sương sa ấm gốc.
Sen lại nhờ bèo, nhờ khi nắng xốc mưa vùi
Sen trách lòng bèo lại xin lui
Để mình sen ở lại ngậm ngùi nhớ thương…
Trong Truyện Kiều, suốt một năm dài Từ Hải ra đi lập nghiệp, Kiều ở nhà cô đơn thui thủi, lòng tràn ngập bao nỗi nhớ niềm thương: mong Từ Hải, nhớ cha mẹ già yếu, quê hương thân yêu xa cách đã mười năm…, rồi hoài tưởng cố nhân Kim Trọng:
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng.
Duyên nàng với Kim Trọng đã tan vỡ, nhưng lòng vẫn vương vấn tơ tình, như ngó sen tuy gãy nhưng tơ vẫn còn liền, ngẫu đoạn nhi ti liên.
Đặc biệt, nhà thơ Nguyễn Trãi một anh hùng dân tộc có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, rồi tận lực góp sức xây dựng đất nước hoà bình, vẫn thường nặng ưu tư vì lòng người đố kị, thói đời vùi dập, nên gởi tâm sự qua câu thơ buồn:
Liên tử hữu tâm tri độc khổ (Hạt sen có tim biết nỗi đắng cay riêng mình).
Bài ca dao miêu tả hoa sen lại làm cho ta suy nghĩ bao điều về ý nghĩ nhân sinh. Đó là loại hoa tiêu biểu cho những con người có tâm hồn cao đẹp, phẩm chất thanh cao.
Hơn nữa, sen là một loài hoa dân dã nhưng vương giả, thanh khiết. Sen là loài hoa thường gắn bó với sinh hoạt, tâm tình của những người lao động. Anh trai làng tỏ tình cùng cô thôn nữ, sao mà khéo chọn nơi để quên cái áo sứt chỉ đường ta của mình:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
Xuất thân từ ruộng đồng nhưng hoa đượm mùi vương giả sang quí. Đời Trần Anh Tôn, Mạc Đĩnh Chi thi đậu Trạng Nguyên, nhà vui thấy ông hình dạng xấu xí, không muốn lấy đỗ đầu tiến sĩ. Như một cách trần tình, Mạc Đĩnh Chi làm bài Ngọc tĩnh liên phú (Bài phú hoa sen trong giếng ngọc), tự ví mình thanh cao như loài sen quí: Phải chăng giống hoa cao mười trượng, ngó cong như thuyền, lạnh giá như băng, ngọt ngon tựa mật…
Hơn nữa, hoa sen là loài hoa thuần khiết. Đức Phật ngồi trên toà sen. Hình ảnh này thấp thoáng trong một bài thơ cảm hoài triệu đại vàng son nhà Lê đã thành vang bóng:
Mấy toà sen rớt mùi hương ngự,
Năm thức mây phong nếp áo chầu
Sóng lớp phế hưng xem đã rộn,
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau.
(Bà huyện Thanh Quan)
Cuối cùng, sen cũng là một hình ảnh, hình tượng văn học thường được dùng tỏ bày tình cảm cho con người.
Ở thời đại chúng ta, hoa sen được nhân dân Nam Bộ coi như một biểu tượng cao quí nhất dể tỏ lòng kính yêu đối với Bác Hồ:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.